Bé gái gần đứt lìa bàn chân vì miếng chắn pô xe máy

  • 27/11/2012 17:41
Hà Nội:
Bé gái gần đứt lìa bàn chân vì miếng chắn pô xe máy


Chở con đến trường, mẹ bé N.T.L vừa lách qua một chiếc xe Air Blade để vào trường thì nghe tiếng con hét lên thất thanh. Quay lại nhìn, chị không tin vào mắt mình khi 4 ngón chân của bé gần như bị lìa khỏi bàn chân…
 
Sự việc xảy ra vào sáng 16/11, nạn nhân là bé L. (4 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội). Bé được chuyển tới BV Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng rất đau đớn, hoảng loạn. 4 ngón chân trái của cháu (từ ngón chân trỏ đến ngón chân út) bị đứt lìa gần như hoàn toàn khỏi bàn chân, chỉ còn một chút da dưới gan bàn chân còn dính lại.

Qua kiểm tra, bác sĩ thấy các đầu ngón chân này đã xẹp lạnh, châm kim không còn chảy máu, nếu không nối nhanh chắc chắn 4 ngón chân này sẽ hỏng.
4 ngón chân đứt lìa của bệnh nhi đã được nối lại.

Bác sĩ Đào Văn Giang, Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức, cho biết, bệnh nhi nhập viện sau khoảng 3 tiếng xảy ra tai nạn. Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nối 4 ngón chân bị đứt rời của bé. Trải qua 9 tiếng đồng hồ, kíp mổ mới nối thành công 4 ngón chân cho cháu bé.

“Không như các ca phẫu thuật vi phẫu khác, việc nối 4 ngón chân cho cháu L. rất khó khăn bởi vết đứt lìa rơi đúng vào phần khớp nên bác sĩ không thể làm ngắn xương lại để nối mạch máu đứt mà phải tiến hành ghép đoạn động mạch (lấy một đoạn tĩnh mạch từ phần đùi để làm đầu nối ghép hai mạch máu bị đứt). Hơn nữa, mạch máu đứt rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5mm. Với những mạch nhỏ từ 0,3 – 0,8mm, bác sĩ phải dùng kỹ thuật siêu vi phẫu để nối. Chưa kể, vì đứt mạch gan bàn chân nên bác sĩ không thể xoay được chân bệnh nhân lên để nối mà phải cắt bỏ một đoạn xương để lấy không gian nối, sau đó lại đắp lại mảnh xương vào”, BS Giang nói. Đến nay, sau 11 ngày được nối ngón, 4 ngón chân của cháu bé đã hồng, ấm, có dấu hiệu hồi sinh. Theo BS Giang, tai nạn do miếng chắn pô xe bằng inox của xe Air Blade thường xảy ra, tuy nhiên gây chấn thương nặng đến đứt lìa cả 4 ngón chân như cháu L. là hiếm gặp.
Chính các bác sĩ đã từng kiểm nghiệm thực tế độ sắc của miếng chắn pô xe Air Blade bằng cách sờ nhẹ vào và lập tức bị đứt tay. Miếng chắn pô này lại ở ngang tầm để chân của xe máy nên người đi bên cạnh có nguy cơ chấn thương cao. Vì vậy cách tốt nhất là không dùng miếng chắn này để tránh gây nên những sát thương nguy hiểm cho người khác.
Phần che ống xả rất nguy hiểm trong giao thông

Nếu không may gặp phải tai nạn như cháu bé này, việc đầu tiên là băng vết thương cho nạn nhân, đặt túi bóng có đá lạnh bên cạnh để bảo quản rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân tới viện. Cần ghi nhớ, chỉ băng vết thương lại, tuyệt đối không được dùng kẹp kẹp các mạch máu lại vì như thế sẽ làm nát các đầu mạch máu, gây khó khăn khi nối. (Theo Dân trí)

Bắt gần trăm con giòi trong mũi người đàn ông

  • 27/11/2012 17:46
Bắc Cạn:
Bắt gần trăm con giòi trong mũi người đàn ông


Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng có giòi trắng, giòi xanh trong mũi. Trên 90 con giòi đã được gắp ra từ mũi ông Tự.


Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn bị viêm xoang bỗng thấy đau họng, đau mũi trong thời gian gần đây. Khi người nhà dùng thuốc nam nhỏ vào mũi, đã phát hiện có giòi từ trong lỗ mũi bên phải bò ra. Khoảng 50 con giòi màu trắng, màu xanh dài khoảng 1cm đã được gia đình gắp ra khỏi lỗ mũi ông Tự.
Ông Hà Văn Tự bị viêm nhiễm vách ngăn, phù nề và có giòi bên trong mũi.

Sáng 25/11, ông Tự được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên điều trị trong tình trạng sốt nhẹ, mũi phải sưng to và vẫn còn giòi bên trong. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục gắp được hơn 40 con giòi nữa trong mũi ông Tự.
Những con giòi gắp ra được từ mũi của ông Tự.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (khoa Tai- Mũi- Họng), bệnh nhân bị viêm nhiễm vách ngăn, hoại tử, niêm mạc phù nề, mũi trái xung huyết. Theo chẩn đoán ban đầu, có thể do bệnh nhân có tiền sử viêm xoang nên trứng côn trùng theo đường ăn uống hoặc sử dụng thuốc nam để chui vào mũi làm tổ. Bệnh nhân Tự đã được chụp cộng hưởng từ để tiếp tục điều trị. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, mũi không chảy máu, không còn thấy giòi bò ra.
(Theo Lao động)

Trung Quốc: Phát hiện 1,8 triệu kính áp tròng rởm


(VTC News) - Ba người đàn ông đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ với tội danh sản xuất kính áp tròng giả mạo tại một quận ngoại thành Thượng Hải vào hôm 17/9.

Đường dây sản xuất kính áp tròng giả này đã hoạt động phi pháp từ năm 2008 và đã đưa ra thị trường trót lọt hàng triệu sản phẩm nhái trước khi vụ việc được đưa ra ánh sáng hồi cuối tháng 7 năm nay.

Tại nơi ẩn náu của các nghi phạm, cảnh sát đã phát hiện hơn 1,8 triệu kính áp trong giả với tổng giá trị lên tới hơn 61 triệu nhân dân tệ (hơn 200 tỷ đồng).

Ngoài xưởng sản xuất chính, kho dự trữ, 3 nghi phạm trên còn có hẳn một cửa hiệu bán kính áp tròng tại Thượng Hải. Trong cuộc vây bắt của cảnh sát, hai nghi phạm bị tóm gọn hôm 25/7, một kẻ trốn thoát và chỉ bị sa lưới hôm 10/8 vừa qua.
Trung Quốc: Phát hiện 1,8 triệu kính áp tròng rởm
Kính áp trong là phụ kiện thời trang không thể thiếu với nhiều bạn gái (Ảnh minh họa).  

Kính áp tròng đổi màu là một trong những phụ kiện thời trang rất được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Chúng giúp cho đôi mắt trở nên to tròn và long lanh hơn, với đủ màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nếu dùng phải kính áp tròng đổi màu kém chất lượng, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Những loại kính rởm này có thể chứa pseudomona - một loại vi khuẩn thông thường gây ra nhiễm trùng mắt hoặc nặng hơn, dẫn tới mù mắt.

Hồi đầu năm ngoái, một phụ nữ đến từ tỉnh Hà Nam đã gần như mất hẳn thị lực sau khi sử dụng cặp kính áp tròng giả mua trên mạng.

Theo tờ Bưu điện Buổi chiều Dương Tử, một số sản phẩm kính áp tròng được bán tại các gian hàng trực tuyến hay cửa hiệu nhỏ ngoài đời thực tế là đồ cũ. Một cặp kính cũ có thể được rao bán với giá 8 tệ (gần 27.000 đồng), sau quá trình tân trang kỹ lưỡng, chúng tiếp tục được bày bán trên thị trường với mức giá cao hơn nhiều, 20 tệ/cặp (khoảng 66.000 đồng).

Khánh Huyền (theo SD)

Kinh hãi công nghệ bắt cua đồng bằng... thuốc sâu

dantri.com.vn - Thứ Năm, 22/11/2012 - 10:15
 
Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này đang được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng...
 
Sau nhiều lần tiếp cận, thuyết phục, PV mới được ông T ở xã Sơn Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) đồng ý cho đi theo đánh bắt cua đồng với điều kiện không được nêu tên và hình của ông lên báo! 
Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng cho phóng viên NTNN xem.
Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng cho phóng viên NTNN xem.
“Công nghệ” tận diệt
Đúng hẹn, chiều 19.11, chúng tôi có mặt ở nhà ông T. Sau bữa cơm tối, vợ chồng ông đang chuẩn bị dụng cụ cho một đêm đánh bắt cua đồng cạnh phá Hạc Hải. Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi ông T lấy 2 gói thuốc trừ sâu hiệu MOTOX 5EC ra, thận trọng pha vào bình nước, sau đó chiết ra 2 cái chai nước rửa chén Sunlight 800ml. “Đây mới là dụng cụ chính để bắt cua đồng, lưới và bộ kích điện (những dụng cụ mà ông T chuẩn bị) chỉ là đồ “nghi binh” thôi” – ông T tiết lộ.
Trời nhá nhem tối, chúng tôi cùng với vợ chồng ông T chèo chiếc đò nhỏ theo con mương nước thẳng tiến ra phá Hạc Hải. Mùa này, phá Hạc Hải mênh mông nước. Cách đò ông T không xa, khá nhiều ánh đèn khác cũng đang le lói sáng. Ông T cho biết, mỗi đêm trên những cánh đồng quanh phá Hạc Hải có hàng trăm người ở các xã quanh phá như An Thuỷ, Lộc Thuỷ, Hoa Thuỷ, Hồng Thuỷ, Sơn Thuỷ… làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản, trong đó có không ít người làm nghề như ông.
Đưa chúng tôi đến một thửa ruộng cạnh phá, ông T nói với chúng tôi tối nay sẽ đánh bắt ở đây. Chiếc đò giảm tốc độ chầm chậm trôi, ông T lấy chai nước rửa chén Sunlight đựng thuốc sâu lắc đều và bắt đầu xịt xuống mặt nước. Cứ chừng 5m, ông T xịt một lần xuống nước. Mùi thuốc sâu nồng nặc xông vào mũi, khiến chúng tôi không thể chịu nổi, liên tục hắt xì hơi. Xịt xong thuốc, ông T chèo đò vào bờ đê ngồi hút thuốc.
Điếu thuốc lá vừa tàn, ông T giục vợ xách đèn đi quanh bờ đê để bắt cua. Trong ánh đèn pin, chúng tôi kinh ngạc khi thấy hàng chục, hàng trăm con cua đồng chen chúc nhau bò lên bờ đê. Ở những mô đất, hay ngọn cỏ nhô lên giữa nước, cảnh tượng càng ấn tượng khi từng chùm cua đồng co cụm tranh nhau leo lên. Có lẽ không thể chịu nổi độc tố của thuốc sâu, cua đồng mới tìm cách trồi lên khỏi mặt nước để lánh nạn... Vợ chồng ông T bây giờ chỉ có việc hốt từng cụm cua đồng bỏ vào bao lác. Hốt xong cua, 2 vợ chồng ông T nhanh chóng xách bao cua đồng sang bên mương nước không bị xịt thuốc để “trống” (ngâm cua). Ông T giải thích là để cua nhả hết thuốc ra, nếu không cua sẽ chết hết…
Cứ thế, hết thửa ruộng này, ông T lại chèo đò đi thửa ruộng khác để xịt thuốc. Trắng đêm, vợ chồng ông T bắt được gần 20kg cua đồng bằng cách xịt thuốc sâu. “Trước đây khi mới đánh bắt bằng “phương pháp” này mỗi đêm vợ chồng tui thu hàng tạ cua đồng. Còn bây giờ, lượng đánh bắt ngày càng ít do cua đồng bị cạn kiệt và quá nhiều người làm nên mỗi đêm được khoảng 20 kg, bán được hơn 300 ngàn như ri cũng đã nhiều rồi” – ông T thổ lộ.
Cua đồng đi đâu?
Rạng sáng, khi chúng tôi cùng với vợ chồng ông T trở về từ cánh đồng, gần chục thương lái buôn cua đồng đã đón ngay ở chợ Thùi (xã An Thuỷ) để mua. Ngoài chúng tôi, hàng chục người trắng đêm đánh bắt cua đồng bằng thuốc trừ sâu quanh vùng phá Hạc Hải cũng nhanh chóng đưa cua đồng về đây nhập. Không khí mua bán ở đây khá nhộn nhịp, “tiền trao cháo múc” sòng phẳng. Từng bao, từng bao cua đồng được thương lái chất lên xe gắn máy chở đi, còn những người làm nghề như ông T thì trở về nhà nằm ngủ sau một đêm thức trắng để đến đêm lại tiếp tục…
Trước đây, cua đồng là loại thuỷ hải sản ít được người dân ưa chuộng vì khó chế biến. Mấy năm gần đây, cua đồng trở thành nguyên liệu chính để chế biến món bún và canh riêu cua, những món ăn đặc sản, khoái khẩu của nhiều người. Hiện giá 1kg cua đồng bán ở các chợ ở Quảng Bình với giá khoảng 30.000 đồng nhưng đây chỉ là một lượng cua đồng rất nhỏ.
Theo ông T và những người làm nghề bắt cua đồng ở huyện Lệ Thuỷ, phần lớn lượng cua đánh bắt được, họ đều nhập cho thương lái với giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Thương lái sau khi gom hàng, đóng gói thì chuyển lên xe ôtô đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Và chắc chắn rằng những thực khách khoái khẩu các món canh, bún riêu cua ở các nơi xa đó sẽ không thể nào tin được những con cua đồng mà họ ăn đã được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu!
Hủy hoại môi trường
Công dụng duy nhất của thuốc sâu là dùng để bảo vệ thực vật (BVTV). Cách sử dụng thuốc cũng phải quy định rất nghiêm ngặt đó là: Đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Việc dùng thuốc trừ sâu để đánh bắt cua đồng là một việc làm trái phép, không đúng mục đích, gây tác động xấu đến môi trường sinh . Đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV để đánh bắt cua đồng, tràn lan sẽ làm suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản, bởi vì khi anh dùng trừ sâu để bắt cua thì không chỉ con cua đồng bị chết, mà nhiều chủng loại thuỷ, hải sản khác cũng không thể sống nổi, chứ đừng nói sinh sôi. Trước mắt là vậy, còn về lâu dài, lượng thuốc trừ sâu tồn lưu trong môi trường còn gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ người dân.
Th.S Phan Xuân Hòa – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT Quảng Bình)
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Con cua đồng được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Có thể thuốc trừ sâu mà con cua đồng bị nhiễm, tồn đọng lại không gây ngộ độc cấp, nhưng về lâu dài sẽ là một tác hại khó lường. Các loại thuốc trừ sâu độc tố cao, có thể gây ung thư, vô sinh hoặc biến đổi gen. Nếu hấp thu hoặc tiếp xúc với sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu dạng này, người dùng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp. Ngoài ra, không chỉ là con cua đồng, các loài khác khi bị “dính” thuốc sâu, có loài sẽ không chết nhưng tồn dư của thuốc thì còn và người khác đánh bắt được, đem về ăn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn cấm triệt để việc dùng thuốc trừ sâu để đánh bắt thuỷ, hải sản vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Bác sĩ Lại Văn Hải – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Hới (Quảng Bình)
Theo Phan Phương
Dân Việt

Những khuyến cáo không thể bỏ qua về cạo gió chữa cảm


Thu Lê - theo TTVN | 16/11/2012 - 20:00
 
Người bị sốt phong nhiệt cạo gió dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người và tử vong.
Đó là khuyến cáo của ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X với phương pháp chữa bệnh dân gian “cạo gió đánh cảm” vẫn được sử dụng rất phổ biến để chữa cảm.
Từ lâu, cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả được dùng rất phổ biến để chữa các chứng cảm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cách cạo gió đánh cảm thế nào là đúng, khi nào được và khi nào không được cạo gió đánh cảm, những đối tượng nào có thể cạo gió và những đối tượng nào tuyệt đối chống chỉ định với phương pháp chữa bệnh này. Thực tế cũng cho thấy, chỉ vì cạo gió không đúng cách, nhiều người bệnh đã phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: méo mồn, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao…
PV đã có cuộc trao đổi nhanh với ôngNguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, một chuyên gia đầu ngành về đông y và các bài thuốc dân gian về vấn đề này.
Những khuyến cáo không thể bỏ qua về cạo gió chữa cảm 1
Ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (Ảnh Thu Lê)
Theo ông Hướng, cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được sử dụng từ lâu đời và có những tác dụng nhất định trong việc chữa các chứng cảm phong hàn. Tuy nhiên, chúng ta không thể và không nên lạm dụng phương pháp chữa bệnh này vì nếu lạm dụng và tiến hành không đúng cách sẽ để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Ông Hướng nhấn mạnh: “Không phải dạng cảm nào cũng có thể cạo gió, đánh cảm để chữa dù rằng đây là phương pháp dân gian và có hiệu quả với việc chữa trị các chứng cảm phong hàn.
Cảm phong nhiệt mà tiến hành cạo cảm thì không những bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh…
Theo đó, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải với người mắc chứng cảm phong nhiệt khi tiến hành cạo cảm, đánh gió là tăng huyết áp, méo mồn, liệt nửa người dẫn đến hôn mê và tử vong.
Giải thích về hiện tượng này, ông Hướng cho biết: “Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.
Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…
Cũng theo ông Hướng, không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, hocó đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…
Ông Hướng khuyến cáo: “Cạo gió chữa cảm phải đúng cách. Phải đánh hai bên cột sống, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).
Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị tim, cao huyết áp, bà bầu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.

Một số thông tin về bệnh trĩ

www.nhatha.vn
Ngày 5/24/2010 4:09:59 PM
Bệnh trĩ là gì?
Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. chứng của bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ?
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

- Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa
Tại sao lại bị trĩ?
Người ta không biết rõ nguyên nhân chính xác của trĩ. Nó có thể có liên quan đến:

- Táo bón: Việc cố gắng khi rặn để tống phân ra có thể tạo một sức ép lên các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
 - Thói quen ăn uống không tốt: Thường có liên quan đến việc ăn ít chất xơ, rau quả.
 - Di truyền: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
 - Thai kỳ, sinh đẻ: Sức ép quá mạnh do kích thước và trọng lượng của bào thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
Tôi nên làm gì để tránh xa bệnh trĩ?
Tùy vào việc chẩn đoán bệnh trĩ của bạn, việc điều trị có thể sẽ gồm có:

- Các biện pháp bảo tồn:Chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, rau quả, ngũ cốc, trái cây.... Tránh ăn các thức ăn cay, nóng, sống, lạnh. Tăng cường vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
 - Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc mỡ, pommad thoa tại chỗ hoặc tọa dược.
 - Điều trị bằng thuốc uống: Uống các thuốc có tác dụng làm mát đại tràng, giảm táo bón, cầm máu, co búi trĩ
 - Can thiệp phẫu thuật:Nếu các biện pháp kia thất bại.

Cách chữa bệnh Trĩ

www.nhatha.vn - Ngày 5/24/2010 3:56:16 PM

Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý. Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?
- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.
Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón
Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).
Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.
Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.
Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.
Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.
PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?
- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.
 So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?
- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.
Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.
Tránh nguy cơ bị trĩ
Xác định cơ hậu môn bằng cách tưởng tượng đang đi đại tiện, dừng lại đột ngột, cơ nào bị thót lại, đó chính là cơ hậu môn. Mỗi ngày tập thót cơ hậu môn 72 lần, hoặc số lần là các bội số của 72. Thót lại 2 lần liên tục, bởi hậu môn có 2 cơ tròn.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh táo bón, tránh sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng, stress. Nếu phát hiện bị trĩ, nên đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm, không nên để bệnh ngày càng nặng, dẫn tới khó chữa, tốn kém nhiều tiền và gây tổn hại sức khỏe.


Trĩ cấp độ 1 và 2 có thể tự chữa trị!

/www.nhatha.vn - Ngày 11/17/2010 10:14:38 AM
Tâm lý người bệnh trĩ rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Chỉ đến khi xuất huyết nhiều hoặc búi trĩ bị sa quá mức, tiết dịch gây viêm sưng, nhiễm trùng, tức bệnh đã nặng (cấp độ 3, 4) khi ấy người bệnh không thể dùng thuốc mà phải trị trĩ bằng hình thức phẫu thuật.
NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU TRĨ                
             Trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức mạch ở trực tràng- hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Người bị trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ (cấp độ 1& 2). Với trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng,nhiễm trùng búi trĩ.
BỆNH TRĨ CÓ MẤY CẤP ĐỘ?
            Trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu trứng sau: đau và chảy máu khi đi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.Trĩ cấp độ 3& 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, co nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh vừa có thể mắc trĩ nội, vừa có thể mắc trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
PHẢI ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC ĐỂ TRÁNH TÁI PHÁT !
            Trong điều trị để trị tận gốc bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với 3 tác động chính đó là: kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: giải quyết chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn. Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: giúp đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: trị táo bón.
            Hiện nay, thế mạnh điều trị bệnh trĩ thuộc về các bài thuốc đông dược. Trong đó, Hoè giác (quả hoè) được xem là vị thuốc dùng chữa các bệnh như táo bón, trĩ, kiết lỵ, rất hiệu quả. Các nghiêm cứu y học hiện đại gần đây cho biết: Hoè giác có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng rất cao, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch giúp cầm máu và giảm trương lực cơ ở đại tràng giúp co búi trĩ. Dược tính thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, cầm máu, giảm đau, tiêu trĩ sẽ gia tăng nhanh và mạnh hơn nếu kết hợp cùng các vị dược liệu như đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm,… Bài thuốc từ các vị thảo dược trên đã được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học về công dụng điều trị và có hiệu quả điều trị rất cao từ những bệnh nhân trĩ. Người bệnh có thể chọn thuốc từ các bài thuốc đông dược đã được bào chế thành các dạng thuốc viên rất tiện lợi, thích hợp để tự trị trĩ khi bệnh ở mức nhẹ, có hiệu quả điều trị rất cao, an toàn và không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu. Ăn đủ chất xơ, uống nhiền nước và thường xuyên tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ…
Thông tin sản phẩm:
Thuốc đông dược tiêu trĩ SAFINAR được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO, với các vị thuốc thảo dược chủ trị bệnh trĩ gồm hoè giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du, mang đến 3 cơ chế chính trong pháp đồ trị trĩ đó là: Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu, chống co thắt đại tràng, gia tăng trương lực thành mạch và tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng mạnh. Thuốc đông dược tiêu trĩ SAFINAR chuyên trị: Trĩ nội, trĩ ngoại ở cấp độ 1 & 2, giúp người bệnh có thể tự trị trĩ, hết các triệu trứng táo bón, đi tiêu ra máu, đau rát hậu môn nay trong thời gian điều trị. Co nhanh búi trĩ và ngăn ngừa tái phát chỉ sau 4-6 tuần dùng thuốc. Điện thoại tư vấn : 043.6686226

Bệnh trĩ: Đừng để biến chứng!

http://www.nhatha.vn - Ngày 5/15/2010 8:12:22 AM
Bạn đã từng nghe một kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa của nền y học Trung Quốc “Thập nhân cửu trĩ” (tức 10 người có đến 9 người mắc bệnh trĩ)? Quả thực không sai, đây là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ, là sự đau khổ âm thầm trong nhiều năm của những ai mắc phải. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở.
Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch (đám rối tĩnh mạch) bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn được gọi là trĩ. Với những triệu chứng như đi tiêu ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn…làm cho người bệnh vô cùng khổ, đau đớn, tinh thần luôn không được thoải mái. Nhưng do là bệnh của vùng kín, tế nhị lúc nào cũng muốn che đậy nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị trĩ, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, âm thầm chấp nhận nhiều năm chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn chảy máu chảy nhiều (máu chảy thành giọt hay thành tia mỗi khi đi cầu hoặc mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, hoặc khi búi trĩ đã bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào được họ mới bắt buộc phải điều trị. Hơn thế bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu gây thiếu máu trầm trọng, trĩ tắc nghẽn, sa trĩ, trĩ viêm nhiễm… Và tổn thương do bệnh gây nên lúc này thường là quá lớn, các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng các phương pháp điều trị lớn xâm lấn nhiều hơn và cũng gây đau nhiều hơn.
Bởi những phiền phức, khó chịu và đau đớn ấy, bệnh trĩ đã hành hạ không ít người khiến mỗi ngày với họ đều nặng nề mà không dám thổ lộ. Để giải thoát cho chính mình trước khi bệnh ở giai đoạn nặng hay xảy ra những biến chứng nguy hiểm phải điều trị bằng phẫu thuật bệnh nhân nên đối mặt và chữa trị ngay khi có triệu chứng của trĩ.
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc, vị thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm giúp điều hòa các chức năng các tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, co búi trĩ. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu này cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm cho người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện, kín đáo mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong điều trị rất cần được khuyến khích. Người bệnh sẽ không e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình.
Theo tổng kết, các yếu tố gây bệnh trĩ là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Tốt nhất mỗi người hãy cải thiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế bia rượu và sinh hoạt hợp lý ngay khi bệnh còn chưa biểu hiện hoặc còn nhẹ. Đồng thời chẳng có lý do gì khiến người mắc bệnh trĩ phải chịu đựng sự khổ sở của trĩ hàng ngày khi đã có những bài thuốc hiệu quả tiện dụng xua đi nỗi ám ảnh đó.
Dược sĩ Vân Anh
(Theo báo Sức khỏe Đời sống)
Thông tin hữu ích: Thuốc tiêu trĩ Safinar là bí quyết của sự kết hợp giữa các vị đông dược chuyên chữa trĩ như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với phương pháp bào chế hiện đại có tác dụng điều hòa chức năng các tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, co búi trĩ. Thuốc tiêu trĩ Safinar do công ty CP Dược TW Mediplantex sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO là giải pháp hiệu quả an toàn điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và phòng ngừa tái phát




Phân loại trĩ & các phương pháp điều trị bệnh hiện nay

http://www.nhatha.vn - Ngày 11/25/2010 8:26:46 AM
I. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại khi đi khám dẫn đến nhiều trường hợp đi khám khi các triệu chứng đã nặng.

Phân loại trĩ và cấp độ trĩ
- Trĩ nội (Internal hemorrhoids): là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Trĩ ngoại (External hemorrhoids): là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp (Mixed hemorrhoids: là do có sự kết hợp giữa các búi trĩ nội lẫn các búi trĩ ngoại.
- Trĩ vòng: khi có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn thì được gọi là trĩ vòng.
- Trĩ thuyên tắc: các mạch máu nơi có búi trĩ bị tắc nghẽn hay vỡ tạo thành các cục máu đông, gây đau đớn nhiều.
Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4 cấp độ:
 - Cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.
 2. Triệu chứng
Bệnh nhân thường đi khám khi có các triệu chứng sau:
+ Sa búi trĩ > 65%
+ Chảy máu khi đi tiêu > 60%
+ Đau rát hậu môn # 45%
+ Ngứa ở hậu môn # 30%
+ Sưng hậu môn # 15%

3. Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:
- Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.
- Tư thế đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu (thư ký hành chánh)
- Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…)
- Mang thai
- Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng (ho, khuân vác gắng sức…)
- Viêm nhiễm vùng hậu môn
- Di truyền
4. Làm thế nào để ngăn chăn bệnh trĩ
Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.
a. Chế độ ăn uống:
- Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây)
- Nên uống nhiều nước ( > 2lit /ngày)
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi, mận, trà đậm, cà phê.
b. Chế độ làm việc, sinh hoạt:
- Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.
- Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.
- Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.
- Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.
- Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.
c. Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn
d. Vệ sinh tốt vùng hậu môn

5. Phải làm gì khi bị bệnh trĩ
Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
- Do gây chảy máu (>60%), bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu mãn.
- Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có biến chứng thuyên tắc.
- Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
- Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy hiểm khác ở vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực tràng.
II. Giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh trĩ
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ của cả 2 nền y học đông y và tây y
A. ĐÔNG Y:

1. Dạng thuốc uống: có các loại thảo dược như hòe giác, địa du, phòng phong, đương quy, chỉ xác.
2. Thuốc bôi: thạch tín, phèn phi, thần sa, đảm phàn, băng phiến.
Lưu ý: các loại thuốc bôi, thuốc đắp của đông y có các nhược điểm sau:
- Gây đau, nóng, rát rất nhiều và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều tháng do thuốc gây viêm loét hậu môn.
- Khi lành thường gây loét hậu môn.
B. TÂY Y:

1. Điều trị nội khoa - Thuốc uống:
Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
- Thuốc đặt tại chỗ bao gồm thuốc mỡ (pommade), thuốc đạn (suppositoire).
- Thuốc có tính chất giảm đau, giảm viêm, trợ tĩnh mạch.
 ** Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh diễn tiến theo hướng nặng thêm.

2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải mổ
- Chích xơ hóa các búi trĩ.
- Chích nước nóng vào các búi trĩ.
- Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
- Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ.
- Thắt dây thun.
- Nong hậu môn.
- Dùng dòng điện (Ultroid)
* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3

3. Phẫu thuật
Trên nguyên tắc có 2 loại phẫu thuật
+ Cắt từng búi trĩ
+Cắt một khoang niêm mạc ở ống hậu môn

TÓM LẠI
- Bệnh trĩ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng rất phổ biến (gần 50% ở người cao tuổi) và gây nhiều phiền toái cho người bệnh và làm giảm chất lương cuộc sống. - Cần phân biệt trĩ với bệnh vài bệnh ở hậu môn mà đặc biệt là bệnh ung thư hậu môn. Cần được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần chữa trị sớm và đúng cách.
- Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì thờ ơ (cho rằng bệnh không quan trọng)
- Nếu điều trị không đúng cách, không những không hết bệnh mà còn mắc phải những hậu quả khó lường như hẹp hậu môn, són phân… còn khó chịu hơn cả bệnh trĩ.

BS. PHAN TIÊU THU




LONGO- PHƯƠNG PHÁP MỔ TRĨ KHÔNG HIỆU QUẢ VÀ NHIỀU TAI BIẾN

Ngày 12/25/2010 9:19:09 AM
http://www.nhatha.vn

Longo, phương pháp cắt khoanh một đoạn niêm mạc (có thể kèm theo cả 1 phần lớp dưới niêm mạc) ống hậu môn, phía trên đường lược, đồng thời đính 2 mép cắt lại bằng một dụng cụ dập clip tương tự dụng cụ dập ghim giấy. Một phần các búi trĩ được lấy đi, số còn lại được treo lên sát đường lược. Hiện nay Longo đang được quảng cáo là "Máy cắt trĩ" . Thực chất nó là một dụng cụ giống cái kìm cộng lực, Bác sĩ bóp 2 gọng kìm đẻ dập các ghim clip, chứ không dùng điện như mọi người vẫn lầm tưởng. Phương pháp này được mô tả lần đầu tiên năm 1993 tại Palermo (Italia). Năm 2001, một hội thảo về phẫu thuật trĩ có nêu nhưng họ nói rõ, tuỳ các nước ai muốn làm theo thì làm chứ Hội thảo không khuyến nghị. Từ đó tới nay có nhiều báo cáo khoa học "khoe" đã phẫu thuật được bao nhiêu, bao nhiêu ca thành công mĩ mãn. Tất nhiên những biến cố do cách làm này đem lại thì không thấy nói đến. Những tai biến do Longgo gây ra đôi khi rất nghiêm trọng, song bạn đọc không nên đòi hỏi "đã có bao nhiêu nghiên cứu khoa học chứng minh là có tai biến". Thưa bạn đọc, không bao giờ có kết quả nghiên cứu như vậy đâu. Ở ta chưa bao giờ có nghiên cứu khoa học chứng minh một phương pháp sai, một biện pháp không hiệu quả, thất bại, mà chỉ có ngợi ca, tán đồng và liệt kê các nghiên cứu tương tự cũng thành công mà thôi.Những tai biến của Longo có nhiều song nghiêm trọng hơn cả là những biến cố được liệt kê dưới đây:

1. Longo gây hẹp lỗ trong hậu môn không hồi phục. Đoạn trên đường lược, khi mà ống hậu môn mở vào trực tràng có đường kính tự nhiên khoảng 4,0 đến 4,5 cm nhưng nó bị néo lại 3,2cm là đường kính cố định của ống Longo.Mặt khác, với đường kính này ống Longo không thể luồn qua hậu môn người dưới 15 tuổi và những bệnh nhân có trĩ tái phát, hậu môn đã bị hẹp giới hạn do sẹo mổ của lần mổ trước. Nếu cố tình dùng ống Longo sẽ làm rách hậu môn.

2. Longo không lấy đi được hết trĩ nội
Vì những trĩ vòng có thể tích lớn thì ống Longo không thể chứa hết. (Hoặc có thể " thiến" ngang búi trĩ- tức là Cắt trĩ bán phần).
3.Các clip nhiều khi không rơi ra (nhất là khi nó được làm nhái bằng Plastic), trở thành dị vật trong ống hậu môn. Từ đây hậu môn tiếp tục bị hẹp thêm do tổ chức xơ chai, thoái hoá tăng trưởng bao bọc, trùm lên dị vật clip.Có trường hợp sau mổ Longo 2 tháng khám lại không đút lọt ngón tay, các ghim clip không tuột ra, tay thăm hậu môn như sờ thấy một vòng dây chuyền đeo cổ.Và do có các dị vật này mà hậu môn tiếp tục bị viêm: đau rát khi đại tiện, tăng tiết dịch nhầy, có thể có máu tươi, đại tiện khó...Có một nghiên cứu nói rằng: "Khi gặp hiện tượng này thì nhấc cái ghim ra". Hoang đường. Vì ghim clip lúc này nằm ở phía trên đường lược, ở trong sâu,cách lỗ ngoài hậu môn khoảng 4-5cm rất khó bới tìm; mặt khác, niêm mạc ống hậu môn trùm phủ kín lên ghim rồi, nên không thể "nhấc ra" một cách dễ dàng như vậy.

4.Longo thường gây chẩy máu thứ phát do các ghim clip không đủ độ ép chắc để cầm máu, đôi khi phải truyền máu vào ngày thứ2, thứ 3 sau mổ. Biến cố thường gặp nhất là rỉ máu kéo dài sau mổ.

5.Longo làm mất hoặc rối loạn phản xạ mót ỉa tự nhiên do biến đổi giải phẫu đoạn lỗ trong hậu môn.Tại đây trực tràng đổ vào ống hậu môn không còn thuôn như dạng cái phễu nữa mà trở thành dạng lòng chảo do vòng clip tạo ra. Trường hợp này, bệnh nhân thường đại tiện khó hoặc không còn phản xạ mót ỉa nhậy cảm như trước.

6. Hạn chế của phương pháp: Longo chỉ làm được một số lượng rất ít trĩ nội đơn thuần, Longo không cắt được trĩ ngoại,trĩ hỗn hợp, không chữa được nứt kẽ hậu môn, không cắt được Polyp (nếu có kèm trĩ)... mà bệnh nhân lại phải mổ tiếp bằng một cuộc phẫu thuật khác. Điều này rất cần quan tâm vì chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có trĩ nội đơn thuần đến phẫu thuật,còn lại hầu hết là kết hợp trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và thường kèm theo các bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, polyp.

Tóm lại, Longo có nhiều hạn chế, không hiệu quả, đắt tiền nhưng được quảng cáo là "Máy cắt trĩ" nên thu hút được số đông người bệnh; kể cả không có tiền cũng đi vay mượn để được cắt trĩ "bằng máy", với niềm tin hồ hởi. Song thật đáng tiếc, cũng lại một số đông sau mổ Longo ngậm ngùi thất vọng.

Giải pháp cho bệnh thoái hóa khớp


Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh về xương khớp. Đây là bệnh mãn tính; bệnh thường gặp ở người trung niên và người già. Là một bác sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị thoái hóa khớp tôi nhận thấy gần đây tuổi của bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngày càng trẻ hơn. Theo các số liệu thống kê cho thấy tại Mỹ có khoảng 20 triệu người bị thoái hóa khớp và hơn một nửa những người có tuổi thọ lớn hơn 65 tuổi có bằng chứng XQ thoái hóa ít nhất một khớp. Bệnh không những gây đau đớn cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống mà còn gây tổn thất lớn về kinh tế cho bản thân người bệnh và cho cả xã hội.
         
Các bệnh về khớp gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh
Cấu tạo của một khớp bình thường gồm có: xương, sụn khớp, bao khớp, màng hoạt dịch, hoạt dich, gân và cơ trong đó sụn khớp có một vai trò hết sức quan trọng. Sụn bao phủ đầu đầu xương giống như một chiếc đệm giảm sóc, vừa chống va chạm khi chuyển động vừa giảm ma sát giúp các xương trườn lên nhau một cách dễ dàng.
Trong bệnh thoái hóa khớp, lớp bề mặt sụn bị khô nứt, xói  mòn, sụn mất chức năng đệm, làm cho các xương khi chuyển động cọ sát vào nhau gây đau và sưng tấy. Cùng với thời gian, khớp có thể bị biến dạng, các chồi xương được hình thành phát triển ở bờ xương làm cho sự cọ sát càng tăng lên, các mảnh xương và sụn vỡ ra trôi vào ổ khớp. Điều đó dẫn đến khớp bị phá hủy, bị cứng, không cử động được... gây ra đau đớn cho người bệnh.     
Trong nhiều năm qua việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau, chống viêm steroid và phi steroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Các thuốc khớp này đã giảm thiểu đáng kể các triệu chứng đau và viêm cho người bệnh. Tuy nhiên việc dùng các thuốc này kéo dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ như loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, kích ứng tại chỗ, suy giảm miễn dịch, rối lọa tâm thần, loãng xương giữ nước...Hơn thế nữa tác dụng của thuốc giảm đau chống viêm cũng không cải thiện được tình trạng của bệnh. Theo thời gian bệnh vẫn nặng hơn và bệnh nhân sẽ bị lệ thuộc nhiều hơn vào thuốc.
Ds Lê Thị Bình nghiên cứu sản phẩm mới           
Hiện nay, trọng tâm của việc điều trị thoái hóa khớp là tập trung ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thay vì giải quyết các triệu chứng. Mục tiêu chính được đưa ra là:
-    Tăng cường dinh dưỡng khớp thông qua nghỉ ngơi, luyện tập và bổ sung dưỡng chất.
-    Giảm thiểu các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh như béo phì, làm việc quá sức, chấn thương...
-    Kiểm soát đau bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc trong các đợt cấp.
-    Điều trị duy trì tiến tới cuộc sống khỏe mạnh.
Theo YHCT thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng tý. Việc điều trị thoái hóa khớp bằng YHCT được ứng dụng từ lâu và đã đạt được những kết quả nhất định. Với ưu điểm là an toàn và ít tác dụng không mong muốn các bài thuốc YHCT mang lại niềm vui lớn cho các bệnh nhân thoái hóa khớp.         
Kế thừa và phát huy truyền thống về y học cổ truyền cộng với lòng say mê nghề nghiệp, tâm huyết với người bệnh, Dược sỹ Lê Thị Bình đã nhiều năm tìm tòi nghiên cứu đưa ra sản phẩm Viên khớp Tâm Bình. Viên khớp Tâm Bình được sản xuất trên cơ sở kế thừa bài thuốc gia truyền của gia đình đã khắc phục được các nhược điểm và phát huy được các ưu điểm của bài thuốc.      

Viên khớp Tâm Bình có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt đồng thời có tác dụng bổ can thận, chữa vào gốc bệnh nên giúp cho việc tái tạo sụn khớp và bổ sung dịch nhầy bôi trơn  khớp góp phần phục hồi sụn khớp đã bị tổn thương và làm chậm quá trình thoái khớp. Viên khớp Tâm Bình được sản xuất dưới dạng viên nang rất tiện dụng và dễ hấp thu, tránh được các phiền toái so với cách sử dụng các thuốc đông y truyền thống dưới dạng thuốc sắc. Việc sử dụng Viên Khớp Tâm Bình trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp đã thực sự trả người bệnh về cuộc sống bình thường tránh được đau đớn cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và tiết kiệm chi phí điều trị cho gia đình và xã hội.
Tư vấn sử dụng thuốc : Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Bác sỹ - Dược sỹ BÙI THỊ THANH HẢI. ĐT: 0935.688.488



4 không cho người bị bệnh gút

Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Bình

(Theo SK&ĐS)

Gút được xếp vào bệnh của thời đại văn minh. Nó thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là sự báo hiệu nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thận. Bệnh gút có thể diễn biến tốt nếu dùng đúng các thuốc điều trị và tuân thủ chế độ ăn hợp lý.
Những điều nên tránh trong ăn uống:
1. Không ăn thức ăn nhiều purin trong giai đoạn tiến triển: Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gút là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.
2. Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gút hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê… Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.
3. Không quên uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.
4. Không uống các thuốc làm tăng acid uric máu: Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.
Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật.

(Theo SK&ĐS)

Phát hoảng vì đắp bùn làm đẹp bị nhiễm giun móc chó

  • 8/11/2012 16:01
Khi có cơ hội, ấu trùng giun móc chó, mèo ở trong đất có thể xuyên qua da người, di chuyển dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể di chuyển vài cm mỗi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.


Ba nữ du khách từ TP.HCM đi nghỉ mát tại một resort ở Bình Thuận và được tư vấn đắp bùn rồi ủ người dưới cát để giải trừ… độc tố trong gan vì trong cát có muối khoáng, có chất nóng nên mới hút được độc. Sau chuyến du lịch trở về, ba nữ du khách bỗng phát ngứa một vài nơi. Đi khám, bác sĩ cho biết cả ba người bị nhiễm ấu trùng giun móc chó, mèo, vốn là bệnh nhiễm chỉ thường gặp ở trẻ 3-8 tuổi vì chúng thường chơi dưới đất, cát!

Tưởng giải độc ai ngờ mang bệnh

Chị NHM kể: “Sau khi du lịch trở về khoảng một tuần, tôi cảm thấy ngứa ở ống quyển chân như bị kiến cắn. Lấy tay gãi chỗ ngứa thì thấy nổi màu hồng hồng rồi có một vệt nhỏ như sợi chỉ di chuyển 1-2 cm/ngày dưới da nên tôi rất sợ. Tôi điện thoại hỏi spa thì họ nói bùn nhập từ Trung Quốc nên tôi càng sợ hơn”.

Điện thoại cho hai người bạn đi cùng chị M. mới biết một người bị đến hai chỗ: Đùi và ống quyển với các triệu chứng y như chị. Chị này đi khám được bác sĩ da liễu cho là bị côn trùng cắn hay giời leo và cho chị 10 ngày thuốc thoa và uống nhưng không khỏi. Người thứ ba cũng bị tương tự nhưng ở ngực.

“Chúng tôi đã đi khám tại BV ĐH Y Dược. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bảo chúng tôi bị mắc ấu trùng di chuyển và cho uống thuốc Ivermectin. Sau khi uống ba ngày thì chúng tôi thấy đỡ hẳn” - chị M. nói. Theo lời chị M., bác sĩ da liễu cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp, đặc biệt là mắc trên ba người cùng lúc.
Hình ảnh ấu trùng giun móc chó, mèo chui vào di chuyển dưới da người. Ảnh: PLTP

Sống một thời gian trên người rồi chết

Chúng tôi đã liên hệ với BS Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da liễu BV ĐH Y Dược TP.HCM - người điều trị cho ba nữ bệnh nhân trên, để xin trao đổi về chuyên môn nhằm cung cấp thông tin cho người dân biết khi tắm bùn, ủ cát nhưng BS Minh từ chối.

ThS-BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, phòng khám Ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nhận định: Qua lời kể của bệnh nhân và hình ảnh ghi được cho thấy đây là trường hợp bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da do ấu trùng giun móc chó, mèo. Tên khoa học của loài giun này là Anylostoma caninum hay Ancylostoma braziliense. Theo đó, giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của chó, mèo, đẻ trứng và trứng sẽ theo phân ra ngoài. Trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng giun móc chó, mèo có thể sống trong môi trường đất ẩm, quanh nhà hoặc bùn sình. Bình thường ấu trùng có thể xuyên qua da chó, mèo để vào máu, về tim, về phổi và cuối cùng trưởng thành ở ruột non của chó, mèo để hoàn tất chu trình phát triển.

Khi có cơ hội, ấu trùng trong đất có thể xuyên qua da người, di chuyển dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể di chuyển vài cm mỗi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do ấu trùng không thích nghi được trên cơ thể người nên chỉ sống được một thời gian rồi chết, hay bị đóng kén, gọi là ngõ cụt ký sinh.

“Bệnh thường xảy ra sau khi bệnh nhân tiếp xúc với đất cát bằng tay không hoặc chân trần. Thí dụ sau khi bệnh nhân dùng tay không để bón phân hay trồng trọt, sau khi đá bóng ngoài sân cỏ hoặc đi chân không những nơi thường có chó, mèo đi phân rồi lẫn trong đất cát... Cơ chế gây bệnh là do ấu trùng xuyên qua da, do vậy bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tránh tiếp xúc với đất cát bằng da trần, như phải mang giày dép, mang bao tay khi có những hoạt động có tiếp xúc với đất cát ẩm ướt, đặc biệt những nơi thường có chó, mèo qua lại và phóng uế” - BS Mẫn khuyến cáo.

Cũng theo BS Mẫn, trường hợp sau khi đắp bùn, ủ cát như nói trên mà bị bệnh, có khả năng trong bùn, cát có chứa ấu trùng giun móc chó, mèo.


Không điều trị vẫn khỏi

Đây là trường hợp nhiễm ấu trùng lạc chỗ, lạc chủ điển hình gây ra, thường gặp ở trẻ em 3-8 tuổi do hay chơi nghịch đất cát có lẫn ấu trùng giun móc chó, mèo. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều, chỉ gây ngứa do các chất tiết của ấu trùng. Nếu được điều trị đặc hiệu, bệnh khỏi nhanh và không để lại vết sẹo. Thuốc đặc trị là albendazole 800 mg/ngày. Không cần thiết phải dùng Ivermectin.

Nếu không điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau ba tuần, để lại một vết da sậm màu. Đôi khi do ngứa, bệnh nhân gãi nhiều sẽ bị bội nhiễm, loét…

TS-BS TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM

Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trung bình mỗi tháng có vài ca đến khám với triệu chứng ngoài da điển hình như trên. Thường kết quả xét nghiệm cho thấy tỉ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng khá cao, trên 20%. Để chẩn đoán đúng bệnh này, cần làm xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (tìm kháng thể kháng ancylostoma caninum trong máu). Bệnh đáp ứng tốt khi điều trị bằng ivermectin liều duy nhất.

(Theo PLTP)

Kinh hãi ”chợ độc dược” Hà thành

http://dantri.com.vn - Thứ Tư, 07/11/2012 - 17:34

Một nồi ngô luộc chỉ cần cho vài thìa “săm-pết” (còn gọi là muối diêm) là để cả tuần không thiu. Một nồi chè to chỉ vài viên “B1” là ngọt lừ như cho cả cân đường kính…
Chủ hàng khô tại chợ Ngã Tư Sở đang bán đường hóa học cho khách hàng (ảnh chụp chiều 6/11).
Chủ hàng khô tại chợ Ngã Tư Sở đang bán đường hóa học cho khách hàng (ảnh chụp chiều 6/11).

Đường hóa học  tràn lan ở chợ!

Trong vai người tìm mua đường hóa học về luộc ngô, chúng tôi tiếp cận khu bán hàng khô của chợ Đồng Xuân – Bắc Qua (quận Hoàn Kiếm).  Tại đây, chúng tôi được người bán hàng giới thiệu loại đường “mía”, có giá 55.000 đồng/gói 1 kg.

Thông tin trên bao bì gói đường in bằng tiếng Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là “sodium cyclamate”. Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Theo lời quảng cáo của người bán, loại đường này được nhiều người ưa chuộng bởi nó ngọt gấp 50 lần đường kính, vì vậy “một nồi ngô to chỉ cần cho khoảng 2 thìa đường là đủ luộc trong cả ngày”.

Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đường cyclamate thực chất là đường hóa học. Nguy hiểm hơn, đây là chất làm ngọt nhân tạo, không có giá trị về mặt dinh dưỡng và không có trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Tỏ vẻ chưa hài lòng về loại đường nói trên, chúng tôi hỏi về loại đường hóa học viên to bằng hạt đậu thì người bán hàng tại chợ Đồng Xuân khẳng định chắc nịch là có hàng nhưng muốn lấy thì phải chờ. Tất tả chạy đi một lúc, người bán hàng quay lại, mắt trước mắt sau ngó nghiêng dáo dác rồi lôi vội túi đường được phủ trong chiếc khăn tay và phân trần: “Trị an ở đây mà bắt được thì mệt lắm!”.

Loại đường này cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên gọi Tang Jing, được bán với giá 90.000 đ/gói 500g. Người bán cho biết loại đường này rất ngọt, “một nồi ngô to chỉ cần cho từ 5-6 viên là đủ”.

Đường hóa học đựng trong vỏ in hình cây mía được bán nhan nhản ở Hà Nội.
Đường hóa học đựng trong vỏ in hình cây mía được bán nhan nhản ở Hà Nội.

Tiếp tục đi “mua đường” tại chợ Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), chúng tôi được một người bán hàng cho biết ở đây có nhiều loại đường hóa học khác nhau, cả của Việt Nam và của Trung Quốc, giá cả giao động từ 20.000 - 300.000 đ/kg.

Chị này cũng tiết lộ thêm, mỗi loại đường chỉ hợp với một kiểu món ăn. Cụ thể, đường “B1” (viên đường có dạng giống viên thuốc B1) thường chỉ dùng cho nước dùng phở hay để pha nước chấm, còn đường “mía” và đường “dải lụa” thường được người mua cho vào chè hay nước luộc ngô vì có độ ngọt cao hơn. Khi PV hỏi mua, chị bán hàng mắt lấm, mày lét đảo một vòng để quan sát rồi mới ghé vào tai chúng tôi nói: “Cứ để lại địa chỉ, chị sẽ cho người mang đến tận nơi”.
Khác với hai chợ trên, tại chợ Ngã Tư Sở, đường hóa học được bày bán khá công khai ở các cửa hàng khô. Ngoài các loại đường đã đề cập ở trên như đường “mía”, đường Tang Jing hay “B1”, một người bán hàng ở đây còn đưa ra một loại khác. Loại này dạng viên giống đường Tang Jing nhưng hạt to hơn, nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc và có giá 150.000 đ/gói 500g. Theo lời người bán, đường này còn ngọt hơn đường “mía” hay đường Tang Jing, vì thế giá cũng cao hơn.

Ngô luộc cả tuần không… thiu!

Không như đường hóa học được các chủ hàng khô bày bán công khai, “săm-pết” thuộc loại hàng hiếm và khó mua. Qua lời giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng), chúng tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi chúng tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho ngô luộc, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là “săm-pết”, được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000đ/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu.

Theo lời người bán, một nồi ngô luộc chỉ cho từ 1-2 thìa cà phê “săm-pết” là để cả tuần cũng không hỏng. Người này cũng cho biết thêm: “Dạo này nhu cầu chưa cao nên cũng ít người đến mua loại này cho vào ngô. Phần lớn là họ đến mua “săm-pết” để ướp măng hay bảo quản thịt, xúc xích...”.

Trong lúc chủ hàng đang thao thao về công dụng của loại hóa chất này thì một khách hàng dừng xe, tấp vào quán mua 4 kg “săm-pết”. Ông chủ hàng thấy khách quen đon đả: “Tay này lấy “săm-pết” để chuyên ướp măng, không tin chú cứ hỏi chuyện”. Tưởng chúng tôi là người mới vào nghề, vị khách mua “săm-pết” về ướp măng thõng thượt buông một câu đầy kẻ cả: “Măng mà thiếu cái này (săm-pết - PV) thì coi như vứt!”.

Muối diêm có thể gây tử vong cho người sử dụng.
Muối diêm có thể gây tử vong cho người sử dụng.

Tại một cửa hàng, hàng khô trong chợ Mỹ Đình (huyện Từ Liêm), người bán đưa ra một túi bột màu trắng, không rõ nhãn mác với giá 15.000đ/100gram và quảng cáo: “Nhiều người đến mua loại này của chị lắm. Người ta ướp cả tấn măng để cả năm cũng không hỏng”. Khi được hỏi về tên gọi và xuất xứ, chị này cho biết chẳng rõ tên là gì, chỉ gọi nôm na là “thuốc chống thiu thối”, có điều, loại hàng này rất khó mua, nhiều khi phải lên tận biên giới mới có.

Quay trở lại chợ Đồng Xuân, khi chúng tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản ngô luộc sao cho lâu thiu, một chủ hàng khô cho biết là có hàng nhưng phải đặt trước thì mới lấy về. Theo mô tả của người bán, loại thuốc này được đóng trong bao bì in tiếng Việt, có tên gọi “Thuốc chống mốc”, dạng bột giống hạt nêm, màu nâu, mùi hăng và giá rất cao, 290.000đ/gói 500g.

Người bán cũng cho biết thêm: “Nhiều người không biết công dụng bảo quản thực phẩm của loại này vì nó được dùng trong công nghiệp!”. Có đi mới hay, độc dược đang được đưa vào miệng người dân ngay các chợ giữa Thủ đô.

Theo Nam Hưng
Giadinhnet