Một số thông tin về bệnh trĩ

www.nhatha.vn
Ngày 5/24/2010 4:09:59 PM
Bệnh trĩ là gì?
Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. chứng của bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ?
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

- Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa
Tại sao lại bị trĩ?
Người ta không biết rõ nguyên nhân chính xác của trĩ. Nó có thể có liên quan đến:

- Táo bón: Việc cố gắng khi rặn để tống phân ra có thể tạo một sức ép lên các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
 - Thói quen ăn uống không tốt: Thường có liên quan đến việc ăn ít chất xơ, rau quả.
 - Di truyền: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
 - Thai kỳ, sinh đẻ: Sức ép quá mạnh do kích thước và trọng lượng của bào thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
Tôi nên làm gì để tránh xa bệnh trĩ?
Tùy vào việc chẩn đoán bệnh trĩ của bạn, việc điều trị có thể sẽ gồm có:

- Các biện pháp bảo tồn:Chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, rau quả, ngũ cốc, trái cây.... Tránh ăn các thức ăn cay, nóng, sống, lạnh. Tăng cường vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
 - Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc mỡ, pommad thoa tại chỗ hoặc tọa dược.
 - Điều trị bằng thuốc uống: Uống các thuốc có tác dụng làm mát đại tràng, giảm táo bón, cầm máu, co búi trĩ
 - Can thiệp phẫu thuật:Nếu các biện pháp kia thất bại.

Cách chữa bệnh Trĩ

www.nhatha.vn - Ngày 5/24/2010 3:56:16 PM

Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý. Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?
- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.
Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón
Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).
Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.
Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.
Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.
Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.
PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?
- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.
 So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?
- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.
Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.
Tránh nguy cơ bị trĩ
Xác định cơ hậu môn bằng cách tưởng tượng đang đi đại tiện, dừng lại đột ngột, cơ nào bị thót lại, đó chính là cơ hậu môn. Mỗi ngày tập thót cơ hậu môn 72 lần, hoặc số lần là các bội số của 72. Thót lại 2 lần liên tục, bởi hậu môn có 2 cơ tròn.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh táo bón, tránh sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng, stress. Nếu phát hiện bị trĩ, nên đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm, không nên để bệnh ngày càng nặng, dẫn tới khó chữa, tốn kém nhiều tiền và gây tổn hại sức khỏe.


Trĩ cấp độ 1 và 2 có thể tự chữa trị!

/www.nhatha.vn - Ngày 11/17/2010 10:14:38 AM
Tâm lý người bệnh trĩ rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Chỉ đến khi xuất huyết nhiều hoặc búi trĩ bị sa quá mức, tiết dịch gây viêm sưng, nhiễm trùng, tức bệnh đã nặng (cấp độ 3, 4) khi ấy người bệnh không thể dùng thuốc mà phải trị trĩ bằng hình thức phẫu thuật.
NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU TRĨ                
             Trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức mạch ở trực tràng- hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Người bị trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ (cấp độ 1& 2). Với trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng,nhiễm trùng búi trĩ.
BỆNH TRĨ CÓ MẤY CẤP ĐỘ?
            Trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu trứng sau: đau và chảy máu khi đi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.Trĩ cấp độ 3& 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, co nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh vừa có thể mắc trĩ nội, vừa có thể mắc trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
PHẢI ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC ĐỂ TRÁNH TÁI PHÁT !
            Trong điều trị để trị tận gốc bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với 3 tác động chính đó là: kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: giải quyết chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn. Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: giúp đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: trị táo bón.
            Hiện nay, thế mạnh điều trị bệnh trĩ thuộc về các bài thuốc đông dược. Trong đó, Hoè giác (quả hoè) được xem là vị thuốc dùng chữa các bệnh như táo bón, trĩ, kiết lỵ, rất hiệu quả. Các nghiêm cứu y học hiện đại gần đây cho biết: Hoè giác có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng rất cao, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch giúp cầm máu và giảm trương lực cơ ở đại tràng giúp co búi trĩ. Dược tính thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, cầm máu, giảm đau, tiêu trĩ sẽ gia tăng nhanh và mạnh hơn nếu kết hợp cùng các vị dược liệu như đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm,… Bài thuốc từ các vị thảo dược trên đã được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học về công dụng điều trị và có hiệu quả điều trị rất cao từ những bệnh nhân trĩ. Người bệnh có thể chọn thuốc từ các bài thuốc đông dược đã được bào chế thành các dạng thuốc viên rất tiện lợi, thích hợp để tự trị trĩ khi bệnh ở mức nhẹ, có hiệu quả điều trị rất cao, an toàn và không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu. Ăn đủ chất xơ, uống nhiền nước và thường xuyên tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ…
Thông tin sản phẩm:
Thuốc đông dược tiêu trĩ SAFINAR được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO, với các vị thuốc thảo dược chủ trị bệnh trĩ gồm hoè giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du, mang đến 3 cơ chế chính trong pháp đồ trị trĩ đó là: Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu, chống co thắt đại tràng, gia tăng trương lực thành mạch và tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng mạnh. Thuốc đông dược tiêu trĩ SAFINAR chuyên trị: Trĩ nội, trĩ ngoại ở cấp độ 1 & 2, giúp người bệnh có thể tự trị trĩ, hết các triệu trứng táo bón, đi tiêu ra máu, đau rát hậu môn nay trong thời gian điều trị. Co nhanh búi trĩ và ngăn ngừa tái phát chỉ sau 4-6 tuần dùng thuốc. Điện thoại tư vấn : 043.6686226

Bệnh trĩ: Đừng để biến chứng!

http://www.nhatha.vn - Ngày 5/15/2010 8:12:22 AM
Bạn đã từng nghe một kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa của nền y học Trung Quốc “Thập nhân cửu trĩ” (tức 10 người có đến 9 người mắc bệnh trĩ)? Quả thực không sai, đây là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ, là sự đau khổ âm thầm trong nhiều năm của những ai mắc phải. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở.
Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch (đám rối tĩnh mạch) bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn được gọi là trĩ. Với những triệu chứng như đi tiêu ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn…làm cho người bệnh vô cùng khổ, đau đớn, tinh thần luôn không được thoải mái. Nhưng do là bệnh của vùng kín, tế nhị lúc nào cũng muốn che đậy nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị trĩ, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, âm thầm chấp nhận nhiều năm chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn chảy máu chảy nhiều (máu chảy thành giọt hay thành tia mỗi khi đi cầu hoặc mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, hoặc khi búi trĩ đã bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào được họ mới bắt buộc phải điều trị. Hơn thế bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu gây thiếu máu trầm trọng, trĩ tắc nghẽn, sa trĩ, trĩ viêm nhiễm… Và tổn thương do bệnh gây nên lúc này thường là quá lớn, các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng các phương pháp điều trị lớn xâm lấn nhiều hơn và cũng gây đau nhiều hơn.
Bởi những phiền phức, khó chịu và đau đớn ấy, bệnh trĩ đã hành hạ không ít người khiến mỗi ngày với họ đều nặng nề mà không dám thổ lộ. Để giải thoát cho chính mình trước khi bệnh ở giai đoạn nặng hay xảy ra những biến chứng nguy hiểm phải điều trị bằng phẫu thuật bệnh nhân nên đối mặt và chữa trị ngay khi có triệu chứng của trĩ.
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc, vị thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm giúp điều hòa các chức năng các tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, co búi trĩ. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu này cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm cho người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện, kín đáo mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong điều trị rất cần được khuyến khích. Người bệnh sẽ không e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình.
Theo tổng kết, các yếu tố gây bệnh trĩ là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Tốt nhất mỗi người hãy cải thiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế bia rượu và sinh hoạt hợp lý ngay khi bệnh còn chưa biểu hiện hoặc còn nhẹ. Đồng thời chẳng có lý do gì khiến người mắc bệnh trĩ phải chịu đựng sự khổ sở của trĩ hàng ngày khi đã có những bài thuốc hiệu quả tiện dụng xua đi nỗi ám ảnh đó.
Dược sĩ Vân Anh
(Theo báo Sức khỏe Đời sống)
Thông tin hữu ích: Thuốc tiêu trĩ Safinar là bí quyết của sự kết hợp giữa các vị đông dược chuyên chữa trĩ như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với phương pháp bào chế hiện đại có tác dụng điều hòa chức năng các tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, mát tràng, bền thành mạch, co búi trĩ. Thuốc tiêu trĩ Safinar do công ty CP Dược TW Mediplantex sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO là giải pháp hiệu quả an toàn điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và phòng ngừa tái phát




Phân loại trĩ & các phương pháp điều trị bệnh hiện nay

http://www.nhatha.vn - Ngày 11/25/2010 8:26:46 AM
I. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại khi đi khám dẫn đến nhiều trường hợp đi khám khi các triệu chứng đã nặng.

Phân loại trĩ và cấp độ trĩ
- Trĩ nội (Internal hemorrhoids): là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Trĩ ngoại (External hemorrhoids): là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp (Mixed hemorrhoids: là do có sự kết hợp giữa các búi trĩ nội lẫn các búi trĩ ngoại.
- Trĩ vòng: khi có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn thì được gọi là trĩ vòng.
- Trĩ thuyên tắc: các mạch máu nơi có búi trĩ bị tắc nghẽn hay vỡ tạo thành các cục máu đông, gây đau đớn nhiều.
Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4 cấp độ:
 - Cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.
 2. Triệu chứng
Bệnh nhân thường đi khám khi có các triệu chứng sau:
+ Sa búi trĩ > 65%
+ Chảy máu khi đi tiêu > 60%
+ Đau rát hậu môn # 45%
+ Ngứa ở hậu môn # 30%
+ Sưng hậu môn # 15%

3. Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:
- Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.
- Tư thế đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu (thư ký hành chánh)
- Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…)
- Mang thai
- Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng (ho, khuân vác gắng sức…)
- Viêm nhiễm vùng hậu môn
- Di truyền
4. Làm thế nào để ngăn chăn bệnh trĩ
Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.
a. Chế độ ăn uống:
- Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây)
- Nên uống nhiều nước ( > 2lit /ngày)
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi, mận, trà đậm, cà phê.
b. Chế độ làm việc, sinh hoạt:
- Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.
- Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.
- Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.
- Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.
- Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.
c. Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn
d. Vệ sinh tốt vùng hậu môn

5. Phải làm gì khi bị bệnh trĩ
Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
- Do gây chảy máu (>60%), bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu mãn.
- Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có biến chứng thuyên tắc.
- Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
- Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy hiểm khác ở vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực tràng.
II. Giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh trĩ
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ của cả 2 nền y học đông y và tây y
A. ĐÔNG Y:

1. Dạng thuốc uống: có các loại thảo dược như hòe giác, địa du, phòng phong, đương quy, chỉ xác.
2. Thuốc bôi: thạch tín, phèn phi, thần sa, đảm phàn, băng phiến.
Lưu ý: các loại thuốc bôi, thuốc đắp của đông y có các nhược điểm sau:
- Gây đau, nóng, rát rất nhiều và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều tháng do thuốc gây viêm loét hậu môn.
- Khi lành thường gây loét hậu môn.
B. TÂY Y:

1. Điều trị nội khoa - Thuốc uống:
Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
- Thuốc đặt tại chỗ bao gồm thuốc mỡ (pommade), thuốc đạn (suppositoire).
- Thuốc có tính chất giảm đau, giảm viêm, trợ tĩnh mạch.
 ** Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh diễn tiến theo hướng nặng thêm.

2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải mổ
- Chích xơ hóa các búi trĩ.
- Chích nước nóng vào các búi trĩ.
- Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
- Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ.
- Thắt dây thun.
- Nong hậu môn.
- Dùng dòng điện (Ultroid)
* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3

3. Phẫu thuật
Trên nguyên tắc có 2 loại phẫu thuật
+ Cắt từng búi trĩ
+Cắt một khoang niêm mạc ở ống hậu môn

TÓM LẠI
- Bệnh trĩ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng rất phổ biến (gần 50% ở người cao tuổi) và gây nhiều phiền toái cho người bệnh và làm giảm chất lương cuộc sống. - Cần phân biệt trĩ với bệnh vài bệnh ở hậu môn mà đặc biệt là bệnh ung thư hậu môn. Cần được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần chữa trị sớm và đúng cách.
- Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì thờ ơ (cho rằng bệnh không quan trọng)
- Nếu điều trị không đúng cách, không những không hết bệnh mà còn mắc phải những hậu quả khó lường như hẹp hậu môn, són phân… còn khó chịu hơn cả bệnh trĩ.

BS. PHAN TIÊU THU




LONGO- PHƯƠNG PHÁP MỔ TRĨ KHÔNG HIỆU QUẢ VÀ NHIỀU TAI BIẾN

Ngày 12/25/2010 9:19:09 AM
http://www.nhatha.vn

Longo, phương pháp cắt khoanh một đoạn niêm mạc (có thể kèm theo cả 1 phần lớp dưới niêm mạc) ống hậu môn, phía trên đường lược, đồng thời đính 2 mép cắt lại bằng một dụng cụ dập clip tương tự dụng cụ dập ghim giấy. Một phần các búi trĩ được lấy đi, số còn lại được treo lên sát đường lược. Hiện nay Longo đang được quảng cáo là "Máy cắt trĩ" . Thực chất nó là một dụng cụ giống cái kìm cộng lực, Bác sĩ bóp 2 gọng kìm đẻ dập các ghim clip, chứ không dùng điện như mọi người vẫn lầm tưởng. Phương pháp này được mô tả lần đầu tiên năm 1993 tại Palermo (Italia). Năm 2001, một hội thảo về phẫu thuật trĩ có nêu nhưng họ nói rõ, tuỳ các nước ai muốn làm theo thì làm chứ Hội thảo không khuyến nghị. Từ đó tới nay có nhiều báo cáo khoa học "khoe" đã phẫu thuật được bao nhiêu, bao nhiêu ca thành công mĩ mãn. Tất nhiên những biến cố do cách làm này đem lại thì không thấy nói đến. Những tai biến do Longgo gây ra đôi khi rất nghiêm trọng, song bạn đọc không nên đòi hỏi "đã có bao nhiêu nghiên cứu khoa học chứng minh là có tai biến". Thưa bạn đọc, không bao giờ có kết quả nghiên cứu như vậy đâu. Ở ta chưa bao giờ có nghiên cứu khoa học chứng minh một phương pháp sai, một biện pháp không hiệu quả, thất bại, mà chỉ có ngợi ca, tán đồng và liệt kê các nghiên cứu tương tự cũng thành công mà thôi.Những tai biến của Longo có nhiều song nghiêm trọng hơn cả là những biến cố được liệt kê dưới đây:

1. Longo gây hẹp lỗ trong hậu môn không hồi phục. Đoạn trên đường lược, khi mà ống hậu môn mở vào trực tràng có đường kính tự nhiên khoảng 4,0 đến 4,5 cm nhưng nó bị néo lại 3,2cm là đường kính cố định của ống Longo.Mặt khác, với đường kính này ống Longo không thể luồn qua hậu môn người dưới 15 tuổi và những bệnh nhân có trĩ tái phát, hậu môn đã bị hẹp giới hạn do sẹo mổ của lần mổ trước. Nếu cố tình dùng ống Longo sẽ làm rách hậu môn.

2. Longo không lấy đi được hết trĩ nội
Vì những trĩ vòng có thể tích lớn thì ống Longo không thể chứa hết. (Hoặc có thể " thiến" ngang búi trĩ- tức là Cắt trĩ bán phần).
3.Các clip nhiều khi không rơi ra (nhất là khi nó được làm nhái bằng Plastic), trở thành dị vật trong ống hậu môn. Từ đây hậu môn tiếp tục bị hẹp thêm do tổ chức xơ chai, thoái hoá tăng trưởng bao bọc, trùm lên dị vật clip.Có trường hợp sau mổ Longo 2 tháng khám lại không đút lọt ngón tay, các ghim clip không tuột ra, tay thăm hậu môn như sờ thấy một vòng dây chuyền đeo cổ.Và do có các dị vật này mà hậu môn tiếp tục bị viêm: đau rát khi đại tiện, tăng tiết dịch nhầy, có thể có máu tươi, đại tiện khó...Có một nghiên cứu nói rằng: "Khi gặp hiện tượng này thì nhấc cái ghim ra". Hoang đường. Vì ghim clip lúc này nằm ở phía trên đường lược, ở trong sâu,cách lỗ ngoài hậu môn khoảng 4-5cm rất khó bới tìm; mặt khác, niêm mạc ống hậu môn trùm phủ kín lên ghim rồi, nên không thể "nhấc ra" một cách dễ dàng như vậy.

4.Longo thường gây chẩy máu thứ phát do các ghim clip không đủ độ ép chắc để cầm máu, đôi khi phải truyền máu vào ngày thứ2, thứ 3 sau mổ. Biến cố thường gặp nhất là rỉ máu kéo dài sau mổ.

5.Longo làm mất hoặc rối loạn phản xạ mót ỉa tự nhiên do biến đổi giải phẫu đoạn lỗ trong hậu môn.Tại đây trực tràng đổ vào ống hậu môn không còn thuôn như dạng cái phễu nữa mà trở thành dạng lòng chảo do vòng clip tạo ra. Trường hợp này, bệnh nhân thường đại tiện khó hoặc không còn phản xạ mót ỉa nhậy cảm như trước.

6. Hạn chế của phương pháp: Longo chỉ làm được một số lượng rất ít trĩ nội đơn thuần, Longo không cắt được trĩ ngoại,trĩ hỗn hợp, không chữa được nứt kẽ hậu môn, không cắt được Polyp (nếu có kèm trĩ)... mà bệnh nhân lại phải mổ tiếp bằng một cuộc phẫu thuật khác. Điều này rất cần quan tâm vì chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có trĩ nội đơn thuần đến phẫu thuật,còn lại hầu hết là kết hợp trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và thường kèm theo các bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, polyp.

Tóm lại, Longo có nhiều hạn chế, không hiệu quả, đắt tiền nhưng được quảng cáo là "Máy cắt trĩ" nên thu hút được số đông người bệnh; kể cả không có tiền cũng đi vay mượn để được cắt trĩ "bằng máy", với niềm tin hồ hởi. Song thật đáng tiếc, cũng lại một số đông sau mổ Longo ngậm ngùi thất vọng.

Đăng nhận xét