Giấm: Thuốc quý không ngờ cho người cao huyết áp

http://soha.vn/song-khoe/giam-thuoc-quy-khong-ngo-cho-nguoi-cao-huyet-ap-20140425144558096.htm

theo Sức khỏe Đời sống | 25/04/2014 16:15

Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp.

Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Bài 1: Lấy chừng 1 bát lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ) ngâm với một lượng giấm vừa đủ ít nhất trong 7 ngày, mỗi ngày đảo đều 2 lần. Hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối, ăn mỗi lần 10 hạt. Khi huyết áp đã hạ và ổn định, có thể chỉ ăn 1 lần trong ngày.

Tỏi ngâm đường đỏ và giấm.
Tỏi ngâm đường đỏ và giấm .

Bài 2: Dùng 500g đậu nành rang vàng (chú ý không được để cháy) rồi đem ngâm với 1lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 6 hạt, dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe.

Bài 3: Lấy một lượng tỏi vừa đủ (dùng loại vỏ tím là tốt nhất) bóc bỏ vỏ rồi đem ngâm cùng với 150g đường đỏ trong 150 ml giấm, sau chừng nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm, 10 - 15 ngày là 1 liệu trình.

Bài 4: Nấm hương lượng vừa đủ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập kín ngâm trong khoảng nửa tháng là được. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Tương tự như vậy, có thể thay nấm hương bằng rong biển (còn gọi là côn bố hoặc hải đới).

Bài 5: Đem hòa tan 500g đường phèn với 100ml giấm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn, 10 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 3 - 5 liệu trình.

Bài 6: Đập 1 quả trứng gà vào bát, đổ 60ml giấm vào quấy đều rồi hấp chín, ăn vào sáng sớm, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục vài liệu trình.

Các bài giấm thuốc nêu trên được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Sở dĩ có được công dụng này là vì acid nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có tác dụng làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch. Các thực phẩm ngâm với giấm như lạc, đậu nành, tỏi, nấm hương, rong biển... đều có tác dụng làm giảm mỡ máu, phòng chống vữa xơ động mạch, góp phần điều hòa huyết áp.

Biết thêm về tỏi

3 tác hại nghiêm trọng nhưng ít được biết đến của tỏi

BS. Hoàng Xuân Đại - theo Nông nghiệp Việt Nam | 25/04/2014 20:26

Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây...

Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).

Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ...

Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…

Song trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.

Khi giã nát củ tỏi - một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).

Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên).

Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.

Tuy nhiên, tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.

Mặt khác, theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...

Song người ta cũng cho biết, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Khi ăn tỏi cần phải lưu ý những điều không mong muốn sau:

* Tác hại khi ăn tỏi

- Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.

- Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên

- Không nuốt cả tép tỏi

- Không ăn tỏi khi đói

- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).

- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.

- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút

- Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi

- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

 

Dù có vẻ không liên quan, nhưng tỏi chữa khỏi 5 bệnh hay gặp này

theo Nông nghiệp Việt Nam | 09/03/2014 07:30

Từ xa xưa tác dụng chữa bệnh của tỏi đã được biết đến- đây là phương thuốc đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay.

Tỏi tươi có chứa những chất bổ tự nhiên có tác dụng như kháng sinh, chống virus, chống nấm, khử trùng và chống khuẩn. Ngoài ra tỏi còn là chất chống oxy hoá tuyệt vời, vì thế việc dùng tỏi hàng ngày giúp khắc phục được tác dụng có hại của các gốc tự do.

Dù có vẻ không liên quan, nhưng tỏi chữa khỏi 5 bệnh hay gặp này 1

Tỏi còn có các đặc tính lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chứng phù nề và loại các độc tố ra khỏi cơ thể, được coi là phương thuốc chống viêm rất tốt. Từ lâu tỏi còn được sử dụng một cách hiệu quả trong công nghệ làm đẹp. Dùng tỏi tươi hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về da và thậm chí còn làm chậm quá trình lão hoá.

Mỗi ngày bạn hãy thử dùng một tép tỏi nghiền nhuyễn pha vào nước chấm, vào sữa chua hoặc dùng tỏi với pho mát. Tuy nhiên, dùng tỏi tươi sẽ tốt hơn, bởi vì tỏi đã nấu hoặc phi trong mỡ trong quá trình chế biến đã bị mất đi một phần những tính năng có ích. Sau đây là các cách chữa bệnh bằng tỏi đặc biệt có hiệu quả:

Chữa trứng cá

Hãy trộn nước ép của hai tép tỏi với nước dấm trắng với lượng tương đương. Dùng bông gạc tẩm ướt trong dung dịch này xoa vào những vùng da bị trứng cá vài lần trong ngày. Hiệu quả của bài thuốc tỏi- dấm chữa những nốt trứng cá chính là dựa trên cơ sở những đặc tính kháng sinh, chống nấm, khử trùng và diệt khuẩn của tỏi. Còn những chất chống ôxy hóa có trong tỏi giúp khôi phục da và bảo vệ da tránh khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do. Dấm có khả năng khôi phục sự cân bằng độ pH.

Chữa mụn rộp

Nếu bên trong môi của bạn xuất hiện mụn rộp thì hãy cắt lát tép tỏi và nước tỏi ép vào chỗ loét. Nước tỏi rất cay cho nên sẽ bị rát nhưng vết thương sẽ chóng khô và nhanh lành, ngoài ra điều này ngăn ngừa việc nhiễm trùng ở vết loét.

Chữa bệnh vảy nến

Hãy thử dùng viên nang dầu tỏi để xử lý những vùng da bị viêm đỏ giống bệnh vẩy nến. Dùng kim để chọc thủng viên nang và bôi dầu tỏi vào chỗ bị đau.

Chữa rụng tóc

Từ nhiều thế kỷ nay tỏi vẫn được dùng như một loại thuốc thiên nhiên để chữa chứng rụng tóc. Hãy dùng dầu tỏi bôi vào chỗ tóc rụng và dùng túi hoặc mũ ngủ bịt kín lại. Lặp lại liệu pháp này liền trong vài tuần, sáng dậy nhớ gội sạch dầu tỏi.

Chữa bệnh nấm ở bàn chân

Nấm bàn chân là một bệnh lý và làm mất thẩm mỹ. Có thể dùng tỏi tươi để chữa nấm chân. Nghiền vài tép tỏi, xát một lượng tỏi đặc này vào chỗ bị nấm và băng chặt lại khi đi ngủ. Sáng ra hãy rửa chân, bôi dầu tỏi vào chỗ nấm chân và đi tất. Lặp lại cách chữa này cho đến khi nào hết ngứa và vết đỏ biến mất hoàn toàn.

 

Mắc 10 chứng bệnh sau, dùng tỏi trị là khỏi

theo Đất Việt | 04/03/2014 14:30

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, hạ khí, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu viêm.

Để chữa ho kéo dài từng cơn: Uống 10 ml nước tỏi, ngày ba lần.

Cách chế: tỏi 16 củ bóc vỏ, giã, ngâm một ngày trong 200 ml nước hòa 60 gr đường.

Trị cảm cúm: Lấy 6 củ tỏi, 12 gr gừng tươi, đường đỏ đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang. Hoặc 100 gr tỏi, 100 gr đường đỏ, 200 ml giấm gạo. Tỏi bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc 2 củ tỏi, 10 gr lá sam, 20 gr lá tre tươi, 30 gr lá củ cải. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày nhỏ mũi 2 - 3 lần.

Trị viêm khí quản mạn tính: Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã nát ngâm với 100 gr đường đỏ và 200 ml giấm, để ba ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội.

Trị chứng lên nhọt sưng nhức, lở tấy đau đớn: Lấy tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.

Trị viêm ruột, kiết lỵ: Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng bệnh này. Nếu đã mắc bệnh nên ăn ngày một củ tỏi, rất tốt.

Trị viêm dạ dày gây nôn ói: Lấy hai củ tỏi nương chín ăn với mật ong.

Trị chứng tiêu chảy: Lấy 100 gr tỏi sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.

Trị cúm: Lấy tỏi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Trị chứng cao huyết áp: Lấy 100 gr tỏi bóc sạch vỏ ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng 20 - 50 giọt chia uống làm ba lần. Không dùng nhiều gây hại.

Trị sai khớp, bong gân: Lấy một củ tỏi, 30 gr lá và hoa cây vòi vói, 10 gr muối ăn, giã nát tất cả rối đắp lên vết thương băng lại.

 

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được WHO khuyên dùng trọn đời

theo Sức khỏe Đời sống | 08/02/2014 09:00

Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi . Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi . Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được WHO khuyên dùng trọn đời

Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.

Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng "rượu tỏi".

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.

Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).

Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).

Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).

Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).

Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi và uống:

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.

Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.

Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...

Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

 

4 lợi ích lâu dài dành cho người chịu khó ăn tỏi sống mỗi ngày

theo Sức khỏe Đời sống | 07/02/2014 14:00

Một thứ rất thông dụng từ căn bếp nhà bạn - tỏi, nhưng lại có rất nhiều công dụng. Thú vị hơn, giới khoa học còn tìm thấy nhiều tính năng mới đầy ngạc nhiên của loại gia vị này.

Kháng sinh đường ruột tự nhiên

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, các mầm bệnh trong thực phẩm sẽ xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh. Mầm bệnh có thể ở trong đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xâm nhập vượt qua hàng rào để vào máu. Bạn sẽ được bác sĩ kê cho thuốc kháng sinh đường ruột để uống trong trường hợp này. Nhưng bạn có thể chống lại căn bệnh này chỉ nhờ một vài nhánh tỏi nhỏ bé.

Mới đây, các nhà khoa học tại Trường đại học bang Washington đã chiết xuất thành công và chứng minh rằng các hợp chất tự nhiên trong tỏi có sức mạnh bảo vệ đường ruột mạnh gấp 100 lần kháng sinh tổng hợp.

Điều này thật ngạc nhiên và khó tin nhưng đó là kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Antimicrobial Chemotherapy (Hóa trị liệu kháng sinh) tại Anh quốc.

Điều mà các nhà khoa học đã tìm thấy đó là các hợp chất tự nhiên trong tỏi có tác dụng chống lại các mầm bệnh xâm nhập qua thực phẩm, nhất là các mầm bệnh đi qua thịt.

Các nhà khoa học cho rằng, việc phát hiện này thật thú vị vì trong tỏi có những hợp chất đầy tiềm năng có thể giảm tối đa mầm bệnh có trong môi trường và trong thực phẩm ăn hàng ngày. Các hợp chất này thực chất là các chất có cầu nối sulfid trong cấu trúc và có khả năng bào mỏng vỏ vi khuẩn rồi làm vi khuẩn bị tiêu diệt dần.

Theo như công trình nghiên cứu này thì chỉ cần chịu khó ăn một vài nhánh tỏi sống, nhớ là nhai kỹ thì bạn có thể yên tâm với bụng dạ của mình. Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về những món ăn mình dùng thì nên ăn tỏi cùng.

4 lợi ích lâu dài dành cho người chịu khó ăn tỏi sống mỗi ngày 1

Tỏi - ngoài làm gia vị cho các món ăn còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Giúp ngừa biến chứng tim mạch

Một trong các biến chứng rất phức tạp của đái tháo đường đó là biến chứng tim mạch. Đái tháo đường có thể gây ra thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, bệnh cơ tim. Chuyện bạn bị tăng huyết áp thì gần như chỉ là nay mai.

Nhưng nay, bạn thực yên tâm vì khả năng phòng biến chứng tim mạch hữu hiệu của nhánh tỏi bé xinh. Đó là một phát hiện gần đây trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry (Hóa học thực phẩm và Nông nghiệp) tại Hoa Kỳ. Các nhà khoa học cho rằng, trong tỏi có chứa các chất có khả năng giúp phòng chống biến chứng tim mạch, nhất là bệnh cơ tim. Bệnh cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

Khi thực nghiệm với các chất dịch chiết tự nhiên từ tỏi, các nhà nghiên cứu thấy rằng, các chất tự nhiên này có khả năng vừa hạ được đường máu lại vừa hạ được huyết áp của bệnh nhân. Hiện nay, các nhà khoa học hiện chưa chỉ điểm được chính xác chất nào nhưng có hơn 20 chất trợ giúp khả năng này. Và những con chuột đái tháo đường thực nghiệm đã giảm được đường máu và giảm được luôn cả huyết áp đo tại động mạch đi ra từ tim. Như vậy, nếu chịu khó dùng tỏi trong bữa ăn, bệnh nhân đái tháo đường có thể được thừa hưởng các tác dụng này.

Tỏi giúp trị giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản là bệnh khá nguy hại cho đường hô hấp vì nó có thể gây ra giãn đường thở, hình thành các túi giãn chứa khí nhưng không có mạch máu trao đổi khí. Bệnh giãn phế quản có thể gây xơ phổi, nhiễm khuẩn phổi và có thể gây suy hô hấp và tử vong. Ấy thế mà tỏi có thể giúp điều trị khỏi cho các bệnh nhân này.

Thành tựu này của tỏi là nhờ vào các hợp chất giàu liên kết lưu huỳnh có mặt trong tỏi. Các hợp chất này có một tính năng tuyệt vời đó là tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và biến chứng cho bệnh nhân giãn phế quản. Đó là vi khuẩn P. aeruginosa.

Nhưng các hợp chất trong tỏi có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn thông thường và cả vi khuẩn này bằng cách phá hỏng lớp màng sinh học trên bề mặt vi khuẩn. Sức mạnh của tỏi giúp kháng sinh đường hô hấp có hiệu lực mạnh tới 90% so với dùng kháng sinh đơn lẻ. Tức là bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh và chống lại nhiễm khuẩn hô hấp tới 90% so với bệnh nhân chỉ uống kháng sinh thông thường.

Vậy nên, các nhà khoa học đã đăng tải công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học Antimicrobial Agents and Chemotherapy (Hóa trị liệu và chất làm thuốc kháng sinh) khuyên nên ăn tỏi hàng ngày nếu bạn bị giãn phế quản. Còn nếu chuẩn bị phát bệnh, nên ăn tỏi sống cùng bữa trong ngày.

Làm tăng sức bền

Sức bền giúp bạn làm việc 4 giờ đồng hồ liền mà không cảm thấy mệt mỏi, sức bền giúp bạn có thể chạy lâu mà không cảm thấy khó thở và chùn chân. Điều lý thú là tỏi có khả năng tăng sức bền của bạn. Các nhà khoa học tại Trường đại học bang Appalachian (Hoa Kỳ) đã tìm ra bằng chứng rằng tỏi giúp làm tăng độ bão hòa ôxy trong máu, giảm áp lực động mạch phổi, những yếu tố giúp làm tăng khả năng chịu đứng với các bài tập sức bền và các dạng vận động gây thiếu ôxy tương đối cho cơ thể.

Thực nghiệm trên chuột cho thấy, tỏi có thể giúp làm giảm tác hại thiếu ôxy trên tuần hoàn phổi giúp phổi hoạt động bình thường để tăng khả năng lấy ôxy trong khí thở. Ngay cả khi chúng ta đang gắng sức hoặc đang bị thiếu ôxy hơn bình thường. Đó là công bố được đăng tải trên tạp chí khoa học Applied Physiology, Nutrition, and Metabolism (Chuyển hóa, Dinh dưỡng và Sinh lý ứng dụng) tại Hoa Kỳ năm 2012.

Như vậy, nếu bạn đang có kế hoạch rèn luyện thể lực, hãy chịu khó ăn tỏi. Muốn tăng khả năng hoạt động thể thao trong các hoạt động như chạy bền, bơi thì hãy dùng tỏi hàng ngày nhé. Tất nhiên, phải ăn tỏi kéo dài và từ lâu trước khi kết quả thu được.

 

Tỏi + gừng: Chữa hiệu quả 10 chứng bệnh

theo Sức khỏe Đời sống | 25/12/2013 11:37

Tỏi, gừng là 2 loại gia vị thông dụng. Ít người biết hai loại gia vị này kết hợp với nhau sẽ trở thành một vị thuốc chữa hiệu quả nhiều thứ bệnh mà lại đơn giản, dễ làm.

1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam): Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.

2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.

3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ mộtl ượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.

4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 - 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.

Mỗi lần uống 3 - 5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.

5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).

6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp: Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 - 2 ngày thay 1 lần.

7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau: Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội…Tỏi 2 củ, gừng tươi  8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.

8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.

9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.

10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.

 

Nhớ đừng ăn tỏi nếu mang 5 loại bệnh sau

theo Nông nghiệp Việt Nam | 23/12/2013 11:10

Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây...

Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).

Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ...

Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…

Song trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.

Nhớ đừng ăn tỏi nếu mang 5 loại bệnh sau
 

Khi giã nát củ tỏi - một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).

Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên).

Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.

Tuy nhiên, tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.

Mặt khác, theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...

Song người ta cũng cho biết, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Bởi vậy những người dưới đây là không nên ăn tỏi:

* Người bị bệnh về mắt: Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

* Với những bệnh nhân viêm gan: Tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

* Người bị bệnh tiêu chảy: Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

* Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

* Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

* Tác hại khi ăn tỏi

- Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.

- Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên

- Không nuốt cả tép tỏi

- Không ăn tỏi khi đói

- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).

- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.

- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút

- Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi

- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

- Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

 

Nếu biết 5 công dụng này của tỏi, bạn sẽ có nhiều dịp áp dụng

theo Kiến thức gia đình | 20/01/2014 13:30

Củ tỏi có rất nhiều công dụng ít người biết đến.

- Chữa đinh nhọt: Mụn nhọt, mụn đinh mới sưng tấy nóng, nhức nhối buốt đau. Lấy mấy củ tỏi (tùy theo mụn to hay mụn nhỏ) và một chút muối với bột giã nhừ nát, cho cá vào bọc vải màn để xát lên mụn nhọt đó. Thỉnh thoảng lại xát, cứ xát độ năm bảy lần mụn sẽ tiêu tan.

- Chữa bí tiểu, sưng phù: Người bệnh bí tiểu, tay chân, mặt, bụng, sưng phù. Lấy ba củ tỏi, hai con ốc nhồi và hai cây lá mã đề. Tất cả đều giã nhừ đắp rốn, độ một lúc đái được nhiều sẽ đỡ sưng phù.

- Chữa tiêu chảy hắc loạn: Người lớn, trẻ con bỗng nhiên bị đi tả như tháo. Lấy hai củ tỏi giã đắp buộc vào gan bàn chân sẽ hạn chế cơn tiêu chảy.

- Chữa hóc xương cá: Lấy một củ tỏi, bóc vỏ, đút nút vào một bên mũi. Nếu xương nhỏ có thể một lúc sẽ khạc ra được.

- Chữa mụn trĩ sưng đau: Lấy cuống tỏi cho vào một cái nồi than hồng đốt cho thành khói, rồi lấy khói đó xôn vào mụn trĩ sẽ đỡ đau hơn.

Nhận biết trứng gà công nghiệp ngâm axit giả làm trứng gà ta

theo Phunuonline | 29/11/2013 13:55

Hiện nay, nhiều người bán hàng vì lợi nhuận đã dùng trứng gà công nghiệp loại nhỏ, ngâm trong axit clohydric làm trắng vỏ để giả trứng gà ta.

Hiện nay, không ít người tiêu dùng phản ảnh mua nhầm trứng gà ta giả. Theo những người nuôi gà đẻ lâu năm, có thể căn cứ vào một số đặc điểm để phát hiện trứng gà công nghiệp được tẩy trắng bằng hóa chất.

Kinh nghiệm chọn mua trứng gà ta

Trứng gà ta giả (trái) có màu trắng phớt hồng và to hơn trứng thật (phải). Ảnh minh họa internet

Những loại trứng dùng làm giả trứng gà ta có thể là trứng gà Ai Cập, một giống gà siêu đẻ, cho trứng khá giống với trứng gà ta cả về màu sắc lẫn kích cỡ. Hoặc, nguy hại hơn, nhiều người dùng trứng gà công nghiệp loại nhỏ, ngâm trong axit clohydric làm trắng vỏ để giả trứng gà ta. Giá trứng gà ta, dù nhỏ hơn nhưng giá thường cao hơn trứng gà công nghiệp từ 500 - 1.500đ/trứng. Người mua phải cảnh giác khi gặp những điểm bán trứng gà ta giá rẻ.

Ông Nguyễn Văn Vị, một người nuôi gà lâu năm ở ấp Đông Hòa, huyện Dĩ An (Bình Dương) phân tích: màu trắng đặc trưng của trứng gà ta có màu phớt hồng, nếu là trứng mới còn có cảm giác trứng có lớp phấn mỏng trên bề mặt, đưa lên soi trước ánh sáng, màu phớt hồng của trứng rõ ràng hơn. Bề mặt trứng nhẵn, bóng, trong khi trứng làm giả có các lỗ khí trên bề mặt lớn hơn. Dù nhỏ nhưng trứng gà ta cầm chắc tay chứ không có cảm giác mỏng manh, xốp như trứng gà công nghiệp được tẩy trắng.

Khi đập trứng ra, vỏ trứng gà tẩy trắng giả trứng gà ta thường giòn do lớp vỏ bị hóa chất bào mòn, lúc đập vỏ bị vỡ vụn, lớp màng dưới lớp vỏ yếu, dễ dàng bị bóc sạch khỏi vỏ. Có những quả trứng khi lắc nhẹ cũng cảm nhận được tiếng chuyển động trong trứng do lòng đỏ và trắng không còn bám vào vỏ.

Lòng trắng và lòng đỏ của trứng làm giả loãng và nhạt màu hơn, trái với màu trong suốt và độ sánh keo của trứng gà ta thật. Với những người nội trợ từng sử dụng trứng gà ta, khi đập trứng vào chén, đưa lên mũi ngửi sẽ thấy mùi tanh đặc trưng của trứng, còn nếu trứng gà nuôi công nghiệp tẩy trắng sẽ có mùi tựa mùi cám công nghiệp trong thức ăn của gà.

Có thể bạn chưa biết: Mắc 5 bệnh sau TUYỆT ĐỐI không ăn trứng gà

Phong - theo Trí Thức Trẻ | 27/04/2014 17:08 

Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Nhiều người thường dùng trứng gà để bồi bổ sức khỏe cho những người đang ốm hoặc vừa khỏi bệnh. Nhưng ít ai biết rằng với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây  trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.

Vì thế, mặc dù trứng gà rất lành và bổ dưỡng, nhưng khi dùng cho các trường hợp sau cần hết sức lưu ý:

1. Người đang cảm sốt:

Bị sốt mà ăn trứng gà thì nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như "thêm dầu vào lửa", bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, khi người đang lên cơn sốt, tuyệt đối không được ăn trứng gà, rất nguy hiểm.

2. Người vừa mới khỏi bệnh:

Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng tươi, luộc vừa chín tới... vì có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella.

3. Người bị tiêu chảy:

Lúc này, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm.

4. Người bị mật có sỏi:

Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa...

5.Trẻ nhỏ dưới một tuổi:

Có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ sáu tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn khi trẻ đã được hơn một tuổi.

Ngoài ra những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng nên kiêng hoặc không ăn quá nhiều trứng gà vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

 

10 cách ăn trứng gà sai, gây hại rất nhiều người mắc

theo Vnmedia | 07/04/2014 07:56

Trứng gà là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.

Trứng gà chưa nấu chín: Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.

10 cách ăn trứng gà sai rất nhiều người mắc

Ăn trứng gà không đúng cách gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa.

Trứng gà luộc chín quá: Trứng gà luộc quá lâu thì trên bề mặt của lòng đỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà tạo ra khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng gà luộc chín kỹ cũng không giữa được vị tươi ngon như khi nấu vừa độ, gây ảnh hưởng đến cảm giá ngon miệng của người thưởng thức.

Ăn trứng gà và đậu tương: Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.

Ăn trứng gà và đường: Trứng gà cho thêm được và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất "tiêu diệt" các axit aminh có lợi chơ cơ thể. Hơn nữa, chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.

Trứng gà và mì chính: Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng cao natri clorua và amoniac có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này. Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hơngr không tốt cho hương vị và độ dinh dưỡng của trướng gà.

Luộc trứng gà với lá chè: Trong lá chè có cả tính kiềm và tính chua, kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng gà và thành khác sẽ kích thích dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.

Trứng gà luộc ngâm vào nước lã: Từ trước đến nay, chúng ta thường có thói ngâm trứng gà luộc vào nước lã để cho dễ bóc vỏ, nhưng các chuyên gia y tế khẳng định rằng đây là cách làm không đảm bảo vệ sinh. Trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, "túi khí" bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.

Ăn trứng gà để qua đêm: Trứng gà luộc chín lòng đào để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn. Nêu ăn phải trứng gà biến chất, vửa giảm giá trị dinh dưỡng, vừa gây hại cho sức khỏe.

Ăn trứng gà với thịt thỏ: Cũng rất hại vì hai thực phẩm này khi ăn cùng nhau sẽ gây ra phản ứng, kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy.

Ăn trứng gà với quả hồng: Ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng gà là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày, ruột cấp tính.

Ngoài ra ăn quá nhiều trứng gà có thể gây ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.

Cách luộc trứng gà

Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu.

Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

 
 

5 thực phẩm thông dụng "tối kỵ" không ăn với trứng gà

theo Vnmedia | 13/03/2014 10:28

Ăn trứng gà thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, là một trong những thực phẩm được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình.Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm... Ngoài ra, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.

Vitamin D là vi chất thiết yếu để con người tiêu thụ canxi và duy trì sức khỏe cho xương. Do vậy, có thể nói trứng cùng các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương.

Mặc khác trứng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho tóc và móng vì trứng rất giàu chất sunfur, các vitamin, khoáng chất. Đối với người hoạt động tri óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.

5 thực phẩm thông dụng "tối kỵ" không ăn với trứng gà

Ảnh minh họa,

Tuy nhiên ăn trứng gà thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Thông thường, trứng gà không thể ăn cùng với đậu tương, đường trắng, thịt thỏ. Nếu ăn cùng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu.

- Không nên ăn trứng gà với đậu tương: Buổi sáng ăn trứng gà, uống một cốc bột đậu tương đã trở thành một thói quen của nhiều người, nhưng thực tế thói quen này là sai lầm. Trong đậu tương có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất... nếu kết hợp với trứng gà sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng này.

- Không nên ăn trứng gà cùng với thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.

- Không nên ăn trứng gà cùng với đường trắng: Một số người có thói quen ăn trứng gà chấm đường. Hai thức ăn này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thế khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.

- Không nên ăn trứng gà với hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g  muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

- Không uống trà ngay sau khi ăn trứng gà: Rất nhiều người ăn xong trứng gà sẽ uống nước trà để bớt bứ nhưng trong lá trà có axit tannic acid, chất này kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu hoá do nhu động ruột giảm.

Ngoài ra, khi ăn trứng gà cần tránh một số điều sau đây:

- Không ăn trứng  gà đã chín để qua đêm: Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.

- Không dùng các loại thuốc chống viêm:Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.

 

Trứng gà ngải cứu: Ai không nên ăn?

theo Sức khỏe Đời sống | 04/03/2014 13:30 

Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn thường xuyên món trứng gà ngải cứu. Đặc biệt, người mang một số bệnh nhất định không nên ăn món này.

Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.

Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...

Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp...

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.

Trứng gà ngải cứu: Ai không nên ăn?

Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tâm, tì, vị, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư...

Trứng gà ngải cứu cũng là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt, càng không nên ăn ngày này qua ngày khác.

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe ;ví dụ như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng. Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.

Bên cạnh đó, phải ăn thêm các loại thực phẩm khác như cá, thịt, trái cây... sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn cách ngày hoặc 7 - 10 ngày là một liệu trình.

 
c

Cách dùng trà linh chi

Ngày đăng : 08:36 04/06/2009 (GMT+7)

Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Tuy nhiên, để trà linh chi thực sự hiệu quả, bạn cần biết cách dùng.

Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Tuy nhiên, để trà linh chi thực sự hiệu quả, bạn cần biết cách dùng.

Tác dụng dược lý của linh chi

Nấm linh chi
Nấm linh chi - Ảnh minh hoạ
Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú: Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxide desmutase để khử độc tính của các gốc superoxide; ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp DNA, RNA và protein.

Qua đó, nâng công năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ; có tác dụng làm giãn phế quản, giảm ho, long đờm, bình suyễn; có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau; làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipit máu; có khả năng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể.

Ứng dụng linh chi trong phòng chống bệnh tật

Linh chi dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các dược liệu khác đã được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn lâm sàng nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và chứng minh tác dụng trị liệu của linh chi đối với các mặt bệnh như:  rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn, hen phế quản, ho ra máu, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan.

Linh chi cũng có tác dụng đối với các bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu, đái tháo đường, các chứng xuất huyết, viêm mũi, viêm da, mụn nhọt, các bệnh ung thư phổi, dạ dày và cổ tử cung, hội chứng suy giảm bạch cầu do dùng hoá chất chống ung thư...

Ngoài ra, linh chi còn được dùng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, đặc biệt đối với người cao tuổi. Với phụ nữ, linh chi được dùng để làm đẹp da, chống các nếp nhăn và các vết sắc tố.

Cách chế trà linh chi

Nói là trà linh chi nhưng thực ra là "dĩ dược đại trà", nghĩa là lấy linh chi đơn thuần hoặc phối hợp với một vài dược liệu khác để hãm uống thay trà nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Trà linh chi có ưu điểm là điều chế đơn giản, sử dụng thuận tiện, không phải đun nấu cầu kỳ như thuốc sắc. Người ta thường chọn mua loại nấm to, lành lặn, dầy dặn và còn nguyên tán.

Sau công đoạn làm sạch, dùng dao thái vụn hoặc thái thành lát mỏng, càng vụn càng mỏng thì càng tốt vì như vậy khi hãm với nước sôi mới chiết xuất được tối đa hoạt chất.

Cuối cùng đem sấy hoặc phơi thật khô rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Cũng có thể dùng máy tán thành dạng mịn như bông, cách này giúp người ta sau khi hãm vừa uống được nước vừa ăn cả bã một cách dễ dàng và tiết kiệm.

Một số loại trà linh chi thông dụng

Trà linh chi hoàng kỳ: linh chi và hoàng kỳ liều lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí ích tỳ, dùng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, rối loạn lipitdmáu, giảm bạch cầu do dùng hoá chất chống ung thư.

Trà linh chi ngân nhĩ: linh chi và ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) liều lượng bằng nhau, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 10 - 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, khi uống cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, an thần ích trí, dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mạn, hen phế quản, suy nhược thần kinh.

Trà linh chi cam thảo: linh chi 120g, cam thảo 100g, hai thứ đem sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích can khí, dưỡng can bổ thận, dùng rất tốt cho những người bị viêm gan mạn tính thể tồn tại, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Trà linh chi nhân sâm: Linh chi 10g, nhân sâm 5g, hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng : bổ ích cường tráng, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị huyết áp cao không nên dùng loại trà này.

Trà linh chi tam thất: linh chi 9g, tam thất 60g, hai thứ đem thái phiến, trộn đều với nhau, mỗi ngày dùng 15g hãm uống với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ huyết hoạt huyết, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho người bị bệnh lý động mạch vành tim, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não do vữa xơ động mạch.

  • ThS. Hoàng Khánh Toàn

Tiểu đường, những điều bạn không thể bỏ qua

 
Thứ sáu, 25/4/2014 | 06:11 GMT+7
 
Không có triệu chứng, nhưng tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt.
 
Khi sớm phát hiện mình bị bệnh tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và duy trì một cuộc sống tốt đẹp bình thường, chỉ cần cẩn thận hơn về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.

Tiểu đường có hai type: type I và type II. Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường do những thay đổi về chất lượng thực phẩm và lối sống. Trẻ em cũng không tránh khỏi căn bệnh đáng sợ này. Di truyền là một nhân tố gây bệnh. Song thực tế, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa ngay cả khi cha mẹ bị bệnh.

Dưới đây là một số sự thật bạn cần biết về bệnh tiểu đường:

1. Không nhiều người biết mình bị tiểu đường ở giai đoạn sớm

Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống di truyền thì hãy đi thử nghiệm máu 2 tháng một lần để kiểm tra. Nếu bạn còn chần chừ không đi khám vì không muốn nghe bác sĩ kết luận mình bị tiểu đường thì hãy nhớ rằng phát hiện sớm còn hơn để quá muộn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ cải thiện chế độ ăn, các bài tập thể dục và thuốc.

Facts You must Know About Diabetes

Phát hiện sớm, bệnh tiểu đường có thể được chữa khỏi nhờ cải thiện chế độ ăn, các bài tập thể dục và thuốc. Ảnh: health.

2. Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt

Thực tế bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.

3. Cẩn thận với những vết thương hở khi bạn bị tiểu đường

Bạn nên thật cẩn thận với những vết thương hở khi mắc bệnh tiểu đường. Những vết thương này cần một thời gian dài mới có thể lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là những vết thương ở chân. Hãy luôn mang dép khi ra ngoài và rửa chân cẩn thận khi bạn đi ra ngoài mà không mang giày.

4. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thì bạn có thể phẫu thuật giảm béo để cải thiện tình trạng bệnh

Phẫu thuật giảm béo là phương pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị béo phì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng cho bản thân. Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết cụ thể phẫu thuật giảm béo có để lại biến chứng hay không.

5. Bệnh tiểu đường tuýp II thường không có triệu chứng

Có thể bạn bị bệnh tiểu đường nhưng khi biết thì đã quá muộn. Ở tuýp I, bạn sẽ thấy rằng mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và dễ bị mệt mỏi. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.

6. Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể tái phát sau khi sinh con

Nếu bạn mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Có rất nhiều cơ hội bệnh tái phát sau khi sinh con, do đó hãy đảm bảo rằng bạn không để bản thân mắc bệnh trở lại. Hãy tập thể dục thường xuyên và chú ý đến sức khỏe ăn uống.

Một chế độ ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát căn bệnh mà còn giúp bạn ngăn chặn nó trong thời gian dài. Do đó hãy tập cho mình thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.

Thi Trân (theo Magforwomen)