www.medinet.hochiminhcity.gov.vn - Phòng chống đau khớp bằng dược thảo
DS. Lê Kim Phụng
Y học cổ truyền đóng vai trò ra sao trong việc chữa đau khớp?
Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gây ra do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp. Thông thường là bệnh cấp tính và cũng có khi bệnh tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính và lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa xương khớp. Dù không khó trị cho lắm nhưng đến nay, làm sao điều trị bệnh viêm dây thần kinh, bệnh về xương khớp cho thật hiệu quả vẫn là câu hỏi mà rất nhiều nhà khoa học và người bệnh quan tâm.
Phép chữa trị theo y học cổ truyền khuyên nên ăn uống phòng bệnh trước khi dùng thuốc. Các chuyên gia khớp còn khuyên không nên ăn nhiều thịt đỏ, giảm bớt chất béo, đường, bột, nên ăn nhiều cá có chứa chất béo omega-3, nhiều rau cải và các loại trái cây có màu sậm. Nếu có dùng thuốc thì nên dùng ngay các loại thảo dược từ thiên nhiên và cách dễ nhất là sắc uống hoặc pha chế như trà, vì các nhóm hoạt chất chiết được từ các thảo dược này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt mà không gây ra tác dụng phụ.
Chọn lựa các loại thảo dược chữa đau khớp như thế nào?
Trong các loại thảo dược, có 4 nhóm cây chứa các hoạt chất tốt cho khớp mà ta nên sử dụng:
- Nhóm cây cỏ có tinh dầu tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt như: lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì…
- Nhóm cây cỏ có chứa saponosid có tác dụng kháng viêm mạnh gồm: cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh…Kết quả các công trình nghiên cứu đã cho thấy các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tương đương corticoid nhưng không gây tác dụng phụ.
- Nhóm cây cỏ có chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường chất keo trong khớp và còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào như: sài đất, kim ngân, các loại rau củ quả có màu sậm như anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm...
- Nhóm vitamin A hoặc beta carotene và vitamin C như: đu đủ, dâu tây, cam chanh quýt, cà chua, khoai lang, cà rốt, tác dụng kháng viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời bổ sung can-xi mỗi ngày.
Sử dụng các thảo dược để chữa đau khớp bằng cách nào?
Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp thường dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Theo các tài liệu ghi nhận chúng không có độc tính và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp. Đó là những loại thảo dược sau:
Cà gai leo (Solanum procumbens)
Cách dùng: dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.
Người dân hay dùng bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: Lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon trong 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Cỏ xước (Achyranthes aspera) còn gọi là ngưu tất nam.
Cách dùng: dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin tác dụng chống viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 10 - 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.
Lá lốt (Piper lolot)
Cách dùng: dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8-12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.
Thổ phục linh (Smilax glabra)
Cách dùng: dùng thân, rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10-12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.
Dây đau xương (Tinospora tomentosa)
Cách dùng: dùng thân dây, 8-12g trong ngày, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.
Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium)
Cách dùng: dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.
Thiên niên kiện (Homalomena aromatica)
Cách dùng: thân rễ có mùi thơm, ngày dùng 10-12g, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp, người già nhức xương, ê ẩm mình mẩy.
Ngũ gia bì (Acanthopanax spinosum),
Cách dùng: dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.
Các bài thuốc nào thường dùng để chữa đau khớp?
- Ngũ gia bì, ngưu tất, mộc qua, tục đoạn, đỗ trọng, thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô, thổ phục linh, mỗi vị 20g, ngâm chung trong 2 lít rượu ngon, mỗi tối uống 30ml.
- Độc hoạt 8g, tang ký sinh 24g, tần cửu 16g, phòng phong 8g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, đương quy 16g, bạch thược 8g, sinh địa 20g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 16g, quế chi 8g, phục linh 16g, đảng sâm 16g, cam thảo 4g, sắc ngày 1 thang uống hoặc ngâm rượu uống, tác dụng bài thuốc là giúp khí huyết lưu thông, bổ can thận, khử phong thấp, giảm đau, chữa thấp khớp mãn tính, đau lưng, các khớp co duỗi khó khăn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các thuốc chữa đau khớp của Y học cổ truyền là gì?
Các vị thuốc này đều có thể mua tại các hiệu thuốc y học cổ truyền nhưng cần thận trọng vì có thể gặp thuốc giả hoặc kém phẩm chất.
Cũng cần chú ý, trong các thuốc giảm đau khớp có người còn dùng đến thịt rắn hổ, cao hổ cốt, rễ ô đầu…nhưng đây là những loại thuốc có độc nên khi dùng phải thật thận trọng và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tóm lại, sử dụng các loại thảo dược chữa đau khớp vừa gần với tự nhiên vừa không có tác dụng phụ. Dùng thảo dược cùng với việc điều chỉnh cách ăn uống và lối sống thì chúng ta ai ai cũng có thể phòng bệnh đau khớp mà không phải tốn công tốn của. Giảm đau xương khớp bằng cây nhà lá vườn
namyangi.com.vn - Ngày đăng: 08/11/2012 - 14:43:40 PMĐang bước vào mùa lạnh. Những ngày này, người nào có sẵn các bệnh xương khớp sẽ rất khổ sở bởi các cơn đau nhức hành hạ. Nếu biết cách dùng thảo dược cùng với việc điều chỉnh cách ăn uống và lối sống, chúng ta có thể phòng bệnh đau khớp hoặc giảm đau nhức mà không phải tốn kém nhiều.
Lá lốt ăn như rau có thể giúp giảm đau gân cốt, chữa tê thấp, đau lưng. Ảnh: Hồng Thái
Phòng bệnh bằng ăn uống
Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Tuỳ theo nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp. Thông thường là bệnh cấp tính và cũng có khi tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp.
Y học cổ truyền khuyên nên ăn uống phòng bệnh trước khi dùng thuốc. Còn theo các chuyên gia khớp thì không nên ăn nhiều thịt đỏ, giảm chất béo, đường, bột, ăn nhiều cá chứa chất béo omega-3, nhiều rau cải và trái cây có màu sậm. Nếu có dùng thuốc thì nên dùng ngay các loại thảo dược thiên nhiên và cách dễ nhất là sắc uống hoặc pha chế như trà, vì các nhóm hoạt chất chiết được từ các thảo dược này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt mà không gây tác dụng phụ.
Nếu phải dùng thuốc, ưu tiên thảo dược
Trong các loại thảo dược, có bốn nhóm cây cỏ chứa các hoạt chất tốt cho khớp:
Nhóm có tinh dầu tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt: lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì…
Nhóm chứa saponosid tác dụng kháng viêm mạnh: cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh… Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tương đương corticoid mà không gây tác dụng phụ.
Nhóm chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường chất keo trong khớp và chống oxy hoá tế bào: sài đất, kim ngân, rau củ quả có màu sậm như anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm...
Nhóm vitamin A hoặc beta carotene và vitamin C như: đu đủ, dâu tây, cam chanh quýt, cà chua, khoai lang, càrốt, tác dụng kháng viêm và tăng đề kháng cho cơ thể, đồng thời bổ sung canxi.
Các vị thuốc trên đều có thể mua tại các hiệu thuốc y học cổ truyền. Cũng cần chú ý, trong các thuốc giảm đau khớp có người còn dùng đến thịt rắn hổ, cao hổ cốt, rễ ô đầu… nhưng đây là những loại thuốc có độc nên phải thật thận trọng và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thuốc hay quanh nhà
Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp thường dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng:
Cà gai leo (Solanum procumbens): dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày dùng 10 – 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.
Dân gian có bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon từ 7 – 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml. |
Cỏ xước (Achyranthes aspera): còn gọi là ngưu tất nam, dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin chống viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 10 – 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.
Lá lốt (Piper lolot): dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 – 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.
Thổ phục linh (Smilax glabra): dùng thân, rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 – 12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.
Dây đau xương (Tinospora tomentosa): dùng thân dây, 8 – 12g trong ngày, sắc uống chữa tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.
Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium): dùng quả chín vàng khô, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.
Thiên niên kiện (Homalomena aromatica): thân rễ có mùi thơm, ngày dùng 10 – 12g, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp, người già nhức xương, ê ẩm mình mẩy.
Ngũ gia bì (Acanthopanax spinosum): dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.
DS LÊ KIM PHỤNG
NGUYÊN GIẢNG VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN,
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM.
Theo SGTT
6 bài thuốc dân gian chữa đau khớp hiệu quả
Đăng bởi: Tuvan24 |
Trong y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý, tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gây ra do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp. Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp dễ tìm, rẻ tiền, dễ sử dụng và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp.
1. Cà gai leo: Dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20g sắc uống chữa được phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.
2. Cỏ xước: Dùng cả cây và rễ (có chứa nhiều saponin có tác dụng chống viêm rất tốt), mỗi ngày dùng 10 - 16g ở dạng nước sắc, uống chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.
3. Lá lốt: Dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 - 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.
4. Thổ phục linh: Dùng thân rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 - 12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.
5. Ké đầu ngựa: Dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.
6. Ngũ gia bì: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.
www.viemdaitrang.net
Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang.
Tên khoa học Smilax glabra Rõb.
Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Thổ phục linhlà thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều cây thuộc chi milã, trong đó có cây Smilax glabra.
A. Mô tả cây
Thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.
C.Thành phần hoá học
Theo Trung quốc thổ nông dược chí thì trong thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa.
D. Công dụng và liều dùng
Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y
Theo tài liệu cổ đông y thì Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, và hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.
Hiện nay Thổ phục linh là một vị thuốc: Được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.
Liều dùng hằng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Có khi dùng với liều cao hơn.
Bài thuốc kinh nghiệm có Thổ phục linh
Hạ khô thảo nam 80-120g, Thổ phục linh 40-80g. Cả hai vị thuốc sắc với nước trong 3 giờ còn khoảng 300ml chia làm 3-4 lần trong ngày.
Tác dụng chữa bệnh của Thổ Phục Linh
thienlongduong.vietnamnay.com - 18:01 27/12/2012
Thổ phục linh là cây mọc hoàng, thấy nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanma. Ở Việt Nam, thường gặp ở các vùng đồi núi, rừng thưa, thung lũng, từ các tỉnh vùng miền núi Tây Bắc, dọc Trường Sơn, cho đến các tỉnh miền Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Bình Thuận). Cây phát triển tốt ở vùng đất đỏ Tây Nguyên. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu. Đào thân rễ về, cắt bỏ rễ con và gai, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Có thể ủ mềm, thái lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để làm vị thuốc Thổ phục linh - Tufuling (Rhizoma Smilacis Glabrae).
Thổ phục linh có tên khoa học Smilax glabra Roxb., thuộc họ Kim Cang (Smilacaceae). Còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Khúc khắc, Kim cang, Dây chắt, dây khum, cậm cù, khau đâu (Tày), Mọt hoi đòi (Dao), tơ pớt (Kho),...
Cây sống lâu năm, dây leo dài 4 - 5m (Có khi dài tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, dài 5 - 12cm, rộng 1 - 5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm, gân lá chính có 3 cái hình cung và nhiều gân con. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20 - 30 hoa. Hoa nhỏ, màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gân như 3 cạnh, có 3 hạt; quả chín có màu tím đen.
Cây ra hoa tháng 5 - 7, có quả tháng 8 - 12.
Theo sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh, thổ phục linh (củ Khúc Khắc) có vị ngọt nhạt, tính không độc, tác dụng làm cứng gân, mạnh dạ dày, trị giang mai, và phong thấp.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông viết về cây Thổ phục linh trong sách "Lĩnh Nam bản thảo" như sau:
"Thổ phục linh là củ khúc khắc
Ngọt nhạt, tính bình, chữa đắc lực
Mạnh gân, khỏe vị, thu miệng ghẻ
Đuổi phong, trừ thấp, rất có sức."
Người Trung Quốc sử dụng thổ phục linh từ rất lâu đời. Sách Trung Quốc thường dụng Trung thảo dược thái sắc đổ phổ viết: "Thổ phục linh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi quan tiết, trừ thấp. Dùng cho các chứng: Mụn nhọt, rôm sẩy, nhiệt độc sưng lở, chứng thấp chẩn (Da nổi những hột lấm tấm đỏ, rát, ngứa do nóng ẩm gây ra), chứng xích bạch đới, chứng lâm trọc (Đi tiểu đục, đường tiểu sưng đau), chứng cước khí (bàn chân phù nề, đau nhức), chứng gân cốt co rút, nhức mỏi, đau tê; các quan tiết và các khớp không co duỗi được; ngoài ra còn dùng chữa giang mai, nhiễm độc thủy ngân, khinh phấn..."
Ngày nay người ta phân tích thấy trong lá và ngọn non của thổ phục linh có chứa: Nước 83,3%, protein 2,4%, glucid 8,9%, Chất xơ 2,2%, tro 1,2%, caroten 1,6mg%, vitamin C 18mg%, Stigmasterol, smilax saponin, tigogenin.
Thổ phục linh thường được dùng để chữa tiêu hóa không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang, phong thấp, viêm khớp, chấn thương do té ngã, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm da có mủ, giang mai, vẩy nến, tổ đỉa, lao hạch, giải độc cơ thể, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi. Liều dùng 15 - 20g dạng thuốc sắc cao thuốc hoặc hoàn tán. Không dùng nước trà (nước chè) để uống thổ phục linh.
Trong tất cả các loại thảo dược dùng để khử độc thanh nhiệt, trừ thấp (tiêu viêm), thổ phục linh được coi là Tướng quân trừ độc. Chỉ với việc người ta dùng nó trị bệnh giang mai thời trước cũng nói lên công dụng mạnh mẽ của nó rồi. Tuy ngày nay có nhiều tân dược đặc trị nhưng có nơi người ta vẫn dùng thổ phục linh trong bài thuốc Quy linh cao để chữa bệnh giang mai. Bài thuốc này còn dùng để trừ thấp độc, làm sạch máu, chữa bệnh khó trị ngoài da.
Người ta còn chế Phục linh cao để trị thấp độc ngoài da, nhọt độc, lác, ghẻ lở...gồm có các vị:Thổ phục linh 2kg, mao căn (rễ tranh) 600g, sinh địa hoàng 200g.
Cách chế biến như sau: Cho tất cả thuốc đã xắt lát mỏng hoặc giã nát vào một cái nồi đất lớn, đổ nhiều nước, chụm lửa to, nấu liên tục 8 - 9 giờ, sau đó lọc lấy nước thuốc, bỏ bã. Đổ nước thuốc vào một cái nồi khác, dùng lửa nhỏ cô lại thành cao. Liều dùng: 6 - 8 thìa canh pha nước sôi để uống, chia làm 2 lần sáng và chiều, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Phục linh cao còn chữa phong thấp đau nhức tay chân, dị ứng, đại tiện bị rối loạn do uống thuốc bổ quá nhiều (đi tiểu nhiều lần, phân thối, hơi thở có mùi hôi khó chịu, không ngủ được).
MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ DÙNG THỔ PHỤC LINH:
Trị viêm mủ da: Thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 15g, cam thảo 15g, sắc với 500ml nước còn 200ml, uống một lần vào lúc 9 - 10 giờ sáng.
Trị phong thấp, gân cốt đau tê: Thổ phục linh 20g, thiên niên kiện 8g, tang chi 10g, lá lốt 8g, cốt toái bổ 10g, hà thủ ô 12g, đinh lăng 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 6g. Sắc với 750ml nước còn lại 250ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị các bệnh ngoài da do thấp nhiệt: Thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 12g, sài đất 12g, ké đầu ngựa 12g, nhân trần 16g, cam thảo nam 12g, rễ tranh 12g. Sắc với 750ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Người ta còn dùng vị Tướng quân trừ độc này làm thực phẩm trong các món ăn trị bệnh như:
Thổ phục linh hầm thịt heo:
Thành phần: Thịt heo nạc 160g rửa sạch, xắt thành những thỏi như ngón tay. Thổ phục linh 80g, sinh địa 20g, trần bì 1 miếng nhỏ, tất cả rửa sạch.
Cách làm: Nấu 1/2 lít nước trong nồi đất cho sôi, đổ các thứ trên vào, đậy kín. Hầm khoảng 2 giờ, nêm thêm chút muối vừa ăn rồi nấu sôi lần nữa là được.
Công dụng: Món này dùng nóng, có tác dụng bổ dưỡng lại tiêu độc rất tốt. Có khi người ta dùng thêm mai rùa hoặc da heo để tăng cường tác dụng của món ăn. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư hàn không dùng được.
Thổ phục linh, hạt sen, long nhãn:
Hạt sen 50g ngâm nước khoảng 30 phút, luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo. Thổ phục linh 8g, long nhãn nhục 12g, củ sen 50g, tàu hũ ky 100g (hoặc tim heo). Cho tất cả vào một cái thố, đổ nước ngập quá mặt khoảng 3cm, đậy nắp rồi chưng cách thủy độ 2 giờ, nêm thêm ít muối rồi chưng thêm 10 phút là được.
Công dụng: Món ăn này dùng nóng, rất tốt cho những người bị suy tim, mất ngủ, hồi hộp, lo âu, ngủ hay gặp ác mộng.
Chú ý phân biệt: Cây thổ phục linh với các cây khác trong họ Kim cang (Smilacaceae) như cây khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth Maxim) hoặc các laoij cây kim cang khác như: Kim cang lá quế, kim cang lá mỏng, kim cang lá thuôn, kim cang lá xoan, kim cang lá bắc, kim cang Trung Quốc, Kim cang Campuchia... cũng được dùng thay thế thổ phục linh nhưng tác dụng kém hơn.
Lương y Đinh Công Bảy.
Lưu ý: Nội dung chỉ là bài viết để quý vị tham khảo, tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn, để biết tình trạng cụ thể quý vị cần sự tư vấn từ thầy thuốc, cũng như thăm khám lâm sàng của bác sỹ đông y, lương y để trực tiếp kê đơn cho quý vị.
Đăng nhận xét