Cô Irene Myangoh cho rằng, hiệu làm tóc đã nối cho mình những lọn tóc người chết cho cô khiến trứng trên tóc phát triển thành giòi và tấn công não bộ của cô.
Cô Irene Myangoh - trợ lý cho một văn phòng luật tại Nairobi cho biết đã nối tóc lọn xoăn tại một cửa tiệm làm đầu ở Kenyatta Avenue.
Tóc phát triển thành giòi và tấn công não bộ. |
Tuy nhiên, sau hai tuần cô bị đau đầu dữ dội và không thể ngủ vào ban đêm. Dù đã sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng những triệu chứng không thuyên giảm.
Tuyệt vọng và hoảng sợ, cô Irene tới viện làm xét nghiệm máu, chụp não và làm điện não đồ nhưng các xét nghiệm đều không giúp phát hiện ra nguồn bệnh. Chỉ đến khi bác sĩ quyết định kiểm tra da đầu, dưới những lọn tóc vừa nối và phát hiện não bộ cô Irene đang bị giòi xâm nhập.
Các bác sĩ nghi ngờ rằng, số tóc nối đó bị lấy từ cơ thể người chết và những con giòi được phát triển từ ổ trứng nằm trên những lọn tóc nối. Để chữa dứt điểm căn bệnh đau đầu do giòi gây ra, cô Irene đã phải cạo trọc đầu và điều trị kháng sinh trong vòng 2 tuần.
Cô Irene Myangoh cho rằng, hiệu làm tóc đã nối cho mình những lọn tóc người chết cho cô khiến trứng trên tóc phát triển thành giòi và tấn công não bộ của cô.
Người quản lý tiệm làm tóc nơi cô Irene nối tóc đã rất sốc khi biết thông tin này. Người này cho biết số tóc nối được nhập về từ Anh, Mỹ và Ấn Độ và họ đã bán được 150 lọn tóc mà chưa nghe bất cứ lời phàn nàn nào. Người quản lý khẳng định sẽ bồi thường cho cô Irene sau khi làm việc rõ với nhà cung cấp tóc.
Tiến sỹ CK Musau - bác sỹ phẫu thuật tại bệnh viện Nairbobi cho biết, ông đã điều trị hơn mười trường hợp tương tự trong vòng 6 tháng.Theo ông, người Kenyans có thể bán bất cứ thứ gì họ có, kể cả những bộ phận của người chết.
Trước đó, một cô gái 16 tuổi ở Buruburu đã qua đời vì đau đầu. Người ta tìm thấy trứng nhện trên những lọn tóc nối của cô. Dù sau đó các bác sĩ phát hiện nóc độc của nhện trong máu nạn nhân nhưng không kịp cứu sống cô.
Theo Tiền Phong
-----
http://dinhduong.com.vn - 29/06/2013 - 08:47 AM
Ngày 27/6, BV Nhi Đồng 1 TPHCM cho biết, bệnh viện này đang điều trị cho bé gái H.U.N. (năm tháng tuổi, ngụ tỉnh Đăk Lăk) bị giòi ăn mất ống tai, tuyến mang tai.
Theo lời người nhà bệnh nhi, ngay từ khi sinh ra, tai của bé N. có một lỗ nhỏ hay bị sưng tấy. Lỗ nhỏ này cũng thường chảy mủ. Gia đình đã đưa bệnh nhi đến hai bệnh viện địa phương và được chẩn đoán là biến chứng của bệnh rò luân nhĩ. Thế nhưng, sau nhiều ngày điều trị, bệnh của N. vẫn không thuyên giảm nên gia đình đưa bệnh nhân lên TP.HCM điều trị.
Tổn thương tai do giòi ăn
Mẫu bệnh phẩm là ổ giòi được lấy ra từ trong tai bệnh nhi
Tại BV Nhi Đồng 1, các bác sĩ soi và phát hiện vùng tai đã hình thành ổ áp-xe và có rất nhiều giòi. Bệnh nhi được bơm oxy già để rửa tai và các bác sĩ mất một giờ để gắp ra khoảng 50 con giòi. Sau đó, các bác sĩ thăm khám và phát hiện, giòi đã ăn len lỏi khắp nơi bên trong tai và ăn mất ống tai, tuyến mang tai; vành tai bị hoại tử lởm chởm. Hiện sức nghe của bệnh nhi giảm 20-40% so với người bình thường.
Nguồn: Phụ nữ TPHCM
Giòi ăn thịt người bò lúc nhúc trong bụng
28/07/2013 06:25
28/07/2013 06:25
(VTC News) - Sau chuyến đi từ thiện ở châu Phi, một người phụ nữ Anh đã vô cùng kinh hãi khi phát hiện giòi ăn thịt người bò lúc nhúc trong bụng mình.
Catherin Stewart, 28 tuổi sống ở Livepool đã tới The Gambia để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ của tổ chức từ thiện nơi cô đang làm việc đối với những người dân Châu Phi.
Các bác sĩ tiến hành loại bỏ giòi trên bụng Catherin ra ngoài |
Catherin kể lại rằng, sau khi kết thúc chuyến đi trở về nhà, cô phát hiện trên cơ thể xuất hiện một số vết cắn hình tròn. Khi đó cô nghĩ đó là những vết côn trùng cắn nên cũng không để ý.
Tuy nhiên, vài ngày sau khi những vết ở trên bụng bắt đầu chuyển sang màu vàng, Catherin thử nặn một số nốt. Khi nặn cô cảm thấy giống như có thứ gì đó sắp ra ngoài nhưng sau đó lại tự co vào.
Ngay sau đó Catherin đã nhờ chồng là Paul dùng kẹp gắp thử kéo thứ gì đó bên dưới những vết cắn trên bụng cô ra. Cô và chồng bình đã vô cùng hoảng sợ khi Paul kéo ra từ vết cắn 1 con giòi vẫn sống và bò lúc nhúc.
Giòi sống bò lúc nhúc được gắp ra khỏi cơ thể Catherin. |
Khi được đưa tới Khoa Y Của Đại Học Liverpool Royal, thuộc Trung Tâm Y Tế Nhiệt Đới kiểm tra, các bác sĩ cho biết Catherin đã bị nhiễm một loại ấu trùng ăn thịt người từ ruồi Tumbu. Họ đã giúp cô loại bỏ thêm 6 con giòi dưới da bụng.
Ruồi Tumbu thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đời, khi ấu trùng của loài ruồi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra bệnh giòi ruồi.
Ruồi Tumbu cái thường đẻ trứng vào quần áo hay khăn tắm ẩm ướt. Sau đó, trứng ruồi sẽ tiếp xúc và xâm nhập vào da người để sống ký sinh.
Khi phát triển, ấu trùng cần ngoi ra ngoài để hô hấp |
Sau khi trứng này phát triển thành ấu trùng thì chúng cần nhoi ra bên ngoài ra để thở. Trong lúc này, người nhiễm ấu trúng này sẽ thường xuyên bị đau ở những vùng ấu trùng cư chú.
Nhiều người bệnh thường cố gắng nặn những vết nổi trên da để đấy ấu trùng ra ngoài. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến ấu trùng bị đứt đôi sau đó chết thối dưới da gây nhiễm trùng.
Biện pháp tốt nhất các bác sĩ khuyên những người nhiễm ấu trùng này là xoa lên bề mặt da khu vục ấu trùng cư chú một lớp kem Vaseline để ngăn nguồn oxy cho các ấu trùng.
Ngoài ra các bác sĩ còn lưu ý rằng đối với những người ở khu vực nhiệt đới nên sấy khô quần áo hoặc thường xuyên là ủi quần áo để tránh bị nhiễm khuẩn vì nhiệt độ cao sẽ giết chết những ấu trùng này.
Sau khi được bác sĩ Winslow trực tiếp kiểm tra và loại bỏ giòi, Catherin đã được xuất viện. Tuy nhiên trong suốt thời gian ở nhà 1 tuần cô phải liên tục kiểm tra toàn bộ cơ thể vào mỗi buổi sáng để tránh bị sót ấu trùng trên da. Thật may mắn, toàn bộ giòi trên cơ thể cô gái này đã được loại bỏ.
Kim Ngân
Xót xa người bị giòi ăn mất nửa mặt
24/08/2013 11:29
24/08/2013 11:29
(VTC News) - Chỉ vì một vết thương nhỏ khi trượt chân trong bồn tắm, một nữ tình nguyện viên người Scotland đã bị giòi ăn thịt người ăn mất hẳn một nửa mặt bên trái.
Bà Jou Japp, 54 tuổi kể lại rằng khoảng 5 năm trước bà bị một vết thương nhỏ trên mặt ở phía má trái do bà trượt chân khi bước ra khỏi bồn tắm để trả lời điện thoại.
Với khuôn mặt kinh dị này bà Jou sống cũng như đã chết |
Sau đó, vết thương đã bị nhiễm vi khuẩn hoại tử lan rộng vô cùng nhanh chóng. Các bác sĩ phẫu thuật đã phải cắt bỏ nhiều phần trên mặt bà Jou để tránh vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan nội tạng gây nguy hiểm tới tính mạng của bà.
Suốt một khoảng thời gian dài kể từ khi phải mất nửa mặt để được sống, bà Jou tưởng như mình là người đã qua đời vì sau khi mất đi nửa mặt bà không thể ra ngoài với khuôn mặt như trong phim kinh dị của mình.
Mặc dù người phụ nữ này đã phải trải qua hơn 30 ca phẫu thuật tái tạo khuôn mặt nhưng tất cả đều không thành công. Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho biết họ không còn cách nào để tái tạo lại khuôn mặt cho bà Jou nữa vì họ đã thử tất cả mọi cách.
Công nghệ mặt giả dần giúp bà Jou quay trở lại cuộc sống bình thường |
Tuy nhiên, bà Jou rất may mắn khi các bác sĩ của Bệnh viện Ninewells, đã phát minh ra công nghệ tạo mặt giả để có thể giúp cho khuôn mặt của người phụ nữ đáng thương này trở nên bình thường hơn.
Hiện tại, công nghệ tạo mặt giả đã giúp bà Jou bớt đi được phần nào mặc cảm do khuôn mặt kỳ dị của mình.
Bà Joy hi vọng bà có thể sống một cuộc sống bình thường với mặt nạ y như thật này sau suốt 5 năm bà phải sống chung với nỗi đau về tinh thần và thể chất.
Kim Ngân
3 năm sống với cái chân lúc nhúc giòi
08/03/2013 06:42
08/03/2013 06:42
Cháu Dùa được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối, xung quanh có viêm xương đùi và hình ảnh xương chết.
Vết thương trước khi được xử lý với lúc nhúc giòi và lổn nhổn thuốc nam |
Bị ngã rạn xương trong khi đang chơi đùa, do không được chữa chạy đúng cách, cô bé 9 tuổi, dân tộc Mông, đã phải chung sống với một bên chân hoại tử trong suốt 3 năm trời. Đến lúc được đưa đến bệnh viện cứu chữa, khuỷu đầu gối chân trái đã hoại tử nặng, mưng mủ và lúc nhúc giòi.
Bệnh nhân đặc biệt này là cháu Hảng Thị Dùa, 9 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Nam Khắc (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái). Cháu Dùa được đưa đến bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối, xung quanh có viêm xương đùi và hình ảnh xương chết.
Theo chị Lê Thị Thúy Vinh (người đưa cháu bé về Hà Nội chữa bệnh và chăm sóc bé trong nhiều ngày qua), mới đây, trong một lần các thành viên thuộc Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam đến địa phương nơi gia đình bé Dùa sinh sống đã tình cờ biết được bệnh tình cháu bé.
Qua phiên dịch, các thành viên trong đoàn được biết, cách đây 3 năm, lúc bé Dùa 6 tuổi chẳng may ngã nên bị rạn xương. Cháu đã được đưa đến bệnh viện huyện xử lý.
"Dù phát hiện chân con bị thối rữa mưng mủ nhưng vì nhà nghèo không có điều kiện cho con đi chữa bệnh nên bố mẹ bé Dùa chỉ lấy thuốc nam đắp trực tiếp lên vết thương và buộc lại bằng một chiếc giẻ. Cũng từ đó, chân bé Dùa chẳng những không khỏi mà ngày càng hoại tử sâu hơn khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, gây gây sốt, người bốc mùi hôi do chiếc chân hoại tử"- chị Vinh kể.
Cũng theo chị Vinh, sau khi biết bệnh tình cháu bé, các thành viên trong đoàn đã xin gia đình và trưởng bản đưa cháu về Hà Nội chữa bệnh. Được gia đình đồng ý, ngay sáng hôm sau, cháu bé đã được đưa về Hà Nội đến thẳng bệnh viện Việt Đức điều trị.
Bé Dùa được thăm khám và chăm sóc tại bệnh viện Việt Đức. Ảnh: NLĐ |
Vì bé Dùa và gia đình không nói được tiếng Kinh nên trưởng bản và một người anh họ đã cùng đưa cháu bé về Hà Nội, đồng thời là người phiên dịch của cháu trong thời gian chữa bệnh.
Hiện chi phí điều trị cho bé Dùa được chị Vinh và các thành viên trong đoàn kêu gọi để giúp đỡ. "Tuy nhiên, để có tiền lo liệu các chi phí sinh hoạt cho 2 người đi cùng và làm phiên dịch cho cháu Dùa, bố mẹ cháu đã phải bán đi một mảnh ruộng để lấy 5 triệu đồng lo chi phí ăn ở, đi lại"- chị Vinh cho hay.
Bác sĩ Phan Bá Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức) cho biết: cách đây hơn 1 tuần, bé Dùa đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy xương chết và nạo tổ chức viêm để "cứu sống" chiếc chân trái.
Theo bác sĩ Hải, đến chiều 6-3, sức khỏe bé Dùa đã dần ổn định và có thể sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới. Tuy nhiên, do xương viêm xương chết quá nhiều khiến chân bé Dùa rất khó khăn trong co duỗi, đi lại. Do đó, khoảng 3-6 tháng tới cháu còn phải trải qua một đợt phẫu thuật can thiệp gối nữa mới hy vọng cải thiện được tình trạng vận động khớp gối cho cháu bé.
Với tình trạng hiện nay, sau khi phẫu thuật, cháu Hảng Thị Dùa chỉ có thể đi lại ở những nơi có địa hình bằng phẳng, không thể trèo đèo, lội suối trong khi nơi cháu sinh sống, đi lại chủ yếu là đường đồi núi.
Theo VNN
Các vết muỗi cắn trên da họ bắt đầu phát triển thành mụn mủ rỉ nước, đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế để loại bỏ những con giòi sống bên trong vết thương.
Cơn ác mộng đối với mọi du khách đã trở thành sự thực với một cặp đôi người Australia khi đi nghỉ dưỡng ở Nam Mỹ: Những con giòi ăn thịt bắt đầu làm tổ dưới da họ.
Báo New Zealand Herald đưa tin, Bryan Williams và Ally Vaag đang chu du vùng lòng chảo Amazon thì bị muỗi đốt. Tuy nhiên, vào thời gian họ đặt chân tới Bolivia, các vết muỗi cắn trên da họ bắt đầu phát triển thành mụn mủ rỉ nước, đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế để loại bỏ những con giòi sống bên trong vết thương.
Ấu trùng của ruồi trâu xâm nhập vào da người sống ký sinh thông qua vết thương do côn trùng đốt. Ảnh: Health News. |
Những con giòi gây hại trên được xác định là ấu trùng của loài ruồi trâu Dermatobia hominis, sống chủ yếu Trung và Nam Mỹ, theo Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Đại học Florida (Mỹ). Bất chấp khả năng làm trầm trọng hóa vết thương, những sinh vật này dễ bị tiêu diệt hoặc loại bỏ.
Vòng đời của ruồi trâu Dermatobia hominis khá dị thường. Con cái bám vào một côn trùng hút máu, thường là muỗi hoặc rệp, và đẻ trứng lên cơ thể của động vật trung gian này trước khi bỏ đi.
Khi muỗi hoặc rệp cắn người hoặc động vật có vú, máu nóng khác, trứng của ruồi trâu sẽ phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ và nở thành những ấu trùng tí hon (giòi), xâm nhập vào da của vật chủ thông qua vết thương do côn trùng cắn.
Khi muỗi hoặc rệp cắn người hoặc động vật có vú, máu nóng khác, trứng của ruồi trâu sẽ phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ và nở thành những ấu trùng tí hon (giòi), xâm nhập vào da của vật chủ thông qua vết thương do côn trùng cắn.
Mặc dù bọn giòi ăn mủ bên trong da, nhưng chúng vẫn cần phải thở thông qua những lỗ chân lông nhỏ trên bề mặt da. Chỗ chúng làm tổ dưới da sẽ sưng tấy, tiết ra mủ và dịch gây đau nhức.
Sau khoảng 8 tuần, các ấu trùng trưởng thành sẽ rời bỏ vết thương để xuống đất, nơi chúng phát triển thành ruồi trâu có cánh.
Cho đến nay, người ta chưa phát hiện ruồi trâu làm lây lan bất kỳ dạng nhiễm trùng nào. Trong thực tế, có thể dễ dàng loại bỏ sinh vật gây hại bằng nhiều cách, chẳng hạn như chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm phủ kín vết thương để làm ngạt thở các con giòi, sau đó dùng nhíp gắp chúng ra.
Tiến sĩ Marc Shaw thuộc Trung tâm Tiêm chủng và Sức khỏe khách du lịch quốc tế của New Zealand cho biết, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm trùng ruồi trâu là tránh bị muỗi đốt: luôn mặc áo, quần dài tay; dùng thuốc diệt côn trùng để khiến lũ ruồi trâu phải tránh xa.
Theo Kiến thức
Đăng nhận xét