http://m.baophapluat.vn/song-khoe/bai-thuoc-tu-che-vinh-biet-benh-xoang-khong-ton-tien-127309.html Cập nhật lúc 10:49 24/12/2012 (GMT+7)
Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian. Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mà không tốn một đồng tiền...
Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
|
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang |
Bài thuốc quý của đại ngàn
Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
|
Cây giao |
Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang. Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.
|
Thủy Trúc baophapluat.vnCập nhật lúc 09:50 20/02/2012 (GMT+7)
Chẳng cần tốn một đồng tiền, bà lão Hà Thị Lỵ (69 tuổi, ngụ xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) từ hàng chục năm nay đã chữa khỏi bệnh viêm xoang cho nhiều người chỉ bằng bảy loài cây cỏ dại. “Lang y chân đất” này cho biết có thể không cần lặn lội đến nơi thăm khám bệnh, cũng có thể tự chế bài thuốc chữa viêm xoang với những công thức đơn giản dưới đây.
Chẳng cần tốn một đồng tiền, bà lão Hà Thị Lỵ (69 tuổi, ngụ xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) từ hàng chục năm nay đã chữa khỏi bệnh viêm xoang cho nhiều người chỉ bằng bảy loài cây cỏ dại. “Lang y chân đất” này cho biết có thể không cần lặn lội đến nơi thăm khám bệnh, cũng có thể tự chế bài thuốc chữa viêm xoang với những công thức đơn giản dưới đây.
|
Bà Hà Thị Lỵ |
Bài thuốc dân gian
Điều đặc biệt rằng bà Lỵ không tự nhận mình là “thần y” hay “lang y”, chưa từng đọc một quyển sách về y dược, chưa từng một lần qua đào tạo chữa bệnh. Bí quyết của bà chỉ là công thức chữa bệnh viêm xoang được mẹ truyền lại từ cả nửa thế kỷ trước đây và “bao đời nay các cụ đã dùng có hiệu quả, nay con cháu cứ thế mà làm theo” như lời bà mộc mạc.
Theo bà lão này, trước hết muốn trị được viêm xoang phải biết được các nguyên nhân phát bệnh. Chẳng hạn như mũi bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang ứ lại, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển. Có thể do cơ địa từng người bị dị ứng với phấn hoa, hóa chất, hoặc đang bị di ứng về mũi. Hay các nguyên nhân khác như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài; do mất vệ sinh răng miệng; người mắc bệnh hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, giãn phế quản, dùng chất kháng sinh nhưng bị vi khuẩn kháng lại; do môi trường khói, bụi không trong sạch… đều là những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang.
Nửa thế kỷ tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân cùng mắc bênh này khiến bà có thể dễ dàng tổng kết các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang như sau: Đầu tiên là đau nhức vùng má, nhức vùng gáy, nhức giữa hai lông mày, hai mắt vào khoảng 10 giờ sáng. Thứ hai là chảy dịch, thường chảy qua mũi và họng; có hiện tượng dịch loãng và dịch đặc, dịch màu xanh và dịch màu trắng đục hay màu vàng có mùi hôi. Thứ 3 là nghẹt một bên hay cả hai bên mũi; mũi ngứa khó chịu. Thứ 4 là điếc mùi, đây là giai đoạn nặng, phù nhiều, mùi không thể len lỏi vào khứu giác; nếu không chữa được thì sẽ ăn lên mũi, xuống cổ.
Công thức đơn giản
Bài thuốc chữa viêm xoang của bà rất đơn giản: Chỉ với 7 cây cỏ dại. Bà lão không biết gọi tên những cây thuốc ấy bằng tiếng phổ thông hay tên khoa học của chúng mà liệt kê ra những cái tên người dân địa phương vẫn gọi dân dã: 1. Cây cứt lợn; 2. Cây chà là; 3. Cây hang đẻo; 4. Cây mạy đúc phi; 5. Cây càng cật; 6. Cây khẩu mẩu; 7. Cây giàng giàng đen đặc trị vùng ngứa (là loại cây thấp hơn, cứng hơn cây giàng giàng bình thường). Những cây này khi lấy về cần được thái nhỏ, phơi khô trong hai tuần nắng.
Những cây thuốc trên sau khi cho vào đun sôi khoảng bốn tiếng đồng hồ mới bắc xuống. Người bệnh trước tiên phải múc một bát thuốc để uống, sau đó mới xông. Trong khi xông cần lấy khăn trùm lên đầu để thuốc có thể lan tỏa khắp vùng xoang, tạo điều kiện làm thông mũi, diệt xoang và làm tan dịch nhầy. Kết thúc giai đoạn xông xoang, cần lấy nước ấm khoảng 35 độ, thái mấy lát tỏi bỏ vào, hòa thêm một ít muối, lấy nước này rửa vùng mũi và vùng mặt để khử trùng.
Đó mới chỉ là bài thuốc chính. Để trị bệnh viêm xoang hiệu quả hơn thì người ta cần “chế” thêm một bài thuốc phụ. Bài thuốc này gồm hai loại cây là cây mạy nát phi (tiêu gió), cò kèng (trị ngứa). Những cây này dùng để làm nước tắm, cứ mỗi một loại lấy nửa cân để đun nước cho 3 lần tắm.
Một lưu ý tuyệt đối phải tuân thủ theo lời bà lão này là thời gian uống thuốc, người bệnh phải kiêng tuyệt đối những chất có thể phá thuốc. “Kiêng tuyệt đối chất tanh như tôm cua cá, không được ăn thịt trâu, thịt lợn sề, không uống rượu, bia, không được hút thuốc. Nếu như không kiêng được sẽ rất khó chữa khỏi, khi đã khỏi hẳn thì sẽ không phải kiêng nữa, cứ yên tâm rằng bệnh sẽ không bao giờ tái phát”, những bệnh nhân nào hỏi đều được bà dặn dò rất kỹ lưỡng như vậy.
|
Chữa bệnh viêm xoang cho một bệnh nhân |
Chữa bệnh với giá chưa bằng một… bát phở
Đã gần 70 tuổi, chân bắt đầu yếu, mắt có dấu hiệu mờ nhưng bà lão nhân hậu này vẫn không quản ngại khó khăn, ngày ngày đi vào rừng tìm thuốc, đặc biệt lưu tâm đến loại cây giàng giàng đen thời gian gần đây ngày càng hiếm dần do bị cánh thương nhân thu mua giàng giàng, và người dân đã vô tình tận diệt cả giàng giàng đen. Có thể vất vả mới tìm ra đủ vị thuốc, nhưng điều đặc biệt hơn nữa là những người mắc viêm xoang đến nhờ bà chữa giúp thì đều được khỏi bệnh với giá rẻ bất ngờ: 20 ngàn đồng một thang thuốc – số tiền chưa đủ ăn một bát phở ở Hà Nội.
Bà lão cười: “Giúp người là chính, tiền đó chỉ là tiền công tôi đi tìm thuốc. Nếu ai không có tiền thì tôi biếu luôn”. Anh con trai ở cùng bà cũng vui vẻ: “Mỗi lần thấy bà đi lấy thuốc vất vả như thế, lại tuổi cao sức yếu mà đi khắp các vùng rừng thiêng nước độc thì con cái cũng ái ngại. Nhưng thấy các cụ chữa được bệnh cho người tôi cũng vui lây. Bố mẹ làm theo cái tâm cho thanh thản, khỏe mạnh là hạnh phúc rồi”.
Ông Lã Văn Lợi, Hội trưởng hội Đông y xã Bắc Lãng xác nhận về hiệu quả bài thuốc của bà lão: Do Lạng Sơn hấp thụ được khí trời của núi cao, cộng với cái lạnh của vùng đất cao, một phần khí hậu khô nóng từ những vùng biển phía đông nên đã có những cây thuốc nam đặc biệt hiệu nghiệm, vì thế nhiều người vẫn thường coi đây là “vựa thuốc nam” vùng Đông Bắc. “Ở đây có rất nhiều thầy lang có những bài thuốc quý, chúng tôi cùng với hội Đông y xã Bắc Lãng đang sưu tầm lại những bài thuốc hay của bà con dân tộc. Việc bà Lỵ chữa được bệnh viêm xoang là có thật, những bài thuốc chúng tôi cũng đã sưu tầm để truyền lại đời sau”, ông Lợi cho biết.
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, đa số bởi nhiễm trùng, được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa. Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau: 1. Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng. 2. Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ. 3. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. 4. Khi tắm hoặc đi bơi, tránh để nước vào tai hoặc mũi 5. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang. 6. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.
|
Hoàng Thế Tào