Bị rắn độc, côn trùng độc cắn dùng dền cơm ngay để sơ cứu
theo Người lao động | 17/03/2014 10:07
Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae) là loại cỏ nhỏ, cao đến 80 cm, ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không lông, không gai.
Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 - 6 cm, rộng 1,5 - 3 cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10 cm... Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô. Dền cơm giàu dược tính nên được dùng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các axít béo không no. Thành phần hóa học cho thấy trong cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63 mg%, caroten 10,5 mg%, vitamin B6 3,6 mg%, vitamin B2 0,36 mg%, vitamin PP 1,3 mg% và lysin. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau dền cơm là khoảng 21 mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn rau luộc.
Đông y cho rằng dền cơm có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp..., thường dùng chữa chứng nóng nhiệt, táo bón, trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam, cũng dùng trị rắn độc cắn. Rau dền cơm xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Ngày dùng 40 - 80 g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn. Hạt dền cơm vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát gan, trị phong nhiệt, chữa mắt kém. Ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trị giun đũa. Kiêng kỵ: Theo kinh nghiệm dân gian thì rau dền cơm luộc kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung sẽ bị tiêu chảy dữ dội.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các axít béo không no. Thành phần hóa học cho thấy trong cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63 mg%, caroten 10,5 mg%, vitamin B6 3,6 mg%, vitamin B2 0,36 mg%, vitamin PP 1,3 mg% và lysin. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau dền cơm là khoảng 21 mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn rau luộc.
Đông y cho rằng dền cơm có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp..., thường dùng chữa chứng nóng nhiệt, táo bón, trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam, cũng dùng trị rắn độc cắn. Rau dền cơm xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Ngày dùng 40 - 80 g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn. Hạt dền cơm vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát gan, trị phong nhiệt, chữa mắt kém. Ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trị giun đũa. Kiêng kỵ: Theo kinh nghiệm dân gian thì rau dền cơm luộc kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung sẽ bị tiêu chảy dữ dội.
http://soha.vn/ - theo Gia đình và xã hội | 28/01/2014 19:25
Dù không một tấm biển quảng cáo nhưng khi đến xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hỏi ông Tuấn chuyên chữa rắn cắn bằng lá cây cỏ dại thì ai cũng biết.
Với phương pháp giã lá cây thuốc bí truyền vắt lấy nước uống 1 lần sau 10 phút là có thể vô hiệu hoá tác hại của nọc rắn, ông Tuấn được biết đến là người "khắc tinh" của các loại rắn độc.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh "vua" trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị "vua" rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: "Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà".
Ông Tuấn kể lại, lúc bấy giờ vào năm 1974, ông đang là bộ đội trên vùng Tây Bắc. Có lần đồng đội tôi bị rắn xanh cắn dẫn đến tử vong vì không có thuốc thang và được cứu kịp thời. Xuất phát từ nguyên nhân đó, ông Tuấn đã quyết tâm tìm hiểu các loại cây cỏ dại trong rừng để hy vọng có thể tìm ra một loại thuốc chữa cho những người bị rắn cắn.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. "Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống", ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, "vua" khắc tinh rắn độc cho biết: "Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…". Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: "Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: "Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn".
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh "vua" trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị "vua" rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: "Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà".
Ông An Văn Tuấn – khắc tinh của các loài rắn độc.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. "Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống", ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, "vua" khắc tinh rắn độc cho biết: "Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…". Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: "Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: "Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn".
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Chuyện ông Tuấn chữa độc rắn đã được chứng minh.
Nói về bài thuốc khắc tinh của các loài rắn độc, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho biết: "Việc ông Tuấn dùng lá cây để chữa khỏi rắn độc cắn cho người dân đã được biết đến từ lâu. Chúng tôi không biết ông dùng những thứ lá gì để chữa bệnh. Nhưng thực tế, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều người trong và cả ngoài huyện. Nên bà con hàng xóm rất quý mến và gọi ông với cái tên thân mật là khắc tinh của loài rắn độc".
Nói về bài thuốc khắc tinh của các loài rắn độc, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho biết: "Việc ông Tuấn dùng lá cây để chữa khỏi rắn độc cắn cho người dân đã được biết đến từ lâu. Chúng tôi không biết ông dùng những thứ lá gì để chữa bệnh. Nhưng thực tế, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều người trong và cả ngoài huyện. Nên bà con hàng xóm rất quý mến và gọi ông với cái tên thân mật là khắc tinh của loài rắn độc".
Đăng nhận xét