12 mẹo bảo vệ men răng
(Dân trí) - Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống chứa a xít, chải răng quá mạnh và ngay cả một số loại thuốc, một số bệnh… đều khiến men răng bị bào mòn dần.Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc bào mòn men răng ví như:
- Uống quá nhiều nước ngọt hay nước trái cây, vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh và sản xuất axit ăn mòn men răng.
- Ăn quá nhiều thức ăn chua.
- Khô miệng hoặc tiết ít nước bọt (Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách vô hiệu hóa các a xít và rửa đi thực phẩm còn sót lại trong miệng).
- Một số bệnh như trào ngược (GERD), ợ nóng khiến axit trào ngược từ dạ dày lên miệng cũng có thể gây xói mòn men.
- Chứng cuồng ăn, nghiện rượu, say rượu thường xuyên.
- Một số loại thuốc bổ sung hàm lượng axit cao như aspirin hay các vitamin C cũng có thể gây xói mòn men.
- Quá trình tiếp xúc gây ma sát và hao mòn từ việc chải răng hàng ngày quá mạnh hay hành động mài răng
Các triệu chứng xói mòn men răng?
Khi men răng bị xói mòn, bạn có thể gặp một trong những triệu chứng dưới đây:
- Răng trở nên nhạy cảm hoặc thấy buốt răng khi ăn uống thức quá nóng, lạnh, ngọt.
- Xung quanh răng hay ở các thành cạnh răng có vết nứt hoặc sứt mẻ bất thường.
- Bề mặt răng không còn sáng bóng, bằng phẳng, trơn, mượt nữa
- Men răng trở nên vàng và mỏng dần đi
- Sâu răng
12 mẹo giúp bảo vệ sự xói mòn men răng
1. Giảm thực phẩm có tính axit cao như nước có ga, trái cây và nước trái cây. Nếu muốn ăn uống chúng, hãy uống kèm trong bữa ăn để giảm thiểu tác động của axit lên men răng.
2. Chuyển sang các đồ uống, thực phẩm có tính axit thấp hơn như nước cam.
3. Súc miệng sạch bằng nước ngay sau khi ăn thực phẩm chua hoặc thức uống giàu a-xít.
4. Uống nước sô-đa và các loại nước hoa quả bằng ống hút để a-xít ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với răng.
5. Kết thúc bữa ăn, nên uống 1 ly sữa hay ăn miếng pho mát để trung hòa a-xit.
6. Nhai kẹo cao su đường làm giảm a-xit từ thực phẩm và đồ uống. Nhai kẹo giúpncao su cũng làm tăng lượng nước bọt giúp chống xói mòn men răng.
7. Nếu khô miệng hoặc ít nước bọt thì cần tăng cường uống nhiều nước.
8. Dùng bàn chải mềm và tránh đánh răng quá mạnh.
9. Hãy chờ ít nhất một giờ sau khi ăn để đánh răng.
10. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất florua.
11. Hỏi bác sỹ nha khoa về việc sử dụng thuốc đánh răng làm giảm độ nhạy cảm cho răng hoặc chống xói mòn a-xit cho răng
12. Điều trị dứt điểm các rối loạn có thể làm tăng tính axít trong miệng như bệnh trào ngược, ợ nóng, nghiện rượu….
Lê Nhi
Theo WMD
3 hiểu lầm khi vệ sinh răng miệng
(Dân trí) - Ai cũng chăm chỉ đánh răng nhưng thường lại lơ là các vấn đề khác trong khoang miệng. Nguyên do là từ những hiểu lầm về việc vệ sinh răng miệng.Việc điều trị phức tạp và tốn kém do bệnh nhân chỉ đi khám khi có biểu hiện đau nhức răng
1. Đau răng mới tìm đến nha sĩCác nha sĩ cho biết, thói quen chỉ đi khám khi cảm thấy đau răng là thiếu khái niệm về trị bệnh tận gốc và bảo vệ sức khỏe cả cuộc đời của chính mình.
Theo khuyến nghị, trẻ em khoảng 2 tuổi rưỡi sau khi mọc đầy đủ răng cần hình thành ý thức giữ gìn bảo vệ răng, sau 4 tuổi bắt đầu đến nha sỹ kiểm tra định kỳ để bảo vệ cả hệ thống răng. Bởi vấn đề khoang miệng quan trọng nhất là trị lúc nó mới bắt đầu, vì thế định kỳ kiểm tra là rất quan trọng, nhiều khi chỉ cần thông qua 1-2 tuần đánh răng một cách khoa học thì có thể cơ bản giải quyết, nhưng nếu để nó phát triển đến giai đoạn biến đổi bệnh lý thì trị liệu càng phức tạp và cũng tốn rất nhiều chi phí.
2. Chỉ chú trọng răng sâu, lơ là các bệnh xung quanh răng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định ra tiêu chuẩn cho sức khỏe khoang miệng là: “Vệ sinh răng sạch sẽ; không sâu răng; không đau răng; màu lợi bình thường, không có hiện tượng chảy máu”. Theo đó, sâu răng chỉ là một trong 4 tiêu chí. “Không đau răng; màu lợi bình thường không chảy máu” là hai tiêu chuẩn chỉ “môi trường tài nguyên” răng, đó là sức khỏe của xung quanh răng. Nhưng trong mắt của rất nhiều người, khi nhắc đến bảo vệ răng tức là chỉ phòng chống sâu răng.
Chuyên gia cho biết, viêm xung quanh răng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các bộ máy quan trọng trong cơ thể như tim, phổi, thận…. Người mắc bệnh viêm quanh răng thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh cao huyết áp hơn so với những người có bộ răng mạnh khỏe.
Nguyên nhân chủ yếu là do khuẩn răng và cao răng gây ra viêm xung quanh răng, phá vỡ sợi quanh răng, làm cho răng lỏng lẻo thậm chí tự rơi rụng.
3. Dựa vào quảng cáo chọn kem đánh răng
Một cuộc điều tra về mức độ nhận thức cho thấy có 90% người được phỏng vấn trả lời chủ yếu là dựa vào quảng cáo chọn kem đánh răng.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm về kem đánh răng nhiều vô kể, ngoài tác dụng cơ bản là làm sạch răng miệng ra, rất nhiều sản phẩm còn kèm theo nhiều công dụng đặc biệt, ví dụ như chất làm trắng răng, thêm vị trà, vitamin hoặc thuốc đông y để thanh nhiệt…Nhưng nếu các sản phẩm kem đánh răng có chức năng chủ yếu chống sâu răng thì cơ bản không có tác dụng đối với viêm lợi và phòng chống bảo vệ xung quanh răng.
Việt Anh
Theo health.people
“Thủ phạm” gây cao răng
(Dân trí) - Lúc đầu, các mảng bám (tạo thành bởi thức ăn) rất dễ vỡ, có thể loại bỏ dễ dàng khi đánh răng. Nhưng do nhiều nguyên nhân, các mảng bám này cứ tích tụ, dần dần cứng lại, tạo thành cao răng. Nếu không đi lấy sẽ dẫn tới các bệnh ở nướu lợi.Không chải răng thường xuyên
Chẳng ai biết là bạn lười chải răng nhưng mảng bám cao răng sẽ “tố cáo” bạn.
Đánh răng nhẹ nhàng hai lần một ngày bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa flo sẽ giúp hạn chế bớt các mảng bám trên bề mặt răng.
Không dùng chỉ nha khoa
Đánh răng không làm sạch được các mảng bám giữa các kẽ răng vì thế dùng chỉ nha khoa hàng ngày là cách đơn giản để loại đi các mảng bám trước khi nó có thể gây hại cho răng miệng.
Nếu không dùng chỉ nha khoa, hãy tìm kiếm loại dụng cụ làm sạch kẽ răng hàng ngày khác có bán sẵn trong các siêu thị hoặc nhà thuốc; hỏi nha sĩ nếu chưa rõ về tác dụng làm sạch kẽ răng của các dụng cụ này.
Không lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần
Ngay cả khi bạn đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, bạn cũng vẫn sẽ bỏ sót một số mảng bám. Qua thời gian, mảng bám cứng lại thành cao răng thì cần phải được gỡ bỏ bởi bác sỹ nha khoa.
Tối thiểu mỗi năm nên lấy cao răng 1 lần nhưng tốt nhất là 2 lần/năm.
Không chú ý tới cách làm sạch răng miệng tự nhiên
Ngoài ra, một chế độ ăn uống với các loại trái cây và rau quả, ít thực phẩm chế biến giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh béo phì, bệnh tim và ung thư.
Không hạn chế đồ ngọt
Ăn kẹo hoặc thức uống có đường sẽ khiến các mảng bám hình thành nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động gây nhiều bệnh tật về răng miệng.
Tất cả các loại bánh kẹo ngọt, một số thức uống, đồ ăn vặt nói chung góp phần vào việc hình thành mảng bám. Vì thế nên hạn chế tối đa các thực phẩm và đồ uống ngọt nhé!
Lê Nhi
Theo webmd
Đăng nhận xét