Để sớm biết mắc bệnh tim

suckhoedoisong.vn
Thứ Sáu, 11/09/2009 09:05
Bệnh tim là chỉ những kết cấu của tim, ví dụ như màng tim, cơ tim, niêm mạc tim, van tim thay đổi từ đó gây nên những biến đổi về nhịp đập, cũng như chức năng tim, đồng thời xuất hiện những biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Khi mắc bệnh tim, thường xuất hiện hiện tượng nhịp tim thất thường, nhịp tim đập không theo quy luật, nhanh quá (hơn 100 lần/phút) hoặc chậm quá (ít hơn 60 lần/phút).
Những ảnh hưởng của bệnh tim tới các cơ quan trong cơ thể
Vì đâu mà bị đau tim?
        Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học McMaster (Canada) đã công bố 9 yếu tố nguy hiểm gây bệnh tim. 3 yếu tố hàng đầu là lượng cholesterol cao, hút thuốc và stress. Những người có lượng lipid cao trong máu hay hút thuốc chiếm 60% số người bị bệnh tim. Những ai có lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ bị đau tim cao gấp 3,25 lần, trong khi những người hút thuốc là 2,9 lần so với những người khác.
        Tiếp đến là tiểu đường, gia đình có tiền sử huyết áp cao và bụng bự. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ trái cây hằng ngày, năng tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ đau tim.
- Mệt mỏi: Sự rối loạn nhịp đập của tim sẽ làm cho máu do tim bơm đi cũng sẽ giảm, gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Có nhiều trường hợp còn bị liệt, không nói được. - Khó thở, thở dốc: Nếu tim bị suy yếu (suy tim) nó sẽ không thực hiện được chức năng là bơm máu đi khắp cơ thể; máu ở phổi do không kịp về tim nên xuất hiện chứng tắc máu ở phổi, làm cho chức năng trao đổi của cơ thể giảm, người bệnh thở rất khó khăn, tức ngực, thậm chí ho ra máu. Ho ra máu là do máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang phổi bị tổn thương gây nên.
- Buồn nôn, chán ăn: Chức năng tim suy giảm cũng sẽ làm cho lượng máu từ gan, ruột về tim giảm, gây nên hiện tượng ứ máu ở gan, ruột; chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng theo, có hiện tượng đau ở gan, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng về đường tiêu hóa khác.
- Phù chi dưới: Nếu các mạch máu trong cơ thể bị ứ máu thì toàn thân sẽ bị phù thũng, đặc biệt là ở chi dưới. Những người bị suy giảm chức năng tim sẽ thấy tức ngực, thở dốc, mệt mỏi. Có người về đêm còn thấy hiện tượng bừng tỉnh thở dốc một hồi lâu rồi mới đỡ khó chịu, có những người lại có biểu hiện đó kéo dài.
Đặc biệt ở người già phần nhiều bị xơ cứng và hẹp động mạch vành, do đó cơ tim có nguy cơ bị thiếu máu và thiếu ôxy. Khi nhịp tim đập thất thường, chức năng tim suy giảm, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng tức ngực, thở dốc, đau phía sau xương ức, đó chính là lúc các cơn đau tim phát tác.
Chú ý: Các triệu chứng nêu trên là các triệu chứng tổng hợp của bệnh tim. Nhưng đó không hẳn là các biểu hiện riêng biệt của bệnh tim. Các bệnh ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp đều có thể có những biểu hiện lâm sàng giống như trên, do đó cần phải hết sức chú ý phân biệt để có cách xử lý đúng đắn.
 Động mạch bị xơ vữa.
4 triệu chứng của bệnh tim
Đau tim: Nguyên nhân ban đầu gây cơn đau tim là do các mảng xơ vữa (tiểu cầu lắng đọng) trong thành vách động mạch tăng lên, gây tắc nghẽn đường máu lưu thông. Và khi cơ tim bị thiếu máu sẽ làm cho tim bị ngừng đập, phát sinh cơn đau tim đột ngột.
- Cách điều trị: Nếu thành động mạch tắc nghẽn càng lâu thì cơ tim càng có nguy cơ bị tổn thương nặng, bởi vậy cần phải đi khám và điều trị kịp thời. Thông thường, người ta dùng aspirin để phòng ngừa sự lắng đọng tiểu cầu chống hiện tượng tắc nghẽn. Ngoài thuốc có thể phẫu thuật để mở rộng các mạch máu bị chít hẹp.
Chứng đau thắt: Đây là triệu chứng thường thấy khi lồng ngực bị đau do tim không được cung cấp đủ máu và ôxy, là dấu hiệu ban đầu của bệnh đau tim.
- Cách điều trị: Dùng nitroglycerin mỗi khi thấy đau ngực, thuốc này có tác dụng giãn rộng mạch máu để tăng lượng ôxy đưa đến cho tim. Ngoài ra còn dùng các loại thuốc khác như thuốc ức chế beta có tác dụng làm giảm hoạt động của tim và giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy và máu.
Bệnh đột qụy: Giống như bệnh đau tim đột ngột, bệnh đột quỵ thường xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn, nguồn cấp ôxy và máu lên não bị chậm lại, người ta gọi đây là đột quỵ xuất huyết và một kiểu khác nữa gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tất cả hai triệu chứng này đều bắt nguồn từ tim. Nếu tất cả các tế bào não bị kiệt quệ nguồn ôxy lâu dài thì nó có thể bị chết não và làm tê liệt các chức năng não, cuối cùng là gây hủy hoại toàn bộ não. Do vậy chỉ định điều trị thuốc tiêu cục máu phải được tiến hành sớm trong 3 giờ đầu để giúp tái tưới máu nhanh hơn.
 Sự cố đau tim sung huyết: Đối với những người mà tim bị yếu không làm được chức năng cung cấp máu tới các cơ quan trong cơ thể thì tim có thể phải làm việc quá sức, suy yếu dần. Do lượng máu đến tim không đủ nên phát sinh hiện tượng sung huyết ngay trong các mô của cơ thể trong đó có tim. Bởi vậy, ở những người mắc bệnh này thì tay chân, khớp  gối bị sưng to.
- Cách điều trị: Cho đến thời điểm hiện nay chưa có liệu pháp đặc trị đối với căn bệnh nói trên, giải pháp tình thế thường là dùng thuốc giảm đau, lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc phẫu thuật nong vành qua da...
Người bệnh tim mạch hãy thực hiện biện pháp "ba nửa phút, ba nửa giờ" để hạn chế biến chứng nguy hiểm
"Ba nửa phút" là: Ban đêm khi tỉnh dậy, sau khi mở mắt tiếp tục nằm yên thêm nửa phút nữa, sau đó ngồi dậy và ngồi thêm nửa phút nữa, khi thả chân xuống khỏi giường thì ngồi thêm nửa phút nữa, cuối cùng mới bước xuống đất vận động. Bởi nói chung các bệnh tim mạch thường hay xảy ra vào ban đêm. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi đột ngột tư thế người bệnh làm cho não và tim không được cung cấp đủ máu, đặc biệt là do sự điều tiết ở người già chậm, sẽ càng dễ bị nguy hiểm hơn. Ngay cả người bình thường cũng phải hết sức cẩn thận, tránh thay đổi tư thế đột ngột, dễ làm cho người bị choáng (do hạ huyết áp tư thế).
"Ba nửa giờ" là: Buổi sáng đi bộ nửa giờ, buổi trưa ngủ nửa giờ và sau bữa ăn tối đi dạo nửa giờ.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Thuỵ Điển cho rằng, những người mắc bệnh động mạch vành mà mỗi ngày ngủ trưa nửa giờ thì tỷ lệ tử vong giảm 30% so với người bệnh không ngủ trưa.
Theo y học hiện đại thì những người xơ cứng động mạch, nhất là ở thời kỳ đầu là một quá trình có thể đảo ngược được, từ nhẹ đến nặng và ngược lại. Thực tế đã chứng minh rằng, người bệnh sau một năm đi bộ đều đặn, xơ cứng động mạch giảm tới hơn 10%.
BS. Nguyễn Văn Kiểm

Phát hiện áo ngực nguồn gốc Trung Quốc có chứa “thuốc lạ”

Hỏi đáp vè bệnh lý và điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh Tiểu đường Typ 2

Nguyễn Duy Dũng
Câu hỏi:
Đã gần một tháng nay,từ ngày bác sĩ nói tôi bị tiểu đường tôi đã thực hiện chế độ ăn kiêng như bớt khẩu phần ăn,không ăn quá ngọt hoặc quá mặn ,ăn nhiều bữa ăn trong ngày.Mỗi buổi sáng thức dậy tôi thường tập thể dục bằng cách đi bộ khoảng 3 Km.Nói chung tôi tự sắp xếp theo chế độ ăn tập của mình sao cho phù hợp,tuy nhiên ăn như thế tôi cảm thấy không đủ sức nên rất mau đói.Thêm vào nữa là bệnh này có phải là vĩnh viễn không được ăn thịt heo hay thịt bò dù ăn rất ít hoặc lâu lắm mới ăn.Làm ơn giúp tôi ý kiến để tôi ngăn ngừa bệnh của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.Xin chân thành cảm ơn !
 
Câu trả lời:
Bạn không nói rõ tình trạng bệnh lý hiện nay, tuy nhiên chúng tôi có thể cung cấp cho bạn những thông tin tham khảo sau:
- Việc tiết chế về dinh dưỡng là cần thiết nhưng không đến mức như bạn nói là không được ăn thịt heo hay bò. Bạn có thể tham khảo bài viết:
http://dinhduong.com.vn/story/dinh-du-ng-cho-nguoi-bi-ai-thao-uong 
- Khi đã bị tiểu đường thì việc dùng thuốc là lâu dài nên bạn cần khám và được bác sĩ chuyên khoa kê toa và sử dụng theo đúng hướng dẫn, đồng thời theo dõi đường huyết tại nhà và thông báo cho bác sĩ khi có thay đổi bất thường các chỉ số đường huyết.
http://dinhduong.com.vn/story/benh-tieu-uong-tuyp-2-lam-gi-e-phong-ngua-bien-chung 

DIEU TRI BENH TIEU DUONG

XUAN THANH
Câu hỏi:
Cách đây 01 năm tôi đi khám bác sỹ bao bị tiểu đường và cho tôi thuốc về uống tôi ung xong đợt thuốc đầu tiên và có đi khám lại thấy tiểu đường có xuống và từ đố đến nay tôi không uông hay tiêm bất cứ một loại thuốc nào. Tôi có mua máy thử tiểu dường(ONE TOUCH) về thử mỗi buổi sáng chưa ăn chi số tiểu đường luôn giao động từ (6.2 - 7.5) Số liệu trên máy, xin hỏi bác sỹ tôi có cần phải lấy thuốc uống hay tiêm hàng ngày hay không hay chỉ điều chinh an uống sinh hoạt hàng ngay nều keo dài thời gian hông uông thuốc bênh có phát triển nặng thêm không hay phải uống (tiêm thuôc ngay bây giờ .Trân trọng.
 
Câu trả lời:
Theo số liệu bạn cung cấp thì bạn cần tới bệnh viện để xác định lại tình trạng của bệnh vì đo bằng máy tự theo dõi tại nhà chỉ là số liệu tham khảo vì cần chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên lấy máu tĩnh mạch mới cho kết quả chính xác nhất. Bác sĩ trực tiếp khám và điều trị sẽ cho bạn những hướng dẫn cụ thể tiếp theo.

dùng thuốc cho người tiểu đường

Phan Thị Thanh Nga
Câu hỏi:
Ba cháu bị tiểu đường bị biến chứng hỏng 1 mắt rồi cháu muốn mua thuốc Diabetna cho ba uống có được không thưa BS?Tại cháu thấy ti vi quảng cáo là TPCN giúp hạ đường huyết và các biến chứng nhưng không biết cách dùng và không được dùng đối với những trường hợp nào.Mong BS trả lời giúp cháu!
 
Câu trả lời:
Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa biến chứng, bạn cần cho ba tới khám chuyên khoa nội tiết và điều trị theo đơn của bác sĩ.
http://dinhduong.com.vn/story/benh-tieu-uong-tuyp-2-lam-gi-e-phong-ngua-bien-chung

Điều trị bệnh tiểu đường

Nguyễn Quốc Trí
Câu hỏi:
Tôi bị bệnh tiểu đường 03 năm nay, hiện tại mắt tôi hay bị mỏi nếu ngồi làm việc lâu với máy tính thì bị mờ nhòe, tôi phải đi khám mắt ở bệnh viện nào để điều trị kịp thời.
 
Câu trả lời:
Bạn cần tới bệnh viện Mắt hoặc chuyên khoa Mắt của bệnh viện đa khoa để khám, theo dõi và điều trị. Ngoài ra bạn vẫn cần duy trì việc khám định kỳ và điều trị tiểu đường bởi bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.


Bệnh Tiểu đường Typ 2


trươngthanhminh
Câu hỏi:
Minh bi benh tieu duong tuyp 2 da lau khoang 8 nam nay muon nho tu van, suc khoe van binh thuong uong thuoc deu dan ngay 2v clibit 80mg.duong huyet tam on.nay muon nho trung tam tu van ve dinh duong va luyen de tang can hien tai hoi gay, cao 1m72 can nang 57kg.rat mong duoc tu van cua trung tam,chan thanh cam on.
 
Câu trả lời:
Dinh dưỡng và luyện tập phù hợp là rất quan trọng cho người bị tiểu đường tup 2. Với cân nặng hiện tại của bạn là khá tốt vì vậy bạn cần duy trì đều đặn về dinh dưỡng, luyện tập và hoạt động như hiện tại. Để tăng cân thêm cũng như tăng cường thể lực bạn có thể tăng thêm lượng dầu thực vật (bổ sung chất béo chưa no hay chưa bão hòa), đặc biệt dầu oliu (có thể ăn trực tiếp kiểu trộn salat với loại dầu phù hợp), vẫn cần hạn chế mỡ động vật nhưng có thể tăng thêm chất đạm với lượng vừa phải và kết hợp theo dõi chỉ số đường huyết để có thể tự điều chỉnh hay đi khám chuyên khoa nếu cần. Bạn có thể tham khảo thêm:
http://www.dinhduong.com.vn/story/dinh-du-ng-cho-nguoi-bi-ai-thao-uong

Dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

Ngày đăng: 27/09/2012
(Dinhduong.com.vn) Bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh tiểu đường sẽ có chế độ ăn kiêng khem hơn người bình thường, vì thế một câu hỏi đặt ra là làm sao để ăn uống khoa học mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh?
Nguyên tắc ăn uống cho người bị đái tháo đường
Để kiểm soát được lượng đường trong máu và cơ thể vẫn nhận được dinh dưỡng cần thiết, Theo PGS TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng - bệnh nhân đái tháo đường cần có chế độ ăn theo nguyên tắc sau:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, 5 đến 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính nên có 2-3 bữa phụ, mỗi bữa phụ chiếm khoảng 10% năng lượng khẩu phần ăn trong ngày.
Không để đói quá hoặc no quá, kiểm soát cân nặng để không bị thừa cân béo phì. Nếu bệnh nhân đái tháo đường bị cao huyết áp thì nên ăn nhạt, không ăn các thực phẩm phủ tạng động vật, lươn, tôm, gạch cua vì những thực phẩm có nhiều cholestorol dễ gây vỡ xơ động mạch.
Mục tiêu chung chế độ ăn
1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.
2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.
5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
Nên sử dụng đường isomant (là loại đường chức năng, tạo vị ngọt nhưng lại không làm tăng glucose máu sau ăn) trong các món ăn gia đình như nước chè, sữa đậu nành, chè đậu đỗ, các món trộn như salat... hoặc các sản phẩm chế biến sẵn có đường isomant đã được Viện dinh dưỡng nghiên cứu: bánh bông lan, bột dinh dưỡng, bánh quy, sữa vào các bữa ăn phụ. Có thể mua đường isomant và các sản phẩm chế biến trên tại các siêu thị.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn các loại trái cây: cam, bưởi, chuối, thanh long, táo, lê, dưa hấu.... Mỗi bữa khoảng 80 đến 100g nhưng bữa cơm đó phải bớt đi khoảng 3 thìa cơm to.
Có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống hợp lý?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mắc đái tháo đường thể nhẹ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa diễn biến nặng của bệnh cũng như các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM  cho biết thực đơn của người mắc tiểu đường vẫn rất đa dạng và bắt mắt, chứ không chỉ gói gọn trong vài món mà người bệnh nghĩ là an toàn. Song điều cần thiết là phải biết chọn thực phẩm đúng cách.
dinh duong cho nguoi dai thao duong 1
 
Tháp dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường
"Thực đơn nên có nhiều loại đa dạng, thay đổi món thường xuyên. Số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu cơ thể, sao cho giữ cân nặng hợp lý, giảm cân dần dần ở những người bị béo phì", bác sĩ Thủy nói.
Bữa ăn nên có nhiều thành phần thực phẩm như bột đường, đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo và chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô) giúp đường được hấp thu vào máu từ từ và kéo dài, có lợi cho người bệnh.
Nên ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn (lượng cơm, bún, khoai, trái cây) để duy trì tốt đường huyết. Trong bữa ăn nên ăn nhiều chất xơ (rau củ quả) để làm chậm hấp thu đường huyết, “quét bớt” cholesterol thừa khỏi ống tiêu hóa, chống táo bón và giảm nguy cơ ung thư ruột già, giúp kiểm soát cân nặng.
Tránh chế biến những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, lăn bột chiên, hoặc phải dùng nhiệt độ quá cao như chiên, nướng. Chế độ ăn cần phù hợp với các loại thuốc đang sử dụng.
Theo Hội Đái tháo đường Mỹ: lượng mỡ (chất béo) trung bình khuyến nghị cho bệnh nhân không tăng lipid huyết là mỡ chiếm 30% hoặc ít hơn trong tổng năng lượng, với dưới 10% là mỡ bão hòa. Với những người tăng cholesterol, mỡ bão hòa phải hạ xuống dưới 7% của tổng số calo, và tổng cholesterol thu vào phải dưới 200 mg/ngày; nên sử dụng mỡ không bão hòa (dầu thực vật, dầu cá) thay cho mỡ động vật.
Các cách làm giảm chất béo và cholesterol trong khẩu phần
Ăn thịt nên bỏ mỡ, bỏ da. Không ăn lòng, phủ tạng; lòng đỏ trứng: ăn 2 cái một tuần; uống sữa tách béo; hạn chế chiên xào. Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng. Dùng ít bơ, magarine, dầu; tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng; tăng khẩu phần về trái cây, rau. Hạn chế rượu, chỉ được uống một lon bia mỗi ngày, hay 30 ml rượu vang.
Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần. Nên đi bộ 30-60 phút một ngày.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhạt, nêm mắm muối vừa phải. Tổng lượng muối mỗi ngày nên ăn dưới 6 gam (khoảng một muỗng cà phê muối trở xuống). Hạn chế ăn các món mặn như mắm, chao, xúc xích, lạp xưởng, giò lụa, đồ hộp, dưa cà, dưa muối, bột ngọt…
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường cần lưu ý những gì?
Một câu hỏi đặt ra là với những phụ nữ đang mang thai bị đái tháo đường, chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, phụ nữ mang thai vẫn nên giữ chế độ ăn như các phụ nữ đang mang thai khác nhưng chú ý thêm các điểm như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày).
-  Sử dụng các loại sữa chuyên biệt cho bệnh nhân đái tháo đường thay cho những sữa bà bầu khác.
- Ăn nhiều rau xanh.
- Sử dụng gạo sát rối, bánh mỳ đen, giảm ăn thịt, tăng ăn cá, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, bơ; nên dùng vừng lạc.
- Nên uống viên đa vi chất dinh dưỡng chuyên dùng cho bà bầu đầy đủ.
Với chế độ ăn như trên, vẫn đảm bảo cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn
Nhóm bột đường: Nên chọn các loại thực phẩm còn nguyên vẹn (ít chà xát kỹ hoặc xay nhuyễn như gạo lức), các loại bột đường hấp thu chậm như cơm, bún, mì, miến, bánh ướt, khoai củ, ngô… trong bữa ăn hàng ngày. Các loại đường hấp thu nhanh như đường cát, bánh, kẹo, trái cây… nên hạn chế sử dụng thường xuyên, trừ trường hợp bị hạ đường huyết.
Nhóm đạm: Nên chọn thịt nạc bỏ da, nên ăn cá và hải sản, đạm thực vật như đậu hũ, đậu que, nấm… Người bị suy thận thì phải ăn ít chất đạm theo yêu cầu của bác sĩ.
dinh duong cho nguoi dai thao duong 3
 
Người mắc đái tháo đường vẫn có thể có thực đơn nhiều loại đa dạng, thay đổi món thường xuyên
Nhóm béo: Nên chọn dầu thực vật như dầu mè, nành, gấc… (trừ dầu dừa, dầu cọ), mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 lần mỡ cá. Tránh dùng mỡ động vật (mỡ gà, lợn, bò, cừu), bơ, magarin, da, óc lợn, đồ lòng, phủ tạng (tim, gan, cật)… Người trưởng thành mỗi tuần có thể ăn tối đa 3-4 lòng đỏ trứng, người có rối loạn mỡ máu chỉ nên ăn 2 trứng một tuần. Nên ăn nhiều các loại rau cải, rau đậu để tăng lượng xơ và cung cấp đủ vitamin, khoáng chất. Nên ăn khoảng một chén rau trong mỗi bữa ăn.
Nhóm sữa: Nên chọn loại sữa không đường. Nếu dư cân béo phì nên chọn loại sữa tách béo một phần hoặc không béo.
Nhóm trái cây: Nên chọn những loại trái cây ít ngọt như cam, quýt, bưởi, thanh long, mận, táo…
Không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Liệu pháp tiết chế dinh dưỡng cho người đái tháo đường cần được làm riêng cho từng người, có quan tâm tới thói quen ăn uống và các yếu tố liên quan tới lối sống. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, các bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc tuân thủ chế độ ăn phù hợp cho mình, phục vụ mục đích điều trị và đạt được kết quả mong muốn.
Minh Thúy

Những lầm tưởng chết người về bệnh tiểu đường

Ngày đăng: 05/10/2012
(dinhduong.com.vn) - Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên hiểu rõ một số lầm tưởng chết người về căn bệnh này.  Sau đây là những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường.
Bệnh sử trong gia đình không có nên tôi không thể mắc bệnh
Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường dù không hề có bệnh sử trong gia đình. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường tuýp 1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do ăn nhiều carbohydrates
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà những người hay tiêu thụ carbohydrates ít mắc phải nhất. Trước năm 1980, ở Nhật Bản có chưa đầy 5% số người trưởng thành bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi thức ăn nhanh và thịt dần thay thế gạo trong chế độ ăn hằng ngày thì bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.
Tại Mỹ, những người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Những người ăn chay có nguy cơ thấp nhất, còn các nhóm khác ở mức giữa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có vẻ không nằm ở thức ăn chứa nhiều carbohydrates mà nằm ở những thức ăn chứa nhiều chất béo.
Tôi không béo nên không thể bị tiểu đường
Duy trì hình thể cân đối giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, tuy nhiên những người gầy vẫn có thể mắc căn bệnh này. Điều này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phản ứng với insulin - hormon đưa glucose từ máu vào trong tế bào.
Tuy những người có bụng và hông nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nhưng chế độ ăn uống làm giảm mỡ bụng và mỡ hông giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất béo bên trong tế bào, có tác động tích cực đến căn bệnh.
Chế độ ăn uống không có tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các kháng thể sinh học do cơ thể sản sinh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lại tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Điều gì đã gây ra hiện tượng này? Một giả thuyết cho rằng, lý do nằm ở một số bệnh nhiễm trùng do virus. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người không ngờ đến nằm ở sữa bò. Do đó, hiện giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu xem việc không uống sữa bò trong những năm đầu đời có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không.
Sữa bò có thể là một vấn đề, tuy nhiên sữa mẹ thì mang lại tác động trái ngược. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ uống sữa ngoài.
Chỉ có người trưởng thành mới bị tiểu đường tuýp 2
Có thời gian, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Đây có thể là hậu quả của thói quen ăn uống và chứng béo phì thời thơ ấu.
Không thể chữa trị bệnh tiểu đường
Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng một người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ bị căn bệnh này mãi mãi. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt bớt dạ dày, các nhà khoa học thấy rằng, giảm cân cực kỳ nhiều có tác dụng với những ca bị tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo mà Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Mỹ ban hành vào năm 2009 gây giảm cân đáng kể đôi lúc cũng có thể làm biến mất các triệu chứng căn bệnh.
Nguồn: Kiến thức/ Theo CBSnews
Ngày đăng: 04/10/2012
(Dinhduong.com.vn) Bệnh tiểu đường tuyp 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường...
Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể chuẩn đoán được gần 40% số bệnh nhân đang mắc đái tháo đường. Do vậy, lời khuyên của bác sĩ tất cả mọi người trên 40 tuổi nên thử đường máu 3 năm/lần. Đấy là cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Các bạn có thể đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu.
Bệnh đái tháo đường tuyp 2 chiếm đông đảo số bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường Tuyp 2 là 60 tuổi. Căn nguyên của bệnh hiện nay chưa được biết một cách thấu đáo, có thể là do lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhanh: Ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu bia, giảm vận động thể lực, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là căng thẳng). Cách đây 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội chỉ khoảng 1% số người trên 15 tuổi. Nhưng nay, tỷ lệ này đã tăng với 4 – 5%.
Dự báo trong tương lai số người mắc bệnh đái tháo đường còn tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ hiện nay ở Singapore, số người mắc bệnh tiểu đường đã chiếm 12% dân số.
Ai dễ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2?
Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao:
-    Tuổi > 45
-    Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
-    Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
benh tieu duong tuyp 2
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2 cao
-    Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
-    Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
-    Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
-    Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
-    Tăng triglyceride (mỡ) máu.
-    Chế độ ăn nhiều chất béo.
-    Uống nhiều rượu
-    Ngồi nhiều
-    Béo phì hoặc thừa cân.
Triệu chứng để nhận biết bệnh
Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
benh tieu duong tuyp 2_1
Khát nước nhiều là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường tuyp 2
Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.
Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.
Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường tuyp 2
Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh.
benh dai thao duong tuyp 2_2
Biến chứng của bệnh đái tháo đường tuyp 2 rất đáng sợ
Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi... Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng?
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực cùng với các thuốc điều trị để duy trì mức đường huyết sát với ngưỡng bình thường.
Người bệnh tiểu đường cần phải dùng thuốc suốt đời. Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường ít nhiều đều có tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất trong khi điều trị là phải thăm khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào nghĩ là tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện về chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện và dùng thuốc. Ăn uống kém và ngủ kém đều có tác động không tốt đến tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Việc chọn lựa thuốc phụ thuộc vào diễn biến của bệnh, chức năng nội tiết của tuỵ, các đặc điểm thể chất (chiều cao, cân nặng, vòng bụng), các bệnh lý đi kèm… Do đó, nếu nghi ngờ bị bệnh tiểu đường, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể ra một chiến lược điều trị thích hợp.
(Nguồn: Dinhduong.com.vn)
Ngày đăng: 03/10/2012
(Dinhduong.com.vn) Đối tượng thường mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 là trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi. Không giống như tiểu đường tuyp 2, tiểu đường tuyp 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục.
Tiểu đường tuyp 1 là do một phản ứng miễn dịch bất thường phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là gì?
Tiểu đường tuyp 1 là một căn bệnh sẽ theo bạn suốt đời khi tuyến tuỵ không còn sản xuất được insulin. Insulin cho phép đường (glucose) vào tế bào của cơ thể của bạn để tạo thành năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó thường phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh tiểu đường tuyp 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin (IDDM)
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp1.
Insulin được tạo ra bởi các tế bào nhất định (beta cells) trong tuyến tụy. Tiểu đường tuyp 1 phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta, do đó tuyến tuỵ mất khả năng sản xuất insulin.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
tieu duong tuyp 1_1
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Triệu chứng bệnh
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường tuyp 1:
Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Mắt mờ
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Những triệu chứng này thường diến biến trong vài ngày đến vài tuần. Một số người có những triệu chứng này trước khi được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng họ không nhận ra các triệu chứng đó. Hầu hết họ tin rằng các triệu chứng đó là do bệnh cúm hoặc một số bệnh tật khác.
benh tieu duong tuyp 1_3
Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Khi insulin giảm ở mức thấp, lượng đường trong máu có thể tăng lên rất cao và sẽ đe doạ cuôc sống của người bệnh. Các triệu chứng bao gồm: da ửng đỏ, nóng và khô, hơi thở có mùi lạ, người cảm thấy bồn chồn, buồn ngủ, ngủ nhiều, khó khăn khi thức dậy, ở trẻ nhỏ có thể chúng ít hoạt động hơn, chán ăn, đau bụng, ói mửa, không minh mẫn.
Khi bệnh trở nên nặng có thể gây ra khó thở, sưng não, hôn mê hoặc tử vong. Nhưng nếu thường xuyên bổ xung insulin lượng đường trong máu của bạn sẽ ở mức cho phép bạn có thể tránh được các nguy hiểm của căn bệnh này.
Các triệu chứng chính của lượng đường trong máu thấp là ra mồ hôi (hầu như lúc nào cũng ra mồ hôi), căng thẳng, run, cơ thể mết mỏi yếu đuối, chóng mặt, nhức đầu, không còn minh mẫn, nói líu nhíu.
Lượng đường huyết xuống mức thâp khi lượng đường (glucose) trong máu giảm dưới mức đọ cho phép để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Những người có nguy cơ mắc bệnh này là những người ăn không đủ chất, bỏ bữa, uống quá nhiều thuốc có chứa insulin, tập thể dục thái quá làm cho lượng đường trong máu giảm đi nhanh chóng.
Nếu lượng đường trong máu giảm xuống thấp (dưới 20mg/dl), bạn có thể ngất đi hoặc bị động kinh. Khi gặp trường hợp đó bạn nên ăn hoặc uống những thức uống có chứa đường để kéo mức đường trong máu của bạn trở lại mức an toàn. Nhưng khi các biểu hiện của bạn ở mức nghiêm trọng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Những xét nghiệm cần thiết cho bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán với một trong những xét nghiệm máu sau đây:
Đường huyết đói  : cao hơn 126mg /dl (tương đương 7,0 mmol/l) trên hai lần xét nghiệm khác nhau.
Đường huyết ngẫu nhiên : cao hơn 200mg /dl (tương đương 11,1 mmol/l), và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được .
Test dung nạp Glucose : Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn 200mg/dl.
Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type  1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây:
     * Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl
     * Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay
     * Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa
     * Trong thời gian mang thai
Xét nghiệm các marker miễn dịch :
Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1
Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1
Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1
benh tieu duong tuyp 1_2
 
Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiểu đường tuyp 1
HbA1c : Bệnh nhân bị đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 - 6 tháng. The HbA1c là một thước đo trung bình của glucose máu trong vòng 2 - 3 tháng. Nó có thể giúp xác định việc điều trị như thế nào.
Tốt nhất, bạn nên  liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để biết được lượng đường trong máu của bạn nằm trong phạm vi cho phép để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cách điều trị
Việc điều trị bệnh tiểu đường tuyp 1 được thực hiện bằng cách tiêm insulin vào cơ thể hàng ngày để giữ lượng đường ở mức cho phép. Đó là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng từ căn bệnh tiểu đường. Đối với những người có lượng đường trong máu xuống quá thấp cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường của mình. Lượng đường ở mức cho phép là 70mg/dl tới 130mg/sl trước khi ăn và 180mg/dl sau khi ăn 1 đến 2 giờ. Đây là chỉ số để bạn theo dõi lượng đường của mình.
Điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp1 trong đó chế độ ăn cần đảm bảo trong thời gian đầu để bệnh nhân có thể trọng bình thường. Chế độ ăn cung cấp mỗi ngày 1800Kcal trong đó Glucide 50%, Lipide 25%, Protide 20%, riêng ở Việt nam tỉ lệ cung cấp Glucide có thể tới 60%. Cần tăng cường nhiều chất xơ rau xanh, đảm bảo đủ vitamin và yếu tố vi lượng. Thuốc chủ yếu sử dụng là Insulin đường tiêm.
Ngoài ra bạn có thể điều trị căn bệnh của mình bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Khi bị tiểu đường bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bạn có thể sử dụng thuốc aspirin để giảm nguy cơ bị đau tim.Ngay sau khi được chuẩn đoán bị bệnh tiểu đường và được điều trị mức đường trong máu của bạn lại trở lại bình thường. Các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tuỵ sẽ làm việc chăm chỉ hơn để cung cấp đủ insulin cho có thể.  Trong giai đoạn này bạn có thể ít dùng hoặc không dùng insulin, nhưng điều này không có nghĩa là bệnh của bạn đã khỏi. Khi bệnh tái phát bạn phải tiếp tục dùng insulin để điều trị căn bệnh của mình.
Khi mắc bệnh bạn có thể học cách tự chăm sóc bản thân như tự theo dõi mức đường huyết của mình, tự tiêm insulin, tìm ra các triệu chứng mức đường trong máu là cao hay thấp… Tự chăm sóc bản thân là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt để được khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
(Nguồn: Dinhduong.com.vn)

Điếc đột ngột, điều trị sớm để không mất thính lực vĩnh viễn

Thứ Sáu, 15/10/2010 - 12:19

(Dân trí) - “Điếc đột ngột ngày càng nhiều ở người trẻ, tập trung chủ yếu ở giới văn phòng, người làm việc trong môi trường tiếng ồn, những người thường xuyên làm việc căng thẳng. Đáng tiếc là nhiều người chủ quan, đến viện muộn nên bị điếc vĩnh viễn”, BS Lan cho biết.
Đến viện ngay khi có dấu hiệu bệnh
Điếc vĩnh viễn do chủ quan
Điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe xảy ra đột ngột trong vòng vài ngày hoặc vài giờ, do bộ phận tiếp nhận thần kinh thính giác bị tổn thương. Thông thường, người bệnh không có triệu chứng nào ngoài giảm sức nghe nên chủ quan cho rằng sau đó tai sẽ phục hồi lại bình thường. 
 
Đối tượng dễ bị bệnh là giới văn phòng, học sinh và những người thường xuyên làm việc căng thẳng.
Chị Quỳnh Trang (36 tuổi, Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, tôi đang làm việc bình thường tại cơ quan, đột nhiên cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, trong tai có tiếng e…e như có tiếng ve kêu, dế kêu. Tưởng mình làm việc căng thẳng nên mệt, tôi về nhà nghỉ ngơi. Vài ngày sau hiện tượng trên không giảm, nghĩ mình thiếu máu (do vừa bị sảy thai cách đó 2 tuần), tôi đi bắt mạch cắt thuốc bắc uống. Mới uống được 1 tuần, tôi không còn nghe thấy gì nữa, tôi như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Hoảng hốt, đến viện Tai Mũi Họng TƯ khám thì được chẩn đoán bị điếc đột ngột. Do đến chậm (sau khi bị bệnh 16 ngày) khả năng nghe của tôi không còn phục hồi được nữa (trao đổi với chị Trang, pv phải viết câu hỏi ra giấy).
 
Anh Sơn Đông (20 tuổi, Lạng Sơn) thì may mắn hơn. Sau 3 ngày đột nhiên thấy tai trái bị ù, sức nghe giảm mà không kèm theo nhức đầu hay chóng mặt, anh đi khám ngay. Kết quả đo thính lực tại viện Tai mũi họng TƯ cho thấy sức nghe tai trái của anh đã giảm 50%. Sau 2 tuần điều trị tích cực, thính lực của Sơn Đông hồi phục hoàn toàn.
Trao đổi với Dân Trí, BS. Trưởng khoa Thính học & Phục hồi chức năng viện Tai Mũi Họng TƯ, BS Lê Thị Lan cho biết: Nếu như trước đây “điếc đột ngột” thường xảy ra với những người ở tuổi trung niên thì nay bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”. Trên 55% trường hợp bị điếc đột ngột là ở độ tuổi 15-40 và số bệnh nhân nam cao gần gấp đôi nữ.
Càng đến sớm phục hồi càng cao
“Điếc đột ngột thường không có dấu hiệu báo trước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột như tổn thương màng nhĩ, bị các bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tuổi cao, tổn thương dây thần kinh (viêm màng não, virus, giang mai, u dây thần kinh...), viêm nhiễm tai, do ngộ độc (rượu, thuốc lá...), các loại siêu vi trùng quai bị, sởi, virus cúm. Thêm một nguyên nhân rất quan trọng là ở các đô thị phát triển cao thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ nhiều hơn do bị căng thẳng, lo âu, stress, tiếng ồn...”, BS Lan chia sẻ.
Để phòng tránh điếc đột ngột, BS. Đinh Thị Hợi, Chuyên gia thính học, Trung tâm Thính học Cát Tường cho biết, việc xác định rõ nguyên nhân gây điếc cấp tính vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, bác sĩ vẫn chủ yếu điều trị triệu chứng bằng nội khoa. Bệnh nhân đến khám càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Nếu chậm chễ (sau 3 tuần) có thể điếc vĩnh viễn, sau 1 tuần chỉ còn 20-30% và nếu đến ngay ngày đầu tiên thì khả năng chữa khỏi là 70-80%.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh suy giảm thính lực, tránh làm việc quá căng thẳng, hạn chế tình trạng stress nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Hạn chế dùng các chất kích thích, đề phòng các chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao. Với trẻ nhỏ, hãy tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, hạn chế cho trẻ nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát được âm lượng.
Thu Hà

Các hội chứng ngộ độc thường gặp

(Yduocvn.com) - Bảng các hội chứng ngộ độc thường gặp nhất (Theo Kenneth Kulig )
HC kháng cholinergic
Các dấu hiệu thường gặp 
Sảng với tiếng nói lầm bầm, nhịp tim nhanh, khô, da đỏ, đồng tử dãn, myoclonus,
tăng nhẹ thân nhiệt, ứ nước tiểu và giảm âm nhu động ruột. Co giật và rối loạn
nhịp tim có thể xây ra trong các ca nặng

Thuốc gây ngộ độc 

Kháng histamin, thuốc chống Parkinson, atropin, scopola -min, amatadin, thuốc
chống tâm thần, thuốc chống trầm uất, thuốc chống co thắt, thuốc dãn đồng tử,
thuốc dãn cơ vân, và nhiều thảo mộc (nhất là cà độc dược và amanita muscaria)
HC giống giao cảm
Các dấu hiệu thường gặp ảo giác, hoang tưởng bộ phận (paranoia), nhịp tim
nhanh (hay nhịp chậm nếu thuốc giống alpha- adrenergic thuần tuý), tăng huyết
áp, tăng thân nhiệt, toát mồ hôi, dựng lông, dãn đồng tử và tăng phản xạ. Co giật,
tụt HA và rối loạn nhịp tim có thể xẩy ra trong các ca nặng

Thuốc gây ngộ độc 
Cocain, amphetamin, methaphetamin và dẫn xuất, chất chống xung huyết
(phenylpropanolamin, ephedrin và giả ephedrin). Trong quá liều cafein và
theophyllin, các dấu hiệu tương tự, ngoại trừ các dấu hiệu tâm thần thực thể, hậu
quả của sự phóng thích catecholamin

 Ngộ độc Opi, thuốc an thần hay ethanol
Các dấu hiệu thường gặp

Hôn mê, ức chế hô hấp, co đồng tử, tụt HA, nhịp tim chậm, giảm thân nhiệt, phù
phổi, giảm nhu động ruột, giảm phản xạ và các vết kim tiêm trích. Co giật có thể
xẩy ra sau khi quá liều một số thuốc gây ngủ, nhất là propoxy phene

Thuốc gây độc 
Thuốc gây ngủ loại opi, barbiturat, benzodiazepin, ethchlo rvynol, glutethimide, methyprylon, methaqualone, meprobamat, ethanol, clonidin 

HC Cholinergic
Các dấu hiệu thường gặp 
Lú lẫn, ức chế hệ thóng TKTW, yếu cơ, tăng tiết nước bọt, nước mắt, đạI tiểu tiện
không tự chủ, co thắt dạ dày ruột, nôn, toát mồ hôi, rung giật sợi cơ, phù phổi, co
đồng tử, nhịp chậm hoặc nhịp nhanh và co giật

Thuốc gây độc 
Thuốc trừ sâu loại PPHC hay carbamat, physostigmin, edrophonium và một số
loại nấm
Người đăng: admin

Cấp cứu rắn độc cắn


Ảnh minh họa
(Yduocvn.com) - Rắn cắn là nguyên nhân quan trọng nhất trong số các trường hợp nhiễm nọc độc do động vật. Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có ít nhất 2,5 triệu trường hợp bị rắn cắn với 125000 người bị tử vong. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn thuộc các khu vực nhiệt đới.
 ( BS. Nguyễn Trung nguyên )

Do sự can thiệp của con người, rắn đang thay đổi thói quen sống và di chuyển dần về các khu vực thành thị, khiến cho vùng xảy ra rắn cắn rộng hơn. Trong số khoảng 3000 loài rắn trên thế giới, có khoảng 600 (20%) loài là rắn độc. Phần rất lớn các loài rắn độc này thuộc về hai họ Elapidae và Viperidae.
I.  Một số điểm chung:
1.  Rắn độc và rắn không độc:
 Phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình “khúc vàng khúc đen”), rắn cạp nia (thân mình “khúc trắng khúc đen”), họ rắn lục (đầu to so với thân mình, hình quả trám).
 Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (một số trường hợp hiếm gặp thì tiêm trực tiếp tĩnh mạch) dẫn nọc độc vào cơ thể nạn nhân. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương niêm mạc (mắt), có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

       

                           Rắn không độc                                                    Rắn độc


2.  Các loại rắn độc thường gặp ở nước ta:
2.1. Họ rắn hổ (Elapidae):
 Rắn hổ mang: Rắn hổ mang thường (Naja spp), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah).
 Rắn cạp nong, cạp nia (Bungarus spp):
 Cạp nong (B. fasciatus, khoang đen và khoang vàng).
 Cạp nia (khoang đen và khoang trắng): ở miền Nam là B. candidus, ở miền Bắc là B. Multicintus hoặc B. Slowinski (cạp nia sông Hồng, một chủng mới được phát hiện).
 Rắn biển (Hydrophis spp).
2.2. Họ rắn lục (Viperidae):
 ở nước ta thường gặp rắn lục xanh (Trimeresurus – stejnereri), rắn choàm quạp (ở miền Nam) (Agkistrodon rhodostoma) còn gọi là Lục Mã lai (Rhodostoma malayii).
3.  Nọc độc:
Nọc độc được tiết ra từ các tuyến nọc riêng, thường là có nối với cuống răng độc bằng một ống dẫn. Nọc độc của rắn có 3 chức năng sau:
 Bất động con mồi.
 Tiêu hoá con mồi.
 Đe doạ kẻ thù.
3.1.  Các thành phần của nọc rắn:
 Nọc rắn bao gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein gồm các enzym và độc tố dạng polypeptide. Nói chung mỗi thành phần có độc tính khác nhau, khi có mặt trong cơ thể bệnh nhân tương tác với nhau trở nên phức tạp hơn. Cùng một loại rắn ở các nơi khác nhau có thể có các độc tính khác nhau.
 Sau đây là giới thiệu khái quát về các loại độc tố trong nọc rắn (đối chiếu các tài liệu với bệnh cảnh lâm sàng rắn cắn ở nước ta):

Loại nọc rắn
Tác dụng lâm sàng

Loại rắn

Độc tố thần kinh: tiền synape và hậu synape
Liệt mềm nặng nề:

Rắn cạp nong, cạp nia
Độc tố thần kinh hậu synape

Liệt mềm, không nặng nề bằng liệt do độc tố thần kinh tiền synape
Rắn hổ mang thường (một số, đặc biệt ở miền Nam).
Rắn hổ mang chúa.
Độc tố với cơ
Tổn thương toàn bộ cơ vân

Rắn hổ mang các loại, rắn lục
Độc tố với thận
Trực tiếp gây tổn thương thận
Độc tố gây hoại tử tổ chức
Trực tiếp gây tổn thương tổ chức ở vị trí cắn và chi bị cắn
Rắn lục, rắn hổ mang thường
Độc tố với quá trình đông máu
Tác dụng với quá trình đông máu bình thường, gây chảy máu hoặc hình thành huyết khối

Rắn lục
Độc tố với thành mạch
Tổn thương thành mạch, gây chảy máu
Độc tố với tim
Trực tiếp gây tổn thương tim
Rắn hổ mang chúa.
Rắn hổ mang thường (một số, đặc biệt ở miền Nam)
 Bên cạnh các thành phần trên, trong nọc rắn còn có thể có chứa hyaluronidase, là một yếu tố gây tiêu huỷ tổ chức liên kết giúp nọc rắn lan tràn nhanh.
 Ngoài tác dụng gây độc, vì bản chất là các protein nên nọc rắn cũng có thể kích thích đáp ứng miễn dịch thông qua IgE gây sốc phản vệ và tử vong sau khi bị rắn cắn.
3.2.  Động học của nọc độc:
 Số lượng nọc độc rất thay đổi, tuỳ thuộc nhiều yếu tố: chủng rắn, kích cỡ con rắn, mức độ vết thương cơ học, một răng độc hay cả hai cùng xuyên qua da, số nhát cắn. Bản thân con rắn cũng có thể tự kiểm soát việc nọc độc có được tống ra khi cắn hay không. Có một tỷ lệ các trường hợp bị rắn độc cắn mà số lượng nọc độc được bơm ít, không đủ gây triệu chứng nhiễm độc (gọi là “vết cắn khô”). Ví dụ, tỷ lệ vết cắn khô với rắn hổ mang có thể tới 30 %.
 Tuy nhiên rắn độc không bao giờ hết nọc độc, kể cả sau khi đã cắn nhiều lần, rắn cũng không trở nên ít độc hơn sau khi ăn mồi.
Nọc độc trong hầu hết các trường hợp được vận chuyển theo đường bạch huyếtvề tuần hoàn hệ thống. Một số trường hợp hãn hữu, nọc được bơm trực tiếp vào tĩnh mạch (dễ gây sốc phản vệ, nhiễm độc nhanh hơn).
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ hấp thu, mức độ nặng của nhiễm độc và tốc độ thải trừ nọc độc: độ sâu của vết thương, số lượng nọc độc được bơm vào, kích thước và tác dụng của các thành phần có trong nọc, kích cỡ, tuổi, tình trạng bệnh lý khác của nạn nhân đang có và hoạt động của nạn nhân sau khi bị cắn. Do vậy, các độc tố gây hoại tử và các độc tố khác tác dụng tại chỗ có thể có tác dụng lâm sàng hầu như ngay lập tức sau khi cắn hoặc đốt vì chúng đã có sẵn sàng ngay tại cơ quan đích, trong khi đó các độc tố tác dụng trên toàn thân trước hết phải đi vào tuần hoàn hệ thống.
  Các độc tố có tác dụng trong máu phát huy tác dụng nhanh chóng, các độc tố có cơ quan đích ở ngoài mạch máu như các độc tố thần kinh, độc tố với cơ nói chung phát huy tác dụng chậm hơn hơn. Tuy nhiên, khi biểu hiện lâm sàng thì các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện rất nhanh, sau 60 phút bệnh nhân đã có thể bị liệt.
II.  Lâm sàng:
1.  Rắn hổ cắn:
 Các triệu chứng thường gặp của rắn hổ cắn:

Triệu chứng
Hổ mang
thường
Hổ chúa
Cạp nia
Cạp nong
* Tại chỗ:
- Đau buốt
- Vết răng, móc độc
- Phù nề lan toả
- Hoại tử
* Toàn thân:
- Sụp mi
- Dãn đồng tử
- Phản xạ ánh sáng
- Há miệng hạn chế, khó nuốt, nói
- Khó thở, liệt cơ hô hấp
- Liệt chi, phản xạ gân xương giảm
- Bloc nhĩ thất
- Rối loạn tiêu hoá
- Suy thận cấp (tiêu cơ vân)
- Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, cầu bàng quang, vã mồ hôi.
- Hạ Na máu

+
+
+++
+++

±
±
+
±
±
±
±
+
+
-

-

+
+
+++
-

+
+
+
+
+
+
±
+
+
-

-

-
±
-
-

+++
+++
-
+++
+++
+++
-
+
-
+

+

-
±
-
-

++
++
-
++
++
++
-
+
-
?

?
Rắn biển cắn: gây liệt cơ, tan máu. Thông tin về rắn biển cắn ở nước ta còn chưa đầy đủ.
Độc tố gây liệt của rắn là các độc tố với thần kinh ngoại vi, bệnh nhân có thể bị liệt hoàn toàn (rất dễ nhầm lẫn với hôn mê sâu, thậm chí nhầm lẫn với tình trạng mất não) nhưng vẫn tỉnh táo nếu không bị suy hô hấp nặng. Nếu được điều trị hỗ trợ tốt bệnh nhân vẫn có thể hồi phục hoàn toàn.
2.  Rắn lục cắn:
2.1. Tại chỗ:
 Sau khi bị cắn bệnh nhân bị sưng tấy nhanh, chảy máu tại vết cắn, có thể ngay sau khi bị cắn.
 Sau đó vùng bị cắn sưng to, bầm tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, phồng rộp, xuất huyết trong bọng nước. Có thể có hội chứng khoang, chèn ép nhiều.
 2.2. Toàn thân:
 Chóng mặt, lo lắng, tình trạng sốc.
 Rối loạn đông máu, chảy máu.
 Chảy máu khắp nơi.
 Rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa chảy).
 Suy thận cấp do tiêu cơ vân.
3. Nguyên nhân tử vong:
 Lúc đầu thường do suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng. Có thể do loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Sau đó là do xuất huyết nặng, suy thận, nhiễm trùng nặng.
III.  Cận lâm sàng:
1. Xét nghiệm thông thường:
 Công thức máu, urê, creatinin, điện giải, GOT, GPT, CPK, bilirubin, SpO2, khí máu động mạch (nếu có suy hô hấp, suy thận, sốc).
 Nếu nghi ngờ rắn lục cắn: thời gian máu chảy, máu đông, prothrombin, INR, thời gian hoạt hoá thromboplastin bán phần, fibrinogen, các sản phẩm thoái hoá của fibrin hoặc fibrinogen. Đánh giá sơ bộ rối loạn đông máu kiểu kháng đông bằng “Thời gian đông máu sau 20 phút”, đây là test đơn giản, lấy máu vào một ống nghiệm không chống đông và để yên, đọc kết quả sau 20 phút, nếu máu không đông thì bệnh nhân có rối loạn đông máu kiểu kháng đông.
 Nước tiểu: protein niệu hồng cầu, trụ, urê, creatinin, myoglobin.
 Điện tim.
3.  Xét nghiệm nhanh xác định loại rắn độc:
 Nguyên lý: dựa trên nguyên lý hấp thụ miễn dịch gắn enzym.
 Mẫu bệnh phẩm: dịch tại vết cắn, máu, nước tiểu bệnh nhân.
IV.  Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán xác định:
 Đặc điểm của con rắn đã cắn bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đem rắn (đã chết hoặc còn sống) đến để nhận dạng. Chú ý không cố gắng bắt hoặc giết rắn, cẩn thận vì đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người và gây ngộ độc
 Triệu chứng của bệnh nhân.
 Xét nghiệm nhanh xác định loại rắn độc.
2.  Những trường hợp khó chẩn đoán:
 Bệnh nhân là trẻ nhỏ, người cao tuổi.
 Bệnh nhân không biết bị rắn cắn: khi đang ngủ, trong bóng tối không nhín thấy rắn, vết cắn không rõ, sau khi bị cắn bệnh nhân bị liệt hoàn toàn (thậm chí giống như hôn mê sâu, đồng tử giãn). Trường hợp này đặc biệt hay gặp với rắn cạp nong, cạp nia cắn.
V.  Điều trị:
Rắn độc cắn là một cấp cứu. Bệnh nhân cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
 1. Sơ cứu rắn độc cắn:
 Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
 1.1. Mục tiêu của sơ cứu:
 Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.
 Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
 Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).
 Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !
1. 2. Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:
 Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
 Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
 Cân nhắc biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép bất động khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
 Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.
 Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm
 Kỹ thuật băng ép bất động:
 Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chi phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
 
 Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng).

 
 Bắt đầu băng từ ngón chân về phía gốc chi để hết toàn bộ chi.
  
 Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chi với nẹp.
 
Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:
 Băng ép bàn tay, cẳng tay.
 Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.
 Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.
 

 Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
 Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.
 Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
1.2.  Không áp dụng các biện pháp sau:
 Các biện pháp sau đã được chứng minh là không có hiệu quả hoặc thấm chí gây hại thêm cho bệnh nhân và do đó không áp dụng.
 Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, đắp các loại thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết cắn, sử dụng hòn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).
2.  Huyết thanh kháng nọc rắn:
 Huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) đặc hiệu là thuốc giải độc đặc hiệu với rắn độc cắn, bản chất là các IgG hoặc một phần của IgG được chiết tách từ huyết thanh động vật (thường là ngựa) đã được gây miễn dịch với nọc rắn. Đây là biện pháp điều trị được ưu tiên.
 HTKNR đơn giá chỉ có tác dụng với một chủng rắn nhất định, ví dụ, HTKNR cạp nia chỉ có tác dụng với rắn cạp nia cắn. HTKNR đa giá là tổng hợp của nhiều HTKNR đơn giá do đó có tác dụng với nhiều chủng rắn khác nhau.
 Chỉ định dùng HTKNR: Chỉ định dùng HTKNR khác nhau giữa các nước, sau đây là chỉ định theo khuyến cao của Tổ chức y tế thế giới (WHO):
 Trên một bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ một loại rắn độc cắn và có một trong các dấu hiệu sau:
Toàn thân:
 Chảy máu tự nhiên hoặc rối loạn đông máu trên xét nghiệm hoặc giảm tiểu cầu.
 Dấu hiệu thần kinh: có biểu hiện liệt.
 Bất thường trên tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, bất thường trên điện tim.
 Suy thận cấp.
 Đái hemoglobin hoặc đái myoglobin hoặc có các bằng chứng khác về tan máu, tiêu cơ vân trên lâm sàng, xét nghiệm.
 Các bằng chứng khác cho thấy bị nhiễm nọc độc toàn thân.
Tại chỗ:
 Sưng nề quá một nửa chi bị cắn (không có garô), sưng nề khi bị cắn vào ngón tay, chân.
 Sưng nề lan rộng tiến triển nhanh.
 Hạch khu vực sưng đau.
 Nguyên tắc dùng HTKNR:
 Điều chỉnh liều tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Thường dùng đường tĩnh mạch, tiêm/hoặc truyền tĩnh mạch rất chậm (nếu tiêm thì ít nhất là trong 30 phút, có tài liệu khuyến cáo pha loãng (ít nhất theo tỷ lệ 1/10 theo thể tích với NaCL 0,9% hoặc glucose 5%) và tiêm truyền chậm.
 Dùng càng sớm càng tốt một khi đã có chỉ định.
 Theo dõi cẩn thận các tác dụng của HTKNR, kể cả các tác dụng giải độc và các tác dụng có hại, đặc biệt là các phản ứng dị ứng và nặng nhất là sốc phản vệ. Chuẩn bị sẵn sàng và xử trí ngay khi xảy ra các tác dụng phụ đó.
3. Các biện pháp cấp cứu, hồi sức:
Các biện pháp cấp cứu, hồi sức, điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ bệnh nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng. áp dụng khi không có HTKNR đặc hiệu hoặc kết hợp với dùng HTKNR đặc hiệu.
 Suy hô hấp: thở ôxy, bóp bóng ambu, đặt nội khí quản, thở máy (thường chỉ cần thở theo phương pháp kiểm soát/hỗ trợ thể tích).
 Chống sốc (có thể do mất nước do nôn, ỉa chảy nhiều hoặc do sốc phản vệ).
 Chống loạn nhịp tim tuỳ theo loại loạn nhịp.
 Điều trị tiêu cơ vân, suy thận cấp: truyền đủ dịch, lợi tiểu, bài niệu cưỡng bức.
 Rối loạn đông máu: truyền các chế phẩm máu tuỳ theo tình trạng bệnh nhân. Nếu không có các chế phẩm máu có thể truyền máu tươi.
 Chăm sóc vết cắn, vết thương, phòng uốn ván, dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (thường kháng sinh phổ rộng), giảm đau.

Các bài khác