www.thanhnien.com.vn - 09/10/2012 3:45
Nhiều ngày qua, tại một số nhà dân ở hẻm 36 (đường Lê Thị Hồng, P.17, Q.Gò Vấp) liên tục xuất hiện loại bọ xít hút máu.
Chị L.T.P (35 tuổi) cho biết, tối 7.10, khi đang nằm ngủ, cả hai vợ chồng chị đều bị bọ xít cắn vào chân, lưng. Các vết cắn này gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau, sưng và cứng lại rất khó chịu. Bọ xít hút máu mà gia đình chị P. bắt được - Ảnh: H.M |
Loại bọ xít này có 6 chân, phần bụng to, dẹt, lưng có bộ cánh mỏng màu đen, hai bên mình nhiều vạch ngang màu vàng. Anh Tr. thử chọc vào bụng loại côn trùng này thì thấy có rất nhiều máu chảy ra. “Cách đây 2 năm, gia đình tôi cũng bị con này cắn, riêng tôi vì các vết cắn sưng nhiều, nổi mẩn đỏ, người bị sốt nên phải đi cấp cứu ở Bệnh viện 175”, chị P. nói.
Chị N.T.B, ở gần nhà chị P. cũng cho hay, loại bọ xít này cũng cắn chị B. và các con của chị khiến cho chân, tay sưng vù, tại các vết cắn cảm giác rất nóng và ngứa ngáy. Chị B. cho biết: “Đập chết con côn trùng này thấy có rất nhiều máu ở bụng. Giờ đây chúng tôi phải để ý hơn khi quét dọn nhà, giắt mùng cẩn thận khi đi ngủ”.
Hơn 2 năm trước tại TP.HCM, nhiều hộ dân tại các quận Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp cũng phát hiện thấy rất nhiều loại bọ xít hút máu này xuất hiện nhiều trong nhà và cắn người vào ban đêm.
Hà Minh
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (4)
Thẳng
Tôi ở nhà trọ tại Bình Thạnh gần chợ Bà Chiểu, con bọ xít hút máu này cách đây nửa tháng tôi có gặp 1 con, cách đây 2 ngày gặp thêm 1 con nữa, rất may là tôi đã giết chúng trước khi chúng cắn tôi, nhưng tôi nghĩ con bọ này chắc đã có mặt hầu hết trong nhà người dân, giống như tôi, vì phát hiện chỉ 1,2 con nên họ không báo cáo cơ quan chức năng thôi.
Nguyễn Khắc Định
Gia đình tôi ở Phú Nhuận, bị con bọ xít này cắn cách đây 10 năm rồi. Khi người thân trong nhà tôi bị bọ xít loại này cắn: Có người thì sưng to, có người ngứa toàn thân...còn tôi sốt hai lần vì nó.
Biker Saigon
Tôi ở Phú Nhuận, TPHCM. Nửa đêm bà xã tôi la toáng vì bị con gì cắn, đến sáng 3 vết cắn trên cánh tay sưng đỏ, nóng và ngứa ngáy. Tôi xịt thuốc quanh giường và phát hiện xác 1 con bọ xít hút máu như trong hình. Côn trùng lạ, có hại này đã xuất hiện tại TP rất nhiều rồi. Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp diệt và chữa trị vết cắn.
Lê Vi
Đối với loại côn trùng hút máu nguy hiểm này thì việc quét nhà, giăng mùng... là chưa đủ để loại trừ chúng. Cư dân trong khu vực cần nhờ đội diệt côn trùng đến xịt thuốc tiêu diệt bọ xít, xác trùng nhà cửa thì mới mong sống yên ôn trong chính căn nhà của mình. Nếu nhà tôi có loại bọ xít này, tôi sẽ làm như vậy. Nhưng thật may, nhà tôi ở vùng nông thôn tại BR-VT, chưa thấy Bọ xít hút máu có gây hại cho người?
www.thanhnien.com.vn - 30/06/2010 1:38Những con bọ xít hút máu người được phát hiện tại VN - Ảnh: Ngọc Thắng |
Chiều qua Thanh Niên có cuộc phỏng vấn TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng thực nghiệm (Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật), xung quanh thông tin phát hiện bọ xít hút máu người tại nước ta. TS Lam cho biết:
- Qua nhiều năm nghiên cứu về nhóm bọ xít bắt mồi trong đó có bọ xít hút máu, tôi nhận thấy các loài này phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, nơi người dân có trình độ chưa cao, đời sống còn khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2009, tôi đã thu được một số mẫu bọ xít hút máu người tại Hà Đông, Gia Lâm và Nghĩa Đô (đều thuộc Hà Nội). Mới đây, đã phát hiện thêm những con bọ xít này tại một gia đình ở TP Đà Nẵng. Tất cả các bằng chứng đó cho thấy, bọ xít hút máu người đã xuất hiện tại các thành phố lớn của nước ta.
* Ông có thể mô tả để cho người dân hình dung được về con bọ xít này?
- Chúng thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ...
* Bọ xít hút máu người ở VN có gây hại cho con người?
- Chúng tôi chưa có nghiên cứu nào để khẳng định bọ xít hút máu người được tìm thấy tại VN có gây bệnh gì cho con người hay không. Tuy nhiên, một số người bị bọ xít này cắn đã cho tôi biết họ có những triệu chứng như mệt mỏi, hay ngủ vặt, nốt cắn bị sưng và kéo dài, trong đó một trường hợp ở Đà Nẵng đã có cảm giác đau đầu, phù nhẹ mặt, hơi thở nặng.
Tại các nước khác, bọ xít này đã để lại một “quá khứ nặng nề” đối với con người. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hiện chưa thể xác định được bọ xít ở nước ta có cùng loài với ở châu Phi, châu Mỹ hay không.
* Người dân có thể trừ khử loài côn trùng này bằng cách nào?
- Nếu phát hiện trong nhà, tôi khuyên là nên kiểm tra lại tất cả đồ đạc để truy tìm chúng vào ban đêm bằng phương pháp thủ công. Tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào các khe hở bàn ghế, nan gường... phát hiện thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết nó.
Các nước trên thế giới họ diệt bằng cách phun hóa chất nồng độ cao. Tôi khuyến cáo chúng ta chưa nên dùng hóa chất vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và trong trường hợp này sử dụng biện pháp thủ công như trên là rất hiệu quả.
Tôi cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước thông tin phát hiện bọ xít hút máu người. Chúng ta đã phát hiện ra nó sớm nên hoàn toàn có thời gian nghiên cứu để tìm ra biện pháp đối phó thành công. Đây sẽ không phải là nỗi lo lớn trong tương lai nếu chúng ta quan tâm đúng mức về những con bọ xít đặc biệt này.
* Vậy hướng nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học là gì, thưa ông?
- Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ về hình thái, quá trình sinh trưởng phát triển, mật độ và vùng phân bố trên thực tế để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất về việc chúng có phải là những con bọ xít như ở châu Phi, châu Mỹ và các nước khác hay không.
TS Trương Xuân Lam |
- Chúng thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ...
* Bọ xít hút máu người ở VN có gây hại cho con người?
- Chúng tôi chưa có nghiên cứu nào để khẳng định bọ xít hút máu người được tìm thấy tại VN có gây bệnh gì cho con người hay không. Tuy nhiên, một số người bị bọ xít này cắn đã cho tôi biết họ có những triệu chứng như mệt mỏi, hay ngủ vặt, nốt cắn bị sưng và kéo dài, trong đó một trường hợp ở Đà Nẵng đã có cảm giác đau đầu, phù nhẹ mặt, hơi thở nặng.
Tại các nước khác, bọ xít này đã để lại một “quá khứ nặng nề” đối với con người. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hiện chưa thể xác định được bọ xít ở nước ta có cùng loài với ở châu Phi, châu Mỹ hay không.
* Người dân có thể trừ khử loài côn trùng này bằng cách nào?
- Nếu phát hiện trong nhà, tôi khuyên là nên kiểm tra lại tất cả đồ đạc để truy tìm chúng vào ban đêm bằng phương pháp thủ công. Tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào các khe hở bàn ghế, nan gường... phát hiện thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết nó.
Các nước trên thế giới họ diệt bằng cách phun hóa chất nồng độ cao. Tôi khuyến cáo chúng ta chưa nên dùng hóa chất vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và trong trường hợp này sử dụng biện pháp thủ công như trên là rất hiệu quả.
Tôi cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước thông tin phát hiện bọ xít hút máu người. Chúng ta đã phát hiện ra nó sớm nên hoàn toàn có thời gian nghiên cứu để tìm ra biện pháp đối phó thành công. Đây sẽ không phải là nỗi lo lớn trong tương lai nếu chúng ta quan tâm đúng mức về những con bọ xít đặc biệt này.
* Vậy hướng nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học là gì, thưa ông?
- Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ về hình thái, quá trình sinh trưởng phát triển, mật độ và vùng phân bố trên thực tế để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất về việc chúng có phải là những con bọ xít như ở châu Phi, châu Mỹ và các nước khác hay không.
Quang Duẩn (thực hiện)
Đăng nhận xét