Ngày đăng: 05/10/2012
(dinhduong.com.vn) - Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên hiểu rõ một số lầm tưởng chết người về căn bệnh này. Sau đây là những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường.
Bệnh sử trong gia đình không có nên tôi không thể mắc bệnh
Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường dù không hề có bệnh sử trong gia đình. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường tuýp 1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do ăn nhiều carbohydrates
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà những người hay tiêu thụ carbohydrates ít mắc phải nhất. Trước năm 1980, ở Nhật Bản có chưa đầy 5% số người trưởng thành bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi thức ăn nhanh và thịt dần thay thế gạo trong chế độ ăn hằng ngày thì bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.
Tại Mỹ, những người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Những người ăn chay có nguy cơ thấp nhất, còn các nhóm khác ở mức giữa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có vẻ không nằm ở thức ăn chứa nhiều carbohydrates mà nằm ở những thức ăn chứa nhiều chất béo.
Tôi không béo nên không thể bị tiểu đường
Duy trì hình thể cân đối giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, tuy nhiên những người gầy vẫn có thể mắc căn bệnh này. Điều này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phản ứng với insulin - hormon đưa glucose từ máu vào trong tế bào.
Tuy những người có bụng và hông nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nhưng chế độ ăn uống làm giảm mỡ bụng và mỡ hông giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất béo bên trong tế bào, có tác động tích cực đến căn bệnh.
Chế độ ăn uống không có tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các kháng thể sinh học do cơ thể sản sinh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lại tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Điều gì đã gây ra hiện tượng này? Một giả thuyết cho rằng, lý do nằm ở một số bệnh nhiễm trùng do virus. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người không ngờ đến nằm ở sữa bò. Do đó, hiện giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu xem việc không uống sữa bò trong những năm đầu đời có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không.
Sữa bò có thể là một vấn đề, tuy nhiên sữa mẹ thì mang lại tác động trái ngược. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ uống sữa ngoài.
Chỉ có người trưởng thành mới bị tiểu đường tuýp 2
Có thời gian, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Đây có thể là hậu quả của thói quen ăn uống và chứng béo phì thời thơ ấu.
Không thể chữa trị bệnh tiểu đường
Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng một người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ bị căn bệnh này mãi mãi. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt bớt dạ dày, các nhà khoa học thấy rằng, giảm cân cực kỳ nhiều có tác dụng với những ca bị tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo mà Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Mỹ ban hành vào năm 2009 gây giảm cân đáng kể đôi lúc cũng có thể làm biến mất các triệu chứng căn bệnh.
Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường dù không hề có bệnh sử trong gia đình. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường tuýp 1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do ăn nhiều carbohydrates
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà những người hay tiêu thụ carbohydrates ít mắc phải nhất. Trước năm 1980, ở Nhật Bản có chưa đầy 5% số người trưởng thành bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi thức ăn nhanh và thịt dần thay thế gạo trong chế độ ăn hằng ngày thì bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.
Tại Mỹ, những người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Những người ăn chay có nguy cơ thấp nhất, còn các nhóm khác ở mức giữa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có vẻ không nằm ở thức ăn chứa nhiều carbohydrates mà nằm ở những thức ăn chứa nhiều chất béo.
Tôi không béo nên không thể bị tiểu đường
Duy trì hình thể cân đối giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, tuy nhiên những người gầy vẫn có thể mắc căn bệnh này. Điều này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phản ứng với insulin - hormon đưa glucose từ máu vào trong tế bào.
Tuy những người có bụng và hông nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nhưng chế độ ăn uống làm giảm mỡ bụng và mỡ hông giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất béo bên trong tế bào, có tác động tích cực đến căn bệnh.
Chế độ ăn uống không có tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các kháng thể sinh học do cơ thể sản sinh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lại tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Điều gì đã gây ra hiện tượng này? Một giả thuyết cho rằng, lý do nằm ở một số bệnh nhiễm trùng do virus. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người không ngờ đến nằm ở sữa bò. Do đó, hiện giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu xem việc không uống sữa bò trong những năm đầu đời có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không.
Sữa bò có thể là một vấn đề, tuy nhiên sữa mẹ thì mang lại tác động trái ngược. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ uống sữa ngoài.
Chỉ có người trưởng thành mới bị tiểu đường tuýp 2
Có thời gian, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Đây có thể là hậu quả của thói quen ăn uống và chứng béo phì thời thơ ấu.
Không thể chữa trị bệnh tiểu đường
Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng một người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ bị căn bệnh này mãi mãi. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt bớt dạ dày, các nhà khoa học thấy rằng, giảm cân cực kỳ nhiều có tác dụng với những ca bị tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo mà Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Mỹ ban hành vào năm 2009 gây giảm cân đáng kể đôi lúc cũng có thể làm biến mất các triệu chứng căn bệnh.
Nguồn: Kiến thức/ Theo CBSnews
Ngày đăng: 04/10/2012
(Dinhduong.com.vn) Bệnh tiểu đường tuyp 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường...
Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể chuẩn đoán được gần 40% số bệnh nhân đang mắc đái tháo đường. Do vậy, lời khuyên của bác sĩ tất cả mọi người trên 40 tuổi nên thử đường máu 3 năm/lần. Đấy là cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Các bạn có thể đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu.
Bệnh đái tháo đường tuyp 2 chiếm đông đảo số bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường Tuyp 2 là 60 tuổi. Căn nguyên của bệnh hiện nay chưa được biết một cách thấu đáo, có thể là do lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhanh: Ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu bia, giảm vận động thể lực, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là căng thẳng). Cách đây 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội chỉ khoảng 1% số người trên 15 tuổi. Nhưng nay, tỷ lệ này đã tăng với 4 – 5%.
Dự báo trong tương lai số người mắc bệnh đái tháo đường còn tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ hiện nay ở Singapore, số người mắc bệnh tiểu đường đã chiếm 12% dân số.
Ai dễ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2?
Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao:
- Tuổi > 45
- Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
- Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
- Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
- Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
- Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
- Tăng triglyceride (mỡ) máu.
- Chế độ ăn nhiều chất béo.
- Uống nhiều rượu
- Ngồi nhiều
- Béo phì hoặc thừa cân.
Triệu chứng để nhận biết bệnh
Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.
Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường tuyp 2
Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng?
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực cùng với các thuốc điều trị để duy trì mức đường huyết sát với ngưỡng bình thường.
Người bệnh tiểu đường cần phải dùng thuốc suốt đời. Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường ít nhiều đều có tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất trong khi điều trị là phải thăm khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào nghĩ là tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện về chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện và dùng thuốc. Ăn uống kém và ngủ kém đều có tác động không tốt đến tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Việc chọn lựa thuốc phụ thuộc vào diễn biến của bệnh, chức năng nội tiết của tuỵ, các đặc điểm thể chất (chiều cao, cân nặng, vòng bụng), các bệnh lý đi kèm… Do đó, nếu nghi ngờ bị bệnh tiểu đường, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể ra một chiến lược điều trị thích hợp.
Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể chuẩn đoán được gần 40% số bệnh nhân đang mắc đái tháo đường. Do vậy, lời khuyên của bác sĩ tất cả mọi người trên 40 tuổi nên thử đường máu 3 năm/lần. Đấy là cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Các bạn có thể đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu.
Bệnh đái tháo đường tuyp 2 chiếm đông đảo số bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường Tuyp 2 là 60 tuổi. Căn nguyên của bệnh hiện nay chưa được biết một cách thấu đáo, có thể là do lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhanh: Ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu bia, giảm vận động thể lực, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là căng thẳng). Cách đây 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội chỉ khoảng 1% số người trên 15 tuổi. Nhưng nay, tỷ lệ này đã tăng với 4 – 5%.
Dự báo trong tương lai số người mắc bệnh đái tháo đường còn tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ hiện nay ở Singapore, số người mắc bệnh tiểu đường đã chiếm 12% dân số.
Ai dễ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2?
Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao:
- Tuổi > 45
- Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
- Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2 cao
- Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)- Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
- Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
- Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
- Tăng triglyceride (mỡ) máu.
- Chế độ ăn nhiều chất béo.
- Uống nhiều rượu
- Ngồi nhiều
- Béo phì hoặc thừa cân.
Triệu chứng để nhận biết bệnh
Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
Khát nước nhiều là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường tuyp 2
Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.
Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường tuyp 2
Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường tuyp 2 rất đáng sợ
Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi... Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.Làm gì để phòng ngừa biến chứng?
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực cùng với các thuốc điều trị để duy trì mức đường huyết sát với ngưỡng bình thường.
Người bệnh tiểu đường cần phải dùng thuốc suốt đời. Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường ít nhiều đều có tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất trong khi điều trị là phải thăm khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào nghĩ là tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện về chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện và dùng thuốc. Ăn uống kém và ngủ kém đều có tác động không tốt đến tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Việc chọn lựa thuốc phụ thuộc vào diễn biến của bệnh, chức năng nội tiết của tuỵ, các đặc điểm thể chất (chiều cao, cân nặng, vòng bụng), các bệnh lý đi kèm… Do đó, nếu nghi ngờ bị bệnh tiểu đường, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể ra một chiến lược điều trị thích hợp.
(Nguồn: Dinhduong.com.vn)
Ngày đăng: 03/10/2012
(Dinhduong.com.vn) Đối tượng thường mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 là trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi. Không giống như tiểu đường tuyp 2, tiểu đường tuyp 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục.
Tiểu đường tuyp 1 là do một phản ứng miễn dịch bất thường phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là gì?
Tiểu đường tuyp 1 là một căn bệnh sẽ theo bạn suốt đời khi tuyến tuỵ không còn sản xuất được insulin. Insulin cho phép đường (glucose) vào tế bào của cơ thể của bạn để tạo thành năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó thường phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh tiểu đường tuyp 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin (IDDM)
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp1.
Insulin được tạo ra bởi các tế bào nhất định (beta cells) trong tuyến tụy. Tiểu đường tuyp 1 phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta, do đó tuyến tuỵ mất khả năng sản xuất insulin.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Triệu chứng bệnh
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường tuyp 1:
Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Mắt mờ
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Những triệu chứng này thường diến biến trong vài ngày đến vài tuần. Một số người có những triệu chứng này trước khi được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng họ không nhận ra các triệu chứng đó. Hầu hết họ tin rằng các triệu chứng đó là do bệnh cúm hoặc một số bệnh tật khác.
Khi bệnh trở nên nặng có thể gây ra khó thở, sưng não, hôn mê hoặc tử vong. Nhưng nếu thường xuyên bổ xung insulin lượng đường trong máu của bạn sẽ ở mức cho phép bạn có thể tránh được các nguy hiểm của căn bệnh này.
Các triệu chứng chính của lượng đường trong máu thấp là ra mồ hôi (hầu như lúc nào cũng ra mồ hôi), căng thẳng, run, cơ thể mết mỏi yếu đuối, chóng mặt, nhức đầu, không còn minh mẫn, nói líu nhíu.
Lượng đường huyết xuống mức thâp khi lượng đường (glucose) trong máu giảm dưới mức đọ cho phép để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Những người có nguy cơ mắc bệnh này là những người ăn không đủ chất, bỏ bữa, uống quá nhiều thuốc có chứa insulin, tập thể dục thái quá làm cho lượng đường trong máu giảm đi nhanh chóng.
Nếu lượng đường trong máu giảm xuống thấp (dưới 20mg/dl), bạn có thể ngất đi hoặc bị động kinh. Khi gặp trường hợp đó bạn nên ăn hoặc uống những thức uống có chứa đường để kéo mức đường trong máu của bạn trở lại mức an toàn. Nhưng khi các biểu hiện của bạn ở mức nghiêm trọng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Những xét nghiệm cần thiết cho bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán với một trong những xét nghiệm máu sau đây:
Đường huyết đói : cao hơn 126mg /dl (tương đương 7,0 mmol/l) trên hai lần xét nghiệm khác nhau.
Đường huyết ngẫu nhiên : cao hơn 200mg /dl (tương đương 11,1 mmol/l), và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được .
Test dung nạp Glucose : Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn 200mg/dl.
Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây:
* Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl
* Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay
* Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa
* Trong thời gian mang thai
Xét nghiệm các marker miễn dịch :
Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1
Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1
Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1
Tốt nhất, bạn nên liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để biết được lượng đường trong máu của bạn nằm trong phạm vi cho phép để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cách điều trị
Việc điều trị bệnh tiểu đường tuyp 1 được thực hiện bằng cách tiêm insulin vào cơ thể hàng ngày để giữ lượng đường ở mức cho phép. Đó là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng từ căn bệnh tiểu đường. Đối với những người có lượng đường trong máu xuống quá thấp cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường của mình. Lượng đường ở mức cho phép là 70mg/dl tới 130mg/sl trước khi ăn và 180mg/dl sau khi ăn 1 đến 2 giờ. Đây là chỉ số để bạn theo dõi lượng đường của mình.
Điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp1 trong đó chế độ ăn cần đảm bảo trong thời gian đầu để bệnh nhân có thể trọng bình thường. Chế độ ăn cung cấp mỗi ngày 1800Kcal trong đó Glucide 50%, Lipide 25%, Protide 20%, riêng ở Việt nam tỉ lệ cung cấp Glucide có thể tới 60%. Cần tăng cường nhiều chất xơ rau xanh, đảm bảo đủ vitamin và yếu tố vi lượng. Thuốc chủ yếu sử dụng là Insulin đường tiêm.
Ngoài ra bạn có thể điều trị căn bệnh của mình bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Khi bị tiểu đường bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bạn có thể sử dụng thuốc aspirin để giảm nguy cơ bị đau tim.Ngay sau khi được chuẩn đoán bị bệnh tiểu đường và được điều trị mức đường trong máu của bạn lại trở lại bình thường. Các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tuỵ sẽ làm việc chăm chỉ hơn để cung cấp đủ insulin cho có thể. Trong giai đoạn này bạn có thể ít dùng hoặc không dùng insulin, nhưng điều này không có nghĩa là bệnh của bạn đã khỏi. Khi bệnh tái phát bạn phải tiếp tục dùng insulin để điều trị căn bệnh của mình.
Khi mắc bệnh bạn có thể học cách tự chăm sóc bản thân như tự theo dõi mức đường huyết của mình, tự tiêm insulin, tìm ra các triệu chứng mức đường trong máu là cao hay thấp… Tự chăm sóc bản thân là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt để được khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là gì?
Tiểu đường tuyp 1 là một căn bệnh sẽ theo bạn suốt đời khi tuyến tuỵ không còn sản xuất được insulin. Insulin cho phép đường (glucose) vào tế bào của cơ thể của bạn để tạo thành năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó thường phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh tiểu đường tuyp 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin (IDDM)
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp1.
Insulin được tạo ra bởi các tế bào nhất định (beta cells) trong tuyến tụy. Tiểu đường tuyp 1 phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta, do đó tuyến tuỵ mất khả năng sản xuất insulin.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Triệu chứng bệnh
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường tuyp 1:
Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Mắt mờ
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Những triệu chứng này thường diến biến trong vài ngày đến vài tuần. Một số người có những triệu chứng này trước khi được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng họ không nhận ra các triệu chứng đó. Hầu hết họ tin rằng các triệu chứng đó là do bệnh cúm hoặc một số bệnh tật khác.
Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Khi insulin giảm ở mức thấp, lượng đường trong máu có thể tăng lên rất cao và sẽ đe doạ cuôc sống của người bệnh. Các triệu chứng bao gồm: da ửng đỏ, nóng và khô, hơi thở có mùi lạ, người cảm thấy bồn chồn, buồn ngủ, ngủ nhiều, khó khăn khi thức dậy, ở trẻ nhỏ có thể chúng ít hoạt động hơn, chán ăn, đau bụng, ói mửa, không minh mẫn.Khi bệnh trở nên nặng có thể gây ra khó thở, sưng não, hôn mê hoặc tử vong. Nhưng nếu thường xuyên bổ xung insulin lượng đường trong máu của bạn sẽ ở mức cho phép bạn có thể tránh được các nguy hiểm của căn bệnh này.
Các triệu chứng chính của lượng đường trong máu thấp là ra mồ hôi (hầu như lúc nào cũng ra mồ hôi), căng thẳng, run, cơ thể mết mỏi yếu đuối, chóng mặt, nhức đầu, không còn minh mẫn, nói líu nhíu.
Lượng đường huyết xuống mức thâp khi lượng đường (glucose) trong máu giảm dưới mức đọ cho phép để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Những người có nguy cơ mắc bệnh này là những người ăn không đủ chất, bỏ bữa, uống quá nhiều thuốc có chứa insulin, tập thể dục thái quá làm cho lượng đường trong máu giảm đi nhanh chóng.
Nếu lượng đường trong máu giảm xuống thấp (dưới 20mg/dl), bạn có thể ngất đi hoặc bị động kinh. Khi gặp trường hợp đó bạn nên ăn hoặc uống những thức uống có chứa đường để kéo mức đường trong máu của bạn trở lại mức an toàn. Nhưng khi các biểu hiện của bạn ở mức nghiêm trọng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Những xét nghiệm cần thiết cho bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán với một trong những xét nghiệm máu sau đây:
Đường huyết đói : cao hơn 126mg /dl (tương đương 7,0 mmol/l) trên hai lần xét nghiệm khác nhau.
Đường huyết ngẫu nhiên : cao hơn 200mg /dl (tương đương 11,1 mmol/l), và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được .
Test dung nạp Glucose : Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn 200mg/dl.
Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây:
* Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl
* Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay
* Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa
* Trong thời gian mang thai
Xét nghiệm các marker miễn dịch :
Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1
Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1
Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1
Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiểu đường tuyp 1
HbA1c : Bệnh nhân bị đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 - 6 tháng. The HbA1c là một thước đo trung bình của glucose máu trong vòng 2 - 3 tháng. Nó có thể giúp xác định việc điều trị như thế nào.Tốt nhất, bạn nên liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để biết được lượng đường trong máu của bạn nằm trong phạm vi cho phép để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cách điều trị
Việc điều trị bệnh tiểu đường tuyp 1 được thực hiện bằng cách tiêm insulin vào cơ thể hàng ngày để giữ lượng đường ở mức cho phép. Đó là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng từ căn bệnh tiểu đường. Đối với những người có lượng đường trong máu xuống quá thấp cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường của mình. Lượng đường ở mức cho phép là 70mg/dl tới 130mg/sl trước khi ăn và 180mg/dl sau khi ăn 1 đến 2 giờ. Đây là chỉ số để bạn theo dõi lượng đường của mình.
Điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp1 trong đó chế độ ăn cần đảm bảo trong thời gian đầu để bệnh nhân có thể trọng bình thường. Chế độ ăn cung cấp mỗi ngày 1800Kcal trong đó Glucide 50%, Lipide 25%, Protide 20%, riêng ở Việt nam tỉ lệ cung cấp Glucide có thể tới 60%. Cần tăng cường nhiều chất xơ rau xanh, đảm bảo đủ vitamin và yếu tố vi lượng. Thuốc chủ yếu sử dụng là Insulin đường tiêm.
Ngoài ra bạn có thể điều trị căn bệnh của mình bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Khi bị tiểu đường bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bạn có thể sử dụng thuốc aspirin để giảm nguy cơ bị đau tim.Ngay sau khi được chuẩn đoán bị bệnh tiểu đường và được điều trị mức đường trong máu của bạn lại trở lại bình thường. Các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tuỵ sẽ làm việc chăm chỉ hơn để cung cấp đủ insulin cho có thể. Trong giai đoạn này bạn có thể ít dùng hoặc không dùng insulin, nhưng điều này không có nghĩa là bệnh của bạn đã khỏi. Khi bệnh tái phát bạn phải tiếp tục dùng insulin để điều trị căn bệnh của mình.
Khi mắc bệnh bạn có thể học cách tự chăm sóc bản thân như tự theo dõi mức đường huyết của mình, tự tiêm insulin, tìm ra các triệu chứng mức đường trong máu là cao hay thấp… Tự chăm sóc bản thân là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt để được khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
(Nguồn: Dinhduong.com.vn)
Đăng nhận xét