Bụng bầu khổng lồ của bà mẹ mang thai 5

Thứ Bẩy, 01/06/2013 - 12:25

(Dân trí) - Chị Alexandra Kinova ở Cộng hòa Séc mang thai 5 con hoàn toàn bằng phương pháp tự nhiên và đây là trường hợp rất hiếm trên thế giới, chiếm tỷ lệ 1/50 triệu người.

Alexandra Kinova, 23 tuổi, ở làng Milovice thuộc vùng Jihomoravsky, Cộng hòa Séc mang thai 5 bằng phương pháp tự nhiên. Lúc mới mang thai, Kinova đi khám thì bác sĩ chẩn đoán cô mang thai đôi.

Đến tháng 3 vừa qua, khi đi khám lại thì bác sĩ lại cho biết cô đang mang thai 4. Đến tháng 5, bác sĩ thông báo Kinova mang thai 5. "Khi phát hiện thấy hình hài 5 đứa bé, tôi bắt đầu òa khóc vì sợ", Kinova tâm sự.

Mang thai 5 con bằng phương pháp tự nhiên
Bà mẹ Alexandra Kinova đang mang bụng bầu khổng lồ.
 
Được biết, gia đình của cặp vợ chồng này đều có truyền thống sinh đôi. Nhưng trường hợp mang thai 5 của Alexandra Kinova quả là hiếm thấy trên thế giới, chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/50 triệu người.
 
Kết quả siêu âm bước đầu đã xác được định giới tính của 3 thai, trong đó có 2 trai và 1 gái. Giới tính của 2 bé còn lại vẫn chưa được xác định vì chúng nằm nấp sau các bé khác.
 
Có thể nói, trường hợp mang thai 5 của
 
Kinova dự kiến lâm bồn vào đầu tháng 6 này và cô hi vọng có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Đình Huế
Theo Mirror

Em bé nặng 6,1 kg chào đời ở Đức

Thứ Ba, 30/07/2013 - 16:23

(Dân trí) - Một em bé với cân nặng "khủng" - 6,1 kg - vừa chào đời ở Đức. Một điều đặc biệt nữa là em bé ra đời bằng phương pháp sinh thường.

Bé gái Jasleen chào đời hôm 26/7.
Bé gái Jasleen chào đời hôm 26/7.

Bé gái Jasleen chào đời tại Bệnh viện Đại học ở Leipzig, Đức hôm 26/7. Jasleen được tin là bé sơ sinh nặng cân nhất tại Đức từ trước tới nay.

Kỷ lục bé sơ sinh nặng cân nhất tại Đức trước đó thuộc về một bé trai tên gọi Jihad, nặng 5,9 kg, chào đời tại Berlin hồi năm 2011.

Mẹ của Jaslen mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nhưng không được phát hiện. Căn bệnh này thường xuất hiện ở tuần thứ 24 của thai kỳ và có thể dẫn tới những bé sơ sinh to hơn thông thường.

Các bác sĩ cho biết bà mẹ và con gái vẫn khỏe mạnh sau khi sinh. Bé Jasleen được giữ tại bệnh viện để theo dõi.

Theo sách kỷ lục Guinness, bé sơ sinh nặng nhất từ trước tới nay là Anna Bates, người Canada, chào đời năm 1879 với cân nặng 10,7 kg. Tuy nhiên, em bé đã qua đời 11 tiếng sau đó.

Trần Hải
Theo News

Mặc quần bò Trung Quốc dễ nhiễm bệnh nan y

Chủ Nhật, 14/07/2013 - 07:31

Có ít nhất 5 nhà máy ở miền Nam Trung Quốc sử dụng công nghệ phun cát để mài quần jean (quần bò). Công nghệ này có liên quan đến một loại bệnh nguy hiểm chết người mang tên silicosis.

Nhu cầu đối với dòng quần jean bụi, mài, rách đang vô tình tạo ra một thực trạng đáng buồn trong ngành công nghiệp may mặc. Có ít nhất 5 nhà máy ở miền Nam Trung Quốc vẫn sử dụng công nghệ phun cát - vốn đã bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Theo báo cáo mới đây của nhóm hoạt động vì quyền công nhân có trụ sở tại Hong Kong, công nghệ này có liên quan đến một căn bệnh phổi nan y trong trường hợp sử dụng quá nhiều quần jean.

 

Phun cát là biện pháp tăng tốc quá trình mài mòn vải được các nhà sản xuất đồ Jean sử dụng. Nó đã trở thành xu hướng vào những năm 1990, 2000. Nhiều thương hiệu trong đó có Armani, Levi Strauss, Benetton, Mango và Burberry đã cấm sử dụng hình thức này vào năm 2004 sau khi một bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên quan giữa việc phun cát và bệnh silicosis - căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica - một khoáng chất có trong cát.
 
Mặc quần bò Trung Quốc dễ nhiễm bệnh nan y

 

Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia sản xuất quần áo lớn của thế giới đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát nhưng các nhà hoạt động thì cho rằng, giới sản xuất đã chuyển công nghệ này tới các quốc gia khác như Bangladesh, Pakistan hoặc Trung Quốc và một số khu vực thuộc Bắc Mỹ.

 

Các giải pháp thay thế như làm mòn thủ công bằng giấy ráp cũng đang được sử dụng, nhưng chúng có vẻ tốn kém hơn.

 

Báo cáo trên được thực hiện với 170 cuộc phỏng vấn các công nhân người Trung Quốc vào năm 2011, 2012 tại 6 cơ sở sản xuất quần áo tại Quảng Châu - khu vực sản xuất đồ jean hàng đầu Trung Quốc. Công nhân cho biết, họ mài mòn quần jean bằng súng hơi có chứa cát mài. Những người này thường phải làm việc 12 giờ mỗi ngày với mức lương khoảng 330 -1.140 USD mỗi tháng để phun cát cho khoảng 500-600 đôi quần jean.

 

Điều đặc biệt là một số cơ sở này lại là nhà cung ứng cho các thương hiệu thời trang phương Tây đình đám. Một công nhân đến từ nhà máy may Zhongshan Yida khẳng định vào tháng 11 năm ngoái, công nghệ phun cát vẫn tiếp diễn tại đây mặc dù trước đó, họ đã cam kết dừng lại.

 

Zhongshan cho biết, họ cung cấp 4% lượng quần Jean được bán trên đất Mỹ đồng thời còn là đối tác cung ứng của cho cả H&M, Levi (theo doanh sách các nhà cung ứng mới nhất của Levi). Năm 2010, Levi và H&M đã cấm việc sử dụng công nghệ phun cát đối với tất cả các sản phẩm của họ.

 

Yida hiện vẫn chưa đưa ra bình luận gì sau báo cáo, nhưng một nhà phát ngôn của Levi cho biết trên hãng tin Quartz rằng họ đã xác nhận việc Yida dừng sử dụng công nghệ này vào năm 2009 và loại bỏ thiết bị phun cát vào tháng 2/2012.

 

Hãng này cho hay, vào hồi tháng Giêng năm ngoái, ban quản lý một nhà cung ứng khác của Levi đã gửi ảnh tới để chứng minh rằng tất cả các thiết bị phun cát đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, báo cáo này cho hay, nhà máy đã yêu cầu công nhân giấu máy móc khi thanh tra đến kiểm tra. H&M khẳng định với Quartz rằng họ đã làm việc với Yida nhưng không hề đặt quần áo sử dụng công nghệ phun cát từ bất cứ nhà cung cấp nào kể từ năm 2010.

 

Theo HungNinh

VEF/Huffingtonpos

TPHCM: Hàng loạt bún, phở “ngậm” chất làm trắng bị phát hiện

Thứ Ba, 23/07/2013 - 08:53

(Dân trí) - Qua kiểm tra 30 mấu bún phở, bánh canh, bánh ướt được lẫy ngẫu nhiên tại các chợ siêu thị trên địa bàn thành phố Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn về Tiêu dùng phát hiện tơi 24 mấu có chứa chất làm trắng huỳnh quang.

Kết quả "giật mình" trên vừa được Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng) công bố. Theo đó, từ ngày 15 đến 25/6, trung tâm đã lấy ngẫu nhiên 30 mẫu gồm 6 loại bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt, bán tại 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm (4 siêu thị, 4 chợ ở trung tâm thành phố và một cửa hàng). Thiết bị được dùng để xác định sự hiện diện của huỳnh quang (Tinopal) là đèn cực tím ở khoảng bước sóng 366nm.

Không nên sử dụng bún, phở... có độ sáng bóng bất thường (ảnh minh họa)
Không nên sử dụng bún, phở... có độ sáng bóng bất thường (ảnh minh họa)

Kết quả cho thấy, 24 trong tổng số 30 mẫu đều có sự hiện diện của chất làm trắng quang học, chiếm tỷ lệ 80%. Trong đó 5 trong 9 mẫu bún, 100% mẫu bánh hỏi, bánh ướt và bánh canh, 3 trên 4 mẫu bánh phở.

Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Tiêu dùng, cho biết, các cơ sở sản xuất bún đã bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng cho chất làm trắng Tinopal vào bún để để tăng độ sáng bóng, hấp dẫn về hình thức. Tinopal có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa khiến người sử dụng bị viêm loét dạ dày, thành ruột. Sử dụng lâu dài có thể gây suy gan thận hoặc dẫn đến ung thư.

Chất Tinopal có khả năng phát huỳnh quang làm mắt con người nhận thấy sản phẩm sáng trắng hơn bình thường. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào bún nếu bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Trường hợp bún, phở, bánh canh… có màu trắng bất thường thì không nên chọn mua. Để an toàn cho sức khỏe nên sử dụng các mặt hàng rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng.

Li Uyên

Những loại thực phẩm "chết người"

Thứ Tư, 05/06/2013 - 13:14

(Dân trí) - Hiện nay những nguy cơ đối với sức khỏe do thực phẩm đang hết sức phổ biến. Dù là do thực phẩm nhiễm độc hay nhiễm bẩn, song chắc chắn là bạn phải cẩn thận với những loại thực phẩm dưới đây.

 1. Những thực phẩm gây dị ứng

 

1. Những thực phẩm gây dị ứng

 

Theo Quỹ Hen và Dị ứng Mỹ thì ở Mỹ mỗi năm có hơn 200 người chết do các biến chứng liên quan đến dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn có thể gây chết người do nó gây ra một phản ứng có tên là sốc phản vệ, với các triệu chứng sưng nề lưỡi và họng, tụt huyết áp, khó thở, buồn nôn, nôn và/hoặc đau bụng.

 

Các dị nguyên (chất gây dị ứng) thường gặp trong lạc, sữa, trứng, hải sản, đậu nành và lúa mì.

 

2. Những thực phẩm "cực đoan"

 

Đặc điểm của những loại thực phẩm này là có hàm lượng rất cao chất béo và các chất không tốt cho sức khoẻ. Ví dụ đồ ăn nhanh được phục vụ với suất lớn hoặc pha trộn nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể làm tăng lượng cholesterol và gây ra những nguy cơ khác cho sức khỏe.

 

Cho dù ảnh hưởng có thể không xuất hiện ngay nhưng tác động của nó có thể xuất hiện sau đó, thậm chí là sau vài năm.

 

3. Những thực phẩm gây ngộ độc

 

Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 150 người bị chết do ăn phải nấm độc mọc trong rừng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì theo Phó giáo sư Anne Pringle thuộc Đại học Harvard thì mới chỉ có 95% các loại nấm trên thế giới được định danh. Do đó bạn phải cảnh giác tránh xa những thực phẩm có thể đưa chất độc vào cơ thể, như hạt táo, chứa các hợp chất cyanid, khoai tây có vỏ xanh chứa độc tố solanin.

 

4. Những thực phẩm bị ô nhiễm

 

Để tránh bị bệnh qua đường ăn uống, bạn phải nắm được những thông tin cần thiết về cách bảo quản và chế biến thực phẩm. Salmonella và E. coli là những loại vi khuẩn thường nhiễm vào thức ăn.

 

Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh Mỹ thì những vi khuẩn này gây ra 9.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm. Salmonella là vi khuẩn cư trú ở gia cầm, bò sát và động vật có vú gây sốt, tiêu chảy và những ca bệnh nặng, trong khi nhiễm E. coli có thể đe doạ tính mạng.

 

Anh Khôi

Theo Medic

8 điều cần chú ý khi ăn sữa chua

Thứ Ba, 28/05/2013 - 20:18

(Dân trí) - Thời tiết mùa hè oi bức luôn làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, sữa chua là món không thể thiếu để giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe. Nhưng muốn ăn sữa chua trước tiên các bạn nên biết đến 8 điều chú ý sau đây:

 1. Sữa chua không phải là nước uống sữa chua

 

1. Sữa chua không phải là nước uống sữa chua

 

Hiện nay, không chỉ chủng loại sữa chua vô cùng nhiều mà các loại nước uống sữa chua cũng không hề ít, bạn rất có khả năng mua phải sữa chua mà không phải sữa chua. Sữa chua được làm từ sữa bò qua quá trình lên men mà thành, về bản chất nó vẫn thuộc phạm trù "sữa bò".

 

Nhưng nước uống sữa chua chỉ là một loại nước uống, không phải là sữa, hàm lượng thành phần dinh dưỡng của nó khác biệt rất nhiều. Dinh dưỡng trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1/3 là sữa chua. Dựa theo quy định của chuyên ngành sữa, trong 100g sữa chua phải có hàm lượng protein ≥2,9gram, mà hàm lượng protein trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1gram. Nước uống sữa chua có thể coi là đồ để giải khát, trừ nóng, đồng thời với việc giải khát cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không thể thay thế được sữa chua làm từ sữa bò.

 

2. Có thể giảm béo và tăng vòng ngực

 

Phương pháp 1: sữa chua + sữa đặc + đu đủ xanh. 150ml sữa chua không đường kết hợp với 2 thìa sữa đặc, sau khi đánh đều đổ vào nước ép đu đủ xanh. Có thể ăn luôn, cũng có thể cho vào tủ lạnh cho đóng đông vào ăn càng ngon.

 

Phương pháp 2: Sữa chua + sữa đặc. Mỗi ngày trước bữa ăn chính dùng 150ml sữa chua kết hợp với 2 thìa sữa đặc, trộn đều ăn ngay.

 

Phương pháp 3: Sữa chua + sữa đặc mát xa vùng ngực. Mỗi ngày sau khi tắm xong đem đắp lên ngực, sau đó mát xa theo chiều đồng hồ rồi ngược chiều đồng hồ, ít nhất 15 phút cho đến khi ngực cảm thấy nóng lên là được.

 

3. Lượng phù hợp

 

Buổi sáng 1 cốc sữa bò, buổi tối 1 cốc sữa chua là lý tưởng nhất. Nhưng có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều sữa chua, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.

 

Đối với người mạnh khỏe mà nói, mỗi ngày ăn 1-2 cốc tương đương 250 - 500 gram như vậy là tương đối thích hợp. Tốt nhất là ăn vào khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi ăn cơm, như vậy có thể điều tiết vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.

 

4. Có thể hâm nóng không?

 

Ăn một cốc sữa chua lạnh, dạ dày cảm thấy khó chịu, muốn hâm nóng sữa chua rồi mới ăn, nhưng có người nói là hâm nóng sữa chua sẽ làm mất dinh dưỡng.

 

Rất nhiều tài liệu cho rằng sữa chua không nên hâm nóng, sợ sau khi hâm nóng sẽ giết chết lactic axit có giá trị nhất trong sữa chua, hơn nữa khẩu vị cũng bị thay đổi, giá trị dinh dưỡng và tác dụng bảo vệ sức khỏe đồng thời cũng giảm. Nhưng sữa chua chỉ hâm đến mức hơi ấm thôi, lactic axit có trong sữa chua không thể bị chết, ngược lại còn làm tăng hoạt tính của lactic axit, tác dụng bảo vệ sức khỏe càng lớn.

 

Bạn có thể đem hộp hay cốc sữa chua đặt vào bát nước khoảng 45oC một lúc cho ấm là có thể ăn được. Như vậy trong mùa đông mà uống một cốc sữa chua ấm làm cho cơ thể khoan khoái biết bao.

 
5. Không được tùy ý kết hợp

5. Không được tùy ý kết hợp

 

Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói…  những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành  N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.

 

Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì…

 

6. Không thể giảm béo

 

Sữa chua quả thật có hiệu quả giảm béo nhất định, chủ yếu là vì nó có lượng lớn lactic axit hoạt tính, có thể điều tiết cân bằng các loại vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón. Mà thường xuyên táo bón có quan hệ nhất định với việc thể trọng tăng cân. Hơn nữa sữa chua còn tạo cho chúng ta có cảm giác no bụng, lúc hơi đói ăn 1 cốc có thể làm giảm sự thèm ăn, từ đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào của bữa sau.

 

Nhưng bạn nên nhớ rằng, sữa chua cũng có chứa một nhiệt lượng nhất định, mà còn cao hơn sữa bò, nếu ăn quá nhiều so với bữa ăn tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc thể trọng tăng. Cách làm tốt nhất là chọn loại sữa chua có dán mác "nhiệt lượng thấp", "tách béo", tuy vị của nó không được đậm như sữa chua có đường, không tách béo nhưng nhiệt lượng thấp, không làm cho nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể gây ra béo.

 

7. Không nên dùng sữa chua khi đói

 

Khi bụng đói cồn cào, rất có thể bạn sẽ lấy ngay hộp sữa chua để ăn mà lại còn ăn một mạch hết ngay. Như vậy thực ra có thể đẩy lùi cảm giác đói nhưng tốt nhất là không nên dùng sữa chua để lấp đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lactic axit. Ngoài ra, uống sữa chua vào buổi tối cũng tốt.

 

 Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.

 

8. Không phải ai ai cũng đều thích hợp

 

Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.

 

Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản…

 

Rất mong các bạn chú ý đến những điều trên để có một cơ thể mạnh khỏe!

 

Trang Vương

Theo PClady

Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường

Thứ Ba, 23/07/2013 - 05:01

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường.

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), tính đến năm 2012 đã có hơn 3.2 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam. Và theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết TƯ, tại hội nghị quốc gia về phòng chống bệnh Đái tháo đường tổ chức vào tháng 5/2013 tại Hà Nội, có đến 12,8% người trưởng thành ở Việt Nam mắc Tiền đái tháo đường (TĐTĐ), mặc dù 5 năm trước, con số này chỉ là 7.7%. Đáng ngại hơn, theo The Lancet (tạp chí Y khoa uy tín của Anh), vào năm 2013, cứ 10 người Việt Nam thì 1 người có nguy cơ TĐTĐ.

 

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, 40% người Việt không có khái niệm về TĐTĐ, 80% trong số đó thừa nhận bản thân biết rất ít hoặc không biết các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi đái tháo đường (ĐTĐ). Do vậy việc cung cấp thông tin, kiến thức về tiền đái tháo đường cho người dân là một việc làm cấp thiết để hạn chế căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này.

 

Những mối nguy từ giai đoạn ủ bệnh ĐTĐ

- Khoảng 8% bệnh nhân rối loạn dung nạp đường huyết bị biến chứng võng mạc (theo Chương trình Phòng chống bệnh ĐTĐ (thuộc Cơ quan về dịch vụ Sức khỏe và con người của Mỹ).

- Nhóm chứng (placebo) có huyết áp tăng (> 140/90 mmHg) và tiền sử rối loạn dung nạp đường 3 năm sẽ tăng nguy cơ bị các biến cố về tim mạch khoảng 5% trong vòng 4 năm (nghiên cứu STOP NIDDM).

- Nghiên cứu Honolulu về tim mạch (Honolulu Heart Study) tiến hành trong 23 năm cho thấy tăng đường huyết sau ăn thường đi kèm với tăng các ca đột tử. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khoảng 50% bệnh nhân TĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

TĐTĐ và những biến chứng nguy hiểm

 

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường.

 

Tuy là giai đoạn đầu của ĐTĐ, nhưng TĐTĐ cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng tim mạch và đột quỵ khi chỉ số HbA1c vượt hơn mức 6,5.

 

Người mắc TĐTĐ nếu không được can thiệp phù hợp và kịp thời thì hầu hết sẽ chuyển sang bệnh đái tháo đường thật sự. Khi mắc ĐTĐ người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời ngay từ giai đoạn TĐTĐ không những có thể làm chậm quá trình tiến triển thành đái tháo đường mà còn có thể ngăn ngừa căn bệnh được xem là 1 trong 4 đại dịch của thế giới hiện nay.

 

Phòng tránh và điều trị TĐTĐ để tránh hệ lụy đáng tiếc

 

Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống đái tháo đường TPHCM, các yếu tố nguy cơ mắc tiền đái tháo đường gồm: những người trên 40 tuổi; người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp; có chế độ dinh dưỡng không hợp lý; người ít hoạt động thể lực; người có người thân ruột thịt bị ĐTĐ hoặc TĐTĐ, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường trong thai kì…

 

Để chẩn đoán TĐTĐ cần phải làm xét nghiệm đường máu bằng cách thử đường máu lúc đói hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường. TĐTĐ không có triệu chứng điển hình nên những người có từ 2 yếu tố nguy cơ mắc bệnh trở lên nên làm xét nghiệm đường máu mỗi 6 tháng. Ngoài ra, người mắc tiền đái tháo đường nên kiểm tra thêm  chỉ số HbA1c để kiểm soát các biến chứng có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn này.

 
Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường
Người mắc Tiền đái tháo đường cần chủ động kiểm tra định kỳ 6 tháng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời

Đối với những người đã mắc TĐTĐ, điều chỉnh lối sống chính là "lá chắn" để họ ngăn ngừa tiến triển từ ĐTĐ và các biến chứng, trong đó, kiểm soát chế độ dinh dưỡng và vận động là vấn đề quan trọng nhất.

 

Theo Bác sĩ Ngọc Diệp: "Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng một chế độ vận động khoa học sẽ giúp người mắc tiền đái tháo đường kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ tích lũy trong cơ thể, giảm đề kháng với insulin, cân bằng chuyển hóa để từ đó đưa đường huyết trở về mức bình thường".

 

Việc sử dụng một số sản phẩm có hoạt tính hạ đường huyết từ thiên nhiên, điển hình là dây thìa canh... được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả trong giai đoạn TĐTĐ.

 

Để ngăn ngừa Đái tháo đường và biến chứng, người mắc Tiền đái tháo đường cần chủ động kiểm tra định kỳ 6 tháng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

 

 Để tìm hiểu thêm về TĐTĐ và được tư vấn về các giải pháp ngăn ngừa, vui lòng liên hệ: 04. 37920088 hoặc 08. 38622666

 
Lam Giang

Viêm phế quản cấp

 
Viêm phế quản cấp được điều trị như thế nào ?
 
Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản làm tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc
Khi được chẩn đoán viêm phế quản cấp, câu hỏi thường đặt ra là điều trị như thế nào ?
Để có được chế độ điều trị phù hợp, bạn cần đến khám bác sỹ, các điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nặng của triệu chứng và định hướng căn nguyên gây bệnh
1. Có dùng kháng sinh hay không ?
 
Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm:
  • Người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng
  • Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày
  • Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao > 10Giga/ lít.
Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh.
Ngược lại: những trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng: thường là viêm phế quản cấp do vi rút, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh.
2. Các điều trị hỗ trợ khác:
Dùng thuốc hạ sốt: chỉ nên dùng khi nhiệt độ > 38.5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày, do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Các thuốc hạ sốt thường hay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như: paracetamol, panadol, efferalgan...
Bù nước và điện giải cho bệnh nhân: do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước. Bệnh nhân nên được uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối).
Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol (Ventolin dạng xịt), hoặc theophyllin...

TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
 
 
 
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản cấp được điều trị khỏi sau 5-10 ngày. Hầu hết những trường hợp không được điều trị hiệu quả sau 10 ngày thường không phải viêm phế quản cấp, hoặc viêm phế quản cấp nhưng có kèm theo bệnh mạn tính khác.
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản cấp đều có diễn biến lâm sàng tốt nhanh sau 5-10 ngày điều trị, những triệu chứng có thể còn sau 10 ngày điều trị thông thường chỉ là ho khan thúng thắng và sẽ hết dần trong những ngày sau đó.
Những trường hợp sau điều trị 10 ngày mà bệnh không thuyên giảm (vẫn còn sốt, khạc đờm, ho cơn nhiều, thậm chí có khó thở, đau ngực...) đều cần được khám, làm thêm các xét nghiệm, thăm dò để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

1. Viêm phế quản cấp trên bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính từ trước như:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản ... : thông thường những trường hợp này được chẩn đoán là đợt cấp do bội nhiễm của những bệnh lý nêu trên, khi đó thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài hơn. Những triệu chứng của bệnh nhân còn tồn tại dài ngày một phần là triệu chứng của bệnh phổi mạn tính.
2. Bệnh nhân có kèm viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm mũi xoang
3. Vi khuẩn gây bệnh đã kháng thuốc hiện đang dùng điều trị cho bệnh nhân

4. Không phải viêm phế quản cấp
Các triệu chứng ho, khạc đờm, sốt có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý như: lao phổi, lao nội phế quản, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, ung thư phổi...
Việc chưa có chẩn đoán đúng, do vậy điều trị thường chưa phù hợp, do vậy các triệu chứng của bệnh nhân không thuyên giảm.
Nhìn chung, tất cả những trường hợp không tiến triển sau điều trị đều cần được tiến hành xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao, nhuộm soi, cấy, khi phát hiện được vi khuẩn gây bệnh cần tiến hành làm kháng sinh đồ. Tùy theo từng trường hợp có thể cần chụp X quang ngực, chụp cắt lớp vi tính ngực, nội soi phế quản ....

TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

 

 

 
 
Mỗi người trong đời đều có ít nhất một lần bị viêm phế quản cấp, hầu hết các trường hợp đều được điều trị ngoại trú, nhiều trường hợp, do không được phát hiện và điều trị kịp thời nên bệnh diễn biến nặng, có thể gây tử vong.

Viêm phế quản cấp thường xuất hiện vào mùa đông xuân hoặc mùa lạnh, trong mùa nóng bệnh cũng có thể xuất hiện trong những ngày trời nóng ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp.

Viêm phế quản cấp thường bắt đầu từ từ, khởi phát với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng.

Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 - 40 độ C, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, hoặc đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm ra máu.

Khám phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường, một số trường hợp nghe có tiếng rít hai bên phổi hoặc như tiếng mèo rên do ứ đọng đờm trong lòng phế quản.

Hầu hết các trường hợp chụp X quang phổi thấy bình thường hoặc có hình ảnh dày thành phế quản

TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

 

Viêm phế quản cấp tính và mãn tính - Cách điều trị

http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-dap-1-0-2357/viem-phe-quan-cap-tinh-va-man-tinh--cach-dieu-tri.aspx

cách trị viêm phế quản cấp và mạn tính ?

(dao van khoa)

Trả lời:
1. Viêm phế quản cấp tính là gì?
 
Phế quản là những ống nhỏ dẫn khí vào trong buồng phổi. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh & ngắn hạn ở các phế quản. Viêm phế quản cấp tính gây ra sưng & tăng tiết dịch (đàm) gây ra khó thở. Có thể có ho và thở khò khè do lượng dịch xuất tiết nhiều trong phế quản.
 
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp:
 
Viêm phế quản cấp thường xảy ra do nguyên nhân siêu vi (virus) tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Những triệu chứng như sưng, tiết dịch là hậu quả của những phản ứng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Cần phải có thời gian để cơ thể giết chết siêu vi & làm lành các tổn thương ở phế quản.
 
Trong hầu hết các trường hợp, các virus thường gây ra cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Những nhà nghiên cứu cho biết các viêm phế quản gây ra bởi vi khuẩn ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Rất hiếm khi viêm phế quản cấp gây ra do nấm.
 
Bạn bị viêm phế quản như thế nào?
 
Virus gây ra viêm phế quản cấp bay lơ lững trong không khí hay dính vào tay của người đã bị nhiễm, ..., khi họ ho. Bạn có thể bị viêm phế quản cấp khi tiếp xúc với các virus (hít, tiếp xúc da trực tiếp với virus, ...).
 
Nếu Bạn có hút thuốc hay môi trường xung quanh nhiều bụi bậm thì Bạn dễ bị viêm phế quản cấp hơn và bị kéo dài hơn. Điều này có thể do các phế quản đã bị tổn thương trước đó và nhiễm siêu vi lần này chỉ là nguyên nhân để bùng phát cơn viêm phế quản cấp.
 
Vấn đề điều trị:
 
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần. Do hầu hết các viêm phế quản đều có nguyên nhân virus nên các kháng sinh không có vai trò điều trị ở đây. Ngay cả khi ho có đàm đặc & có màu đi chăng nữa, kháng sinh hầu như cũng không có tác dụng cải thiện bệnh nếu như nguyên nhân là virus.
 
Nếu Bạn hút thuốc, hãy ngưng thuốc lá hoặc chí ít là giảm thiểu lượng thuốc hít trong thời gian hồi phục viêm phế quản cấp.
 
Ở một số trường hợp, BS có thể kê toa các thuốc thường thấy trong điều trị hen suyển nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản.
 
Triệu chứng ho trong viêm phế quản cấp kéo dài bao lâu?
 
Ho trong viêm phế quản cấp có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Ho kéo dài là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.
 
Nên đi BS trong các trường hợp sau:
 
Ho, khò khè kéo dài hơn một tháng, đặc biệt nhiều hơn khi ngủ hay khi vận động nhiều
 
Ho hơn một tháng và ho khạc ra dịch đàm hôi.
 
Ho, mệt, sốt cao liên tục
 
Ho ra máu
 
Khó thở khi nằm
 
Sưng phù chân
 
Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp?
 
Nếu Bạn hút thuốc thì đây là một lý do để bỏ thuốc. Hút thuốc gây ra tổn thương các cấu trúc phế quản và virus dễ dàng tấn công gây bệnh và làm cho vết thương ở phế quản lâu lành. Ngoài ra thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày.
 
2. Viêm phế quản mãn tính
 
-Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)
 
- Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
 
Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể
 
Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm
 
Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
 
- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
 
- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
 
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
 
Điều trị
 
- Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp
 
Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong
 
- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
 
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
 
- Giảm uống rượu
 
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em
 
- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.  

Chúc bạn sớm khỏi bệnh

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Dùng thuốc trong viêm phế quản mạn

 

Thuốc và sức khỏe

http://suckhoedoisong.vn/2010123010257356p0c14/dung-thuoc-trong-viem-phe-quan-man.htm

 

Chủ Nhật, 02/01/2011 09:14

Viêm phế quản mạn có biểu hiện: ho và khạc đờm, mỗi năm ít nhất 3 tháng (nhưng không nhất thiết liên tục), kéo dài ít nhất 2 năm (nhưng không phải do lao, do nấm phổi, apxe, giãn phế quản).  Có những đợt cấp tính dẫn đến hậu quả giãn phế quản, tắc nghẽn phế quản (gọi là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn) làm giảm thông khí, giãn phế nang, thiểu năng hô hấp, tim phổi mạn...

Nguyên nhân chủ yếu gây tăng tiết ở phế quản là do  Syntyal  respiratory virus (SRV), Myxovius in fluluenze (MVI), Mycoplama pneumoniae. Tuy nhiên các vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, răng, miệng, xoang, có thể gây bội nhiễm, tạo nên biến chứng thứ phát của một đợt tăng tiết phế quản cấp tính của viêm phế quản mạn.

Các thuốc chữa triệu chứng 

-Thuốc long đờm: Chất tiết ứ đọng ở phế quản làm trở ngại ở đường dẫn khí. Thuốc long đờm tạo điều kiện để phản xạ ho tống chất tiết ra ngoài làm thông đường dẫn khí. Nếu chất tiết ít nhưng đặc khó tống ra ngoài thì dùng thuốc làm loãng chất tiết như natri benzoat, terpinhydrat. Nếu chất tiết nhiều, đặc, việc làm loãng sẽ tăng thể tích gây khó khăn cho việc thông khí thì dùng các chất khử chứa lưu huỳnh như  acetylstein, carboxystein. Các chất này tác dụng lên pha gel của chất tiết, làm đứt các cầu nối disulfure của các glycoprotein làm thay đổi cấu trúc và hủy chất tiết. Có thể dùng thuốc làm giảm ho nhưng với liều thích hợp, vì liều quá cao sẽ  làm mất hết phản xạ ho, nghĩa là cho việc tống chất tiết bị trở ngại.

- Thuốc kháng viêm: Viêm làm cho việc thông khí bị trở ngại. Dùng corticoid  uống, xông hay hít, trường hợp nặng dùng dạng tiêm để kháng viêm. Lưu ý: với dạng  uống và tiêm chỉ dùng liều vừa đủ hiệu lực trong thời gian ngắn (không quá 10 ngày)  để tránh tác dụng phụ toàn thân  (gây ứ nước, giảm khả năng đề kháng). Với dạng hít thường ít khi gây tác dụng phụ toàn thân, có thể dùng kéo dài hơn, tuy nhiên dùng kéo dài có thể gây bội nhiễm nấm nên sau mỗi lần dùng cần súc miệng họng thật sạch.

- Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Dùng thuốc làm giãn phế quản nhằm giảm sự  tắc nghẽn đường dẫn khí. 

*Theophylin: Tác dụng chính làm  giãn phế quản nên giảm sự khó thở. Tác dụng phụ làm lợi tiểu, tim đập nhanh, kích thích thần kinh. Dùng liều điều trị vừa đủ sẽ tận dụng tác dụng chính, dùng liều cao sẽ bị các tác dụng phụ. Khoảng cách giữa liều có hiệu lực và liều độc ngắn, nếu dùng  không khéo dễ bị ngộ độc.

Các thuốc kháng cholinergic (thường dùng là ipratropium): Ipatropium kháng cholinergic không chọn lọc trên cả thụ thể M1-M2-M3, gắn với các thụ thể này trong  thời gian ngắn, thời gian bán hủy ngắn (01giờ) nên hiệu lực chỉ kéo dài 6 giờ. Tùy theo mức nghẽn phế quản (dài hay ngắn) mà dùng, nhưng nếu nghẽn  phế quản kéo dài thì phải dùng mỗi ngày 4 lần. Thường dùng loại  xông, hít hay khí dung. Vì là thuốc kháng cholinergic nên ipratropium  gây khô miệng, triệu chứng tiền liệt tuyến (hay gặp), có thể bị biến chứng tim mạch, tăng huyết áp (nhưng ít gặp hơn).

Phế quản bình thường (hình trên) và phế quản bị viêm (hình dưới)

Các thuốc chủ vận beta 2:

  Kích thích thụ thể beta- 2 adrenergic dẫn đến  giãn cơ trơn, chống co thắt phế quản, làm thông đường thở. Loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol (khởi phát hiệu lực sớm,ít độc). Loại có tác dụng dài như salmeterol, formoterol (làm giãn phế quản chắc chắn, tiện vì dùng ít lần trong ngày). Tùy theo mức nghẽn phế quản (dài hay ngắn) mà chọn một trong hai loại. Dùng dạng  hít xông qua mũi miệng (khởi phát hiệu lực nhanh, kịp thời cắt cơn nghẽn phế quản). Nhóm này có tác dụng phụ: làm tăng nhu cầu tiêu thụ oxy khi nghỉ, gây nhịp tim nhanh lúc nghỉ, rối loạn nhịp tim, run tay, hạ kali máu.  Không nên dùng loại uống vì hấp thu chậm, khởi phát hiệu lực muộn (không đáp ứng kịp thời cắt cơn nghẽn phế quản), phải dùng liều cao hơn, dễ gây kích thích tim mạch, kích động, run cơ, nhức đầu.

Các thuốc kháng vi khuẩn

Tùy mức nguy hiểm và độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà có thể dùng kháng sinh thông thường hay kháng sinh mạnh, dùng một hay phối hợp 2 kháng sinh.

Tùy mức nguy hiểm và độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà có thể dùng kháng sinh thông thường hay kháng sinh mạnh, dùng một hay phối hợp 2 kháng sinh. Mỗi đợt dùng nếu thể nhẹ 8-15 ngày, nếu thể nặng kéo dài 4-6 tuần.

+ Nếu mầm bệnh là  S. pneumoniae (đây là vi khuẩn gram dương, kị khí)  là nguyên nhân chính gây viêm phổi đồng thời gây ra nhiều bệnh khác, nhất là viêm màng não nhiễm khuẩn thì chọn theo thứ tự độ mạnh một trong 3 kháng sinh sau tùy sự đáp ứng: benzylpenicilin, ceftriazon, và imipenem.

+ Nếu mầm bệnh là  H . influenzae (vi khuẩn hình que, thuộc gram âm, hiếu khi,  nhưng  cũng có thể sống trong môi trường kị khí): đây không phải là nguyên nhân gây ra cúm, nhưng thường gây bội nhiễm khi bị cúm và chịu nhiều trách nhiệm trong việc gây ra triệu chứng khi bị cúm. Sau  S. pneumonia, nó là vi khuẩn chủ yếu thứ hai  gây viêm phổi. Dùng ampicilin (tiêm tĩnh mạch) hoặc dùng augmentin (amoxicilin + acidclavulani) dùng uống. Acid clavulanic ức chế enzym gây kháng thuốc và  tăng  hiệu lực của amoxicilin.

+ Nếu mầm bệnh là Branhamella (Mo raxella) catarrhalis: Là vi khuẩn gây nên viêm phế quản, viêm phế quản-phổi, viêm thanh quản, viêm xoang. Với người hút thuốc lá nó là tác nhân phối hợp quan trọng gây COPD. Dùng augmentin (như với trường hợp H. Influenzae) phối hợp với erythromycin (truyền tĩnh mạch) hoặc dùng augmentin (như trên) phối hợp với  cefaclor (uống). Cefaclor thuộc nhóm cephalsporin thế hệ 1.

+ Nếu mầm bệnh là Enterobacteriaceae; Dùng gentamycin (tiêm bắp)  phối  hợp với  norfloxacin (uống).

+ Nếu mầm bệnh là Pseudomonas aeruginosa: Đây là trực khuẩn mủ xanh, thuộc Gram âm (-) hiếu khí, song có thể tùy nghi tồn tại  tăng sinh trong điều kiện kị khí. Nó có thể tăng sinh trong điều kiện yếm khí bằng cách sử dụng nitrat như là chất nhận điện tử cuối cùng, nhưng ngay cả khi thiếu nitrat chúng cũng có thể lên men arginin bằng cách phosphoryl hóa ở mức cơ chất. Vì thế nó có thể sống ở mọi nơi kể cả ở  dụng cụ y khoa, có thể nhiễm vào da hay các bề mặt  các bộ phận khác khác trong cơ thể động vật, người (kể cả trường hợp bị viêm phổi xơ nang, vi khuẩn bị lớp anginat dày bao lấy). Vi khuẩn này sinh sống nhờ vào chất dinh dưỡng của cơ thể và làm suy giảm miễn dịch cơ thể, gây viêm nhiễm và nhiễm khuẩn huyết. Nếu xâm nhập vào cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, thận, đường tiết niệu, sẽ gây ra hậu quả chết người. Vì vậy cần dùng gentamycin (tiêm bắp) phối hợp với ticarcillin (truyền tĩnh mạch) hoặc dùng gentamycin (như trên) phối hợp với imipenem (truyền chậm tĩnh mạch). Ticarcillin là carboxypenicilin có phổ kháng khuẩn rộng hơn và mạnh hơn peniclicillin. Imifenem là một kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng mạnh carbapenem, chống lại các vi khuẩn hiếu khí và kị khí thuộc cả gram âm và gram dương, được dùng  khi bị nhiễm các vi khuẩn đa kháng, là một kháng sinh chống P aeruginosa hiệu quả.

+ Nếu mầm bệnh là Klebsiella pneumonia: Là vi khuẩn Gram âm (-), kỵ khí, thường có ở ruột, da,  miệng, khi có điều kiện thì phát triển gây viêm phế quản, viêm  phổi. Nó có mặt nhiều trong bệnh viện, là vi khuẩn gây nên viêm phổi mắc phải bệnh viện. Bị nhiễm Klebsiella pneumoniae được coi là nguy hiểm, cần dùng gentamycin (tiêm bắp) phối hợp với ceftriaxom  (tiêm tĩnh mạch). Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3.

+ Nếu mầm bệnh là staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): Gây ra nhiều bệnh trên các hệ cơ thể, riêng hệ hô hấp  gây  viêm phế quản, viêm phổi hoại tử, apxe phổi biến chứng tràn khí màng phổi,  tràn  khi trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi. Đặc biệt còn gây ra nhiễm khuẩn máu, chúng tiết vào ruột các loại độc tố và độc tố này vững bền không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Chúng tiết ra enzym betalactamase có khả năng phá hủy các kháng sinh betalactam thế hệ đầu như penicilin. Do  đó cần dùng các loại  kháng sinh bền vững như methicilin, oxaciclin không bị  enzym betalactamase phá hủy. Cụ thể dùng methicilin  hay oxaciclin (tiêm tĩnh mạch)  phối hợp với gentamycin (tiêm bắp). Trước khi dùng thuốc, cần lấy mẫu bệnh phẩm làm kháng sinh đồ. Sau khi dùng 3-4 ngày, nếu thấy đáp ứng tốt thì tiếp tục dùng các  thuốc này, nhưng nếu thấy không đáp ứng thì dùng theo kết quả  kháng sinh đồ . 

Viêm phế quản mạn khá nguy hiểm, nhất là những đợt bị bội nhiễm, cần được điều trị tích cực.

DSCKII. Bùi Văn Uy

Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi 

suckhoedoisong.vn - Chủ Nhật, 30/01/2011 08:11

Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh hay gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi mà trong đó chủ yếu ở người cao tuổi (NCT), nam giới gặp nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân của bệnh VPQMT

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh VPQMT ở NCT, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như: nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như: đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi; hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống…

Biểu hiện của VPQMT ở NCT

Trong bệnh VPQMT thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh VPQMT là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn của VPQMT thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

VPQMT ở NCT thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. VPQMT lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại VPQMT lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). VPQMT thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT.

Khám thực thể khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt.

Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị VPQMT); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; Pa02 và PaC02 giảm (khi đo khí trong máu). X-quang có thể thấy mạng lưới phế - huyết quản tăng đậm.

Phòng bệnh VPQMT ở NCT

Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.

Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.

Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Viêm phế quản mạn tính - Tuổi càng cao, bệnh càng nặng 

suckhoedoisong.vn - Thứ Tư, 06/10/2010 08:10

Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi. Đôi khi viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng kết hợp với nhau hình thành bệnh phế quản - phổi tắc nghẽn không đặc hiệu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4 trên thế giới với khoảng 50 triệu người mắc và 3 triệu người chết hàng năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người trên 40 tuổi là 5,2% (miền Bắc) và có khoảng 4 triệu người trong nước mắc bệnh này.

Vì sao bị viêm phổi mạn tính?

Viêm phế quản mạn tính là hiện tượng viêm toàn bộ phế quản gây ho và khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp mà không phải do một bệnh hô hấp nào khác gây nên như áp-xe phổi, lao phổi, giãn phế quản...

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể, sức khoẻ nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như nghiện  thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như gù vẹo cột sống...

Hệ lụy của viêm phế quản mạn tính

Trong bệnh viêm phế quản mạn tính thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhày hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh viêm phế quản mạn tính là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài gây ho càng nhiều, đờm càng ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng), khối lượng đờm do ho, khạc ra trong 1 ngày có khi lên tới 10ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho càng ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên, bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn của viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể, do đó người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ...). Viêm phế quản mạn tính thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. Viêm phế quản mạn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thuỳ và phân thuỳ). Nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại viêm phế quản mạn tính lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Viêm phế quản mạn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%), thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây hội chứng tắc nghẽn thở ra (syndrome obstructif expiratoire) dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người cao tuổi.

Khám thực thể, khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt. Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị viêm phế quản mạn tính); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; PaO2 và PaCO2 giảm (khi đo khí trong máu). Xquang có thể thấy mạng lưới phế - huyết quản tăng đậm.

Để không bị mắc viêm phế quản mạn tính

Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng, tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt. Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm, không để bệnh trở thành mạn tính. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hoà nhịp thở như hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao phải tuỳ theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Phòng ngừa viêm phế quản 

suckhoedoisong.vn - Thứ Hai, 20/09/2010 07:10

Tôi bị ho có đờm dai dẳng hai năm nay, nhất là khi giao mùa, đã uống nhiều thuốc nhưng không hết. Tôi rất lo lắng, mong được bác sĩ tư vấn giúp.

Hoàng Xuân Hiến  (Nam Định)

Rất có thể bạn bị viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu do nghiện thuốc lá, ngoài ra còn do ô nhiễm môi trường ở thành thị hoặc do thời tiết. Đầu tiên, bệnh mới ở giai đoạn thiểu năng thông khí, chưa có rối loạn các khí trong máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển đến suy hô hấp mạn tính, với thiếu ôxy máu, rồi kết hợp với ưu thán, sau có tăng áp lực động mạch phổi, cuối cùng là bệnh tim - phổi mạn tính với suy tâm thất phải.

Bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng, chuyên khoa hô hấp để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Tự ý uống thuốc trị ho sẽ không khỏi bệnh mà đôi khi còn khiến cho việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn. Đối với bệnh viêm phế quản, muốn  điều trị có hiệu quả, trước tiên người bệnh nếu có hút thuốc lá thì cần phải bỏ thuốc lá, đồng thời, tránh nơi ô nhiễm môi trường. Bệnh nhân nên tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là phương pháp thở khí công, Yoga để tăng dung lượng thở (tập luyện đúng phương pháp). Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là một trong những điều quan trọng nhất. Hạn chế dùng thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu vì sẽ làm giảm hô hấp. 

BS. Nguyên Diễn

Tự xoa bóp phòng ngừa viêm khí phế quản mạn 

suckhoedoisong.vn - Chủ Nhật, 05/09/2010 09:18

Bệnh viêm khí quản mạn tính thường gặp khi thời tiết đổi mùa. Nguyên nhân do người bệnh khi bị viêm họng, viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính; hoặc do bị cảm cúm mà chuyển thành viêm khí phế quản.

Day huyệt đản trung.
Triệu chứng chủ yếu là ho kéo dài, có thể có đờm, đau ngực, đôi khi kèm theo thở khò khè. Khi mới phát bệnh thường nhẹ, sau khi ho thường nhổ ra đờm loãng có bọt trắng, dính. Bệnh nhân có thể sốt cao, lạnh run, ho nhiều, đờm nhiều quánh hoặc vàng đặc. Một số trường hợp nặng, viêm khí phế quản mạn tính kéo dài có thể dẫn tới giãn phế quản, suy tim. Theo Đông y, ngoài việc dùng thuốc theo nguyên tắc biện chứng luận trị, người bệnh có thể tự tiến hành một số thao tác xoa bóp để phòng bệnh và hỗ trợ tích cực cho các biện pháp trị liệu. Dưới đây, xin giới thiệu cách tự xoa bóp phòng chống viêm khí phế mạn tính đơn giản để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

1. Day huyệt đản trung: dùng ngón cái hoặc ngón giữa tay phải day huyệt đản trung trong khoảng 2 phút.

Day huyệt hợp cốc.

2. Day huyệt khuyết bồn: dùng ngón giữa day huyệt khuyết bồn hai bên trong khoảng 2 phút.

3. Day huyệt nhũ căn: dùng ngón cái hoặc ngón giữa day huyệt nhũ căn cả hai bên trong khoảng 2 phút.

4. Xoa ngực: Trước hết, dùng lòng bàn tay phải xoa từ ngực bên phải sang bên trái. Sau đó đổi tay, dùng tay trái xoa ngực từ bên trái sang bên phải. Khi xoa, tay đưa đi đưa lại theo một đường thẳng. Bàn tay xoa có lực nhưng không nên ép mạnh quá gây tổn thương da. Động tác phải đều đặn, hít thở đều. Tốc độ xoa khoảng 100 - 120 lần/phút tới khi ngực nóng lên thì thôi.

5. Day huyệt phong môn: Trước hết, tay phải đưa về phía sau vai trái, ngón tay giữa áp vào huyệt phong môn day trong khoảng 2 phút. Sau đó đổi tay trái đưa về phía sau vai phải, ngón tay giữa áp vào huyệt phong môn day trong khoảng 2 phút.

6. Day huyệt phế du: Tay phải đưa về phía sau vai trái, ngón giữa áp vào huyệt phế du day trong 2 phút. Sau đó đổi tay trái đưa về phía sau vai phải, ngón giữa áp vào huyệt phế du và day trong 2 phút.

7. Bấm huyệt hợp cốc: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ, ngón giữa bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên khoảng 10 lần. Khi bấm, động tác theo nhịp một mạnh, một nhẹ.

8. Day huyệt túc tam lý: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt túc tam lý bên chân phải và day trong 1 phút. Lặp lại tương tự với chân trái. Cũng có thể bấm đồng thời cả hai bên.

Dù là day, bấm hay vuốt vào huyệt vị, nếu thấy cảm giác tê tức là được.

Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:

- Bỏ hút thuốc.

- Phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi. Nên tiêm vaccin phòng bệnh cúm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và khi phải tiếp xúc với người bị ho hoặc hắt hơi.

- Uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin để tăng cường thể lực.

- Nhà ở phải thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Đối với người già và trẻ em, cần giữ ấm chân, cổ, ngực, nhất là khi ngủ và lúc ra ngoài trời. Mùa rét không tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa dễ gây viêm họng, viêm khí phế quản.

- Điều trị tốt các bệnh ở tai mũi họng. Khi có bội nhiễm cần kết hợp dùng thuốc theo y học hiện đại.

Vị trí huyệt

- Huyệt đản trung: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới).

- Huyệt khuyết bồn: Huyệt ở chỗ lõm chính giữa mép trên xương đòn, thẳng xuống dưới là đầu vú.

- Huyệt nhũ căn: Ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 tấc.

- Huyệt phong môn: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 đo sang ngang 1,5 tấc.

- Huyệt phế du: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 3, đo sang ngang ra 1, 5 tấc.

- Huyệt hợp cốc: Huyệt nằm ở điểm giữa xương bàn tay 1 và 2 về phía mu tay. Hoặc khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

- Huyệt túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó ngang ra phía ngoài 1 tấc là huyệt.

Lương y Đình Thuấn