Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường

Thứ Ba, 23/07/2013 - 05:01

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường.

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), tính đến năm 2012 đã có hơn 3.2 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam. Và theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết TƯ, tại hội nghị quốc gia về phòng chống bệnh Đái tháo đường tổ chức vào tháng 5/2013 tại Hà Nội, có đến 12,8% người trưởng thành ở Việt Nam mắc Tiền đái tháo đường (TĐTĐ), mặc dù 5 năm trước, con số này chỉ là 7.7%. Đáng ngại hơn, theo The Lancet (tạp chí Y khoa uy tín của Anh), vào năm 2013, cứ 10 người Việt Nam thì 1 người có nguy cơ TĐTĐ.

 

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, 40% người Việt không có khái niệm về TĐTĐ, 80% trong số đó thừa nhận bản thân biết rất ít hoặc không biết các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi đái tháo đường (ĐTĐ). Do vậy việc cung cấp thông tin, kiến thức về tiền đái tháo đường cho người dân là một việc làm cấp thiết để hạn chế căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này.

 

Những mối nguy từ giai đoạn ủ bệnh ĐTĐ

- Khoảng 8% bệnh nhân rối loạn dung nạp đường huyết bị biến chứng võng mạc (theo Chương trình Phòng chống bệnh ĐTĐ (thuộc Cơ quan về dịch vụ Sức khỏe và con người của Mỹ).

- Nhóm chứng (placebo) có huyết áp tăng (> 140/90 mmHg) và tiền sử rối loạn dung nạp đường 3 năm sẽ tăng nguy cơ bị các biến cố về tim mạch khoảng 5% trong vòng 4 năm (nghiên cứu STOP NIDDM).

- Nghiên cứu Honolulu về tim mạch (Honolulu Heart Study) tiến hành trong 23 năm cho thấy tăng đường huyết sau ăn thường đi kèm với tăng các ca đột tử. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khoảng 50% bệnh nhân TĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

TĐTĐ và những biến chứng nguy hiểm

 

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường.

 

Tuy là giai đoạn đầu của ĐTĐ, nhưng TĐTĐ cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng tim mạch và đột quỵ khi chỉ số HbA1c vượt hơn mức 6,5.

 

Người mắc TĐTĐ nếu không được can thiệp phù hợp và kịp thời thì hầu hết sẽ chuyển sang bệnh đái tháo đường thật sự. Khi mắc ĐTĐ người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời ngay từ giai đoạn TĐTĐ không những có thể làm chậm quá trình tiến triển thành đái tháo đường mà còn có thể ngăn ngừa căn bệnh được xem là 1 trong 4 đại dịch của thế giới hiện nay.

 

Phòng tránh và điều trị TĐTĐ để tránh hệ lụy đáng tiếc

 

Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống đái tháo đường TPHCM, các yếu tố nguy cơ mắc tiền đái tháo đường gồm: những người trên 40 tuổi; người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp; có chế độ dinh dưỡng không hợp lý; người ít hoạt động thể lực; người có người thân ruột thịt bị ĐTĐ hoặc TĐTĐ, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường trong thai kì…

 

Để chẩn đoán TĐTĐ cần phải làm xét nghiệm đường máu bằng cách thử đường máu lúc đói hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường. TĐTĐ không có triệu chứng điển hình nên những người có từ 2 yếu tố nguy cơ mắc bệnh trở lên nên làm xét nghiệm đường máu mỗi 6 tháng. Ngoài ra, người mắc tiền đái tháo đường nên kiểm tra thêm  chỉ số HbA1c để kiểm soát các biến chứng có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn này.

 
Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường
Người mắc Tiền đái tháo đường cần chủ động kiểm tra định kỳ 6 tháng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời

Đối với những người đã mắc TĐTĐ, điều chỉnh lối sống chính là "lá chắn" để họ ngăn ngừa tiến triển từ ĐTĐ và các biến chứng, trong đó, kiểm soát chế độ dinh dưỡng và vận động là vấn đề quan trọng nhất.

 

Theo Bác sĩ Ngọc Diệp: "Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng một chế độ vận động khoa học sẽ giúp người mắc tiền đái tháo đường kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ tích lũy trong cơ thể, giảm đề kháng với insulin, cân bằng chuyển hóa để từ đó đưa đường huyết trở về mức bình thường".

 

Việc sử dụng một số sản phẩm có hoạt tính hạ đường huyết từ thiên nhiên, điển hình là dây thìa canh... được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả trong giai đoạn TĐTĐ.

 

Để ngăn ngừa Đái tháo đường và biến chứng, người mắc Tiền đái tháo đường cần chủ động kiểm tra định kỳ 6 tháng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

 

 Để tìm hiểu thêm về TĐTĐ và được tư vấn về các giải pháp ngăn ngừa, vui lòng liên hệ: 04. 37920088 hoặc 08. 38622666

 
Lam Giang

Đăng nhận xét