Chuyên đề Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 - Mẹo đối phó với đái tháo đường

1:45 PM | 12/11/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Bệnh tiểu đường giờ đây rất phổ biến và bạn phải sống chung với căn bệnh này cả đời nếu mắc phải nó. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện bệnh, bạn sẽ kiểm soát được căn bệnh này dễ dàng hơn.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1

- Cảm thấy mệt mỏi và khó chịu : Luôn cảm thấy bồn ngủ, thậm chí có thể cáu kỉnh khi không được ngủ. Nếu cơ thể của bạn không sử dụng đúng đường của nó, bạn sẽ cảm thấy thấy bạn hầu như không có năng lượng để có thể nhấc mình khỏi chiếc giường.

- Khát nước: Khi bạn cảm thấy khát có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Tuy nhiên, khát nước quá mức là điều không bình thường và có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

- Thường xuyên đi tiểu đêm: Nếu thường xuyên thức dậy vào giữa đêm để đi vào phòng tắm, điều này có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

- Cảm giác đói mạnh: Nếu bạn cảm thấy đói quằn quại, có thể là mức độ insulin và glucose của bạn giảm mạnh.

- Giảm cân: Đôi khi việc giảm cân nhanh chóng và không thể giải thích có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường, vì vậy nếu điều này xảy ra hãy chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn.

5 dấu hiệu bạn có thể mắc tiểu đường tuýp 2

Nếu bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không có khả năng sản xuất insulin, thì tiểu đường tuýp 2 các tế bào gan, cơ và chất béo không có khả năng đáp ứng với insulin đúng cách. Với tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng của nó có thể ủ trong nhiều năm trước khi bạn nhận ra nó.

- Máu lưu thông kém: Nếu máu lưu thông kém, bạn sẽ có làn da khô và ngứa.

- Da xấu: Tình trạng da khác nhau như acanthosis nigricans, làm da sạm màu ở hố cánh tay hoặc xung quanh cổ, có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Ngứa ran, tê, sưng, và thậm chí đau ở đốt tay và chân: Điều này có nghĩa rằng bệnh tiểu đường đã bắt đầu ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

- Chậm lành vết thương và nhiễm trùng: Nếu vết cắt và vết bầm tím quá lâu quá lành, điều này có thể là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường.

- Giảm tầm nhìn: Nhìn không rõ có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

8 triệu chứng báo hiệu bạn bị tiểu đường

7:45 AM | 03/04/2014 - Khỏe +

Tiểu đường là căn bệnh đáng sợ và ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu bạn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần hoặc bị thèm ngọt, rất có thể bạn đã trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

trieu chung tieu duong

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như: căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân, ít vận động….Tiểu đường rất nguy hiểm, nếu biến chứng, nó có thể dẫn tới suy tim, tổn thương mắt, thận và nhiều cơ quan khác, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Điều đáng lo ngại là ngày càng có nhiều bạn trẻ mắc phải căn bệnh này. Điểm qua một số triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, bạn có thể nhận biết căn bệnh này một cách dễ dàng và đẩy lùi chúng.

Theo VietnamNet, có 8 triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2:

• Khát nước và tiểu nhiều lần bất thường.

• Sụt cân nhanh chóng.

• Không ngừng thèm ngọt

• Vết thương, viêm nhiễm, bầm tím lâu lành

• Nhiễm trùng nấm men

• Mệt mỏi và hay cáu gắt

• Nhìn mờ

• Tay chân có cảm giác nhột nhạt như kiến bò hoặc tê cứng

Để giảm nguy cơ bị tiểu đường hoặc đảo ngược tình thế của giai đoạn tiền tiểu đường, hãy thực hiện 4 biện pháp đơn giản sau:

1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, tích cực sẽ giúp duy trì và phát triển khối cơ. Khối cơ có khả năng dự trữ lượng đường thừa trong máu dưới dạng glycogen. Ngoài ra, nếu bạn càng vận động, lượng đường cơ thể cần để sản sinh năng lượng càng tăng và cơ thể càng có khả năng đáp ứng insulin đúng yêu cầu. Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt, dù là tập gym, làm vườn hay đi bộ. Hãy tập 5 lần/tuần, 30 phút/lần hoặc chia thành nhiều lần tập ngắn hơn.

2. Kiểm soát cân nặng

Tiểu đường tuýp 2 liên quan đến thừa cân, béo phì. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm một nửa.

3. Dinh dưỡng

Có thể bạn đang có trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng nếu bạn ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Chế độ ăn ít đường và ngũ cốc tinh chế có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám. Chúng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, bởi loại thực phẩm này cần thời gian tiêu hoá và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.

Hãy uống nước lọc thay vì soda, hay thức uống có đường khác. Bổ sung thực phẩm giàu magiê vào bữa ăn hàng ngày vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Những thực phẩm giàu magiê gồm gạo lức, hạt hạnh nhân, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu Hà Lan, đậu bắp…Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng đừng chọn những loại có hàm lượng đường cao như nhãn, sầu riêng…

4. Giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng (cảm xúc, thể chất hay tinh thần) đều khiến nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 tăng. Vì tâm trạng căng thẳng làm tăng nồng độ chất cortisol trong cơ thể, gây ra mất cân bằng insulin. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.

Test: Bạn có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2?

9:35 AM | 11/12/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Hãy tự kiểm tra bằng các cách sau xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hay không nhé!. 

1. Bạn có biết những yếu tố nào liên quan đến nguy cơ mắc bệnh?

2. Bạn bao nhiêu tuổi?

3. Bạn có thừa cân không?

4. Gia đình bạn có ai mắc đái tháo đường không?

5. Bạn có thường xuyên tập thể dục ít nhất 3 lần 1 tuần không?

Đáp án:

Nguy cơ tăng theo độ tuổi; đái tháo đường tuýp 2 hay gặp ở những đối tượng trên 40 tuổi bị béo phì.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người trẻ hơn 40 tuổi, kể cả thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 đang có nguy cơ béo phì ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong những nguyên do chính dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.

Thừa cân sẽ khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng insulin phù hợp, dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.

Có bố mẹ, anh hoặc chị mắc đái tháo đường tuýp 2 cũng khiến nguy cơ của bạn tăng cao hơn.

Vận động, cụ thể hơn là tập thể dục ít nhất 3 lần/ tuần sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2.

Bạn có biết?

7 triệu người Mỹ mắc đái tháo đường nhưng bản thân họ không biết.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Stress là thủ phạm gây đái tháo đường ở phụ nữ

1:30 PM | 16/10/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.

Hoang mang thông tin

Nghiên cứu TS. Peter Smith, người Canada đăng trên tạp chí Occupational Medicine cho thấy: Những căng thẳng trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đối với những phụ nữ ít hoặc không kiểm soát được công việc của mình. Khi đọc được điều này đã khiến cho chị Ngô Kim Trang 42 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội và nhiều chị đứng ngồi không yên.

Có thể bạn quan tâm

2 phút Thiền mỗi ngày có thể thay đổi cuộc đời

20 việc cần làm để có một ngày thật hoàn hảo

Nghệ thuật sống giúp bạn luôn thoải mái

9 điều căn bản để trở thành một người hạnh phúc

Kết quả nghiên cứu của TS. Peter Smith sau khi theo dõi hơn 7.400 phụ nữ đang làm việc tại tỉnh Ontario, Canada và trước đó chưa từng bị bệnh đái tháo đường đã cho thấy, 19% số trường hợp bị bệnh đái tháo đường ở phụ nữ là do "kiểm soát công việc kém". Tỷ lệ cao hơn so với hút thuốc, uống rượu hoặc hoạt động thể lực thấp, nhưng thấp hơn đối với béo phì.

Là người đã từng nhiều năm liền gặp áp lực cao, luôn mệt mỏi trong công việc. Tốt nghiệp một trường sư phạm, nhưng chị Trang đã phải làm một công việc không đúng chuyên môn đó là làm nhân viên quảng cáo cho một công ty. Tưởng rằng có được công việc rồi mọi chuyện sẽ trở lên tốt đẹp hơn với chị nhưng công việc không đúng chuyên môn khiến chị làm việc không mấy dễ dàng.

Để có thêm thu nhập thời gian gần đây chị còn nhận thêm việc viết bài quảng cáo cho công ty truyền thông khác của một cô bạn. Những áp lực công việc làm chị mất ngủ liên tục trong thời gian dài. Thời gian gần đây cơ thể chị có những dấu hiệu bất thường như sụt cân thấy rõ, người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mói, chán ăn, uống nước nhiều… chị đang rất lo lắng vì có khả năng bị đái tháo đường, nhưng chị vẫn chưa sắp xếp được thời gian đi khám.

Stress tác động xấu đến chỉ số đường huyết

Theo Ths.BS. Lê Quang Toàn (Khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội Tiết TW): Những căng thẳng trong công việc đều gây tổn hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người. Ở những người có bệnh lý mạn tính, cơ thể suy yếu căng thẳng trong công việc sẽ làm cho sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn.

Stress cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, nó không chỉ ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát việc ăn uống mà còn có hệ quả phát triển lượng mỡ nhiều hơn so với người bình thường dù với cùng một lượng calo ăn vào nên rất dễ bị bệnh. Riêng đối với người đã bị đái tháo đường, những căng thẳng tâm lý tác động xấu đến đường huyết.

Theo bác sĩ Toàn, những người bị căng thẳng trong công việc một thời gian dài mà thấy có các triệu chứng lạ, hoặc các triệu chứng như của bệnh đái tháo đường như: khát nước, đi tiểu nhiều vào ban đêm, mệt mỏi, giảm cân, ngứa bộ phận sinh dục… thì nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán phát hiện bệnh kịp thời.

Bạn có biết?

- Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh).

- Phụ nữ có bệnh tiểu đường tăng 7, 6 lần khả năng bị bệnh mạch máu ngoại vi so với phụ nữ không có bệnh tiểu đường.

- 23% phụ nữ bị đái tháo chết vì biến chứng tim mạch trong 30 năm qua.

- Khoảng 2-5% phụ nữ mang thai có bệnh đái tháo đường thai kỳ.

 

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tiểu đường

8:00 AM | 25/09/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) "Ăn sáng giống như vua, ăn trưa giống như hoàng tử và bữa tối như một người ăn xin" là quan điểm dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít người chưa quan tâm đúng tới bữa sáng, thậm chí là bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày này.

Ăn sáng giảm nguy cơ đái tháo đường

Các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Cộng đồng Minnesota (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 5.000 người trong vòng 18 năm. Những người này không bị đái tháo đường khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy những người ăn sáng thường xuyên (ít nhất 6 lần/tuần) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn 34%, khả năng bị béo phì thấp hơn 43% và bị béo bụng thấp hơn 40% khi so với những người ít ăn sáng (dưới 3 lần/tuần).

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Cộng đồng, Đại chọ Harvard (Mỹ): Những người đàn ông khỏe mạnh nhưng nếu bỏ ăn sáng trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 21% so với những người ăn sáng đầy đủ. Ăn sáng cũng được chứng minh là làm giảm các cholesterol xấu có khả năng làm tắc nghẽn động mạch quanh tim. Bên cạnh đó, những người không ăn sáng thì khi đói họ cũng có thể tìm đến các loại thực phẩm có đường làm do lượng đường dung nạp vào cơ thể tăng lên.

Một nghiên cứu gần đây của Úc cũng chứng minh rằng: Những người bỏ qua bữa sáng có thể bị giảm đột ngột lượng đường trong máu vào cuối buổi sáng, khiến họ tìm đến những thực phẩm có đường để bù vào. Điều này dẫn đến sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu và lúc này sẽ khiến insulin bị kích thích quá mức. Tình trạng insulin dư thừa cũng được cho là thúc đẩy việc lưu trữ mỡ nội tạng, là loại nguy hiểm tập hợp xung quanh các cơ quan trong ổ bụng.

Bên cạnh đó, TS. Ibukunolu Oluwaseye (Giám đốc điều hành Tổ chức y tế Excellence Health Foundation) cũng từng khẳng định rằng những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bởi hormone insulin có trách nhiệm xử lý lượng đường trong máu được tiết ra chủ yếu vào buổi sáng. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng thì sự bài tiết của insulin không được khuyến khích. Điều này khiến insulin được tiết ra ngày càng ít và có thể dẫn tới ngừng sản xuất insulin. Khi đó sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Kiểm soát đường huyết với bữa sáng

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, điều quan trọng trong quản lý bệnh không chỉ là hạ thấp lượng đường trong máu đến ngưỡng bình thường mà còn phải duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Nếu người bệnh đái tháo đường mà không ăn sáng thì sẽ càng khó cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, do qua một đêm nhịn đói thì lượng đường trong máu đã xuống thấp, dù khi ăn sáng nó sẽ khiến cho đường trong máu tăng lên nhưng đồng thời nó cũng giúp duy trì tình trạng này suốt cả ngày.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Jennifer Regester (Viện Đái tháo đường Friedman tại Trung tâm Y tế Beth Israel, New York, Mỹ): Nhiều người bệnh đái tháo đường có quan điểm bỏ bữa ăn sáng để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hành động này giúp cho lượng đường trong máu của họ xuống quá thấp và sau đó họ cảm thấy đói, họ sẽ có xu hướng ăn nhiều vào buổi trưa và buổi tối. Điều này gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Vì vậy, theo Regester thì tốt hơn hết là người bệnh nên ăn đầy đủ trong bữa ăn sáng.

Nếu người bệnh thức dậy vào buổi sáng với tỉ lệ đường trong máu đã cao thì họ vẫn nên duy trì bữa sáng nhưng có thể giảm bớt protein trong khẩu phần ăn.

Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ

Trao đổi về thông tin bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), bà khẳng định điều này là đúng. Theo PGS.TS Lâm thì bỏ bữa sáng sẽ làm rối loạn chuyển hóa và sẽ gây nên nguy cơ nói trên.

Trong thói quen ăn uống của người Việt thường coi bữa ăn sáng là phụ, nên nhiều người ít ăn sáng, thậm chí là bỏ bữa sáng, thay vào đó là ăn nhiều vào bữa trưa và bữa tối. Nhiều người vì công việc bận rộn cũng bỏ quên bữa ăn này.

Việc phân bố bữa ăn mất cân bằng này cộng với thói quen ăn các loại thực phẩm nhiều năng lượng, ít rau quả… khiến cho tỉ lệ người thừa cân béo phì ở người trưởng thành tại Việt Nam ở tình trạng đáng báo động. Nếu lấy ngưỡng thừa cân béo phì cho người châu Á theo ngưỡng mà Hiệp hội người đái tháo đường châu Á đưa ra là BMI > 23 thì tỉ lệ người Việt Nam thừa cân béo phì là 26%. Trong khi đó thừa cân béo phì chính là yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp cao, một số bệnh ung thư…

Theo PGS Lâm thì bữa sáng nên ăn từ 15-20% lượng thực phẩm trong ngày, bữa trưa là 30-35%, bữa tối khoảng 30%.

Thực phẩm cho bữa sáng nên là những thức ăn dễ tiêu hóa như trứng, sữa, rau quả tươi, nước hoa quả… Chế độ ăn nên cân bằng bốn nhóm dưỡng chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cho cơ thể khởi động tốt nhất.

Cũng đề cập đến việc lựa chọn thực phẩm cho bữa sáng, TS. Iain Frame (Giám đốc viện nghiên cứu đái tháo đường Anh) cho biết, các loại thực phẩm cho bữa ăn sáng cũng rất quan trọng. Ông cho rằng, duy trì ba bữa ăn trong ngày lành mạnh và cân bằng là tốt cho sức khỏe của bạn. "Chúng tôi đề nghị một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, giàu trái cây và rau quả, ít đường, muối, chất béo, chế độ này áp dụng cho tất cả các bữa ăn sáng và các bữa ăn chính khác" – ông nói.

Bạn nên biết

- Triệu chứng chính của bệnh tiểu đường như đi tiểu nhiều lần, khát nước, cảm giác nóng rát, nhìn mờ, suy nhược tình dục, chân sưng lên, mất cảm giác ngon miệng và đói quá mức…

- Tính chung cả nước, tỉ lệ người cần chế độ ăn dự phòng đái tháo đường là 20%.

– Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Kiểm soát đái tháo đường tuýp 1 hiệu quả

8:15 AM | 22/11/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Hiện căn bệnh đái tháo đường vẫn chưa thể chữa khỏi dứt được, nhưng nếu bạn kiểm soát tốt sẽ không làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Phượng ở Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình, Tp.HCM mắc bệnh đái tháo đường gần 8 năm nay, nhưng cách đây 2 năm, có thời điểm chị Phượng thấy mình có các biểu hiện khác thường như hat khát nước, người rất mệt mỏi, bồn nôn, ói mửa, thường xuyên đi tiểu, tụt cân rất nhanh người cảm thấy bồn chồn rất khó chịu… Chị Phượng dùng máy đo đường đường huyết thì thấy lượng đường trong máu tăng cao, uống thuốc vào cũng không điều chỉnh được đường huyết, chị đo liên tục và uống thuốc theo dõi mấy ngày liền nhưng vẫn không thấy đường huyết hạ.

Chị Phượng đã phải thu xếp công việc đến Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM khám, thì chị được bác sĩ cho biết, hiện loại thuốc đái tháo đường mà chị Phượng đang dùng không có tác dụng đối bệnh tình của chị nữa, thuốc đã nhờ, bệnh của chị cũng đã chuyển sang đái tháo đường tuýp 1, giờ chị phải tiêm insulin vào mới điều chỉnh được đường huyết ổn định.

Bác sĩ đã tư vấn và đưa ra một loạt chỉ dẫn mới để điều chị bệnh kịp thời. Giờ bệnh tình của chị luôn ổn định, nhưng chị cũng rất cảnh giác với nhưng thay đổi bất thường của cơ thể, chị cũng không chủ quan mà thường xuyên đi khám định kỳ.

Tiêm insulin luôn là tối ưu

Theo Ths, BS. Nguyễn Huy Cường (Phòng khám Nội tiết-Đái tháo đường Huy Cường, số 1 ngõ 133, Thái Hà): Đái tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ và tỉ lệ mắc cao ở những gia đình có người bị đái tháo đường. Tuy vậy, người lớn cũng có nguy cơ mắc phải đái tháo tuýp 1.

Nhưng tất cả các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp. Để những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 1 cho đến nay vẫn chỉ nhằm mục đích là làm tăng lượng insulin trong máu bằng cách đưa từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tăng tiết insulin. Ngoài ra, các phương pháp đang được nghiên cứu, phát hiện và thử nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo.

Một quan phương pháp mới hiện nay trong điều trị bệnh đái tháo đường đó là song song với việc làm tăng nồng độ insulin trong máu, bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm các thuốc có tác dụng hồi phục màng tế bào, giúp sữa chữa tổn thương ở màng tế bào do đó tăng cường dung nạp glucose. Các chất này có chủ yếu từ thiên nhiên như hoạt chất trong cây mướp đắng, cây nhàu, nấm linh chi, hồng sâm, cây câu kỷ tử…

Bạn nên biết

- Kiểm tra lượng đường trong máu của họ thường xuyên.

- Học cách tiêm Insulin, hoặc sử dụng một bơm insulin.

- Làm theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh để có thể giữ lượng đường trong máu trong mức kiểm soát và phát triển bình thường.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

- Khám bác sĩ thường xuyên.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Những ngộ nhận nguy hiểm về đái tháo đường

8:00 AM | 23/11/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Đái tháo đường đang là căn bệnh ngày một phổ biến ở Việt Nam. Bạn biết gì về nó!? Đừng để những ngộ nhận sai lầm khiến bệnh tình của bạn thêm nguy hiểm.

1. Đái tháo đường thai kỳ

Ngộ nhận: Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai nên không có gì nguy hiểm. Chỉ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường là được.

Thực tế:

- Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm hơn là bạn tưởng. Nó có thể gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như sinh nở. Nếu các bà mẹ mắc đái tháo đường trong khi mang thai không được kiểm soát lượng đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến dị tật thai nhi bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, chết non…

- Đái tháo đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm, bởi vậy, những phụ nữ đang mang thai đều cần chú ý đến việc làm xét nghiệm này.

2. Kiêng hoàn toàn đồ ngọt

Người mắc bệnh đái tháo đường phải kiêng tuyệt đối các loại kẹo bánh, trái cây, ngũ cốc và những loại đồ uống ngọt khác mới khỏi được bệnh.

Thực tế:

- Bệnh đái tháo đường chỉ có thể điều trị để ổn định lượng đường huyết chứ không thể khỏi hẳn được. Vì thế, không phải cứ tránh xa các loại đồ ăn có đường là bạn sẽ không gặp rắc rối. Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường vẫn cần bổ sung đủ lượng đường cần thiết để tránh hạ đường huyết.

- Bạn nên bổ sung lượng đường ở dạng tự nhiên bằng cách ăn các loại: ngũ cốc, bánh mỳ, khoai tây, mì ống (với số lượng vừa phải), các loại rau quả có chất xơ.

Bạn nên hạn chế đường và các sản phẩm có nhiều đường và các loại quả ngọt.

3. Phải tiêm insulin là bệnh đã quá nặng

Khi các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm insulin để ổn định lượng đường huyết, tức là tình trạng bệnh của bạn đã rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn vô cùng lo lắng cho bệnh tình của mình, nhiều người hoảng loạn, tâm lý bất an… làm bệnh tình càng xấu đi.

Thực tế:

- Tiêm insulin là cách điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn sẽ giúp ổn định đường huyết, nên không có gì phải lo lắng nếu bác sĩ chỉ định cho bạn dùng insulin.

- Sau 5 năm mắc bệnh đái tháo đường, có ít nhất 30-40% số người buộc phải tiêm insulin để có lượng đường huyết ổn định.

- Insulin là một hoạt chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Người bị đái tháo đường tuýp 1 đều có nhu cầu tiêm insulin mỗi ngày.

- Với những bệnh nhân tuýp 2 vẫn có những tình huống bắt buộc phải sử dụng insulin như khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm trùng nặng, tai biến mạch máu não…

4. Chỉ nam giới gặp khó khăn trong chuyện "chăn gối"

Ngộ nhận: Chỉ nam giới gặp khó khăn trong chuyện "chăn gối" khi mắc bệnh đái tháo đường, vì bệnh gây tổn thương hệ thống thần kinh, (bao gồm cả dây thần kinh tại bộ phận kín) vì thế não không thể truyền được "thông tin" đến bộ phận sinh, còn phụ nữ thì không ảnh hưởng gì.

Thực tế:

Đái tháo đường khiến cả nam giới và nữ giới gặp khó khăn trong việc "chăn gối". Nguyên nhân không chỉ do tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến nam giới khó cương cứng còn nữ giới thường bị khô hạn.

Còn có thể do lượng đường tăng cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nữ giới dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm "vùng kín". Những hiện tượng này sẽ ngày một nặng hơn nếu người bệnh không chủ động kiểm soát đường huyết.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mẹo đối phó với cơn đau do đái tháo đường

7:45 AM | 31/12/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Người bị đái tháo đường thường có các biểu hiện đau khớp, đau bàn chân, đau thần kinh. Dưới đây là một số cách để đối phó với những cơn đau này cách đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

Sử dụng máy đo đường huyết

Kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết sẽ giúp bạn thấy được bức tranh về đường huyết của mình, nó rất hữu dụng, đặc biệt với những người không được kiểm tra thường xuyên.

Đạt được mục tiêu đường huyết

Trong khi mục tiêu đường huyết cá nhân có thể khác nhau, Trung tâm Trao đổi thông tin đái tháo đường quốc gia của Mỹ (NDIC) đã đưa ra hướng dẫn chung sau:

- Trước ăn: 90-130mg/dL.

- Sau ăn: 1-2 giờ nhỏ hơn 180mg/dL.

Bác sỹ của bạn có thể đưa ra những định mức khác, dựa vào triệu chứng đau thần kinh và các biến chứng đái tháo đường khác. Luôn tuân thủ lời khuyên của bác sỹ về mục tiêu kiểm soát đường huyết của bạn.

Chế độ ăn phù hợp

Có chế độ ăn kiêng đảm bảo sức khỏe và cân bằng. Sự quan trọng nằm ở chỗ kiểm soát đường huyết, chế độ ăn kiêng tốt cho sức khỏe là biết ăn cái gì, ăn khi nào, ăn bao nhiêu và cho phép ăn những bữa nhỏ có lợi cho sức khỏe. Trong khi không dễ dàng để theo dõi mọi thứ bạn ăn, hãy nhớ rằng tính toán lượng thức ăn là cách tốt để kiểm soát đường huyết.

Hãy hoạt động nhiều hơn và tập thể dục

Hãy hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp giảm đường huyết, nên đây là cách gián tiếp giúp giảm biến chứng đái tháo đường như đau thần kinh- giúp giữ mức huyết áp và mỡ máu trong mức độ cho phép.

Hãy trao đổi, bàn bạc với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Một chương trình tập có nhiều va chạm có thể không phù hợp nếu bạn mất cảm giác ở chân.

Để kiểm soát đường huyết

Người bị đái tháo đường có thể tham khảo bảng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp dưới đây để lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn:

Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết trên hoặc bằng 70 (cao)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Bánh mì trắng

100

Bánh mì toàn phần

99

Gạo trắng, miến, bột sắn

83

Gạo giã dối, mì

72

Dưa hấu

72

Đường kính

86

Khoai bỏ lò

135

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 (trung bình)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Chuối

53

Táo

53

Cam

66

Soài

55

Sữa chua

52

Kem

52

Bánh qui

55-65

Khoai lang

54

Khoai sọ

58

Khoai mì (sắn)

50

Củ từ

51

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (thấp)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Cà rốt

49

Đậu hạt

49

Đậu tương

18

Lạc

19

Anh đào

32

Mận

24

Nho

43

Lúa mạch

31

Thịt các loại

<20

Rau các loại

<20

Diệp Hương

Mẹo đối phó với thời tiết cho người bệnh đái tháo đường

1:45 PM | 15/12/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Thời tiết lạnh giá hay nóng bức đều khiến bệnh nhân đái tháo đường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu biết cách "đối phó", thời tiết sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Ứng phó với giá lạnh khi bị đái tháo đường

BS. Tạ Việt Cường (Bệnh viện Nội tiết TW) nhận định: Bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người lớn tuổi thường "lười" vận động nhưng lại ăn uống ngon miệng hơn vào mùa lạnh. Điều này tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào mùa lạnh, chỉ số đường huyết thường cao hơn mùa nóng. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, đường huyết cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, bệnh về xương, các vấn đề về da (nhiễm khuẩn, nhiễm nấm)… Vì vậy, vào mùa lạnh, bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để kiểm soát đường huyết.

Bệnh nhân đái tháo đường luôn tiềm ẩn những biến chứng về khớp, thần kinh, tim mạch... Mùa lạnh càng là điều kiện thuận lợi để cho các biến chứng xuất hiện nhanh chóng và nặng nề hơn. Do đó không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu và nên uống nước đủ ấm.

Vào mùa lạnh, chân của bệnh nhân đái thao đường rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi sưởi ấm chân cần nhờ người khác kiểm tra độ nóng của lò sưởi để tránh hiện tượng khô nứt chân.

Đón chào nắng nóng

Cũng giống như thời tiết lạnh giá, nắng nóng tiềm ẩn vô số nguy cơ "rình rập" bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng tránh, người bệnh có thể "chung sống hòa bình" với căn bệnh này.

Cũng theo bác sĩ Cường: Nhiệt độ cao khiến cơ thể bệnh nhân có nguy cơ mất nước cao hơn gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do khi lượng đường máu tăng cao dẫn tới sự gia tăng bài tiết nước tiểu của cơ thể. Cơ thể thiếu nước khiến người bệnh mệt mỏi, giảm thị lực, choáng váng, chân tay run rẩy… Mất nước kéo dài gây ra nhiều biến chứng trầm trọng như hôn mê, suy thận, sốc giảm thể tích máu… thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy điều quan trọng nhất là người bệnh phải bổ sung đầy đủ nước. Đồng thời, với thời tiết nóng bức, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết.

Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong mùa hè, biến chứng về nhiễm khuẩn sẽ luôn luôn đe dọa bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người bệnh không thể lơ là việc chăm sóc đôi chân.

Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

- Hàng ngày ngâm chân khoảng 5-10 phút.

- Cần quan sát kỹ xem có bất cứ vết cắt, vết loét, mụn nước, vết đỏ nào không.

- Nên cắt móng chân mỗi tuần một lần hoặc khi cần thiết.

- Luôn mang vớ để tránh rộp, phồng da.

- Luôn mang dép hoặc giày để bảo vệ chân khỏi bị thương tích. Không bao giờ đi chân đất. Mang giày phù hợp theo kích cỡ bàn chân. Trước khi mang giày, kiểm tra bên trong giày xem có vật lạ hoặc phần nào sắc bén có thể làm tổn thương bàn chân không.

 Khánh Chi

Đẩy lùi bệnh tiểu đường chỉ trong 1 tuần

8:00 AM | 03/12/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Ngày càng có nhiều người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Có thể bạn sẽ phải chung sống với căn bệnh này cả đời, tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng bệnh nhờ một số công thức nấu ăn sau đây.

1. Nước ép rau bina (còn gọi là cải bó xôi/ rau chân vịt) và cần tây

Nguyên liệu: 3 nắm ​​rau bina, 2 cuống lá cần tây, 1 củ cà rốt, 1 quả táo xanh, 1 quả dưa chuột

Cách làm: Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt, táo xanh và loại bỏ các hạt táo. Ép cà rốt và táo xanh cùng với rau bina và cần tây.

Rau bina (cải bó xôi/rau chân vịt)

Rau bina (cải bó xôi/rau chân vịt)

Lưu ý:

- Cà rốt có chứa kali có thể giúp chống lại hàm lượng natri (nguyên nhân gây huyết áp cao). Cà rốt rất tốt cho việc lưu thông máu và cải thiện các vấn đề về mắt ở bệnh nhân tiểu đường.

- Rau bina chứa canxi, beta-carotene, vitamin A và C, trong đó cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe.

- Cần tây rất giàu kali và magiê, rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp. Cần tây chứa natri và các khoáng chất giúp điều hòa huyết áp. Táo xanh có chứa axit mallic giúp trong việc giảm lượng đường của bạn.

2. Nước ép cải brusel và đậu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường sớm

Bí quyết giữ đường huyết luôn ổn định

Kiểm soát đái tháo đường tuýp 1 hiệu quả

Nguyên liệu: 10-12 cây cải brusel, 2 chén đậu, 1 quả dưa chuột (dưa leo), 1 trái chanh bỏ vỏ

Cách làm:

- Ép mầm Brussel, sau đó là ép hạt đậu và chanh. Khuấy đều thành hỗn hợp để uống.

- Các mầm Brussel và các loại đậu cung cấp các khoáng chất quan trọng và năng lượng thông qua việc tạo ra vitamin B6 và là nguồn tuyệt vời của insulin.

3. Nước ép rau bina, cần tây và mùi tây

Nguyên liệu: 2 nắm rau bina, 1 nhánh cây cần tây, 1 nắm mùi tây, 3 củ cà rốt, 1/2 quả táo xanh

Cách làm:

- Ép 2 củ cà rốt đầu tiên, sau đó lần lượt ép rau bina, rau mùi tây, cần tây.

- Các kali, natri, và các khoáng chất khác sẽ giúp quản lý lượng đường huyết tự nhiên và giúp làm giảm huyết áp của bạn.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Bí quyết giữ đường huyết luôn ổn định

10:35 AM | 03/11/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Điểm khởi sự để kiềm chế căn bệnh đái tháo đường thật ra chẳng có gì phức tạp. Mọi người bệnh đều phải giữ cho lượng đường và mỡ trong máu ở mức độ càng gần với bình thường càng tốt.

Để đạt được điều đó chỉ cần một chút kiên nhẫn, một chút ý chí thực hiện tốt 4 bước, bệnh tiểu đường sẽ thật sự không thể làm khó được bạn:

Thực phẩm là tối ưu

Trong tiến trình trị liệu của bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh cố gắng ăn càng ít chất béo càng tốt, sao cho số calories ăn vào từ chất béo không quá 30% tổng số nhiệt lượng mà cơ thể bạn cần dùng mỗi ngày. Ăn nhiều chất xơ, tinh bột từ có trong các loại đậu, trái cây, khoai tây, cà rốt… Hạn chế ăn những thức ăn có chứa nhiều cholesterol có trong lòng đỏ chứng gà, tôm, sò, ốc… Kiêng ăn đường và những chất chứa đường. Đặc biệt phải kiêng rượu nếu không muốn bệnh trở lên nguy hiểm hơn. Ăn ít và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày là rất tốt.

Thể dục không thể thiếu

 Lưu ý

Khi bị các bệnh thông thường như cảm, cúm, dị ứng... bạn thường tự ý đến tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống. Hãy cẩn thận và đừng quên bạn đang bị bệnh đái tháo đường. Có nhiều loại thuốc (như aspirin) nếu được dùng nhiều sẽ làm hạ thấy lượng đường trong máu. Hãy dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hầu như bất cứ ai cũng có lợi khi tập thể dục, và người bệnh đái tháo đường có lợi nhiều hơn ai hết. Việc tập thể dục làm tim bạn đập điều hòa, mạnh mẽ, và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Trong một số thí nghiệm, người ta còn ghi nhận được việc tập thể dục có thể làm gia tăng hiệu năng tiếp dẫn chất đường vào các tế bào của chất insulin sẵn có trong cơ thể. Nói cách khác, đối với người bị đái tháo đường, việc tập thể dục giống như được chích thêm một liều insulin vào cơ thể vậy.

Các chuyên gia khuyên người bị tiểu đường nên chọn những loại thể dục cần hoạt động tay chân nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội... mỗi tuần tập ít nhất 3-4 lần, mỗi lần chừng nửa giờ. Hãy tạo thành thói quen tập thể dục đều đặn và đừng bỏ lần nào. Việc tập thể dục không đều có thể gây tác động không tốt trên bệnh trạng.

Trong những loại thể dục cho người bị đái thóa đường, các bác sỹ hay đề nghị nhất môn đi bộ. Loại thể dục này có thể nói là an toàn nhất vì không bắt cơ thể hoạt động mạnh mẽ, mà vẫn giúp cho cơ thể dẻo dai, lại kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Tuyệt đối tránh những loại thể dục có khuynh hướng gồng mình hoặc chịu đựng như tập tạ, hít đất, hít xà ngang. Những môn thể dục cơ bắp thường làm tăng mức đường trong máu, ngoài ra, nó cũng làm áp huyết tăng vọt lên.

Đo đường huyết thường xuyên

Giá tiền một bộ dụng cụ thử mức đường trong máu tuy không rẻ nhưng cũng không đắt lắm. Dụng cụ này cho bạn con số đo chính xác giúp ngăn ngừa nhiều hậu quả tai hại. Bạn chỉ mất một vài phút để làm công việc thử đơn giản này thôi. Nếu bạn chỉ bị ở mức độ nhẹ hoặc là đã quen với mức đường trong cơ thể mình và kiểm soát được nó thì bạn không đến nỗi phải thử đường huyết hàng ngày.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Cách hạ đường huyết tự nhiên nhất

10:30 AM | 08/06/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Không chỉ dùng thuốc hoặc tiêm mới giúp các bệnh nhân tiểu đường điều chỉnh đường huyết của mình một cách nhanh chóng. Ăn uống cũng là một cách để bạn điều chỉnh đường huyết một cách tự nhiên, bên cạnh kết hơn với tập thể dục.

Một số món ăn sau giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên:

bingo dau xanh

1. Bí ngô hầm với đậu xanh

Bí ngô 450g, đậu xanh 200g. Bí ngô rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hột, thái miếng, đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường.

2. Đậu phụ xào mướp đắng

Đậu phụ 100g, mướp đắng 150g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột, thái miếng. Cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần.

Công dụng: Làm hạ đường huyết, dùng cho những người bị bệnh đái tháo đường thuộc thể táo nhiệt, biểu hiện bằng các triệu chứng như miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều...

3. Đậu phụ khô xào rau cải xoăn

Đậu phụ khô 100g, rau cải xoăn 500g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày.

Công dụng: Dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón.

4. Đậu đen hầm hoàng tinh

Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g. Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói.

3 loại nước uống mùa hè giúp ổn định đường huyết

1. Nước ép bưởi: Bưởi là loại quả dẫn đầu về lượng vitamin C, các enzym trong múi bưởi giúp cơ thể hấp thu đường, từ đó giảm lượng đường chuyển hóa thành mỡ dự trữ - nguyên nhân chính gây nên chứng béo phì. Do đó, ăn bưởi có thể giúp bạn tránh béo phì.

2. Nước mơ: Thành phần của quả mơ bao gồm axit, carotene, vitamin C, vitamin B1, tanin, lycopen, pectin, giúp kích thích quá trình chuyển hóa oxy trong tế bào, làm tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa. Mơ ngâm đường, ngâm muối vừa là loại nước giải khát tốt trong những ngày hè, vừa có lợi cho hệ tiêu hóa.
3. Nước ép táo: Trong táo có chứa Pectin – một loại chất xơ không hòa tan có vai trò quan trọng trong ruột, giúp giữ nước và làm sạch ruột để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ duy trì trạng thái cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại trong ruột, giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Thanh Hà

Gừng giúp hạ đường huyết

11:30 AM | 20/04/2014 - Dinh dưỡng

Gừng giúp giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

gungĐó là kết luận của các nhà nghiên cứu từ Đại học Shahid Sadoughi, Iran, được đăng tải trên An ninh Thủ đô mới đây.

Theo đó, có 88 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ít nhất là 10 năm được bổ sung một cách ngẫu nhiên 1 gram bột gừng hàng ngày ngoài thuốc tiểu đường. Qua theo dõi, nhóm nghiên cứu thấy rằng, những người bổ sung viên nang gừng thấy giảm đáng kể lượng đường trong máu sau 8 tuần.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng gừng có tác dụng ức chế enzyme ở gan giúp phân hủy các phân tử glucose dự trữ, gọi là glycogen làm giảm lượng đường trong máu.

Gừng từ lâu được biết đến là một gia vị rất lành, hay được sử dụng để điều trị cảm lạnh, say tàu xe, đau viêm khớp… Với nghiên cứu mới này, những bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều gừng hơn nữa vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Ăn bưởi mỗi ngày - "thần dược" cho người tiểu đường

10:37 AM | 09/10/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Bưởi không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà còn kích thích sự ngon miệng và có tác dụng đốt chất béo, giảm cân, ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường.

Bưởi là một trong những trái cây chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, và chứa rất ít calories làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần 1/2 trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.

Bưởi không chỉ dễ ăn, có vị ngọt mát với tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, đái tháo đường...

Khoa học đã chứng minh

Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa, biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng. Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì.

Theo y học hiện đại, nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được đái tháo đường.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) cho biết, ăn bưởi có thể giúp trị bệnh đái tháo đường. Đó là nhờ naringenin, một chất chống ôxy hóa có trong bưởi có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia hy vọng đây có thể trở thành phương pháp chính yếu trong việc điều trị chứng mỡ trong máu cao, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và có thể là hội chứng trao đổi chất.

Theo các chuyên gia khác, bưởi được coi như một loại "thần dược", nhất là đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, làm giảm hàm lượng đường glucose, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Ăn bưởi sao cho đúng?

Ăn bưởi có thể hạn chế lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, vì thế giúp giảm nỗi lo lắng về bệnh đái tháo đường.

- Các bệnh nhân đái tháo đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với ăn 1 quả bưởi/ ngày để cải thiện tình hình bệnh tật.

- Nước ép bưởi cũng được rất nhiều người dùng để trị tiểu đường. Tác dụng sẽ gia tăng nếu ăn cả bã của múi bưởi. Liều dùng tùy người, trung bình 2-4 múi mỗi ngày.

- Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng "đốt cháy" các chất béo và calo dư thừa.

Mặc dù bưởi có những hữu ích tuyệt vời như vậy, nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ ăn riêng bưởi là đủ, mà bạn cần ăn bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây khác.

Công dụng chữa bệnh của bưởi đỏ

- Bưởi đỏ rất giàu vitamin C và kali, do đó, nó được sử dụng như một loại thuốc chữa bí tiện bởi các nguyên nhân gan, thận và các rối loạn tim.

- Bưởi đỏ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu khác giúp ngăn ngừa cũng như phòng, điều trị nhiều bệnh: Ngừa cảm lạnh thông thường, ngừa ung thư.

- Bưởi đỏ cũng giàu pectin, một chất xơ hòa tan giúp cho lượng cholesterol trong máu thấp hơn.

- Lycopene trong bưởi đỏ có tác dụng chống ôxy hóa, do đó tác dụng giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt…

 Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

3 lý do người bị đái tháo đường nên ăn gạo lứt

3:00 PM | 23/09/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Người ta ví gạo lứt như một loại thuốc thần kỳ với công năng chữa bách bệnh của nó. Và người bệnh đái tháo đường cũng không thể bỏ qua việc "tiêu thụ" loại gạo này.

1. Làm giảm lượng glucose trong máu

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái tháo đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái tháo đường tuýp I và tuýp II.

Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng ôxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

2. Giàu các chất dinh dưỡng

Tốt nhất là bạn uống trà gạo lứt dễ sử dụng hơn để điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần uống 600cc nước gạo lứt rang. Sau một năm trị liệu bằng phương pháp tự nhiên này, số người giảm bệnh đái tháo đường lên tới 87%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ nhấn mạnh, nhóm hạt nguyên chất, như gạo lức cung cấp nhiều carbohydrate tổng hợp, chất xơ, chất dầu, các vitamin và chất khoáng… cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lứt.

Còn theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa.

Trong khi đó, nếu ăn gạo lứt có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.

Một chén gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 230 calo, 3,5g chất xơ, 5g chất đạm, 50g carbohydrate và các chất sinh tố vitamin B 6, thiamin B1, riboflavin B2, niacin B3, folacin, vitamin E, cùng các chất khoáng khác.

3. Cung cấp enzyme

Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzym giúp quá trình bài tiết glucose và insulin. Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lứt không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt, vì các enzyme đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

Bạn nên biết

Theo WHO khảo sát gần 200.000 người để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng với bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học Mỹ rút ra được những điều sau:

- Những người dùng gạo trắng hơn 300g/tuần thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng 17% so với người dùng dưới 60g/tháng.

- Ngược lại, những người dùng gạo lứt trên 120g/tuần lại giảm được 11% nguy cơ bệnh đái tháo đường so với người dùng dưới 60g/tháng.

- Nếu dùng 50g gạo lứt/ngày thay cho gạo trắng sẽ giảm được 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Tương tự, dùng ngũ cốc nguyên hạt (chưa chế biến) thay gạo trắng cũng giảm được nguy cơ này.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

 

Thức ăn cho người đái tháo đường và cao huyết áp

2:30 PM | 04/10/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Một số người mắc bệnh đái tháo đường lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối và đường.

Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do Hiệp hội Nghiên cứu đái tháo đường Mỹ giới thiệu:

1. Chất béo

Cao huyết áp ở người đái tháo đường không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp.

Nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu olive. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.

2. Carbohydrate

Carbohydrate là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp.

Người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không ăn quá nhiều, quá no. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carbohydrate với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.

3. Giảm tiêu thụ cholesterol

Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

Rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.

4. Nguồn protein

Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh đái tháo đường cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng.

Thịt nạc vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Thức uống ưu việt cho người đái tháo đường

7:38 PM | 18/08/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) 4 thức uống sau giúp bạn giảm thiểu bệnh đái tháo đường:

 muop dang

1. Nước khổ qua (mướp đắng)

Các nghiên cứu của y học hiện đại gần đây cho thấy khổ qua có hoạt tính sát khuẩn, có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Nước ép khổ qua tươi có tác dụng chữa đái tháo đường tuýp 2 mới mắc (khi chưa phải dùng thuốc Tây y), phối hợp với các loại sulfamid chữa đái tháo đường tuýp 2 để tăng tác dụng, đồng thời giúp phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa...

Lưu ý:

- Bạn có thể dùng mướp khổ qua khô pha như pha trà, sau đó dùng dần thay nước uống hàng ngày.

- Khi dùng mướp khổ qua sấy khô bạn nhớ bảo quản không ẩm mốc, tránh các vi khuẩn gây có hại xâm nhập.

2. Nước vối

nuoc-voi

Cây vối có nhiều dược tính quý, chữa được nhiều loại bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh tiêu hóa... Đặc biệt, vối hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường rất tốt. Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Nước vối sẽ giúp bạn bình ổn đường huyết, giảm mỡ máu, chống lão hoá, thanh nhiệt - tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và người có nguy cơ cao.

Lưu ý:

- Nếu xác định sử dụng nước vối, ban nên sử dụng thường xuyên

- Nước vối tươi có tác dụng tốt hơn vối đã ủ.

3. Gạo lứt

nc' gạo lứt

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa. Trong khi đó, nếu ăn gạo lứt rang có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.

Lưu ý:

- Với gạo lứt rang, trước khi nấu không cần vo đãi để tránh mất dinh dưỡng. Trong thời gian đầu ăn chưa quen, bạn có thể trộn 50% gạo lứt rang với 50% gạo trắng khi nấu để đảm bảo sức khỏe phòng bệnh đái tháo đường.

- Ban đầu nếu không quen bạn có thể rang gạo lứt và nấu lấy nước và bảo quản để làm thức uống hàng ngày.

4. Trà xanh

nuoc-tra

Không chỉ là loại thức uống chứa ít calo, những kết quả nghiên cứu sơ bộ còn cho thấy trà giúp phòng chống một số căn bệnh mãn tính. Trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim nguyên nhân gây chết người hàng đầu của bệnh đái tháo đường chính là bệnh tim. Một trong những lý do khiến những bệnh nhân đái tháo đường phải chịu đựng nguy cơ mắc bệnh tim rất cao chính là do cơ thể của họ sản xuất ra nhiều chất AGEs (là các hợp chất trong cơ thể đến từ thức ăn và các loại đồ uống chúng ta tiêu thụ mỗi ngày). Bên cạnh đó trà giúp bạn thêm tỉnh táo và mang lại sự sảng khoái, giúp chống ôxy hóa lưu giữ nét trẻ trung cho bạn.

Lưu ý:

- Bạn nên uống trà không đường hoặc thêm một chút chất tạo ngọt nhân tạo.

- Để tránh nạp nhiều calo, bạn nên uống trà với sữa tách kem.

Trần Nguyễn

 

Ngăn ngừa đái tháo đường hiệu quả với bí đỏ

7:31 PM | 09/08/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Với bệnh nhân đái tháo đường, bí đỏ thực sự là thực phẩm tốt. Bí đỏ giúp hạ đường huyết trong máu nên giúp ngăn ngừa được bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, nó còn có giúp kiềm hãm khả năng phát triển bệnh thành mãn tính đối với những người đã bị bệnh đái tháo đường.

 bi-do

Trong số các loại quả, bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là nhà vô địch về hàm lượng chất sắt, giàu muối khoáng cũng như axit hữu cơ. Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng ngọn bí, hoa bí, quả bí (cả quả non và quả chín) làm thực phẩm hàng ngày và lấy hạt bí đỏ để trị bệnh giun sán.

Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bí đỏ có chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E, D, PP… tốt cho da và não bộ, tăng cường các hoạt động về hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong co thể. Bí đỏ còn có chứa nhiều chất xơ và đường tự nhiên, lại có hàm lượng calo thấp không gây béo phì.

Theo Lương Y Đa khoa Nguyễn Văn Đoàn (Đội 4 - thôn Cổ Đô - xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội): Bí đỏ còn được dùng như một vị thuốc trong Đông y với tên gọi "Nam qua", vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị và đại trường. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hòa vị, sinh tân, chỉ khát và nhuận tràng, có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu đờm, giảm đau, được dùng để chữa sưng viêm do côn trùng đốt... Bí đỏ cũng được xem là một trong những thực phẩm bổ não, ăn thường xuyên sẽ giúp phòng bệnh viêm màng não. Hạt của bí đỏ cũng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa trị giun sán...

Gần đây, một số nhà khoa học của Nhật bản đã phát hiện ra trong bí đỏ có nhiều thành phần carotene có tác dụng làm sáng mắt. Theo nghiên cứu, trong 100g bí đỏ có thể có tới 1.500 đơn vị vitamin A và khoảng 10g axit glutamic- một chất được coi là tăng cường trí thông minh. Các nghiên cứu còn cho biết, bí đỏ có tác dụng tốt trong việc phối hợp với thuốc để điều trị các bệnh cao huyết áp, viêm gan, béo phì, đái tháo đường…

Tốt cho người bị đái tháo đường        

Nhiều người cho rằng bí đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột và nên tránh với những bệnh nhân đái tháo đường. Đây chỉ là những lời "phỏng đoán" mơ hồ và hết sức sai lầm về kiến thức đối với loại thực phẩm này. Các nhà dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, bí đỏ không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh đái tháo đường.

Trong bí đỏ có D-chiro-inositol và các chất chống ôxy hóa giúp tăng nồng độ insulin, làm giảm lượng đường glucose trong máu và giảm các thiệt hại do đường glucose tạo ra ở các tế bào tụy beta. Kết quả là các tế bào này ít bị hỏng hơn nên có thể tái sinh và sản xuất insulin.

Mặt khác, beta-caroten trong bí đỏ còn có tác dụng ngăn cản quá trình ôxy hoá của chất lipoprotein gây nên mảng xơ vữa động mạch, ngăn cản sự hình thành cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn chặn xơ động mạch, giúp glucose phân tán được ra khỏi mạch máu để đến các mô, từ đó làm giảm glucose huyết.

Bí ngô cũng giúp phục hồi tuyến tụy, như chúng ta đã biết, tuyến tụy là cơ quam sản ính ra insulin, và bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nếu quá trình này bị rối loạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh đái tháo đường.

Hơn nữa, hàm lượng glucid của bí đỏ khá thấp (6.1g/100g), chỉ tương đương với hàm lượng glucid trong cùi dừa già hoặc su hào (6.2g/100g) nên rất được ưa chuộng trong thực đơn của người đái tháo đường. Ngoài ra, bí đỏ giàu vitamin và khoáng chất, nhưng lại cung cấp khá ít năng lượng (100g bí đỏ chỉ cung cấp 27Kcal) nên khá được trọng dụng trong các thực đơn giảm cân mà người đái tháo đường thừa cân đang cần.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, bí đỏ giàu coban, trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, và tham gia vào việc tổng hợp vitamin B12 giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bí ngô cũng có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi đái tháo đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, trong bí ngô chứa nhiều các chất bổ ích cho cơ thể như adenine, pentosanm có tác dụng thúc đẩy bài tiết tuyến insulin. Người mắc bệnh mỗi ngày nên nấu khoảng 100g bí đỏ để cải thiện tình trạng bệnh.

Lưu ý

- Không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, nhưng mứt bí ngô thì không.

- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.

- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân đái tháo đường. Vì thể, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.

- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Thay vì rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp.

Trần Nguyễn

Khoai lang: Siêu thực phẩm cho người đái tháo đường

10:00 AM | 01/08/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Khoai lang, loại thực phẩm được cho là lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Ngày nay, những nghiên cứu khoa học cho thấy, khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh tốt và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể.

 khoai-lang1

Không chỉ là thực phẩm

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ…

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp 3 lần khoai tây), các vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, và sắt, do vậy khoai lang có tính chất chống ôxy hóa (Antioxidant) mạnh, ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh, giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra, khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả nên là thực phẩm lý tưởng để giảm cân. Lượng calories có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 30% so với cơm trắng. Ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ giảm được một lượng lớn thức ăn sẽ đưa vào cơ thể mà không hề gây ra cảm giác đói. Ăn khoai lang lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần chất xơ, vitamin C, các acid amino và nhiều loại enzym giúp dạ dày co bóp, kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Siêu thực phẩm nhờ tinh chất caiapo

Các nhà khoa học tại hai quốc gia Áo và Ý đã công bố kết quả nghiên cứu về chất caiapo, một tinh chất được chết xuất từ củ khoai lang trắng. Theo kết quả nghiên cứu, chất caiapo có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

BS. Bernhard Ludvik, MD và nhóm cộng sự của ông tại ĐH Viên, Áo đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của chất caiapo từ khoai lang, họ đã thử nghiệm trên những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều.

Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Các kết quả trên chứng tỏ caiapo chiết suất từ khoai lang là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 rất hiệu quả mà không gây ra một phản ứng phụ cho người bệnh, đây là một dược liệu mới cho bệnh nhân đái tháo đường.

Tại Nhật Bản, các nhà khoa học nước này đã áp dụng chất caiapo để sản xuất dược phẩm bổ sung để phòng ngừa và điều trị cho những người bị đái tháo đường.

Còn tại Mỹ, một nghiên cứu tại ĐH Khoa học nông nghiệp và cuộc sống thuộc Viện ĐH North Carolina State do các GS. Jone Allen, Van Den Truong và Masood Butt hướng dẫn đã xác nhận khoai lang là loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

GS. Jone Allen cho biết: Với nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, rất có thể sẽ có những lời khuyên hữu ích cho các bệnh nhân đái tháo đường nên dùng các tinh chất được chiết xuất từ khoai lang để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Khoai lang sẽ là liệu pháp tốt bởi khoai lang vừa rẻ và phương pháp trị liệu này có rất ít phản ứng phụ.

Do vậy, ăn khoai lang vừa là cách để phòng ngừa vừa là cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường.

Cách sử dụng khoai lang tốt

- Khoai lang vỏ đỏ ruột vàng rất bổ dưỡng. Khoai lang vỏ trắng, ruột trắng có tác dụng giải cảm và chữa táo bón.

- Rau lang ngon nhưng không nên ăn thường xuyên, vì nó có chứa nhiều calci, có thể gây sỏi thận.

- Khi sử dụng khoai lang, nên ăn kèm với thịt, hoặc đạm động vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Để tránh ợ chua, chướng bụng do ăn nhiều khoai lang nên sử dụng các loại khoai lang đã qua chế biến hoặc cho thêm một chút rượu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Nên tránh gọt vỏ khoai lang nếu không cần thiết bởi vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khi luộc khoai nên để cả vỏ.

- Không sử dụng khoai đã bị hà (sùng), các khoai có chưa mầm xanh có chưa chất độc.

- Nên sử dụng nước rau lang thứ hai để chữa bệnh bởi nước đầu thường hăng và chát.

- Ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

- Nên chế biến khoai lang theo phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, hạn chế các món rán, chiên xào với dầu mỡ.

 Trần Phương

 

Kết hợp thảo dược với thuốc Tây tốt cho bệnh đái tháo đường

7:19 PM | 24/07/2014 - Thuốc và sức khỏe

(SKGĐ) Theo các chuyên gia ĐH Queensland, Úc thực hiện và nghiên cứu trong thời gian gần đây, việc sử dụng thảo dược kết hợp với thuốc Tây có tác dụng rất tốt đối với bệnh đái tháo đường. 30% là con số không hề nhỏ để chỉ số đường huyết được giảm trong máu khi biết điều trị hợp lý giữa thảo dược và thuốc Tây.

dai-thao-duong 

Sự kỳ diệu của thảo dược

Các chuyên gia ĐH Queensland, Úc đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 800 người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp  2 theo 2 cách: một là chỉ dùng glibenclamicle, hai là dùng glibenclamicle kết hợp với Y học cổ truyền phương Đông. Kết quả cho thấy, những người dùng glibenclamicle kết hợp với dược thảo (gồm các thành phần Radix pueraria - cát căn, Radix rehmanniae – sinh địa, Radix astragali – Hoàng kỳ, Radix trichosanthis – Thiên hoa phấn, Rhizoma dioscorea - hoài sơn, Stylus zeae maydis và Fructus schisandrae và sphenanthera) thì mức hạ đường huyết giảm hơn 30% so với nhóm chỉ dùng glibenclamicle. Ngoài ra, nó còn hạn chế được các triệu chứng như táo bón, giảm cảm giác nóng trong người, hồi hộp, đánh trống ngực, tiểu đêm, cải thiện giấc ngủ…

Ông Sanjoy Paul, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, Y học cổ truyền từ lâu đã được người dân phương Đông dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, nhưng trên thế giới còn rất ít thông tin nói về thảo dược. Nhất là tính an toàn và hiệu quả của thảo dược. Chính vì vậy, nhiều người còn ngại không dám dùng. Đây cũng là một nghiên cứu lâm sàng lớn nhất từ trước tới nay khẳng định tính hiệu quả và an toàn của y học cổ truyền trong điều trị bệnh ĐTĐ tuýp.

Các vị thuốc trong Đông y

Còn TS. BS. Nguyễn Thế Thịnh (Trưởng khoa Ngoại, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cũng không ngại ngần chia sẻ những kiến thức về mảng Đông y trong điều trị đái tháo đường. Các vị thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị chứng "tiêu khát hóa đàm thang" bao gồm: lá lốt, khổ qua, sinh địa, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo.

TS. BS Thịnh cho biết: Lá, thân và rễ của lá lốt chứa alkaloid và tinh dầu. Chữa đái tháo đường theo phương thuốc: rễ cây lá lốt, rễ rau ngót, rễ cườm gạo, cối xay, mỗi vị 20g. Các vị băm nhỏ sao qua, cho 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 8-12g lá phơi khô hay 15-30g lá tươi sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hay chúng ta có thể chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng cách: quả mướp đắng (khổ qua) còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước. Mỗi ngày dùng 15-20g.

Hoa kim ngân có tác dụng thu liễm do có chất tanin. Thuốc có tác dụng lợi tiểu. Các nghiên cứu cũng cho thấy kim ngân có tác dụng ngăn cản sự tích tụ mỡ ở bụng. Mỗi ngày dùng 12-16g, có thể đến 30g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Tuy nhiên, tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.

Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường hiện đang sử dụng đồng thời thuốc Tây và các loại thảo dược như mướp đắng, hoa nhài, hạt methi, lá sen… và các các loại thực phẩm đi kèm như gạo lứt, bí ngô, khoai lang, ổi… Và cũng thấy hiệu quả giảm đường huyết.

Thuốc Tây không thể bỏ, thảo dược chỉ là hỗ trợ

Khi được hỏi về sự kết hợp giữa thảo dược và thuốc Tây trong điều trị đái tháo đường, BS. Vũ Hoài Thu (Khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình) cho biết: Không có một loại thuốc nào thích hợp cho tất cả bệnh nhân nên cần căn cứ vào việc thiếu insulin nổi bật hay đề kháng insulin nổi bật, mức đường huyết ở mỗi người, việc tuân thủ, các bệnh lý đi kèm hay lý do kinh tế khác nhau…

Chiến lược kiểm soát tăng đường huyết ở bệnh đái tháo tuýp 2 là giảm tiết và kháng insulin. Đây là một bệnh lý tiến triển, do đó cần gia tăng chế độ điều trị từng bước trong nhiều năm. Chế độ ăn và hoạt động thể lực là yếu tố không thể thiếu được trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình trị liệu. Việc thảo dược kết hợp thuốc Tây tốt cho bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam cần phải nghiên cứu rõ hơn nữa.

Riêng BS. Trần Ngọc Thạch (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện E hà Nội) nhận định rằng: "Điều trị đái tháo đường nhất định không thể bỏ qua thuốc Tây, thảo dược chỉ là hỗ trợ. Tuy nhiên, thời gian qua khoa cũng tiến hành điều trị Đông Tây y kết hợp và thấy bệnh nhân đỡ hơn, không phải tăng liều thuốc uống cũng như thuốc tiêm cho bệnh nhân đái tháo đường".

Nguyễn Hòa

10 loại quả nên ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường

10:33 AM | 20/10/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Kiểm soát căn bệnh tiểu đường là việc làm vô cùng cần thiết với người bệnh. Dưới đây là danh sách các loại quả có thể giúp bạn kiểm soát căn bệnh này tốt hơn.

Táo

Táo là loại quả tuyệt vời dành cho những người bị đái tháo đường bởi chúng rất giàu chất xơ và pectin – một hợp chất phân hủy chậm trong cơ thể và giúp làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường.

Anh đào

Quả anh đào có chứa lượng đường rất thấp, chỉ khoảng 22. Do đó, nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống ôxy hóa beta-carotine và nhiều, vitamin và khoáng chất khác. Chúng cũng chứa anthocyanins, các hợp chất đã được chứng minh là có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.

Quả mận đen

Giống như anh đào, mận đen giàu chất anthocyanins. Ngoài ra chúng còn chứa tannin và axit ellagic, cả hai đều đã được chứng minh có lợi cho điều trị bệnh tiểu đường.

Ổi

Ổi chứa nồng độ lycopene và chất cao, rất có ích trong việc duy trì lượng đường trong máu. Ổi cũng rất giàu kali và vitamin C.

Bưởi

Bưởi là loại trái cây đặc biệt được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường bởi có lượng đường huyết thấp và chất xơ cao. Bưởi cũng chứa naringenin, một hợp chất giúp giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể và cũng có thể giúp đạt được một trọng lượng khỏe mạnh.

Với hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa đơn cao, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bệnh nhân bị tiểu đường thường dễ mắc phải bệnh tim. Do đó, họ cần ăn các thực phẩm chất béo tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Dâu tây

Dâu tây rất nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp chỉ có 44, đặc tính chống ôxy hóa của dâu tây cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát bệnh.

Cam

Chỉ số đường huyết của cam nằm trong khoảng 30-50, do đó, nó sẽ không làm cho hàm lượng trong mái tăng cao. Mặt khác, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Cam cũng rất tốt cho việc giảm cân, một phần quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường.

Lê giàu vitamin và chất xơ, do đó có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết của lê là 38. Nó cũng đã được chứng minh là giúp giảm đề kháng insulin của cơ thể.

Kiwi

Kiwi có chứa chất xơ, kali và các chất chống ôxy hóa beta-carotene. Chỉ số đường huyết cảu Kiwi từ 47-58.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

 

Món ăn bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

2:15 PM | 14/10/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Người bị đái tháo đường cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, vì đồ ăn có thể là thuốc nhưng cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

SKGĐ xin giới thiệu 6 món ăn bài thuốc sau, vừa ngon miệng vừa tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường để bạn có thể ăn thoải mái ăn:

1. Ốc bươu bung củ chuối

Ốc bung củ chuối là món ăn ngon và là bài thuốc quý trị đái tháo đường dân gian thường dùng. Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi)... trị bệnh đái tháo đường. Củ chuối hột có tính chát trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường. Mùi vị món ăn này rất đậm đà, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh đái tháo đường.

Nguyên liệu: ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nghệ giã vắt nước, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị...

Cách làm: Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, thêm ốc vào ướp cùng. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước chừng 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.

Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa vặn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị.

Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn (đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày), rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.

2. Canh mướp đắng nhồi thịt (khổ qua)

Khổ qua từ xưa đã được biết đến là một loại quả có có khả năng chữa nhiều bệnh, trong đó có tác dụng hạ đường huyết vì nó có hoạt chất charantin, glycosid steroid tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin.

Mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose. Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng chống ôxy hóa giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và chậm lão hóa.

Nguyên liệu: Mướp đắng, thịt nạc vai xay nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ, hành, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Cách làm: Mướp đắng cắt đầu đuôi, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành khúc chừng 3-5cm. Thịt nạc vai đã xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, thêm một chút gia vị cho vừa vặn rồi nhồi vào từng khúc mướp đắng vừa cắt. Đun nước sôi, cho từng khúc mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi. Đun chừng 10 phút cho cả mướp đắng và thịt đều chín rồi cho hành, mùi tàu vào, sôi lại thì tắt bếp.

3. Canh bí ngô (bí đỏ) - đậu xanh

Bí ngô với đậu xanh kết hợp với nhau sẽ được một món canh bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường

Nguyên liệu: Bí ngô, đậu xanh.

Cách làm: Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng. Đậu xanh đãi sạch. Cho cả bí đỏ và đậu xanh vào nồi hầm cho thật nhừ, chế đủ gia vị (mặn hoặc ngọt), chia ăn vài lần trong ngày.

Bạn cũng có thể dùng đậu đỏ và bí đao để nấu canh ăn hằng ngày. Món này cũng giúp cơ thể lợi tiểu, giải độc, thích hợp cho những người mắc chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

4. Cháo cà rốt

Cà rốt có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Nếu bạn bị đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao thì bạn nên ăn món cháo cà rốt.

Nguyên liệu: Cà rốt tươi, gạo ngon để nấu cháo.

Cách làm: Cà rốt rửa sạch, xắt miếng, nấu chung với gạo thành món cháo nhừ. Bạn có thể ăn cháo vào buổi sáng và chiều trong vài ngày liền để có được hiệu quả tốt nhất.

5. Rùa hầm (ngô) bắp nếp

Thịt rùa tính ôn, các bộ phận trong cơ thể rùa đều bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết. Vì thế, những người gặp vấn đề về đường tiết niệu như đi tiểu đêm nhiều, đái dầm, són đái đều được khuyên nên dùng thịt rùa để trị bệnh. Người bị đái tháo đường được khuyên nên hầm rùa với ngô nếp ăn thường xuyên để nhanh khỏi bệnh.

Nguyên liệu: Thịt rùa, ngô nếp hoặc ngô tẻ.

Cách làm: Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp.

6. Canh hẹ, hẹ xào

Hẹ rất giàu vitamin C, carotene và giàu các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, magie, selen, sắt, giúp tăng lực, tốt khí, lưu thông máu. Ngoài ra, lá hẹ cũng có giá trị chữa một số bệnh như: giảm mỡ máu, trị táo bón, ngăn ngừa bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư.

Vì thế, những bệnh nhân đái tháo đường nên uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, tiểu xẻn vặt, đái són do thận hư, nên trồng hẹ trong vườn để tận dụng vị thuốc quý từ thiên nhiên này.

Cách làm: Hẹ tươi rửa sạch, thái khúc 3-5cm, hàng ngày cho thêm vào món canh hoặc xào không cho muối hoặc gia vị ăn thường xuyên.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

 

Giảm đái tháo đường hiệu quả với cây vối

8:00 AM | 30/08/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Từ lâu, trà hãm từ cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) luôn là một thức uống giải khát được người dân đặc biệt yêu thích. Cây vối không chỉ là một thức uống ngon, mát, dễ chịu mà nó còn có tác dụng như một vị thuốc Nam. Những dược tính trong cây vối có tác dụng chữa, hạn chế rất nhiều bệnh, trong đó vối rất hiệu quả trong việc điều trị giảm bệnh đái tháo đường.

 voi

Cây thuốc quý giàu dược tính

Cây vối là một vị thuốc dân gian chứa rất nhiều dược liệu tính quý, được sử dụng nhiều trong Đông y và trong cuộc sống hàng ngày. Trong Y học cổ truyền, cây vối chữa được nhiều bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh về tiêu hóa… Đặc biệt với bệnh đái tháo đường, cây vối chữa bệnh này rất tốt.

Vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.

Lương y, bác sĩ Cao Thị Thanh Hương (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Phúc Nguyên, Hà Nội) cho biết: Trong Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.

Trong dân gian, các cụ thường ưa thích sử dụng lá vối tươi, vối tươi vừa cho nước uống có vị thơm, ngon hơn hẳn vối đã ủ, vừa có nhiều công hiệu trị bệnh tốt hơn hẳn. Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngữa… Trong Đông y còn dùng vỏ vối làm thuốc gọi là hậu phác, được dùng để chữa trị đay bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, nôn mửa…

Bên cạnh đó, nước vối là loại cây có công hiệu giải khát rất tốt trong ngày hè nóng nực, làm mát, lợi tiểu có khả năng đào thải chất độc qua đường niệu.

Viện Nghiên cứu Y học Dân tộc đã nghiên cứu tính chất kháng sinh của lá vối đối với một số loại vi khuẩn gram và kết luận, lá vối ở tất cả các giai đoạn phát triển đều có tác dụng kháng sinh rõ rệt, nhất là những lá thu hái vào mùa đông, vì mùa này kháng sinh tập trung nhiều ở lá. Kháng sinh lá vối có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, salmonella, bacillus subtilis...

Hoạt chất kháng sinh này tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường, bền vững với nhiệt độ, không độc với cơ thể, có thể dùng dưới dạng sắc, cao, hoặc viên cho những người đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy và viêm họng.

Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Hiệu quả trong việc hỗ trợ, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường

Không chỉ là một thức uống giải khát đơn thuần, mới đây, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã kết hợp, nghiên cứu thành công tác dụng hỗ trợ phòng ngừa biến chứng của cây vối với đái tháo đường.

Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng, bột nụ vối chiết tách từ nụ vối có hàm lượng polyphenol và hàm lượng flavonoid cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô), có tác dụng chống ôxy hoá mạnh so với bột chiết tách từ lá ổi và bột chiết tách từ lá chè xanh

Các kết quả đươc tiến hành trong phòng thí nghiệm trên chuột đái tháo đường, sau 8 tuần cho uống nụ vối (500mg bột nụ vối chiết tách/kg thể trọng) cho thấy nồng độ peroxy hoá lipid trong máu đã có dấu hiệu thấp đi rõ rệt.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ôxy hóa mạnh. Khả năng chống lão hóa của nụ vối sẽ làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phục hồi hoạt động của các men chống ôxy hóa trong cơ thể.

nuoc-voi

Cũng theo các chuyên gia, các thí nghiệm trên động vật và các bệnh nhân đái tháo đường đều chỉ ra rằng nụ vối có khả năng hạn chế việc tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm rối loạn lipid máu, phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi uống nước nụ vối, các bệnh nhân đái tháo đường lượng glucose đã giảm một cách rõ rệt. Nụ vối có khả năng có khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận bột nụ vối chiết xuất từ lá vối có thể được xem là sản phẩm tiềm năng trong việc hỗ trợ phòng trị bệnh đái tháo đường.

Nụ vối hiện cũng rất dễ mua và dễ sử dụng, tuy nhiên, dù không độc, có nhiều tác dụng tốt nhưng vẫn lưu ý khi sử dụng, người già hay bị táo bón, thiếu tân dịch không nên uống nhiều. Không nên dùng liên tục trong nhiều tháng để tránh hiện tượng tích lũy. Người đang có bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Một số bài thuốc dùng với nụ vối:

- Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15-20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2-3 ngày.

- Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6-12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10-15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

- Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: 200g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Trần Nguyễn

Ăn sữa, kem và pho mát giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2

7:30 AM | 18/09/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Các sản phẩm từ sữa có lượng chất béo cao như kem, sữa đầy đủ chất béo, sữa chua và pho mát thực sự có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo một nghiên cứu mới.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để hoạt động đúng, hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với insulin. Điều này được gọi là kháng insulin. Đây là loại bệnh tiểu đường có xu hướng để được chẩn đoán ở người lớn tuổi, và thường là kết quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì và ít hoạt động.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu Thụy Điển xem xét mối liên quan giữa lượng chất béo từ sữa, thịt và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Họ theo dõi 26.930 người Thụy Điển trong độ tuổi 45-74, gần 2/3 trong số họ là phụ nữ, trong 14 năm.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều kem nhất - 30ml hoặc nhiều hơn 1 ngày - 15%  ít có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người tiêu thụ kem ít nhất, khoảng 0.3ml/ ngày.

Chất béo sữa lên men, được tìm thấy trong sữa chua hoặc sữa có hàm lượng chất béo khoảng 3% - như sữa đầy đủ chất béo được bán ở Anh - cũng làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường phát triển 20%, khi so sánh với người tiêu dùng cao nhất với không người tiêu dùng.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Ulrika Ericson (Thụy Điển) cho biết: "Quan sát của chúng tôi có thể góp phần làm rõ những phát hiện trước đó liên quan đến chế độ ăn uống nhiều chất béo và bệnh tiểu đường tuýp 2".

Tiến sĩ nói thêm: "Phát hiện của chúng tôi cho rằng trái ngược với mỡ động vật nói chung, chất béo cụ thể đối với các sản phẩm sữa có thể có một vai trò trong việc phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2".

"Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể hình thành một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được số lượng bạn tiêu thụ, vì chúng có thể chứa lượng calo cao có thể góp phần để trở thành thừa cân, và do đó làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2", TS. Richard Elliot cho hay.

Kết quả của nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Châu Âu về Nghiên cứu bệnh tiểu đường (EASD) ở Áo.

Bích Ngọc

Theo Dailymail

Na: trái cây người bị tiểu đường nên ăn

10:03 AM | 02/09/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Theo trang Boldsky, những bệnh nhân tiểu đường có thể cải thiện tình trạng bệnh nếu tiêu thụ quả na ở mức vừa phải.

 na

Nguyên nhân là bởi trong quả na có những đặc tính giúp kiểm soát mức độ glucose và tăng cường hấp thu lượng glucose ở cơ bắp, từ đó điều chỉnh quá trình sử dụng glucose của cơ thể.

Sắt

Quả na cũng có một hàm lượng sắt rất cao giúp chống lại bệnh thiếu máu và sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt có thể gây ra các vấn đề khác ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để bổ sung vừa phải. Sắt cũng giúp quá trình sản xuất máu và rất tốt cho tim mạch.

Vitamin C

Một trong các yếu tố cơ bản giúp kiểm soát được lượng đường trong cơ thể là cung cấp đủ vitamin C. Trong khi đó, na rất giàu vitamin C, khi ăn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn cả thuốc điều trị. Đây là một cách rất đơn giản gặt nhưng có thể mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân tiểu đường.

Kali

Khi không cung cấp đầy đủ kali, cơ thể sẽ có nguy cơ cao về bệnh tiểu đường. Ngược lại, cung cấp một lượng kali vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Kali thường hữu ích trong các quá trình hoạt động của tế bào, đồng thời giúp điều chỉnh mức độ insulin trong cơ thể. Đây là điều hết sức cần thiết với bệnh nhân tiểu đường.

Ma-giê

Đây là chất khoáng quan trọng thứ ba trong cơ thể của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng ma-giê thấp trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường.

Ma-giê có trong quả na sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất insulin trong cơ thể và giúp điều tiết lượng glucose.

K.A

Cà phê giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2

11:30 AM | 28/04/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Một nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy, uống nhiều cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

ca-phe-skgdTS. Frank Hu và TS. Shilpa Bhupathiraju, thuộc Bộ môn Dinh dưỡng cho biết, những phát hiện này chỉ áp dụng cho cà phê có chứa caffein. Cà phê không chứa caffein và trà chứa caffeine không có liên quan với những thay đổi trong nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu được thực hiện trên 123.000 người trong 4 năm cho thấy, những người uống nhiều hơn một ly cà phê mỗi ngày làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 tới 11% . Tuy nhiên, những người uống ít hơn một tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 17% trong bốn năm tiếp theo.

Các  nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện này chỉ áp dụng cho cà phê có chứa cafêin. Cà phê không chứa caffein và trà chứa caffeine không có tác dụng thay đổi nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Diabetologa – Tạp chí của Hiệp hội Châu Âu về nghiên cứu bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Spyros Mezitis, làm việc tại bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, nhược điểm của nghiên cứu này là sử dụng dữ liệu của những người tham gia, nhưng tất cả dữ liệu đó đều do bệnh nhân tự báo cáo nên sẽ khó để kiểm soát độ chính xác của những thông tin mà họ cung cấp. Hơn nữa, giảm cân và tập thể dục là cách hiệu quả hơn để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường so với uống cà phê.

                                                                                                               Vân Anh

Theo Health.com

Gia vị ưu việt cho người đái tháo đường

10:44 AM | 19/11/2014 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Đái tháo đường là một bệnh lý mà người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng, vì tất cả những thứ bạn ăn vào, kể cả gia vị cũng ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của bạn.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng những loại gia vị dưới đây:

Giấm - giúp giảm lượng đường trong máu

Công trình nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm nhỏ trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân đái tháo đường tới 25%.

Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%. Có thể uống giấm trực tiếp, nhưng cách này ảnh hưởng đến dạ dày. Nên dùng giấm để pha nước chấm hoặc cho vào canh.

Cà ri - làm hạ đường huyết

Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Tác dụng chữa bệnh đái tháo đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.

TS. Deepali Shastri (bác sĩ Y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày. Tuy nhiên, cách thông dụng nhất là thường xuyên ăn những món ăn có tẩm bột cari.

Tỏi - giúp ổn định lượng đường trong máu

Ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp... Nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định đường huyết. Có thể nhai sống 4-5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20-40 giọt.

Quế - điều tiết lượng đường trong máu

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, vì vậy mà nó có tác dụng rất lớn trong việc giúp người mặc bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường.

Mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng đường huyết mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể.

Lưu ý: quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống.

Hành tây - có tác dụng làm hạ đường huyết

Hành tây rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K… tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể…

Đặc biệt, hành tây có tác dụng làm hạ đường huyết. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100-200g dạng tươi để nấu ăn hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu).

Ớt cay, ớt ngọt - giúp cân bằng lượgg đường trong máu

Trong một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, bổ sung ớt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn.

Bên cạnh đó, ớt còn chứa vitamin C, carotenoid và chất chống ôxy hóa giúp điều hòa nội tiết tố insulin. Bạn có thể dùng loại quả này trong món salad để ăn hàng ngày. Với ớt cay nên cho vừa phải để không ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

Húng quế - giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, ăn lá húng quế cũng có tác dụng kiểm soát bệnh đái tháo đường rất tốt. Chỉ cần nhai một vài lá húng quế trong ngày sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bạn có thể thêm loại lá này trong các món nộm, trong rau sống để ăn hằng ngày. Bạn cũng có thể dùng một số ít lá húng quế nghiền nát và ngâm chúng trong một ly nước qua đêm, sáng hôm sau bạn có thể dùng hỗn hợp lọc lại từ nước ngâm.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Cảnh giác với viêm đường tiết niệu ở người tiểu đường

1:31 PM | 14/08/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Người bị đái tháo đường không chỉ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: mù mắt, suy thận, suy tim… mà nó còn là nguyên nhân khiến đường tiết niệu thường xuyên bị viêm và rất khó điều trị, đặc biệt là đối với phụ nữ.

viem 

Rắc rối vì viêm nhiễm

Là một giáo viên nên chị Nguyễn Thị Hà (ở Thủ Dầu Một, Bình Dương) thường xuyên phải đứng lớp. Công việc bình thường ấy bỗng chốc trở nên đầy khó khăn kể từ ngày chị bị đái tháo đường và liên tục bị viêm tiết niệu tấn công. Một tiết dạy chỉ có 45 phút, thế nhưng cứ vài phút chị lại buồn tiểu một lần nên thường xuyên phải ra ngoài trước con mắt tò mò khó hiểu của học sinh. Dù mỗi lần chỉ đi tiểu được rất ít song chị vẫn không thể nhịn. Chẳng những thế, cảm giác đau bụng vùng dưới và quanh vùng thắt lưng cũng khiến tinh thần chị không thoải mái mỗi lần đứng lớp, chất lượng bài giảng do đó cũng giảm sút.

Thấy bệnh dai dẳng, khó chữa, chị đã lặn lội lên Sài Gòn chữa bệnh, song chỉ khỏi được vài ngày, bệnh đâu lại vào đấy. Chán nản, chị chỉ còn biết thỏa hiệp với bản thân: "Đỡ được lúc nào thì đỡ, khỏi được phút nào thì khỏi, nếu không đành "sống chung với lũ", chứ vi khuẩn vốn thích ngọt mà mình bị đái tháo đường thế này thì mong gì hết bệnh".

Tương tự như chị Hà, chị Thúy (ở Nguyễn Chí Thanh, Q.3, Tp.HCM) cũng đau đầu vì bị viêm đường tiết niệu "ghé thăm" thường niên. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh này khiến đời sống "gối chăn" của chị nguội lạnh. "Vùng kín" bị đau rát khiến chị chẳng có hứng thú với "chuyện ấy". Trong khi đó, chồng chị lại chẳng cảm thông, anh thường xuyên cằn nhằn và có lúc tỏ ý không tin chị mắc bệnh vì "sao chữa mãi chẳng khỏi". Thậm chí nhiều hôm anh còn giận dỗi: "Nằm cạnh vợ mà phải 'ăn chay' thì mai sang ngủ với thằng bạn cho nó lành". Những lúc như vậy, chị chỉ biết lặng im. Cũng có lần vì muốn chiều chồng cho yên cửa yên nhà, chị nhắm mắt "lâm trận", song hậu quả lãnh được là cảm giác đau rát, là viêm nhiễm nặng hơn sau những lần "quá cố" ấy.

Phòng bệnh – không khó

Với người bị đái tháo đường, viêm đường tiết niệu thường khó chữa và dai dẳng. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là: lượng đường trong máu cao khiến một vết xước nhỏ ở "vùng kín" cũng khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Ở những người khỏe mạnh, nếu bắt đầu xuất hiện những bất thường ở "khu cấm địa" này, họ có thể nhận thấy ngay để điều trị lúc mầm bệnh mới bắt đầu.

Tuy nhiên, ở người đái tháo đường, do bị mắc biến chứng đi kèm là rối loạn dây thần kinh cảm giác nên họ thường phát hiện bệnh khi bệnh đã khá nặng khiến việc chữa trị gặp khó khăn hơn. Một lý do nữa là bệnh đái tháo đường gây hủy hoại các mạch máu, ngăn cản dòng máu chảy vào các cơ quan trên cơ thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm khiến khả năng nhiễm khuẩn của người bệnh là tương đối cao.

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng này có thể lan đến hại thận, gây tổn thương thậm chí làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở người đái tháo đường, tiến trình bệnh càng trở nên nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Trong một diễn biến khác, dù hiếm gặp nhưng nhiễm trùng đường tiểu có thể đi vào dòng máu, lan tới các nội tạng, bộ phận khác trong cơ thể.

"Viêm đường tiết niệu tuy hay mắc, nhưng vẫn có thể phòng tránh được nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt tốt", bác sĩ Hồ Mai Hoa (Phòng Chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị thành niên, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội) cho biết, việc đầu tiên cần làm là giữ cho cơ quan sinh dục luôn sạch sẽ nhất có thể. Điều này có nghĩa là khi vệ sinh vùng kín, để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm lấn vào âm đạo, cần thực hiện từ trước ra sau. Không thụt rửa sâu vào âm đạo, bởi nó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công sâu vào phía trong của cơ quan sinh sản.

Ngoài ra, trong mỗi chu kì kinh nguyệt, băng vệ sinh nên được thay 3-4 tiếng/lần để hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh. Trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ "vùng kín" cũng như cần tạo thói quen đi tiểu. Thói quen này sẽ giúp đẩy bớt vi khuẩn ở bên trong đường tiết niệu ra ngoài.

Vẫn theo bác sĩ Mai Hoa, bạn cũng cần uống nhiều nước, tốt nhất là khoảng 2 lít mỗi ngày. Trong những ngày oi bức hoặc lao động nặng khiến mồ hôi toát ra nhiều, lượng nước này cần được cung cấp nhiều hơn. Uống nhiều nước chính là cách để bạn "rửa" bàng quang, hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh.

Bởi mọi ứ đọng trong cơ thể đều là cơ hội tốt để mầm bệnh phát triển và tấn công, nên bạn tuyệt đối không được nhịn tiểu. Hãy "thải nước" ngay khi cơ thể có nhu cầu. Đặc biệt, khi đang chữa bệnh, thói quen nhịn tiểu sẽ khiến bệnh trở nên lai dai, chó chữa.

Khi đã bị viêm đường tiết niệu, điều quan trọng là phải chữa bệnh tận gốc, tránh chữa nửa chừng rồi dừng lại, vì như thế sẽ khiến bệnh nhờn thuốc nên càng khó khỏi hơn. Trong quá trình chữa bệnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc và đặc biệt cần duy trì thói quen phòng bệnh.

Quan hệ tình dục vào thời điểm này cũng cần hạn chế bởi nó không chỉ khiến bệnh càng dai dẳng do "vùng kín" bị xây xước trong quá trình giao hợp mà còn làm cho đối tác cũng có thể chịu chung số phận này nếu không sử dụng biện pháp "phòng vệ". Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám sau khi dùng hết thuốc để chắc chắn rằng mình đã khỏi hẳn bệnh chưa, ngay cả khi các dấu hiệu khó chịu không còn nữa.

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu nhiều, hay là có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, và lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh là rất ít.

- Nước tiểu thì có màu khác bình thường, thậm chí là có máu.

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu và giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như bị kim châm.

- Đau bụng dưới và lưng, và thường nóng rát ở vùng bụng dưới.

- Khi viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan hỏa đến thận và dạ con khiển chị em phụ nữ có các biểu hiện như bị đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

 An Châu

Đái tháo đường và những bệnh nguy hiểm ăn theo

8:00 AM | 29/11/2014 - Khỏe +

(SKGĐ) Những bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị các bệnh về ung thư gan, dạ dày, tá tràng, bệnh tim mạch, cao huyết áp... Đặc biệt, ở những người bị đái tháo đường tuýp 1 thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn rất nhiều.

Hậu quả khi chữa bệnh không đúng cách

Theo BS. Lâm Đình Phúc (Phó Chủ tịch CLB Đái tháo đường Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TW): Hiện nay, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng cao và gây những biến chứng khủng khiếp là một gánh nặng trong điều trị. Những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh đái tháo đường (đặc biệt ở dạng tuýp 1) có khả năng mắc các bệnh về liệt dạ dày, ung thư gan, tim mạch, tá tràng, các bệnh về mắt… khá cao.

Các bệnh nhân khi mắc đái tháo đường thường là những người cao tuổi, béo phì, hút thuốc lá nhiều, uống nhiều rượu. Các nghiên cứu đang tìm kiếm phát hiện các biến chứng từ bệnh đái tháo đường thường thấy ở những người ngoài 50 tuổi. Bệnh ảnh hưởng ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Khi phát hiện những bệnh ăn theo bệnh đái tháo đường muộn thì bệnh này đã bùng phát rất nhanh, sức đề kháng của cơ thể đã giảm sút nhiều. Đó là nguyên nhân chính làm cho nhiều căn bệnh ấp ủ từ lâu xuất hiện.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Duy (52 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) là một ví dụ. Anh Duy mắc bệnh đái tháo tuýp 1 đã gần 5 năm nay, biết bao tiền của để đổ vào chữa bệnh nhưng cũng chỉ giảm được một phần nhỏ. Nhiều lúc nghĩ tới bệnh tật là anh lại phát nản vì việc chữa trị quá mệt mỏi và tốn kém. Cứ mỗi lần nghĩ tới bệnh tật là anh lại buồn rầu, nhiều lúc anh bỏ không uống thuốc, rồi tìm đến rượu và thuốc lá để giảm đi nỗi buồn.

Càng ngày sức khỏe của anh Duy ngày một sa sút, ăn uống kém hơn trước rất nhiều, cảm giác mau no khi ăn, sụt cân, bụng đầy hơi, thường xuyên có cảm giác khó tiêu, nhiều khi đang làm việc mà bụng đau dữ dội, xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài... Tuần trước khi vừa đến cơ quan, một cơn đau hành hạ khiến anh không thể nào chịu đựng nổi, đồng nghiệp trong cơ quan đã đưa anh tới bệnh viện nhờ các bác sĩ kiểm tra. Qua nhiều xét nghiệm, các bác sỹ kết luận anh bị liệt dạ dày. Anh Duy lại một lần nữa choáng váng và mệt mỏi với bệnh tật ngày càng nhiều.

Các bệnh ăn theo bệnh đái tháo đường

Khi bạn bị mắc bệnh đái tháo đường lâu ngày, nếu không được điều trị để kiểm soát lượng đường huyết ổn thì thì rất dễ gây ra các biến chứng và nảy sinh nhiều bệnh tật kèm theo, một số bệnh sau đây là điển hình:

1. Bệnh liệt dạ dày

Do việc kiểm soát lượng đường trong máu không tốt ở bệnh nhân đái tháo đường, nên lượng đường lâu ngày sẽ tăng cao gây tổn thương hệ thần kinh, làm xuất hiện các biến chứng như rối loạn cảm giác vận động (do tổn thương hệ thần kinh cảm giác hoặc vận động ngoại biên), và liệt dạ dày nếu gây tổn thương thần kinh phế vị và tại dạ dày. Liệt dạ dày ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột khiến cho lượng đường trong máu khó được kiểm soát làm cho liệt dạ dày ngày càng nặng hơn.

2. Bệnh tim mạch

Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid, mà trong đó hiện tượng tăng đường huyết là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh ra bệnh và thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Nếu không điều trị kịp thời những rối loạn chuyển hóa sẽ phát sinh ra những mảng xơ vữa động mạch và dẫn đến các biến chứng tắc động mạch.

3. Bệnh tai biến mạch máu não

Các bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm mỡ máu, có lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ tai biến mạch máu não càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.

Phải điều trị song song

Theo bác sĩ Phúc, cùng với việc điều trị các bệnh "ăn theo" bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 phải tiêm insulin. Tuy nhiên, việc lựa chọn insulin, liều lượng insulin, phối hợp với các loại thuốc hạ đường huyết và phải tùy thuộc vào từng người mà không có công thức chung nào cả. Do vậy, khi chữa đồng thời hai loại bệnh phải tuân theo phác đồ điều trị mà bác sỹ đề ra.

Tác dụng phụ của việc điều trị các biến chứng này khác nhau, nên tùy vào cơ địa mỗi người, thậm trí khác nhau từ lần điều trị này tới lần điều trị khác. Để hạn chế tác dụng phụ của việc điều trị là rất khó khăn bởi, vì các mô và tế bào khỏe mạnh cũng bị tổn thương. Các bác sĩ sẽ cố gắng đưa ra phác đồ điều trị nhằm hạn chế tối thiểu tác dụng phụ và có thể xử lí tác dụng phụ bất cứ khi nào.

Bên cạnh đó, người bệnh phải luôn để cho tâm lý mình thoải mái, vui vẻ và sẵn sàng đối mặt với căn bệnh này, cũng như lường trước được những biến chứng của nó. Kiểm soát, duy trì và ổn định đường huyết sao cho luôn ở mức độ an toàn. Việc làm này rất cần thiết và có thể nói là quan trọng nhất trong các nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cho mình một giải pháp thật an toàn hiệu quả bền lâu để một cuộc sống khỏe mạnh.

Có thể bạn chưa biết?

- Một nghiên cứu trên diện rộng tại Mỹ cho thấy, những bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần người bình thường. Virus viêm gan C có thể tương tác với bệnh đái tháo đường và làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan của người bệnh.

- Ở các nước châu Âu và Mỹ, biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trong độ tuổi lao động (20-65 tuổi). Ngay khi được phát hiện căn bệnh này đã có khoảng 20% số bệnh có biến chứng mắt, còn sau khi bị bệnh từ 10 năm trở lên thì có tới 3/4 số bệnh nhân sẽ bị biến chứng mắt.

- Theo các số liệu thống kê cho thấy, 65% bệnh đái tháo tử vong là do tai biến mạch máu não.

Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi...

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Đăng nhận xét