Biểu hiện thường ngày cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 

(VTC News) - Những biểu hiện quen thuộc hàng ngày nhưng lại cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn không ngờ tới.
Biểu hiện thường ngày cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Khát nước nhiều cũng là biểu hiện của bệnh đái tháo đường.

Ngáy

Các nhà khoa học Australia cho rằng có mối liên hệ mật thiết giữa việc nghẽn hơi thở khi ngủ gây nên tiếng ngáy và bệnh tiểu đường týp 2.

Theo Liên đoàn tiểu đường quốc tế, 40% bệnh nhân bị nghẽn hơi thở (từ 15- 20 giây) khi ngủ có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường; trong khi đó, có khoảng 23% bệnh nhân tiểu đường chắc chắn mắc bệnh nghẽn thở, gây ngáy khi ngủ.

Mệt mỏi

Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

Khát nước nhiều

Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường.

Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

Tiểu nhiều

một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

Mờ mắt

Mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tiểu đường, bệnh khiến bạn hạn chế tầm nhìn. Dưa thừa glucose trong máu chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol khiến bạn bị mờ mắt.

Đột ngột giảm cân

Lượng đường trong máu quá lớn cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân , có thể khiến bạn giảm từ 5 đến 10 kg trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

Vết thương chậm lành

Khi bị bệnh tiểu đường, những vết thương, bầm tím, nhiễm trùng rất lâu lành. Đó là do mạch máu bị hỏng vì lượng đường quá nhiều lưu thông qua tĩnh mạch, động mạch. Điều đó làm máu di chuyển chậm đến các vùng khác trong cơ thể, gây khó lành vết thương.

Ngứa da

Đây có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da. Những người có các triệu chứng  này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.

Phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường

Ăn nhiều rau xanh

Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.

Uống cà phê

Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Bỏ qua thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.

Tránh xa rượu bia

Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp.
 
An Nhiên (Tổng hợp)

Đăng nhận xét