16/05/2013 17:22
>> Cắt bỏ ngực ngừa ung thư, Jolie được Brad Pitt gọi là người hùng
Nguyên nhân ung thư vú chưa được biết rõ, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được nhận diện - Ảnh minh họa |
Ở nước ngoài, chi phí xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2 khoảng trên 3.000 USD và bảo hiểm sẽ trả hầu hết nếu có thư đề nghị từ bác sĩ hay tư vấn viên về di truyền giải thích về sự cần thiết của xét nghiệm. Ở Việt Nam, khoa sinh học phân tử của BV Đại học Y dược TP.HCM bước đầu đã làm được xét nghiệm này với chi phí khoảng 25 triệu đồng. |
Phương pháp | Tỉ lệ phần trăm giảm nguy cơ | |
Ung thư vú | Ung thư buồng trứng | |
Đoạn nhũ và cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40 | >90% | 90% |
Cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40 và dùng thuốc phòng ngừa Tamoxifen | 85% | 95% |
Cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40 và tầm soát ung thư vú | 40-50% | 95% |
Tầm soát ung thư vú và ung thư buồng trứng | 0% | 0% |
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)
'Núi đôi' mới của Jolie sẽ còn đẹp hơn trước
http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/121461/-nui-doi--moi-cua-jolie-se-con-dep-hon-truoc.html
Cập nhật: 07:05 | 17/05/2013
Dù phải cắt bỏ cả hai bên bộ ngực tự nhiên, nhưng những người hâm mộ ngoại hình của Angelina Jolie có thể thở phào yên tâm rằng bề ngoài cặp "tuyết lê" của nữ minh tinh Hollywood này vẫn nguyên vẹn, chỉ thêm vài vết sẹo nhỏ và thậm chí là còn quyến rũ hơn so với trước khi phẫu thuật.Đó là nhờ phương pháp phẫu thuật bảo toàn da kết hợp tái tạo khuôn ngực lập tức.
Bề ngoài cặp "tuyết lê" của nữ minh tinh Hollywood này vẫn nguyên vẹn, thậm chí là còn quyến rũ hơn so với trước. |
Với hy vọng tránh mắc bệnh trong tương lai, một số phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư vú cao đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ cả 2 bên ngực. Vậy biện pháp phòng ngừa này có hiệu quả tới đâu và nên áp dụng với những trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ "núi đôi" là biện pháp nhằm loại bỏ tất cả mô vú (kể cả ở "vỏ" và "lõi") có nguy cơ tiềm tàng phát triển thành ung thư vú. Các bác sĩ cũng có thể cân nhắc áp dụng dạng phẫu thuật này cho những bệnh nhân nữ đã từng bị ung thư vú và do đó có nguy cơ cao tái phát bệnh ở bất kỳ bên nào của ngực.
Ung thư vú là căn bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong mọi dạng ung thư ở phụ nữ. Ảnh: WordPress |
Ngoài ra, biện pháp phòng ngừa này còn có thể cân nhắc áp dụng nếu người phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, vốn làm tăng nguy cơ ung thư vú; có tiền sử gia đình bị ung thư vú; hoặc đã/đang bị tăng sản ống tuyến vú không điển hình hoặc ung thư tiểu thùy tại chỗ (LCIS). Trong đó, tăng sản ống tuyến vú không điển hình là hội chứng có các tế bào bất thường che phủ các thùy sữa; ung thư tiểu thùy tại chỗ là một bệnh ung thư chưa ăn sâu hay di căn.
Cắt bỏ "núi đôi" có thể ngăn chặn ung thư vú?
Một nghiên cứu gần đây cho rằng, phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi" có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 100% nếu người phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú cao hoặc mang gen đột biến BRCA. Tuy nhiên, kết quả giảm nguy cơ khác nhau rất lớn do nhiều nguyên do. Theo phát hiện của một số nghiên cứu, phụ nữ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các bên ngực vì những nguyên nhân có nguy cơ thấp hoặc rất ít như đau, nang xơ tuyến vú (lành tính), mô vú dày, ám ảnh bị ung thư vú hoặc có thành viên trong gia đình từng bị ung thư vú.
Ước tính khoảng 10% phụ nữ sẽ phát triển ung thư vú ngay cả khi đã được loại bỏ các mô vú. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu, những bệnh nhân đã không mắc căn bệnh ung thư này sau khi trải qua phẫu thuật loại bỏ mọi tế bào vú. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong số các bệnh nhân này đáng lẽ không nên được xem là có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Một số chuyên gia thậm chí tuyên bố, ngay cả đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi" là không thích hợp vì không phải tất cả mô vú đều có thể loại bỏ được trong quá trình phẫu thuật.
Thêm vào đó, nhóm duy nhất trải qua dạng phẫu thuật này được hưởng lợi ích kéo dài tuổi thọ (sống lâu hơn) là những phụ nữ tiền mãn kinh với các bệnh ung thư vú không có chất tiếp nhận nội tiết. Để hiểu lí do tại sao, chúng ta cần biết rõ cấu tạo của mô vú và nơi khởi phát ung thư vú.
Ung thư vú hình thành từ đâu?
Ung thư vú có thể phát triển trong các mô tuyến vú, đặc biệt là trong các ống dẫn sữa và tiểu thùy sữa. Các ống và tiểu thùy này tọa lạc trong tất cả các phần của mô vú, bao gồm cả mô ngay dưới da. Mô vú kéo dài từ xương đòn tới mép xương sườn thấp hơn, và từ giữa ngực, xung quanh phần bên trong và dưới cánh tay.
Trong phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi", việc cần thiết là loại bỏ mô từ ngay dưới da xuống tới thành ngực và xung quanh đường biên ngực. Tuy nhiên, ngay cả với kỹ thuật phẫu thuật rất tỉ mỉ và khéo léo, các bác sĩ vẫn không thể loại bỏ tất cả các ống và tiểu thùy sữa do phạm vi của mô vú và vị trí của các tuyến dưới da.
Những ai nên trải qua phẫu thuật phòng ngừa?
Theo Hiệp hội Ung thư phẫu thuật, chỉ những phụ nữ có nguy cơ rất cao bị ung thư vú mới nên cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi". Đó là những phụ nữ có một hoặc nhiều trong số các yếu tố nguy cơ sau:
- Mang gen BRCA đột biến
- Từng bị ung thư một bên vú và có tiền sử gia đình bị ung thư vú cao.
- Có tiền sử bị ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS)
Phẫu thuật chỉ nên được cân nhắc thực hiện sau khi bạn đã được tư vấn tâm lý đầy đủ và kỹ lưỡng về gen và những ảnh hưởng của quá trình này.
Hiện đã có kỹ thuật bảo toàn da, giữa lại lớp "vỏ" của "núi đôi" sau khi phẫu thuật loại bỏ mô ung thư, để kết hợp với tái tạo bầu ngực ngay lập tức. |
Những lựa chọn cho phẫu thuật ung thư vú?
Đối với các phụ nữ chọn phẫu thuật phòng ngừa ung thứ vú, hiện đã có một số lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật mới và hữu hiệu. Hiện các bác sĩ đã có thể loại bỏ mô vú nhờ sử dụng các kỹ thuật bảo toàn da, trong đó mô vú phía dưới sẽ được loại bỏ từ dưới da tới thành ngực. Kỹ thuật này sẽ loại bỏ phần lớn các tuyến nhiều khả năng là nơi khởi phát ung thư vú. Núm vú và mô xung quanh - khu vực được gọi chung là quầng vú - sẽ được loại bỏ vì các ống dẫn hội tụ hướng về núm vú, tạo ra một khu vực tập trung của mô ống dẫn. Tuy nhiên, da của vú sẽ được giữ lại nhằm bảo quản lớp "vỏ" của vú.
Khi phẫu thuật bảo toàn da được kết hợp với việc tái tạo vú ngay tức thì, kết quả có thể rất tuyệt vời vì vừa an toàn về mặt ung thư, vừa đem lại kết quả thẩm mỹ cao, người bệnh lại chỉ chịu một lần mổ, không phải chờ đợi thời gian 2, 3 năm cho tái tạo một bên vú. Phụ nữ chọn cách phẫu thuật này như Angelina Jolie, thường tỏ ra rất hài lòng, không chỉ với lựa chọn của họ mà còn cả "núi đôi" sau khi được tái tạo.
Tóm lại, mặc dù phẫu thuật không phải là biện pháp khuyên dùng đối với mọi cá nhân có nguy cơ bị ung thư vú cao, nó có thể là cách phòng ngừa thiết yếu đối với một số phụ nữ.
Tuấn Anh (Theo Webmd, Health News)
Thứ sáu, ngày 17/5/2013 |
Nên học theo Angelina Jolie cắt bỏ bộ ngực?
Sau khi Angelina Jolie quyết định cắt bỏ bộ ngực của mình để ngăn ngừa bệnh ung thư vú, nhiều chuyên gia y khoa đã khuyên các bệnh nhân trong nhóm nguy cơ nên học theo cách này.
Các chuyên gia y khoa cho rằng quyết định của Angelina Jolie sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của các phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú - Ảnh: AFP
heo NorthJersey.com ngày 14.5, các chuyên gia phẫu thuật nói rằng chị em thuộc nhóm nguy cơ mắc ung thư vú cao nên học theo quyết định của Angelina Jolie.
"Chúng tôi muốn nói rằng phẫu thuật phòng ngừa là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh ung thư vú", tiến sĩ Mary Ann Warden, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ung thư vú thuộc Trường đại học Y khoa Hackensack (Mỹ) nói.
Tiến sĩ Mary Ann Warden cho biết, một sự đột biến trong gen BRCA 1 hoặc BRCA 2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 87% và 44% nguy cơ mắc thêm ung thư buồng trứng. Việc phẫu thuật phòng ngừa sẽ giảm nguy cơ này xuống dưới 5%.
Mười năm trước, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ để phòng ngừa được xem là một bước tiến lớn trong việc ngăn chặn nguy cơ ung thư vú. Hầu hết các bệnh nhân đều được khuyên làm như vậy, mặc dù họ thường mất vài năm để quyết định.
Nhiều phụ nữ không muốn cắt bỏ bộ ngực khỏe mạnh của mình và chọn cách theo dõi sát sao để phòng ngừa. Nhưng các chuyên gia nói rằng, những diễn biến của căn bệnh thường rất phức tạp và khó có thể chẩn đoán hoặc có những cách phòng ngừa hoàn toàn chính xác.
Bà Patricia Mazzola, điều phối viên chương trình các bệnh có nguy cơ cao tại Bệnh viện Englewood (Chicago, Mỹ) khuyến khích chị em nên thực hiện sớm những xét nghiệm ung thư để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
"Quyết định dũng cảm của Angelina có thể giúp trấn an họ, vì cô ấy là một ngôi sao nổi tiếng và được nhiều người yêu mến. Họ sẽ nhìn thấy cô ấy có thể vượt qua cuộc phẫu thuật, trở lại đầy xinh đẹp, tự tin và thấy yên tâm hơn", bà Patricia Mazzola cho biết.
Trung tâm Y tế dự phòng của Mỹ đưa ra khuyến cáo cho những ai có người thân từng mắc ung thư vú nên xét nghiệm đột biến di truyền BRCA.
"Việc một ngôi sao lớn bị ảnh hưởng từ đột biến di truyền này sẽ làm tăng nhận thức cho mọi người. Đây là một cơ hội để các trung tâm ung thư thực hiện việc truyền thông hiệu quả hơn đến mọi người trên toàn thế giới", đại diện trung tâm cho biết.
Theo TNO
Có nên phẫu thuật cắt bỏ ngực để phòng ung thư vú?
Không phải mang gen là bị ung thư vú
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam, quyết định cắt bỏ ngực của các ngôi sao là quá vội vàng vì không phải ai mang gen gây ung thư cũng sẽ bị ung thư vú.
Trước đó, Angelina Jolie xét nghiệm thấy có gen mang nguy cơ ung thư vú là 87% và 50% nguy cơ ung thư buồng trứng. Cô quyết định cắt bỏ toàn bộ hai bên vú để ngăn ngừa ung thư.
Theo GS Đức, ở các nước Châu Âu – Mỹ cũng có nhiều người thực hiện phương pháp cắt bỏ ngực để dự phòng ung thư vú khi phát hiện gen mang bệnh. Nhiều trường hợp phát hiện 1 trong 2 loại gen gây nguy cơ ung thư vú cao nói trên nhưng không phải cứ mang gen là bị ung thư vú. Ở đây, cô Angelina chưa mắc ung thư nhưng do lo sợ mẹ cô cũng qua đời vì ung thư buồng trứng nên cô quyết định cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. "Quyết định của Angelina Jolie đáng tôn trọng nhưng theo tôi quá vội vã", GS Đức nói.
Việt Nam chưa có trường hợp nào cắt tuyến vú để phòng ngừa ung thư
TS.BS.Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa ngoại vú, Bệnh viện K, cho biết, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào cắt tuyến vú để dự phòng ung thư. Tại viện K, các bác sỹ cũng không khuyến cáo dùng phương pháp này. Người mang gen gây ung thư vú chưa hẳn sẽ bị ung thư vú về sau. Do đó, người mang gen nên được tầm soát sớm để phát hiện và theo dõi điều trị đúng quy trình, chứ không nhất thiết phải cắt bỏ tuyến vú.
Theo TS.Định, phương pháp cắt bỏ và tái tạo tuyến vú rất tốn kém, với người có điều kiện như các ca sỹ, diễn viên… có thể áp dụng, chứ người nông dân sẽ rất khó.
GS.TS Nguyễn Bá Đức khuyên những người có mang gen gây ung thư vú không nên vội vàng cắt bỏ tuyến vú để dự phòng. Mặc dù một trong những nguy cơ bị ung thư vú là do tiền sử gia đình nhưng ở Việt Nam tính di truyền rất thấp, chỉ dưới 2 %.
Những đối tượng có nguy cơ cao như trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú, hoặc bản thân bị ung thư vú một bên nên tầm soát sớm để theo dõi sát. Chẩn đoán sớm thì đường hướng xử lý tốt, có thể bảo tồn tuyến vú, tạo hình tuyến vú.
Thắc mắc về việc cắt bỏ tuyến vũ sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng, các chuyên gia khẳng định, cắt bỏ tuyến vú chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ chứ không làm hỏng "chuyện vợ chồng".
Phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi cao
Theo các bác sỹ, nếu bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi lên đến 90%, ở giai đoạn 2, tỉ lệ này sẽ là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp. Giai đoạn 4 (khối u ác tính lớn và di căn), việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
Tại Bệnh viện K, mỗi năm điều trị hàng trăm ca ung thư vú trong đó có hơn 50% số người bệnh đã chuyển sang giai đoạn khó điều trị. Vì vậy, phát hiện sớm ngoài khả năng chữa khỏi cao còn giúp người bệnh vẫn có thể bảo tồn tuyến vú.
Những trường hợp có nguy cơ bị ung thư cao có thể dùng thuốc dự phòng. Bên cạnh đó, còn có phương pháp mới là cộng hưởng từ tuyến vú. Phương pháp này rất an toàn không gây tác hại, có thể giúp bệnh nhân còn trẻ, phát hiện được bất thường trong vú, chẩn đoán sớm, có thể điều trị bảo tồn ngực.
Phẫu thuật bảo tồn giúp giữ nét thẩm mỹ cho tuyến vú, thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh và bệnh nhân không cần thiết phải phẫu thuật tái tạo tuyến vú về sau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bảo tồn này chỉ áp dụng được khi bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi kích thước còn nhỏ hơn 3cm và không có di căn xa. Phương pháp bảo tồn hiện nay là cắt bỏ khối bướu, nạo hạch nách cùng bên và xạ trị vào tuyến vú, hạch vùng. Đối với các trường hợp bướu lớn hơn 3cm, nếu bệnh nhân có nguyện vọng giữ lại tuyến vú, vẫn có thể điều trị bảo tồn.
Ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú, bệnh thường không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau cho người bệnh. Khi khối u tiến triển, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng sau: Khối u cứng, không đau; vú to ra hoặc có thay đổi hình dáng của vú, núm vú bị lún hoặc xù xì, chảy máu; da vùng vú dày lên hoặc thay đổi màu sắc, sần sùi như vỏ quả cam…
Nên đi khám vú định kỳ 6 tháng/lần và đi khám ngay khi thấy vùng vú có những biểu hiện bất thường. Các kỹ thuật chẩn đoán y khoa hiện nay ở Việt Nam có siêu âm, chụp X-quang nhũ ảnh, cuối cùng là sinh thiết để tìm ra tế bào ung ung thư.
Để phòng bệnh ung thư vú, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc và chất xơ sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Chị em có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng việc tự kiểm tra vú hàng ngày như dùng các ngón tay trái, duỗi thẳng áp sát vào xương sườn xoay vòng từ ngoài vào trong nhằm phát hiện các mảng dày bất thường hoặc u, cục ở vú; để ý đến dấu hiệu tiết dịch lỏng ở núm vú.
(Khám phá)
Jolie cắt bỏ ngực để tránh ung thư vú
> Angelina Jolie phẫu thuật ngừa ung thư vú
> Hình ảnh ấn tượng về Angelina Jolie năm 16 tuổi
Ở thế giới của phù phiếm và bề nổi, nơi các minh tinh sống bằng độ nóng của bộ ngực, khuôn mặt đẹp và các bê bối liên miên, Angelina Jolie đã có quyết định vô cùng dũng cảm khi quyết phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực của mình để giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Angelina Jolie ở London tháng 4/2013 bên lề một hội nghị ngoại trưởng G8 sau khi công bố việc tài trợ cho một dự án chống bạo lực tình dục ở vùng chiến sự. Ảnh: AFP. |
"Tôi hi vọng rằng kinh nghiệm của tôi sẽ hữu ích cho những phụ nữ khác", ngôi sao điện ảnh Angelina Jolie đã viết như vậy trong bài viết gây chấn động trên tờ New York Times hôm 14/5 kể chuyện cô quyết định cắt bỏ cả bộ ngực để đối phó với căn bệnh ung thư.
"Cuộc sống đến với nhiều thách thức. Chúng ta không nên sợ hãi những thách thức mà chúng ta có thể đối đầu và có thể kiểm soát được" Angelina Jolie |
Bài viết có tên My medical choice (Lựa chọn chữa trị của tôi) của Jolie vừa nghiêm túc vừa cởi mở với rất nhiều chi tiết riêng tư về cuộc phẫu thuật của mình cũng như mối quan hệ với người bạn đời Brad Pitt và con cái.
Lý do cho việc phẫu thuật mà ngôi sao này đưa ra là cô không muốn các con mình chứng kiến người mẹ ra đi sớm giống như cô đã chứng kiến mẹ mình - người từng chiến đấu với căn bệnh ung thư và mất cách đây gần 10 năm ở tuổi 56.
Jolie, 37 tuổi, nữ diễn viên của Tomb Raider, Salt, Wanted nói, mẹ cô chỉ được gặp người con đầu tiên của cô, các con cô luôn hỏi về "mẹ của mẹ" và cô luôn phải giải thích về căn bệnh mà bà phải chịu đựng.
Khi con cái hỏi liệu cô có thể bị bệnh vậy không, cô luôn nói các con đừng lo. Cô biết mình có một gen lỗi di truyền - BRCA1 - khiến cô có tới 87% nguy cơ ung thư vú và 50% nguy cơ ung thư buồng trứng. "Khi tôi nhận ra đó là thực tế của mình, tôi quyết định chủ động và giảm thiểu nguy cơ bằng quyết định phẫu thuật cắt bỏ vú để đề phòng" - cô viết.
Từ tháng 2, Jolie bắt đầu quá trình ba tháng với ba cuộc phẫu thuật liên tiếp để cắt bỏ toàn bộ bộ ngực rồi sau đó cấy, tạo hình lại. Trong suốt ba tháng đó, cô đã giữ kín được chuyện phẫu thuật chữa trị này. Giờ thì Jolie viết trải nghiệm của mình ra với "Hy vọng những phụ nữ khác có thể có lợi từ kinh nghiệm của tôi" khi "ung thư vẫn là từ khiến mọi người sợ hãi và dấy lên một nỗi bất lực sâu thẳm".
Cô thừa nhận quyết định cắt bỏ ngực không phải là quyết định dễ dàng "nhưng là quyết định tôi hài lòng". Cô không cảm thấy "kém phụ nữ" đi chút nào sau phẫu thuật mà còn thấy mạnh mẽ hơn.
Nguy cơ mắc ung thư vú của cô giảm từ 87% xuống còn 5%. "Tôi có thể nói với con mình là chúng không phải lo mất mẹ vì ung thư vú nữa" - cô viết. Đặc biệt, Jolie chia sẻ cô cảm thấy yên lòng khi không có gì khiến lũ trẻ thấy không thoải mái vì "chúng chỉ thấy mấy vết sẹo nhỏ, mọi thứ khác vẫn là mẹ như mọi khi", "và các con biết là tôi yêu chúng và sẽ làm bất cứ thứ gì để ở bên cạnh chúng càng lâu càng tốt".
Bài viết của Jolie nhanh chóng gây cơn sốt, được chia sẻ và email nhiều nhất cũng như thu hút vô số phản hồi từ bạn đọc, riêng trên tờ New York Times đã có hơn 1.500 phản hồi.
Nhiều độc giả nữ nói giờ đây họ có thể tự tin hơn khi nói về những cuộc phẫu thuật họ phải tiến hành thay vì nghe những từ "điên rồ" từ người khác. Một độc giả có tên JC từ New Jersey viết: "Một bài viết dũng cảm của người phụ nữ dũng cảm và đáng ca ngợi". "Kể chuyện này công khai là món quà tốt nhất chị có thể gửi tới những phụ nữ khác cùng cảnh ngộ" - Susie từ San Francisco, California, viết.
Từ cô gái nổi loạn thành hình tượng Lily Rothman trên trang web của Time Magazine viết về chuyện hình ảnh cá nhân của Jolie thay đổi thế nào trong mười năm qua từ hình tượng nổi loạn đến trở thành biểu tượng của các hoạt động nhân đạo. Báo giới giờ không còn săm soi chuyện các hình xăm trên cơ thể, vấn đề giới tính hay nụ hôn đắm đuối của cô với anh trai mình trong đêm trao giải Oscar hơn chục năm trước. Với fan của Jennifer Aniston, Jolie từng bị coi là kẻ cướp chồng, phá hoại hạnh phúc gia đình, giờ trở thành hình ảnh bà mẹ tận tụy với sáu người con. Và nay thì Jolie đang lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề sức khỏe phụ nữ. Năm 2012, Jolie được Liên Hiệp Quốc nâng cấp từ đại sứ thiện chí lên đặc phái viên của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), sau khi cô có hơn 40 chuyến thăm tới các điểm nóng về người tị nạn và đã đóng góp hơn 5 triệu USD để giúp các chương trình tị nạn. Cẩn thận với liệu pháp cắt bỏ Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm ung thư vú là nguyên nhân tử vong của khoảng 458.000 người, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp. Giữa lúc có rất nhiều lời ca ngợi cho hành động dũng cảm của Jolie, các bác sĩ và các chuyên gia về gen đều lên tiếng cần cẩn trọng về liệu pháp cắt bỏ ngực này. Theo AP, tình huống bệnh như Jolie là rất đặc biệt - cô thừa kế gen đột biến trong gia đình có tiền sử ung thư - và liệu pháp của cô chỉ phù hợp với một số nhỏ phụ nữ nhất định. Các chuyên gia ung thư chỉ ra nguyên nhân di truyền chỉ chiếm khoảng 5-7% số ca được phát hiện mỗi năm và nhóm bị lỗi gen BRCA1 và BRCA2 thậm chí còn nhỏ hơn rất nhiều. |
Theo Tuổi Trẻ
Hình ảnh ấn tượng về Angelina Jolie năm 16 tuổi
> A.Jolie kêu gọi bảo vệ trẻ em bị bạo hành tình dục
> Angelina Jolie bán trang sức xây trường học
> Angelina Jolie: Chưa cưới đã đeo nhẫn
16 tuổi, Angelina Jolie đã thử sức với vai trò người mẫu đồ lót...
Nữ minh tinh Angelina Jolie trong loạt ảnh khi cô mới 16 tuổi và đang thử sức trong vai trò người mẫu. |
Vẻ cá tính và gợi cảm hiện rõ trên gương mặt của nữ minh tinh hiện là bà mẹ 6 con. |
Thời điểm này Jolie chưa có hình xăm nào trên cơ thể nhưng hiện tại cô có tới 13 hình xăm lớn nhỏ. |
Ngày là học sinh, Angelina Jolie đã sớm "nổi loạn", cô cảm thấy khó trò chuyện với bất cứ người bạn đồng lứa nào. |
Lớn thêm một chút, cô không ngại ngần công khai tình yêu đồng tính. |
Người đẹp nổi loạn giành giải Oscar khá sớm và cô bắt đầu thay đổi cuộc đời khi gặp Brad Pitt. |
Hiện tại Jolie là một trong những diễn viên được trả cát sê cao nhất Hollywood và cô cũng là đại sứ thiện chí của LHQ. |
Angelina Jolie giành phần lớn thời gian để chăm sóc 6 đứa con sàn sàn tuổi nhau. |
Cô nhận lời đóng phim không nhiều nhưng hầu hết những bộ phim Jolie tham gia đều gây tiếng vang. |
Angelina Jolie chia sẻ các con cô không biết bố mẹ chúng là người nổi tiếng mà chỉ nghĩ chúng có bố mẹ rất bình thường và thậm chí hơi khờ khạo. |
Theo Dân trí
Đăng nhận xét