25/12/2013 06:41
Thạc sĩ - bác sĩ, đại tá quân y Nguyễn Kỳ Dưỡng (Bệnh viện Quân y 175), có thâm niên gần 40 năm trong ngành giải phẫu, đưa ra hai giả thiết về cái chết của chị Huyền.
- >> Gia đình tìm thi thể chị Huyền ở cả bãi rác Văn Điển
- >> TS Vũ Văn Bằng: Đã xác định được điểm vứt thi thể chị Huyền
- >> Đám tang không thi hài, hai con của chị Huyền lặng khóc bên di ảnh mẹ
- >> Sự thật tin chôn trộm nạn nhân TMV Cát Tường ở nghĩa trang Đặng Xá
- >> Những giấc mơ kỳ bí về nơi chôn xác nạn nhân TMV Cát Tường
Đến giờ này, xác của chị Huyền, người bị chết khi giải phẩu thẩm mỹ nâng ngực ở thẩm mỹ viện Cát Tường, sau đó bị bác sĩ vứt xác xuống sông Hồng, vẫn chưa được tìm thấy.
Thạc sĩ - bác sĩ, đại tá quân y Nguyễn Kỳ Dưỡng (Bệnh viện Quân y 175), có thâm niên gần 40 năm trong ngành giải phẫu, đưa ra hai giả thiết về cái chết của chị Huyền.
Giả thiết thứ nhất, có thể chị Huyền bị chết do tắc mạch máu do mỡ. Bởi phương pháp hút mỡ bụng rồi bơm lên ngực mà bác sĩ Tường làm là một phương pháp được y văn thế giới ghi nhận và cho phép làm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra biến chứng và tai biến của nó là tế bào mỡ khi cấy lên ngực có thể gây tắc mạch máu, làm máu không bơm được vào tim khiến bệnh nhân chết.
Giả thiết thứ hai, có thể chị Huyền bị chết do gây mê quá liều khiến bị sốc phản vệ. Bởi bất cứ loại thuốc nào cũng đều có tỷ lệ sốc phản vệ, đặc biệt là thuốc kháng sinh thì tỉ lệ sốc phản vệ cao. Thuốc gây mê hồi sức thì tỷ lệ sốc phản vệ thấp nhưng không phải là không có khả năng gây ra tử vong.
Tuy nhiên, cái chết của chị Huyền không gây nhiều bức xúc cho giới bác sĩ mà trong ngành y hiện phản đối rất nhiều về y đức của bác sĩ Tường khi hành động phi y đức.
Tai nạn là không mong muốn, mà bao giờ trước khi giải phẫu thẩm mỹ, bác sĩ cũng bắt bệnh nhân làm cam kết. Chắc chắn người nhà nạn nhân sẽ kiện, sẽ dùng áp lực với bác sĩ để đòi bồi thường. Khi đó, chỉ cần bác sĩ Tường có lời nói với chồng chị Huyền về rủi ro khiến xảy ra cái chết cho chị ấy và xin chịu hoàn toàn phí tổn này.
Khi lỡ xảy ra tai nạn nghề nghiệp mà có được lời nói đó, có cách ứng xử như thế mới thể hiện người bác sĩ đó có toàn tâm toàn ý với bệnh nhân hay không. Thà bác sĩ cứ nhận lỗi, giải thích cho người nhà nạn nhân hiểu rồi mời những giáo sư đầu ngành đến lập hội đồng y khoa, cho ý kiến nhận định đúng sai về chuyên môn, rồi mời công an đến lập biên bản và giữ nguyên hiện trường.
"Vì anh là bác sĩ có uy tín, đang làm ăn lớn mà lại giấu nhẹm, dùng thủ đoạn đê hèn phi tang xác nạn nhân thì y đức không cho phép và dư luận trong ngành y rất lên án", bác sĩ Dưỡng nói.
Thạc sĩ - bác sĩ, đại tá quân y Nguyễn Kỳ Dưỡng (Bệnh viện Quân y 175), có thâm niên gần 40 năm trong ngành giải phẫu, đưa ra hai giả thiết về cái chết của chị Huyền.
Giả thiết thứ nhất, có thể chị Huyền bị chết do tắc mạch máu do mỡ. Bởi phương pháp hút mỡ bụng rồi bơm lên ngực mà bác sĩ Tường làm là một phương pháp được y văn thế giới ghi nhận và cho phép làm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra biến chứng và tai biến của nó là tế bào mỡ khi cấy lên ngực có thể gây tắc mạch máu, làm máu không bơm được vào tim khiến bệnh nhân chết.
Bác sĩ Tường bị công an áp giải đi.
Giả thiết thứ hai, có thể chị Huyền bị chết do gây mê quá liều khiến bị sốc phản vệ. Bởi bất cứ loại thuốc nào cũng đều có tỷ lệ sốc phản vệ, đặc biệt là thuốc kháng sinh thì tỉ lệ sốc phản vệ cao. Thuốc gây mê hồi sức thì tỷ lệ sốc phản vệ thấp nhưng không phải là không có khả năng gây ra tử vong.
Tuy nhiên, cái chết của chị Huyền không gây nhiều bức xúc cho giới bác sĩ mà trong ngành y hiện phản đối rất nhiều về y đức của bác sĩ Tường khi hành động phi y đức.
Tai nạn là không mong muốn, mà bao giờ trước khi giải phẫu thẩm mỹ, bác sĩ cũng bắt bệnh nhân làm cam kết. Chắc chắn người nhà nạn nhân sẽ kiện, sẽ dùng áp lực với bác sĩ để đòi bồi thường. Khi đó, chỉ cần bác sĩ Tường có lời nói với chồng chị Huyền về rủi ro khiến xảy ra cái chết cho chị ấy và xin chịu hoàn toàn phí tổn này.
Khi lỡ xảy ra tai nạn nghề nghiệp mà có được lời nói đó, có cách ứng xử như thế mới thể hiện người bác sĩ đó có toàn tâm toàn ý với bệnh nhân hay không. Thà bác sĩ cứ nhận lỗi, giải thích cho người nhà nạn nhân hiểu rồi mời những giáo sư đầu ngành đến lập hội đồng y khoa, cho ý kiến nhận định đúng sai về chuyên môn, rồi mời công an đến lập biên bản và giữ nguyên hiện trường.
"Vì anh là bác sĩ có uy tín, đang làm ăn lớn mà lại giấu nhẹm, dùng thủ đoạn đê hèn phi tang xác nạn nhân thì y đức không cho phép và dư luận trong ngành y rất lên án", bác sĩ Dưỡng nói.
Theo Một thế giới
Đăng nhận xét