Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe (cach tap)

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.  Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…

 Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân). 

ảnh: Internet

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.

Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.

Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: "Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót". Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.

Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.

Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.

Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không?

Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.

Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống) 

Ông Nguyễn Văn Duyên ở thôn Hạnh Côn: “Khắc tinh” của các loại u

www.thegioimoi.vn 

Cẩn thận kẻo nhầm lẫn các loại thảo dược

suckhoedoisong.vn - 10/03/2012 15:06

Tránh nhầm lẫn bạch hoa xà với bạch hoa xà thiệt thảo

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vị thuốc bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo. Đây lại là những vị thuốc thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Do vậy, cần phân biệt kỹ trước khi dùng. Xin giới thiệu để bạn đọc hiểu rõ về hai loại cây này.

Vị thuốc bạch hoa xà, là rễ và lá của cây bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.), họ đuôi công (Plumbaginaceae). Bạch hoa xà là loại cây thảo, chỉ cao độ 50 - 70cm. Thân ít nhiều bị hóa gỗ, khúc khuỷu, có đốt và có khía dọc. Lá so le, dài 5 - 7cm, rộng 3 - 5cm, hình trứng hay bầu dục thuôn, mép lượn sóng, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng nhạt, cuống lá như ôm vào thân. Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn, gồm nhiều hoa màu trắng, đài hoa hình trụ có cạnh rõ, phủ đầy lông tuyến dính. Hoa màu trắng, 5 cánh hình trứng ngược. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta.

Bạch hoa xà có các thành phần flavonoid, phenol, triterpen, các hợp chất plumbagin 0,91%, chitranon, zeylenon, matrinon…; axít hữu cơ: acid palmitic, linoleic… Bạch hoa xà trên thực nghiệm có tác dụng chống viêm, ức chế nhiều chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh…; còn có tác dụng kháng nấm: Penicillium canadense,  Penicillium  notatum, tác dụng chống đông máu, chống bệnh bạch cầu lympho, chống khối u, chống sự làm tổ của trứng. Do đó, bạch hoa xà cấm dùng cho phụ nữ có thai. Và do vị thuốc này có độc tính mạnh nên chủ yếu chỉ được dùng ngoài. Sau đây là một số cách dùng bạch hoa xà làm thuốc:

 Bạch hoa xà.

Chữa đinh nhọt, tràng nhạc, phong hủi, lở ngứa

: lấy lá tươi hay rễ non, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, cũng có thể lấy rễ tươi, giã nát, băng vào chỗ bị chai chân với thời gian khoảng 2 giờ. Lưu ý: lá và rễ của cây này dễ  gây rộp da nên khi đắp cần gói thuốc trong miếng vải gạc rồi băng bên ngoài, khi có cảm giác nóng thì bỏ ra.

Chữa thấp khớp, đau đớn, nhức mỏi: chỉ lấy phần thân trên mặt đất, bỏ hết lá, rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, sao vàng, ngâm rượu (100g dược liệu với 500ml rượu 35 độ) trong 2 - 3 tuần lễ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.

Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức xương. Ngoài ra có thể dùng rượu ngâm rễ bạch hoa xà để chữa hắc lào, ghẻ lở.

Cây bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis difusa Will.), họ cà phê (Rubiaceae) là loài thân thảo, chỉ cao độ 20-25cm. Thân vuông màu nâu nhạt. Lá mọc đối, hình mác, thuôn, đầu lá nhọn, dài 1 - 1,3cm, rộng 1 - 3mm, gốc và đầu lá nhọn, có gân giữa nổi rõ. Hoa màu trắng, có cuống, có 4 cánh, ống tràng dài 1,5mm, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá. Bạch hoa xà thiệt thảo mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thu hái vào mùa hạ, nhổ toàn cây, rửa sạch đất cát, phơi khô, khi dùng sao qua là được. Trong cây chủ yếu chứa iridoid: asperulosid, scandosid, feruscandosid…, các axít: asperulosidic, oleanolic, p. coumaric… Stigmasterol, beta - sistosterol…

Trên thực nghiệm, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế  hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Samonella tiphymorium TA 100. Còn có tác dụng chống viêm, đặc biệt ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, với nồng độ 0,5 - 1g dược liệu/ml, còn có tác dụng ức chế tế bào báng ehrlich và tế bào carcinom. Do đó, người ta thường dùng bạch hoa xà thiệt thảo phối hợp với cây bán chi liên (Scutenlaria barbata) để trị ung thư.

 Bạch hoa xà thiệt thảo.

Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh vị, đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu u, tán ứ, lợi thấp. Có thể dùng liều 15- 60g, sắc uống. Một số cách dùng bạch hoa xà thiệt thảo làm thuốc:

Trị các bệnh thận cấp tính, nước tiểu có albumin: bạch hoa xà thiệt thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 9g, tô diệp 6g, sắc uống.

Chữa sỏi mật: bạch hoa xà thiệt thảo, kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 30g, xa tiền tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ em bị sốt cao, co giật: bạch hoa xà thiệt thảo tươi, khoảng 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2-3 lần.

Ngoài ra, cần tránh nhầm lẫn giữa cây bạch hoa xà thiệt thảo với cây lưỡi rắn, còn gọi là cây xương cá hay cây vương thái tô [Hedyotis corymbosa (L.) Lamk.]  vì chúng cùng chi (Hedyotis), lại cùng họ cà phê (Rubiaceae). Về hình thái thực vật trông hao hao giống nhau, cũng là loài cỏ, độ cao tương tự nhau, thân cũng vuông, lá cũng mọc đối, hoa cũng màu trắng… Chỉ khác là cụm hoa của lưỡi rắn mọc ở kẽ lá thành xim, gồm 2 - 5 hoa. Khác với bạch hoa xà thiệt thảo, cây lưỡi rắn chủ yếu dùng trị rắn cắn: sau khi xử lý vết rắn cắn, như garô, nặn máu…, dùng 100g cây tươi  giã nát, lấy nước cốt uống, bã đắp vào vết thương. Có thể dùng cây này nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt… 

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

 

duoclieu.hup.edu.vn

Nhầm lẫn dược liệu

Trong nghiên cứu, sử dụng thuốc Ðông dược hiệu quả chữa bệnh của các bài thuốc, vị thuốc thường không ổn định, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này trong đó nguyên nhân thường gặp là dùng không đúng, nhầm lẫn các vị thuốc. Sau đây là một số trường hợp nhầm lẫn thường gặp trên thực tế cũng như trong sách vở, được xếp thành nhóm để các nhà nghiên cứu, thầy thuốc cũng như bệnh nhân cảnh giác, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

1. Nhầm lẫn do hình dạng của cây hoặc các vị thuốc giống nhau.

Vị thuốc Sa nhân (Fructus Amomi) là quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa nhân và một số loài khác trong chi Amomum. Vị thuốc này thường được trộn lẫn với quả bóc vỏ của một số loài Ðậu khấu thuộc chi Alpinia..

Vị thuốc Thăng ma (Rhizoma Cimifugae) là thân rễ của một số loài Thăng ma. Hiện nay trên thị trường bị giả mạo bằng rễ cây Strobilanthes forrestii Diels., khó phân biệt với vị thuốc Thăng ma bằng mắt thường, có thể phân biệt bằng cách soi bột dưới kính hiển vi.

2. Do chế biến làm thay đổi hình dạng ban đầu.

Vị thuốc Hoàng đằng(Caulis et Radix Fibraureae) là thân và rễ phơi sấy khô của câyHoàng đằng (Fibraurea recisaPierre và Fibraurea tinctoria Lour.) nhiều khi bị lẫn lộn hoặc thay thế hẳn bằng thân câyVàngđắng (Coscinium fenestratum Colebr.). Dược liệu để nguyên dễ phân biệt, khi chế biến, thái lát khó phân biệt hơn.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thumb.), họ Rau răm (Polygonaceae). Một số trường hợp bị trộn lẫn thân rễ các loài thuộc chi Dioscorea, Smilax được chế biến để có hình dáng bên ngoài tương tự Hà thủ ôđỏ.

3. Do thay thế tuỳ tiện các loại thuốc

Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) là thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), trên thị trường hầu hết Hoài sơn không chế từ Củ mài mà chế từ Củ cọc, Củ cái… ngay cả các cơ sở trồng, sản xuất dược liệu hiện nay cũng trồng Củ cọc, Củ cái. Chưa có tài liệu nào chứng minh các loại củ đó có thể thay thế Hoài sơn?.

Sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của cây Bắc Sài hồ (Bupleurum chinense DC.) hoặc cây Hoa nam Sài hồ, còn gọi là Hồng Sài hồ (Bupleurum scorzonerifolium Willd.), họ Hoa tán (Apiaceae). Trên thực tế ta sử dụng Sài hồ nhập từ Trung Quốc, hoặc thay thế bằng rễ cây Lức (Sài hồ nam) (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae) hay thậm chí bằng thân và rễ cây Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.). Chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định sự thay thế như vậy là hợp lý.

Vị thuốc Mộc thông (Caulis Clematidis) là thân leo đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu mộc thông (Clematis armandiiFranch.), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. Ham. ex DC.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Vị thuốc Mộc thông ta nhập từ Trung Quốc ít khi đúng  theo quy định (Ở Trung Quốc dụng vị Mộc thông lấy từ hơn 10 loài thuộc các họ: Mộc hương (Aristolochiaceae), Hoàng liên, Lạc di (Lardizabalaceae). Vị thuốc Mộc thông nam trên thịtrường thường khác nhau về nguồn gốc thực vật, không đồng nhất về hình thái bên ngoài cũng như thành phần hoá học.

4. Do trùng tên gọi

Nhiều cây thuốc có tên gọi giống nhau một phần hoặc giống hoàn toàn dẫn đến nhầm lẫn.

Mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương còn gọi là Vân mộc hương, Quảng mộc hương (Saussurea lappa Clarke) dùng chữa đau bụng, đầy bụng, tả lỵ, nôn mửa, có thể nhầm với vị thuốc Thanh mộc hương là rễ của cây Aristolochia contorta Bunge hoặc cây Aristolochia debilis Sieb. et Zuncc họ Mộc hương (Aristolochiaceae), có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng trừ thống, chữa chứng huyết áp cao.

Bạch phụ tử (Radix Aconiti lateralis praeparata) là rễ củcon đã chế biến và phơi sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranulculaceae) dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi (thoát dương), chân tay tê mỏi…Nhầm với Bạch phụ tử là rễ củ của cây Typhonium giganteum Engl., họ Ráy (Araceae).

Thổ bối mẫu lấy từ cây (Bolbotemma paniculatum Maxim Frang) họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Loài này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hiệp Tây, Hà Nam, Sơn Tây…(Trung Quốc). Thổ bối mẫu có công năng giải độc, tán kết dùng chữa các bệnh mụn nhọt, lở ngứa, viêm da. Vị thuốc mang tên Thổ bối mẫu trên thị trường nước ta hiện nay không phải là vị thuốc này.

Vị thuốc Sâm cau (Rhizoma Curculiginis) là rễ của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.), họ Sâm cau (Hypoxydaceae) nhầm với rễ cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau dừa (Palmaceae).

Nhầm cây Rau ngổ (Enhydra fructuans Lour.), họ Cúc (Asteraceae) chữa ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết với cây Rau ngổ (Limnophila conferta Benth.), họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).

5. Do chưa xác định được nguồn gốc thực vật

Vị thuốc Kê huyết đằng-là thân các loài dây leo khi cắt ngang có các vòng nhựa màu đỏ. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 5-7 loài khác nhau có đặc điểm này. Ví dụ một số loài thuộc chi Millettia, Mucuna, Spatholobus, họ Ðậu (Fabaceae), hoặc câySargentodoxa cuneata Rehd. et W., họ Ðại huyết đằng (Sargentodoxaceae).

6. Do cố ý giả mạo

Vị thuốc Ðan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) là rễ của cây Ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) dược liệu có mặt ngoài màu đỏnâu, trên thị trường nhiều khi bị trộn lẫn với những rễ cây khác được nhuộm đỏ.

Một số người mua Tam thất gừng - thân rễ cây (Stahlianthus thorelii Gagnep), họ Gừng (Zingiberaceae) dưới tên gọi Tam thất, với giá gấp 10-20 lần giá trị thực.

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii) là hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae) nhiều khi bị giả mạo bằng một số loài  cúc khácđem nhuộm đỏ.

7. Nhầm lẫn do một số người nghiên cứu, sử dụng thiếu hiểu biết, hoặc quan tâm chưa đúng mức về nguồn gốc dược liệu

Vị thuốc Ðịa cốt bì (Cortex Licii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Licium chinense Mill.) hay cây Ninh hạ câu kỷ (Liciumbarbarum L.), họ Cà (Solanaceae) dùng chữa các triệu chứng ho ra máu, phiền nhiệt tiêu khát, lao nhiệt, ra mồ hôi. Trên thị trường hiện nay đang dùng vị thuốc Hương gia bì (Cortex Periplocae) là vỏ rễ cây Periploca sepium Bge., họ Thiên lý (Asclepiadaceae) dưới tên Ðịa cốt bì.

Vị thuốc Ý dĩ (Semen Coisis) là nhân hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô củacây Ý dĩ (Coix lachryma-JobiL.), họ Lúa (Poaceae) có tác dụng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, chữa phong thấp lâu ngày không khỏi. Vị thuốc Ý dĩ bắc trên thị trường hiện nay là hạt cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) – một loại lương thực vẫn được dùng để giả mạo Ý dĩ ở Trung quốc.

Có quyển sách (10 điều tâm đắc khi dùng Ðông dược. NXB Y học – 2001) dịch nhầm Hoả ma nhân (Fructus Cannabis) là hạt của cây Gai dầu (Cannabis sativa L.), họ Gai mèo(Cannabinaceae) thành Hat thầu dầu (Semen Ricini), với liều 30g Hoả ma nhân (theo sách) nếu là hạt Thầu dầu đủ làm chết 20-30 người ?. Gần  chục năm kể từ ngày xuất bản, sách vẫn bán ở hiệu sách (Không biết đã có ai chết  vì "những điều tâm đắc này chưa). Thầy thuốc dùng thuốc theo sách, bệnh nhân chết, trách nhiệm thuộc về ai ?

Ðã có một số bài báo về những nhầm lẫn dược liệu trên thị trường hiện nay nhưng chưa thấy ý kiến của các cơ quan quản lý. Thuốc tân dược không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng, hoặc không đạt độ đồng đều về khối lượng đã bị đình chỉ lưu hành. Còn dược liệu nhầm lẫn, dược liệu giả vẫn tự do lưu thông?. Phải chăng dược liệu ít độc, nhầm lẫn ít tác hại hay đây là lĩnh vực tự do kinh doanh và được phép lẫn lộn ?.

Việc nhầm lẫn dẫn tới giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc, phí tiền của người bệnh. Chưa kể đễn một số đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng dược liệu nhầm lẫn, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ như thế nào. Hàng năm số tiền lãng phí vì những nghiên cứu loại này không phải là ít.

Có lẽ đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện những biện pháp có hiệu quả để đề phòng, ngăn chặn tình trạng nhầm lẫn dược liệu và những hậu quả có thể xảy ra. Nhằm tăng cường hiệu quả chữa bệnh của thuốc Ðông dược, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành y tế.

(Bài này đăng ở Tạp chí Dược học tháng 12 năm 2002, từ khi chưa có Hội  nghị lần thứ nhất về Dược liệu, nay đã có Hội nghị lần thứ hai)

MỘT SỐ NHẦM LẪN THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG DƯỢC LIỆU

Nguyễn Viết Thân1 - Ðường thị Cẩm Lệ2

1 Trường Ðại học Dược Hà nội, 2 Trung tâm kiểm định QG sinh phẩm Y học, (Tạp chí Dược học số 12-2002  tr. 4,5,23)

Một số nhầm lẫn khác (tham khảo thêm ở bài báo "Tình trạng dược liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay"-  Hội  nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai)

Lạc tiên: Dược điển Việt Nam III qui định Dược liệu là phần trên mặt đất phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.). họ Lạc tiên (Passifloraceae). Một số địa phương bán củ cây Cốt cắn (Cây Khát nước - Nephrolepis cordifolia Presl,) với tên củ Lạc tiên làm thuốc an thần Canhkina là vỏ thân, cành, vỏ rễ của nhiều loài  Canhkina (Cinchona spp.) là vị thuốc dùng để chữa sốt rét, làm thuốc     bổ đắng, kích thích tiêu hoá. Tại nhiều địa phương ở miền Bắc người ta bán     quả cây Ô môi (Cassia fistula L.) với tên Canhkina dùng ngâm rượu uống, làm thuốc bổ.

Hậu phác: Dược điển Việt Nam III qui định vị thuốc Hậu phác là vỏ phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wills, họ Mộc lan (Magnoliaceae). Trên thị trường Hậu phác là vỏ thân, vỏ cành của cây Chành chành (Cinnamomum  liangii Allen), cây Re (Cinnamomum obtusifolium Nees), họ Long não (Lauraceae) hoặc cây Vối rừng (Eugenia jambolana Lamk.), họ Sim (Myrtaceae).

Mẫu đơn bì  là vỏ rễ của cây Mẫu đơn (Paeonia  suffruticosa Andr.), họ Mẫu đơn (Paeoniaceae). Nhiều lương y khai thác, sử dụng vỏ rễ của cây  Đơn đỏ (Ixora coccinea L.), họ Cà phê (Rubiaceae)  với tên Mẫu đơn bì (vì cây này cũng được gọi là cây hoa Mẫu đơn). 

Ô dược: vị thuốc là rễ phơi khô của cây Ô dược (Lindera myrrha Merr.), họ  Long não (Lauraceae) trên thị trường Ô dược thường được giả mạo bằng rễ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa Wight).

Thiên ma: (Rhizoma Gastrodiae elatae) Dược liệu là thân rễ đã làm khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata Bl.), họ Lan (Orchidaceae), vị thuốc nhập từ Trung Quốc. Trên thị trường người ta thường dùng nhiều loại củ khác nhau ché biến làm giả  "Thiên ma".

Quả bổ dọc phơi khô của cây Trâu cổ (Ficus pumila L.) được bán trên thịtrường Việt Nam với tên Vương bất lưu hành. Sử dụng tên này là không chính xác. Vị thuốc Vương bất lưu hành là hạt của cây Vaccaria segetalis (Neck) Garcke (Semen Vaccariae) có tác dụng hoạt huyết thông kinh. Cần gọi tên vị thuốc này theo đúng tên: Quả Xộp, quả Trâu cổ hay Quảng vương bất lưu hành (theo tên gọi ở vùng Quảng châu Trung Quốc)

 

Hái "thuốc khỏe" nhầm cây độc: mẹ chết, con nhập viện

17/09/2013 09:20 (GMT + 7)
 
TT - Ông Lang Vi Thuyết, trạm phó trạm xá xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, Nghệ An), cho biết sau năm ngày cấp cứu, điều trị, chị La Thị Mơ (trú xã Đôn Phục) bị ngộ độc cây rừng, đã xuất viện về nhà.

Trước đó sáng 11-9, bà Lữ Thị Xuân (56 tuổi, trú xã Đôn Phục) lên rừng hái lá cây "thuốc khỏe" về nấu cho mình và chị Mơ (con dâu) uống cho khỏe.

Tuy nhiên sau khi bà Xuân nấu và uống nước cây thuốc hái được, bà Xuân và chị Mơ đều bị chóng mặt, nôn mửa, đau đầu và ngã xuống sàn nhà.

Người thân và người dân đưa bà Xuân và chị Mơ đi cấp cứu, nhưng bà Xuân đã chết trên đường đến bệnh viện do bị ngộ độc quá nặng. Ông Thuyết cho biết thêm bà Xuân lên rừng hái cây thuốc nam nhưng lại hái nhầm cây độc trong rừng nên đã xảy ra ngộ độc.

A.KHÁNH

 
Phân biệt tránh nhầm lẫn Lá ngón với một số cây thuốc

Cây Lá ngón còn có tên là Co ngón, Thuốc rút ruột, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Đại trà đằng, Hoàng đằng, Câu vẫn, Đoạn trường thảo... Tên khoa học là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn) Họ Mã tiền (LOGANIACEAE)

Cây Lá ngón thuộc loại cây bụi, thân gỗ nhỏ thẳng, dựa vào cây khác dài 10 -12m. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối không có lông, xanh bóng, lá nguyên, hình trứng, thuôn dài về hai phía, mũi lá nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa màu vàng, mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nang thon dài 1cm x 0,5cm, màu nâu xỉn.  Hạt nhỏ, hình thận, màu nâu nhạt, có diềm mỏng giúp phát tán theo gió.
 
Mặc dù cây Lá ngón mọc tự nhiên, khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, Trung Quốc, Bắc Mỹ và có tên là Thuốc rút ruột nhưng nhân dân ta không dùng làm thuốc vì là cây cực độc (độc nhất trong các cây độc).  Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt đều chứa các chất độc nguy hại. Một người lớn chỉ ăn nhầm phải ba Lá ngón đã có thể bị ngộ độc chết. Người bị ngộ độc Lá ngón có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, chẩy nước bọt (xùi bọt mép), đau bụng dữ dội, mỏi cơ, đứng không vững, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết nhanh.
 
Sau đây là một số nét về những cây dễ nhầm lẫn với Lá ngón.
Mã tiền dây
Có tên khác là Hoàng đàn, Hoàng nàn, Vỏ dãn, Vỏ doãn. Tên khoa học là Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malaccensis Clarke).  Họ Mã tiền: LOGANIACEAE.
 
Cây Mã tiền thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc dựa theo cây khác dài tới 20m hoặc hơn nữa, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn (không dùng để leo), mọc đơn hay mọc đối ở đầu cành non.  Cành non màu xanh lục hơi đậm, không có lông.  Cành già màu xanh vàng xỉn, có những đám màu vàng đỏ. Lá mọc đối không có lông, mép nguyên, nhẵn, dai, hình bầu dục, hơi thon về hai phía, mũi lá nhọn, ba gân chính, hai gân bên hình vòng cung ôm lấy gân giữa, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa chùm ở đầu cành, màu hồng nâu hay vàng nâu đậm. Quả hình cầu, đường kính 5 - 6cm, vỏ cứng màu xanh khi còn non, khi chín màu đỏ cam. Hạt dẹt hình khuy áo, đen, ánh bạc, rất cứng.
 
Cây Mã tiền dây mọc tự nhiên ở vùng rừng núi nước ta, có nhiều ở Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
 
Hai bộ phận của cây được nhân dân ta thu hái về làm thuốc là vỏ với tên là Hoàng nàn, hạt với tên là Mã tiền. Cả Hoàng nàn và Mã tiền đều là những dược liệu có độc tính rất mạnh (xếp vào bảng độc A nguyên chất).  Thành phần hoá học của Hoàng nàn và Mã tiền tương tự nhau cả về số chất và hàm lượng từng chất. Theo những thầy thuốc Y học cổ truyền có kinh nghiệm thì Hoàng nàn và Mã tiền có thể dùng thay thế nhau. Hoàng nàn sống (chưa qua bào chế) chỉ dùng ngoài (không được uống), ngâm rượu làm thuốc xoa bóp giảm đau hay tán bột rắc vào chỗ da bị tổn thương để chữa hủi và các bệnh ngoài da khó chữa Hoàng nàn chế (xếp bảng độc B) là Hoàng nàn đã được bào chế, sao tẩm đúng quy cách dùng để chữa đau nhức cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt, đau bụng, đi ngoài; liều dùng tối đa một lần là 0,10g, tối đa 1 ngày (24 giờ) là 0,40g; nhất thiết không được dùng quá liều lượng. Người bị ngộ độc Hoàng nàn, Mã tiền có các triệu chứng như ngáp, nước bọt nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, đồng tử giãn rộng, gân cơ bị co rút, suy tuần hoàn, suy hô hấp, chết ngay. Có thể nói triệu chứng ngộ độc Lá ngón gần giống với triệu chứng ngộ độc Hoàn nàn, Mã tiền.
 
Có thể nêu ở đây một thực tế nhầm lẫn giữa cây Lá ngón và Mã tiền.  Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX trước ngày giải phóng Sài Gòn, khi đi tìm kiếm và thu hái cây thuốc trong rừng, tôi tình cờ gặp những người dân địa phương cũng đi thu hái cây thuốc.  Qua chuyện trò, tôi tận mắt thấy một số người đã lấy rễ, cành (cả vỏ) cây Củ chi (Mã tiền) về làm thuốc không những chữa đau nhức mỏi cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt mà còn làm thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, thiếu máu do sốt rét, yếu thận, yếu tim, huyết áp thấp.  Việc sử dụng rễ, cành cây Củ chi theo kinh nghiệm để chữa bệnh như vậy tương đối sát hợp với mục đích sử dụng Mã tiền theo Tây y.  Điều đáng lưu ý ở đây là liều lượng và cách bào chế.
 
Ds. Trần Hồng Hải_CTQ số 19
 

Ăn tiết canh thành ra thế này đây

Xin về nhà chờ chết vì dính liên cầu khuẩn do ăn tiết canh lợn

phunutoday.vn - Cập nhật lúc 17:57 25/06/2014

Nắng nóng làm số lượng bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn tăng đột biến. Trong đó, có nhiều trường hợp tử vong do phát hiện và điều trị muộn.

Ăn tiết canh rước liên cầu khuẩn lợn

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị. Đây là trường hợp tử vong thứ hai tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương từ đầu năm đến nay liên quan đến dịch bệnh này.

lien-cau-khuan-lon
Bệnh nhân Trần Văn Anh bị hoại tử khuôn mặt vì liên cầu khuẩn lợn.

Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, BV Nhiệt đới Trung Ương) cho biết, bệnh nhân Anh nhập viện trong tình trạng toàn thân sốt cao, rét run, co giật, mê sảng, mất ý thức…

"Sau khi tiến hành hội chẩn, chúng tôi xác định bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt" – Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm nói.

lien-cau-khuan-lon
Những vết ban hoại tử lan rộng khắp toàn thân.

Người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu. Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.

lien-cau-khuan-lon
Mặc dù nhập viện điều trị, nhưng bệnh nhân Trần Văn Anh vẫn không qua khỏi.

Theo Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm, nếu như trước đây, mỗi tháng chỉ có 1-2 ca nhập viện do liên cầu khuẩn lợn thì khoảng 2 tháng trở lại đây, số bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vào cấp cứu tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương có dấu hiệu tăng lên. "Tuần trước chúng tôi ghi nhận 3 ca, trong đó có 1 ca tử vong đã nói ở trên, còn hai ca hiện đang được điều trị tích cực. Mặc dù đã qua khỏi giai đoạn bị sốc nhưng vẫn còn trong tình trạng suy thận nặng", BS Lâm cho hay.

Xin về nhà chờ chết vì chi phí điều trị quá cao

Bệnh liên cầu lợn là một bệnh từ động vật lây sang người do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. "Nguyên nhân bị mắc liên cầu khuẩn lợn có thể do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp..." – Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm nói.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

lien-cau-khuan-lon
Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu khuẩn lợn là 7%

Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng với các biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp... Tỷ lệ tử vong của bệnh này là khoảng 7%.

"Thông thường, một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Còn những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí có khi lên tới hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Vì vậy, rất nhiều trường hợp bị liên cầu khuẩn lợn nhưng không có điều kiện chữa trị nên đành phải xin về nhà… chờ chết. Những trường hợp như vậy, chúng tôi cũng rất đau lòng, nhưng không biết làm thế nào được" – Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm chia sẻ.

Chưa có vacxin phòng liên cầu khuẩn lợn ở người

"Có một vấn đề là người dân đang quá coi thường với các biện pháp phòng liên cầu khuẩn lợn, trong khi hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh này cho người" -  Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm nhấn mạnh.

nguyen-tien-lam
Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm

Cũng theo ông Lâm, vi khuẩn gây bệnh liên cầu Streptococcus suis có thể sống ở nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút, 50 độ C trong 2 giờ và 10 độ C trong 6 tuần. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là không nên giết mổ lợn ốm, chết, khi có vết thương ở tay thì không xử lý sản phẩm sống từ lợn. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, nem chạo, tiết canh... Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.

"Khi có biểu hiện sốt cao (40 - 41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, tránh nguy cơ tử vong" – Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm tư vấn thêm.

Thanh Hà

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ VIÊM HỌNG - HO KÉO DÀI | Bài thuốc | Sức khỏe | Song khoe moi ngay - SongKhoe.Net

http://www.songkhoe.net/index.php/Bai-thu%E1%BB%91c/nh%E1%BB%AFng-bai-thu%E1%BB%91c-dan-gian-tr%E1%BB%8B-viem-h%E1%BB%8Dng-ho-keo-dai.html

Viêm họng là một bệnh thường gặp. Nguyên nhân có thể do viêm xoang hoặc amidan. Viêm họng nếu để kéo dài, dai dẳng sẽ biến chứng phức tạp, lúc đó sẽ rất khó chữa. Chữa trị viêm họng bằng thuốc dân gian rất tốt mà lại hiệu quả.

Những loài cây, củ xung quanh chúng ta hoặc có mặt trong bữa ăn hàng ngày lại là những vị thuốc rất hiệu nghiệm để chữa ho, viêm họng, viêm amidan hoặc ho có đờm kéo dài.

Trị viêm họng với những bài thuốc dân gian:

Củ tỏi Trị ho kéo dài từng cơn: Lấy 16g củ tỏi bóc vỏ, giã nát, pha 60g đường trắng vào 200ml nước sôi rồi cho tỏi vào ngâm. Sau 24 tiếng lọc bỏ bã, lấy nước. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10ml.

Cây sống đời (cây lá bỏng) trị viêm họng rất tốt
Trị viêm họng: Ăn ngày 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), ăn từ 3-5 ngày sẽ cho kết quả rất tốt.

Cây chua me đất Trị viêm họng: lấy 20g chua me đất, 10g lá rẻ quạt, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.

Lá trầu Trị viêm họng, ho: Lấy lá trầu, 1 quả táo hoặc lê, sau đó xay nhuyễn lá trầu cùng quả này. Đem dung dịch đã xay trộn với mật ong, ngậm lâu trong miệng rồi nuốt dần, kết quả rất tốt

Cây hoa gạo Trị ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Lấy 15 g hoa gạo, 15g rau diếp cá, 10g vỏ dâu sắc uống ngày 1 thang

Hạt chanh Trị ho trẻ em: Lấy 15g hạt chanh, 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực, đem nghiền nát tất cả rồi trộn với 20ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống 3 lần trong ngày.

Cây dền gai Trị viêm họng:

Lấy một ít thân, lá, cây rau dền gai rửa thật sạch; 1-3 lát gừng tươi, một ít muối. Nhai nát tất cả rồi nuốt dần nước này. Làm từ 1-2 lần/ngày sẽ cho kết quả tốt.

Lá cây xương sông 

Trị ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa con mật ong. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát hấp cùng mật ong (để sôi chừng 10 phút). Sau đó để nguội rồi chắt nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày. Người lớn nên vừa uống nước, vừa nhai nuốt cả lá đã hấp mật ong, rất tốt.

Cây rẻ quạt (Cây xạ can )

Trị viêm họng, ho có đờm: Lấy 6g xạ can, 6g cát cánh, 15g sâm đại hành, 15g mạch môn. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Trị viêm amidan cấp:

Lấy 6g xạ can, 6g cát cánh; sinh địa, huyền sâm, sơn đậu căn mỗi vị 12g; bồ công anh, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, bạc hà mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Không dùng xạ can cho phụ nữ có thai

Rượu tỏi - Một bài thuốc quý

suckhoedoisong.vn - 06/02/2014 06:00

Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.

Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.

Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng "rượu tỏi". Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).

Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).

Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).

Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).

Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi và uống: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

BS. Vũ Hướng Văn
 

08/09/2013 15:23

Tỏi và những công dụng thú vị

Một thứ rất thông dụng từ căn bếp nhà bạn - tỏi, nhưng lại có rất nhiều công dụng. Thú vị hơn, gần đây, giới khoa học còn tìm thấy nhiều tính năng mới đầy ngạc nhiên của loại gia vị này...

Kháng sinh đường ruột tự nhiên

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, các mầm bệnh trong thực phẩm sẽ xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh. Mầm bệnh có thể ở trong đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xâm nhập vượt qua hàng rào để vào máu. Bạn sẽ được bác sĩ kê cho thuốc kháng sinh đường ruột để uống trong trường hợp này. Nhưng bạn có thể chống lại căn bệnh này chỉ nhờ một vài nhánh tỏi nhỏ bé.
 
Mới đây, các nhà khoa học tại Trường đại học bang Washington đã chiết xuất thành công và chứng minh rằng các hợp chất tự nhiên trong tỏi có sức mạnh bảo vệ đường ruột mạnh gấp 100 lần kháng sinh tổng hợp.

Điều này thật ngạc nhiên và khó tin nhưng đó là kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Antimicrobial Chemotherapy (Hóa trị liệu kháng sinh) tại Anh quốc.

Điều mà các nhà khoa học đã tìm thấy đó là các hợp chất tự nhiên trong tỏi có tác dụng chống lại các mầm bệnh xâm nhập qua thực phẩm, nhất là các mầm bệnh đi qua thịt.

Các nhà khoa học cho rằng, việc phát hiện này thật thú vị vì trong tỏi có những hợp chất đầy tiềm năng có thể giảm tối đa mầm bệnh có trong môi trường và trong thực phẩm ăn hàng ngày. Các hợp chất này thực chất là các chất có cầu nối sulfi d trong cấu trúc và có khả năng bào mỏng vỏ vi khuẩn rồi làm vi khuẩn bị tiêu diệt dần.

Theo như công trình nghiên cứu này thì chỉ cần chịu khó ăn một vài nhánh tỏi sống, nhớ là nhai kỹ thì bạn có thể yên tâm với bụng dạ của mình. Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về những món ăn mình dùng thì nên ăn tỏi cùng.

Tỏi và những công dụng thú vị   1
 Tỏi - ngoài làm gia vị cho các món ăn còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Giúp ngừa biến chứng tim mạch

Một trong các biến chứng rất phức tạp của đái tháo đường đó là biến chứng tim mạch. Đái tháo đường có thể gây ra thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, bệnh cơ tim. Chuyện bạn bị tăng huyết áp thì gần như chỉ là nay mai.

Nhưng nay, bạn thực yên tâm vì khả năng phòng biến chứng tim mạch hữu hiệu của nhánh tỏi bé xinh. Đó là một phát hiện gần đây trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry (Hóa học thực phẩm và Nông nghiệp) tại Hoa Kỳ. Các nhà khoa học cho rằng, trong tỏi có chứa các chất có khả năng giúp phòng chống biến chứng tim mạch, nhất là bệnh cơ tim. Bệnh cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.
 
Khi thực nghiệm với các chất dịch chiết tự nhiên từ tỏi, các nhà nghiên cứu thấy rằng, các chất tự nhiên này có khả năng vừa hạ được đường máu lại vừa hạ được huyết áp của bệnh nhân. Hiện nay, các nhà khoa học hiện chưa chỉ điểm được chính xác chất nào nhưng có hơn 20 chất trợ giúp khả năng này. Và những con chuột đái tháo đường thực nghiệm đã giảm được đường máu và giảm được luôn cả huyết áp đo tại động mạch đi ra từ tim. Như vậy, nếu chịu khó dùng tỏi trong bữa ăn, bệnh nhân đái tháo đường có thể được thừa hưởng các tác dụng này.
Tỏi và những công dụng thú vị   2

Tỏi giúp trị giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản là bệnh khá nguy hại cho đường hô hấp vì nó có thể gây ra giãn đường thở, hình thành các túi giãn chứa khí nhưng không có mạch máu trao đổi khí. Bệnh giãn phế quản có thể gây xơ phổi, nhiễm khuẩn phổi và có thể gây suy hô hấp và tử vong. Ấy thế mà tỏi có thể giúp điều trị khỏi cho các bệnh nhân này.

Thành tựu này của tỏi là nhờ vào các hợp chất giàu liên kết lưu huỳnh có mặt trong tỏi. Các hợp chất này có một tính năng tuyệt vời đó là tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và biến chứng cho bệnh nhân giãn phế quản. Đó là vi khuẩn P. aeruginosa. Nhưng các hợp chất trong tỏi có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn thông thường và cả vi khuẩn này bằng cách phá hỏng lớp màng sinh học trên bề mặt vi khuẩn. Sức mạnh của tỏi giúp kháng sinh đường hô hấp có hiệu lực mạnh tới 90% so với dùng kháng sinh đơn lẻ. Tức là bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh và chống lại nhiễm khuẩn hô hấp tới 90% so với bệnh nhân chỉ uống kháng sinh thông thường.

Vậy nên, các nhà khoa học đã đăng tải công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học Antimicrobial Agents and Chemotherapy (Hóa trị liệu và chất làm thuốc kháng sinh) khuyên nên ăn tỏi hàng ngày nếu bạn bị giãn phế quản. Còn nếu chuẩn bị phát bệnh, nên ăn tỏi sống cùng bữa trong ngày.

Làm tăng sức bền

Sức bền giúp bạn làm việc 4 giờ đồng hồ liền mà không cảm thấy mệt mỏi, sức bền giúp bạn có thể chạy lâu mà không cảm thấy khó thở và chùn chân. Điều lý thú là tỏi có khả năng tăng sức bền của bạn. Các nhà khoa học tại Trường đại học bang Appalachian (Hoa Kỳ) đã tìm ra bằng chứng rằng tỏi giúp làm tăng độ bão hòa ôxy trong máu, giảm áp lực động mạch phổi, những yếu tố giúp làm tăng khả năng chịu đứng với các bài tập sức bền và các dạng vận động gây thiếu ôxy tương đối cho cơ thể. Thực nghiệm trên chuột cho thấy, tỏi có thể giúp làm giảm tác hại thiếu ôxy trên tuần hoàn phổi giúp phổi hoạt động bình thường để tăng khả năng lấy ôxy trong khí thở. Ngay cả khi chúng ta đang gắng sức hoặc đang bị thiếu ôxy hơn bình thường. Đó là công bố được đăng tải trên tạp chí khoa học Applied Physiology, Nutrition, and Metabolism (Chuyển hóa, Dinh dưỡng và Sinh lý ứng dụng) tại Hoa Kỳ năm 2012.

Như vậy, nếu bạn đang có kế hoạch rèn luyện thể lực, hãy chịu khó ăn tỏi. Muốn tăng khả năng hoạt động thể thao trong các hoạt động như chạy bền, bơi thì hãy dùng tỏi hàng ngày nhé. Tất nhiên, phải ăn tỏi kéo dài và từ lâu trước khi kết quả thu được.

BS. NGUYỄN NAM PHONG
 

24/07/2009 09:20

Dùng rượu tỏi cũng cần bác sĩ tư vấn

Báo Sức khỏe & Đời sống số 105 đăng ngày 2/7/2009 có đăng bài "Rượu tỏi giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và ung thư". Xin quý báo hướng dẫn tôi cách ngâm rượu tỏi được không?      
 
Lê Hoàng Thanh (UBND xã Hiệp Thanh, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.)

Tỏi là một vị thuốc được loài người sử dụng từ hàng nghìn năm nay.

Thành phần hóa học chính trong tỏi là một kháng sinh có tên alixin (công thức hóa học C6H10OS2) - một hợp chất sunfua có tác dụng kháng khuẩn mạnh đặc biệt với vi khuẩn Staphyllococcus,  thương hàn, phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, lỵ, bạch hầu. Ngoài ra, trong tỏi còn có một ít tinh dầu và i-ốt. Bên cạnh tác dụng diệt vi khuẩn, tỏi còn có tác dụng đặc biệt hữu hiệu với virut cúm. Tác dụng tuyệt vời này đã khiến cho việc sử dụng tỏi dạng thực phẩm và dược phẩm đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là vào thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những tác dụng của tỏi mà đặc biệt là tác dụng kháng sinh của alixin rất dễ bị mất khi mất đi phân tử oxy trong cấu trúc phân tử. Vì thế, tỏi sống có dụng tốt hơn tỏi nấu chín.

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, siêu vi, tỏi còn có tác dụng trên các bệnh không nhiễm trùng như chống lão hóa, hạn chế và phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp. Thực ra tác dụng hạ huyết áp của rượu tỏi đã được nhắc đến từ rất lâu nhưng cơ chế tác dụng thì vẫn còn đang được các nhà khoa học y học hiện tại nghiên cứu xác định.

Về cách ngâm rượu tỏi, theo cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, nên ngâm bằng cồn 60 độ với tỷ lệ 1phần tỏi, 5 phần cồn. Và cách sử dụng là uống 20 - 50 giọt mỗi ngày, chia làm 3 lần. Không nên uống nhiều hơn vì quá liều sẽ gây tăng huyết áp.

Anh cần hết sức lưu ý, người bệnh tăng huyết áp phải tuân thủ triệt để chỉ định của bác sĩ và nên uống thuốc đều đặn. Việc sử dụng thuốc nam là rất đáng khuyến khích nhưng nhất thiết phải có sự đồng ý, tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị của cụ nhà.     

DS. Hải Nam

 

01/07/2009 15:44

Rượu tỏi giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và ung thư

Rượu tỏi từng được người Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc dân gian nhằm chống lại chứng viêm phổi và các chứng bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, ngoài tác dụng nêu trên, rượu tỏi còn có thể được sử dụng như thuốc nhằm chữa trị các vết rắn cắn, bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch trong đó có dịch cúm. Nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm thấy trong thành phần của tỏi có chứa một hàm lượng lớn chất allicin - một chất có tác dụng kháng khuẩn cao cho cơ thể.

Bản thân tỏi cũng có chứa rất nhiều các phân tử tự do, nhờ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự viêm nhiễm. GS. Mirelman - người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: việc cho thêm một lượng 10 - 15g tỏi vào chế độ ăn hằng ngày đối với bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp giảm huyết áp. Ngoài ra ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, uống 10 - 15 giọt rượu tỏi có thể giúp hạn chế quá trình phát triển của các khối u ác tính. Với người khỏe mạnh, thì loại rượu này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các thành phần như selen, nguyên tố germani, kẽm...

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy: trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu, glycoside allicin, ngoài ra còn có các vitamin B, C, carbonhydrat, kẽm, canxi, clo, phospho, iod, các lysozym và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể.

           Lê Huy (Theo Pravda, 2009)