soha.vn - 10/09/2014 10:22
Tất cả các bộ phận của mướp đều có tác dụng chữa những bệnh thường gặp như viêm xoang, viêm họng... mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào...
Mướp rất lành và trị được nhiều bệnh như mề đay, hen suyễn, bệnh trĩ ... trong đó một bài thuốc được nhiều người biết tới là dùng mướp sao khô, tán nhỏ trị viêm xoang.
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Điều trị huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt.
Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Điều hòa kinh nguyệt
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Bài thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tận gốc không tái phát
soha.vn - 03/08/2014 10:22
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?
Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…
Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.
Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.
Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:
Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.
Bài thuốc làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g
- Ngó sen 30 g
Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
Theo Lương y Hoàng Duy Tân
Đã bị viêm xoang, tuyệt đối không ăn những thực phẩm này
soha.vn - 23/07/2014 21:31
Dinh dưỡng hợp lý cũng làm tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm xoang. Dưới đây là những thực phẩm người viêm xoang nên tránh ăn.Với người dân thành phố, một nơi mà môi trường ô nhiễm luôn ở mức báo động, thì rất dễ đân đến bị viêm xoang. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị viêm xoang mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Sữa và những sản phẩm làm từ sữa
Nếu bị viêm xoang thì không nên uống sữa hoặc ăn những thực phẩm làm từ sữa vì sẽ tạo ra đờm trong khoang mũi. Đờm làm phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Các thực phẩm cay
Những loại thực phẩm làm ợ nóng sau khi ăn này có thể gây ra bệnh viêm xoang, một số vấn đề ở tai, mũi, họng. Theo tiến sĩ Joshua Makower, nhiều yếu tố dẫn đến viêm xoang nhưng tốt nhất nên tránh những thực phẩm có thể gây ra bệnh này trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Ăn khuya
Những người bị Gerd (trào ngược dạ dày thực quản) chịu ảnh hưởng việc họ ăn khi nào và ăn cái gì. Nếu những người bị viêm xoang có thói quen ăn trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, thì dòng hồi lưu axit sẽ cho thấy mối liên hệ giữa hai căn bệnh này. Tiến sĩ Joshua Makower giải thích rằng có sự chuyển hóa nhịp nhàng từ mũi xuống dạ dày, nhưng khi ta nằm xuống sẽ gây ra sự hồi lưu từ dạ dày lên. Nó chạy lên miệng và có vị chua. Hỗn hợp axit này cùng một số thực phẩm tiêu hóa sẽ chạy lên vòm mũi và có thể sẽ gây viêm.
Chất cồn
Chất cồn làm cơ thể bị mất nước. Nó làm xơ cứng niêm dịch và sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang bởi tính lợi tiểu của nó. Do kích thích sự tiểu tiện khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết, phá hủy niêm dịch làm nó chảy ra liên tục. Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và viêm xoang.
Trà và những thức uống nóng
Một trong những cách giúp làm khô niêm dịch tại nhà là xông xoang mũi trong hơi nóng hoặc hít một hơi nóng bay lên từ một tách nước. Một ly trà nóng có chức năng giống một động tác xông hơi nho nhỏ cho mũi. Khi vào đến mũi, miệng và cuối cổ họng sẽ giúp làm lỏng các niêm dịch bị xơ cứng. Nên tránh dùng những loại thức uống có caffeine và hương gây ợ chua (như chanh, cam).
Thức uống có caffein
Cũng như rượu, loại này có tính lợi tiểu làm mất nước và được xác định là nguyên nhân gây ợ nóng. Soda không chỉ chứa chất caffeine mà còn gây đầy hơi dẫn đến sự hồi lưu axit.
Nước có đường và chất phụ gia
Một trong những liệu pháp chữa trị viêm xoang được các chuyên gia khuyên dùng là uống nhiều nước vì giúp giảm sự bài tiết, thả lỏng các niêm dịch bị xơ cứng và cải thiện tình trạng khô ráo. Các loại nước ép cũng được khuyên dùng nhưng nên tránh những loại chứa đường và chất phụ gia vì sẽ gây xơ cứng.
theo Phụ nữ online
Viêm mũi xoang lâu năm, có thể trị dứt bằng thảo dược này
soha.vn - 20/06/2014 21:27
Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc và rất hay tái phát.Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.
Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm mũi, kể cả cho trẻ em: Mua cây cứt lợn hoa mầu tím, rửa sạch, ngâm nước muối 1 lúc rồi vớt ra. Lấy một nhúm hoa, giã nát vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi, bảo quản trong tủ lạnh. Lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 4,5 lần. Nhỏ càng nhiều càng tốt vì nhỏ nhiều thuốc ngấm vào vết thương tốt hơn.
Người bị viêm mũi mức độ tổn thương ít hơn nên nhỏ nước hoa cứt lợn không bị xót kinh khủng như người bị viêm xoang. Vì thế, có thể dùng thuốc này trị viêm xoang cho trẻ em. Trước khi dùng, cha mẹ nên nhỏ thử cho mình và thử trước độ chịu đựng của bé xem bé có chịu được cái xót do thuốc gây ra không nhé!
Phong - theo Trí Thức Trẻ
Chữa khỏi viêm xoang bằng 2 loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê
soha.vn - 06/04/2014 11:36
Dưới đây là kinh nghiệm chữa bệnh viêm xoang bằng 2 loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê do bạn đọc chia sẻ.Gia đình ở nông thôn, không có điều kiện đi khám bệnh nên dù thấy tôi hay sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều mọi người trong nhà vẫn chỉ nghĩ tôi bị sổ mũi thông thường và 1, 2 tuần sau sẽ khỏi. Không ai nghĩ tôi mắc bệnh. Lâu dần, tình trạng ấy của tôi kéo dài được 3 năm, từ khi tôi học lớp 9 cho đến khi học lớp 11.
Thấy con ngày nào cũng sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều đến nỗi đi đâu cũng phải mang theo khăn mùi xoa, bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng. Họ sắp xếp công việc để đưa tôi đi khám và rồi tá hỏa khi nhận được tờ giấy kết luận của bác sỹ. Tôi bị viêm đa xoang mủ mạn tính.
Theo lời bác sỹ, mỗi tuần 3 lần (vì tôi đang đi học) bố mẹ phải đưa tôi lên bệnh viện Hòa Bình (Hải Dương) để hút dịch nhầy trong mũi, nhỏ thuốc và làm thêm vài phương pháp điều trị nữa. Nhà không có xe máy, họ phải thuê xe để chở tôi đi. Tôi cứ đi đi về về như thế trong cả tháng trời mà hiệu quả cũng chẳng được là bao.
Được 1 tháng sau khi ngưng thuốc, bệnh của tôi lại trở lại như trước khi đi viện. Dịch ở trong mũi tiết ra rất nhiều, có màu xanh như mủ và mùi tanh hôi rất khó chịu. Cả gia đình dường như đã hết hi vọng, tôi cũng chấp nhận sẽ sống chung với nó cho đến khi có thể kiếm đủ tiền lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Nhìn con gái tối ngày khổ sở với bệnh tật, mẹ tôi xót xa lắm. Nghe mọi người xung quanh mách về cách chữa viêm xoang đơn giản mà hiệu quả, nhiều người đã khỏi bằng cách dùng hoa tím của cây cứt lợn (xuyến chi) và hoa trắng của cây vòi voi, mẹ tôi bèn làm thử.
Hoa cứt lợn tím
Hoa trắng cây vòi voi
Hàng ngày mẹ tôi đều đi tìm hai thứ ấy về và rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giã cùng nhau, thêm vài ba hạt muối rồi chắt lấy nước cốt. Theo lời mẹ dặn, tôi rửa sạch hai cánh mũi bằng nước muối loãng pha ấm rồi lau khô trước khi nhỏ nước thuốc này vào.
Ban đầu nhỏ thứ thuốc ấy, tôi có cảm giác đau buốt không chỉ ở mũi mà lên đến cả đỉnh đầu. Có lẽ vì tôi đã bị viêm xoang khá nặng. Dần dần cảm giác đau buốt giảm hẳn, tôi không còn bị chảy nước mũi như trước nữa, nước mũi trong hơn và những vết xoang cũng liền lại. Kiên trì chữa theo cách ấy hơn 1 tháng, ngày nào cũng nhỏ thuốc 5, 6 lần, tôi không còn bị sụt sịt và cũng không cần phải mang theo khăn mùi xoa nữa.
Mẹ tôi lo lắng tôi có thể sẽ bị tái phát lại nên tiếp tục kiếm lá thuốc về làm cho tôi thêm 2 tuần nữa. Cũng có khi mẹ bận nên 2 ngày mới đi lấy 2 thứ hoa đó về được. Hai tháng liên tục làm theo cách ấy, tôi đã khỏi hẳn bệnh. Bây giờ dù có trái gió, trở trời, tôi cũng chẳng bị chảy nước mũi như trước đây. Cái kết luận viêm đa xoang mủ mạn tính chẳng còn ám ảnh được tôi nữa.
Nhớ lại những ngày ấy, tôi vẫn còn thấy sợ hãi. Một cô nữ sinh cấp 3, duyên dáng mà lúc nào cũng phải mang theo khăn mùi xoa chỉ để... lau nước mũi. Tôi đâu dám mơ một ngày mình sẽ khỏi bệnh, tự tin nói chuyện với mọi người mà không e ngại điều gì.
Bài thuốc đó đơn giản, hai thứ hoa ấy cũng dễ tìm và khá phổ biến ở mỗi làng quê. Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc, nhất là những ai đang bị viêm xoang như tôi trước đây có thể chữa cho bệnh khỏi hẳn và để viêm xoang không còn là nỗi khiếp sợ của nhiều người.
theo Gia đình và xã hội
Bài thuốc trị viêm xoang trong 8 ngày với mướp
soha.vn - 24/03/2014 17:20
Mướp rất lành và trị được nhiều bệnh như mề đay, hen suyễn, bệnh trĩ... trong đó một bài thuốc được nhiều người biết tới là dùng mướp sao khô, tán nhỏ trị viêm xoang.Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
theo Phụ nữ today
Đăng nhận xét