Những người tuyệt đối không được ăn tỏi
Tỏi rất tốt để phòng nhiều bệnh, nhưng cũng rất nguy hiểm đối với một số người có tiền sử đục thủy tinh thể, bệnh gan.
Từ lâu, tỏi được coi như một loại thần dược đối với sức khỏe vì có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tất cả mọi người đều nên ăn tỏi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi rất tốt để phòng nhiều bệnh, nhưng cũng rất nguy hiểm đối với một số người có tiền sử đục thủy tinh thể, bệnh gan.
Khi đang bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Khi sức đề kháng đang yếu
Theo kinh nghiêm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.
Đang có vấn đề về gan
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.
Tác dụng phụ nguy hiểm
Ngộ độc
Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm… thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
Dị ứng
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa
Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
Kích ứng da
Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa
Tỏi có thể can thiệp với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS". Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.
Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi:
– Không ăn cả tép tỏi nguyên
– Không nuốt cả tép tỏi
– Không ăn tỏi khi đói
– Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
– Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
– Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
– Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
– Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
– Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.
Theo: Sức Khỏe & Đời Sống
Những ai không nên ăn tỏi?
Từ lâu, tỏi được coi như một loại thần dược đối với sức khỏe vì có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tất cả mọi người đều nên ăn tỏi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi rất tốt để phòng j nhiều bệnh, nhưng cũng rất nguy hiểm đối với một số người có tiền sử đục thủy tinh thể, bệnh gan.
Những ưu điểm của tỏiTỏi có các thành phần chống dị ứng rất có lợi cho những người có tiền sử hoặc cơ địa dị ứng. Việc ăn một vài nhánh tỏi mỗi ngày giúp bạn giảm nguy cơ dị ứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bổ sung một viên dầu tỏi mỗi ngày trước mùa dị ứng 2 – 3 tuần.
Tỏi còn có khả năng bình ổn hàm lượng đường trong máu bằng cách tăng lượng insulin trong cơ thể. Chính vì thế trong chế độ ăn uống hằng ngày, bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên tỏi trong quá trình chế biến món ăn.
Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) còn cho thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50 - 80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong hai năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những người không ăn tỏi.
Ngoài ra, tỏi còn có nhiều công dụng để trị mụn; chống đầy bụng, khó tiêu; chống huyết áp cao và đặc biệt có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là là chứng ung thư vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt.
Ai nên hạn chế ăn tỏi?Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng không phải ai cũng nên dùng tỏi. Đã có nhiều quan niệm cho rằng ăn tỏi có thể giúp phòng tránh nguy cơ viêm gan. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho rằng tỏi không có hiệu lực với loại virus gây viêm gan mà ngược lại, một số thành phần trong tỏi còn có thể gây kích thích dạ dày và ruột, ức chế quá trình tiết dịch của dạ dày, khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Thêm vào đó, thành phần dễ bay hơi trong tỏi là nguyên nhân làm giảm tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân viêm gan.
Người đang bị tiêu chảy cũng nên nói không với tỏi. Bởi ăn tỏi trong giai đoạn này sẽ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn.
Ngoài ra, những người gặp phải những rắc rối về mắt như chứng bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc cũng nên hạn chế ăn tỏi. Theo kinh nghiệm dân gian và một số sách y học của người Trung Quốc, việc ăn nhiều tỏi trong thời gian dài lúc đang bị bệnh chính là nguyên nhân gây các bệnh tật và tổn thương gan. Chính vì thế, trong thời điểm điều trị, bạn không nên ăn tỏi, thay vào đó hãy bổ sung những thực phẩm có lợi cho mắt vào trong chế độ ăn uống như gan, thịt nạc, trứng, cà rốt, cà chua.
Sau khi đập tỏi, hãy để 10 phút sau hãy nấu, vì đó là khoảng thời gian để tỏi sinh ra chất mang tên allyl sulfur - một chất có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể phòng ngừa ung thư và chứng bệnh tim mạch.
Đăng nhận xét