Cách làm sạch 11 đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất

megafun.vn - 13:40, Thứ Tư, 04/03/2015 (GMT+7)

Những đồ vật hàng ngày mà bạn vẫn thường xuyên sử dụng đến chúng tưởng như vô hại nhưng thực chất nó chứa cả một ổ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Hãy cùng điểm mặt những đồ vật bẩn nhất trong nhà của bạn để các bà nội trợ biết cách thường xuyên làm sạch chúng.
1. Tiền
Những đồng tiền mà bạn sử dụng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì sao ư? Đơn giản vì nó chuyển đổi qua tay hàng trăm người nên việc nó bẩn là chuyện đương nhiên. Nó từ tay bà bán cá, bán thịt đến người ăn xin... Một nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện thấy 135.000 vi khuẩn khi rửa một tờ tiền.
Cách làm sạch: Hãy rửa tay sạch sau khi sử dụng những đồng tiền trong ví của bạn.

2. Công tắc điện
Chúng ta sử dụng đến chúng bất kể lúc nào cần bất kể bàn tay của chúng ta sạch hay bẩn. Và cũng ít ai để ý đến việc vệ sinh cho những ổ công tắc điện nhà cả. Cứ thế, từ năm này qua năm khác, nó trở nên cáu bẩn và chứa đầy mầm bệnh.
Cách làm sạch: Hãy lau chùi chúng mỗi ngày và trước khi bật công tắc bạn nên làm sạch tay. Hoặc bạn có thể dùng những miếng dán và thay chúng mỗi tuần.
3. Bệ toilet
Mặc dù bạn có cọ rửa toilet hàng ngày nhưng nó luôn chứa hàng nghìn loại vi khuẩn nguy hiểm. Hãy cảnh giác và bảo vệ sực khỏe của bản thân bằng cách rửa tay sạch sau khi sử dụng toilet nhé.
Cách làm sạch: Thường xuyên vệ sinh bệt toilet bằng xà phòng tẩy chuyên dụng và luôn giữ cho nó khô thoáng, không khí lưu thông để tránh vi khuẩn nấm mốc phát triển.
4. Bàn phím máy tính

Một số nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố rằng những bàn phím rất bẩn có thể chứa nhiều mầm bệnh hơn cả bồn cầu. Bởi vì bản thân nó có thể không bẩn bằng toilet nhưng do sự chủ quan của người sử dụng mà các vi khuẩn lây bệnh được sinh sôi, nảy nở với cấp số nhân.

Cách làm sạch: Bụi bẩn trở thành nhân tố gây mất vệ sinh nhất trên bàn phím. Chúng không những bám vào bề mặt phím bấm mà còn len lỏi xuống từng khe hở nhỏ, khoảng cách giữa các phím... Để giải quyết kẻ phiền phức, bạn cần dùng tới bàn chải hoặc bút lông dài giúp quét bụi mỗi ngày.
Bạn hãy nhờ đến một con dao nhíp nhỏ dùng để lẫy phím bấm ra. Bước đầu cho dao vào một góc của phím, sử dụng áp lực thật từ từ, tránh thao tác vội vàng. Việc tháo phím chẳng hề khó khăn chút nào, miễn sao bạn phải thực hiện cẩn thận.
Với những chi tiết còn lại, chúng ta vẫn có thể sử dụng vải mềm hoặc vải cotton để làm sạch với dung dịch vệ sinh phù hợp.

5. Bồn rửa bát


Bồn rửa thường ẩm ướt và dùng để rửa đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, bát đĩa bẩn.... Chỉ 1 ngày bạn quên vệ sinh cho chúng thì nó đã bám đầy dầu mỡ, bốc mùi lên rồi. Để giữ gìn sức khỏe gia đình, bạn nhớ cọ rửa bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng chúng nhé.

6. Giẻ rửa bát

Các loại thực phẩm thừa còn sót lại trên giẻ rửa bát khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển. Đặc biệt có nghiên cứu cho rằng giẻ rửa bát còn chứ vi khuẩn gây bệnh bại liệt.
Cách làm sạch: Tẩy rửa vết bẩn lâu ngày bám trên bồn rửa là việc đơn giản, nhưng có một số vết bẩn "cứng đầu" khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên chỉ với vài mẹo nhỏ, bạn có thể giải quyết vấn đề này.

- Đổ một chút dấm và vài thìa soda làm mềm thực phẩm lên bồn rửa và để trong vòng 15 phút. Dùng một chiếc khăn tẩm dung dịch trên lau vết bẩn rồi xả với nước sạch.

- Pha một dung dịch gồm dấm, nước rửa bát, soda làm mềm thực phẩm cùng 1/2 lít nước, lắc đều và dùng một miếng bọt biển cọ sạch vết bẩn.

- Nếu không có soda làm mềm thực phẩm, bạn hãy trộn 1 muỗng canh nước cốt chanh, một tách dấm trắng. Ngâm một chiếc khăn mềm mại, thấm hút dung dịch và lau vết bẩn nhiều lần. Sau đó rửa sạch cặn và làm sạch các bồn rửa.

- Vỏ chanh tươi cũng sẽ giúp đồ sứ và vòi inox trở nên sáng bóng hơn.

Ngăn chặn các vết bẩn trong bồn rửa của bạn bằng cách làm khô bồn rửa sau mỗi lần sử dụng và làm sạch nó thường xuyên với chất tẩy rửa nhẹ. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi thấy miếng mút có dấu hiệu rách, đứt thì tốt nhất là ta nên thay miếng mới.

7. Điện thoại

Các nghiên cứu tiến hành ở Anh đã cho thấy điện thoại di động là những "kẻ thù thời đại mới" đối với người sử dụng. Điện thoại có pin làm cho nó lúc nào cũng có mức nhiệt ấm áp, lại thêm mồ hôi từ tay bạn khiến vi khuẩn trú ngụ vô kể ở đó.

Cách làm sạch: Dùng miếng vải bông mềm để lau chùi bề mặt, những vị trí nhạy cảm trên điện thoại. Hoặc bạn có thể lấy miếng khăn lau mắt kính để thay thế.

8. Bồn tắm

Nơi đây tuy chỉ dùng để tắm nhưng chúng không sạch như bạn nghĩ, nước ấm, các tế bào da chết khiến vi khuẩn bám trụ rất thường xuyên ở trên thành bồn tắm và lỗ thoát nước.
Cách làm sạch: Khi làm sạch bồn tắm bạn nên nhớ không sử dụng chất tẩy rửa ăn mòn, sử dụng bọt biển để cọ rửa vì bọt biển mềm và xốp nên không làm trầy xước men sứ. Lớp men này khá mỏng và tương đối dễ bị ăn mòn nên nếu dùng các chất liệu cứng để cọ rửa sẽ làm hỏng men.
Chanh chính là chất tẩy rửa tự nhiên không độc hại mà có tác dụng rất tốt. Chanh tươi có thể dùng để tẩy trắng những đốm bẩn nhỏ trên bền mặt bồn tắm. Bạn hãy cắt đôi quả chanh và chà xát trực tiếp lên vết bẩn, đối với những vết bẩn cứng đầu thì cắt chanh thành lát và đặt lên vết bẩn đó trong khoảng thời gian 10 phút sau đó mới tiến hành cọ rửa, chắc chắn chanh sẽ loại bỏ được chúng.
Sử dụng hỗn hợp của phèn và nước chanh cũng là một cách khá hiệu quả để tẩy rửa những vết bẩn lâu ngày. Sau khi đã có được dung dịch cần thiết bạn hãy lấy một miếng bọt biển thấm dung dịch để lau, nhưng với cách này đôi khi bạn sẽ phải làm vài lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn được vết bẩn.

9. Điều khiển TV
Chiếc điều khiển tivi mà bạn không thể sống thiếu được chính là một ổ vi khuẩn phổ biến.
Cách làm sạch: Hãy sử dụng một miếng vải ngấm một ít xà phòng và bắt đầu làm sạch nó thường xuyên hơn.
10. Thùng rác
Vì đây là nơi chứa rác thải sinh hoạt cho cả gia đình bạn nên nó bẩn và chứa một ổ vi trùng gây bệnh đấy.
Cách làm sạch: Bạn nhớ không để rác quá lâu trong thùng và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay túi rác mới nhé. Đặc biệt những khi thời tiết nồm sẽ có nhiều vi khẩm, nấm mốc sinh sôi tại đây vì vậy hãy nhớ luôn giữ khô ráo cho thùng rác nhà bạn.
11. Nắm cửa tủ lạnh
Một lần nữa, bạn hãy thử nghĩ lại xem, hàng ngày có biết bao lần bàn tay chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh để mở ra và đóng vô cũng như chạm vào đồ ăn trong đó. Mỗi lần chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh là chúng ta đã để lại vi trùng và vi khuẩn.
Cách làm sạch: Hãy lau chùi hàng ngày nắm cửa để vi khuẩn không có thời gian trú ngụ sinh sôi.
Theo T.N


10 đồ vật bẩn nhất mà chúng ta sử dụng hàng ngày

megafun.vn - 10:31, Thứ Hai, 05/11/2012 (GMT+7)
Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật không thể thiếu mà ta phải sử dụng hàng ngày, những đồ vật này cực kỳ bẩn, có cái còn bẩn hơn cả bồn cầu. Dưới đây là 10 đồ vật được xếp vào loại bẩn nhất.

1. Tiền
tienUSD.jpg
Ai cũng thích tiền nhưng chẳng ai yêu được những mầm bệnh từ tiền mang đến. Qua tay mỗi người, tiền lại mang theo ít nhiều vi khuẩn dù có lợi hay có hại. Bác sĩ Darlington Giám đốc Sở y tế New York lấy 2 tờ đô la bất kỳ ngâm vào nước sạch rồi soi và đếm vi khuẩn trong nước rửa. Một tờ chứa 135.000 con vi khuẩn và tờ kia 126.000 con. Cách giải quyết vấn đề thật đơn giản: Rửa tay.

2. Công tắc điện
congtacdien.jpg
Chiếc công tắc điện, nhất là ở cơ quan, văn phòng hay nơi công cộng là điểm gặp gỡ của những ngón tay không sạch, trong đó, nhiều ngón ngày nào cũng một lần tiếp xúc với tiền. Người ta thống kê chiếc công tắc điện mỗi lần tiếp xúc với ngón tay lại được bổ sung thêm 217 con vi khuẩn trên mỗi inch vuông và cứ thế tích luỹ dần. Chiếc công tắc điện trong phòng vệ sinh công cộng là một “ổ” phong phú vi trùng vi khuẩn gây bệnh. Tại sao không lau thường xuyên bằng nước sát trùng?

3. Bàn phím máy tính
banphim.jpg
Chiếc bàn phím máy vi tính là công cụ làm việc của mọi người thời hiện đại nhưng nhiều khi không thân thiện lắm. Một nghiên cứu của Hội tiêu dùng Anh năm 2009, lấy 33 chiếc bàn phím chọn ngẫu nhiên mang nhận diện vi khuẩn thì 4 chiếc không ít vi khuẩn “có nguy cơ cao đối với sức khoẻ”, trong đó 1 chiếc nhiều vi khuẩn hơn cả toilet.

Nên mỗi sáng, nếu có điều kiện “xì” mạnh vài lần bằng không khí nén hoặc hàng sáng lau một lần bằng khăn tẩm nước sát trùng, hay ít ra, nước tẩy rửa.

4. Điện thoại di động
dienthoai_truot.jpg
Hàng ngày, cam đoan bạn sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không dưới một lần. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy ĐTDĐ chẳng khác gì chiếc đĩa thuỷ tinh nuôi cấy vi trùng trong phòng thí nghiệm vi sinh. Không kể sóng điện từ có khả năng gây bệnh, chúng còn chứa các vi khuẩn các loại từ hơi thở từ mũi và nước bọt từ mệng bạn ”bay” sang và cư trú. Người ta có thể giảm tác hại bằng cách đựng ĐTDĐ trong những bao có chất sát trùng để thường xuyên khử khuẩn.

5. Bồn cầu
boncau.jpg
Bồn cầu bằng sứ hoặc chất dẻo là nơi tụ tập của rất nhiều loại vi trùng vi khuẩn gây bệnh. Theo số liệu thống kê có tới 295 loại vi khuẩn trên 1 inch vuông diện tích nhẵn bóng và tưởng như rất sạch của sứ trắng muốt.

6. Xe mua hàng trong siêu thị
xemuahang.jpg
Chiếc xe chở hàng trong siêu thị sáng loáng nhưng nó phải tiếp xúc với đủ thứ hàng mà nó làm nhiệm vụ chuyên chở, song bẩn hơn cả là nơi khách hàng dùng tay để đẩy. Một nghiên cứu của Trường Đại học Arizona phát hiện số vi khuẩn trên chiếc xe này chứa nhiều vi khuẩn hơn so với nước bọt, nhiều chất cặn bã từ người hơn so với tay vịn cầu thang, điện thoại công cộng hoặc phòng tắm công cộng. Lần sau đến siêu thị, bạn có thể mang găng để tay bạn khỏi nhiễm bẩn từ chiếc xe công cộng. Mua sắm và rửa tay là việc phải nối tiếp nhau.

7. Cái điều khiển TV
dieukhien_tivi.jpg
Bao nhiêu lần bạn đang dở tay làm một việc gì đó (mà tay còn dính bẩn) nhưng chiếc TV thay đổi chương trình, bạn vội vớ lấy cái điểu khiển để chuyển kênh? Hoặc bạn tiện tay, chuyển kênh xong, vứt chiếc điều khiển vào bất cứ chỗ nào, không cần biết bẩn hay sạch. Đó là lý do để chiếc điều khiển nhiễm nhiều loại vi khuẩn như MRSA, VRE và SARS tiếp nhận từ người khác hoặc làm lan truyền sang người khác.

8. Bể tắm
bontam.jpg
Bạn sạch thì đã đành, nhưng còn chiếc bể tắm? Đây là kho chứa vi khuẩn độc hại không mấy người để ý. Nó luôn luôn bị nhiễm bẩn tụ cầu khuẩn (staphylococcus), vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết (septicaemia) và một số gây bệnh ngoài da. Vi khuẩn ở bên lỗ xả còn tồi tệ hơn vi khuẩn trong toilet. Mỗi tuần nên rửa bể một lần bằng chất tẩy rửa để giảm mầm bệnh có hại.

9. Chậu rửa bát đĩa
chauruabat.jpg
Chậu rửa bát đĩa là nơi bẩn nhất trong nhà. Quanh lỗ thoát nước, cứ 1 inch vuông, có đến 500.000 con vi khuẩn. Điều đó giúp bạn hình dung cái chậu rửa này bẩn đến thế nào. Bạn thường xuyên đổ vào đó nửa cốc bột sôda, nửa cốc giấm vào nơi xả nước. Sau đó dội nước nóng.

10. Miếng bọt xốp rửa bát đĩa
deruabat.jpg
Bây giờ là vật đứng đầu về… độ bẩn. Miếng “bọt biển” (thực chất là chất dẻo xốp) dùng để rửa bát đĩa trong nhà. Những lỗ trống, những khe hở trên miếng bọt biển là nơi trốn tránh của những kẻ gây rối khỏi chất sát trùng, chống lại sự lôi kéo các chất bẩn bằng chất tẩy rửa. Vì vậy rất khó làm sạch một miếng bọt biển dùng rửa bát đĩa. Độ ẩm của nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm nó vốn đã bẩn càng thêm bẩn.

Nếu không thể dùng xong là vứt, bạn có thể đặt chúng trong lò vi sóng, bật điện trong 60 giây.
Theo Phantoms9
Genk


Cẩn trọng với vệ sinh công cộng

megafun.vn - 15:03, Thứ Ba, 30/10/2012 (GMT+7)
Một con số đáng giật mình là vi khuẩn ở các thiết bị văn phòng nhiều gấp 400 lần so với vi khuẩn tồn tại trong nhà vệ sinh. Rửa tay xà phòng cũng như các hành vi thực hành vệ sinh có lợi khác sẽ giúp bạn chống lại nguy cơ bệnh tật.

Để sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn

Nhà vệ sinh công cộng có rất nhiều loại vi trùng cứng như E. coli bám ở các vòi nước, máy sấy tay, máy rút giấy, nắm cửa, các sọt rác không được dọn dẹp thường xuyên đến các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet. Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng một vài cách không dùng tay trần tiếp xúc các thiết bị và đồ dùng trong nhà vệ sinh, hãy tiếp xúc thông qua một miếng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn.

Nhanh chóng xả chất thải ngay sau khi bài tiết. Đặc biệt là rửa tay kỹ lưỡng bao gồm cả dưới móng tay bằng xà phòng một cách kỹ lưỡng có thể hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm các loại vi trùng có hại. Ngoài ra bạn có thể sử dụng gel khử trùng tay nếu không có sẵn xà phòng. Trước khi vào nhà vệ sinh công cộng bạn nên sử dụng cả khăn giấy để tắt vòi nước, kể cả với nắm cửa và nhớ cần bỏ khăn giấy vào giỏ rác sau khi sử dụng xong.

Trong khi nguy cơ lây nhiễm bệnh đường sinh dục từ nhà vệ sinh công cộng là tối thiểu, thì nhiễm ký sinh trùng như giun kim và giun tròn lại có nguy cơ phổ biến, nhất là lây từ bệ toilet. Các loại kí sinh trùng này có thể được truyền qua ghế nhà vệ sinh.
VScongcong.jpg
Ảnh minh họa
Đối với tất cả các loại kí sinh trùng, vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất. Bất kì ai cũng có thể làm lây kí sinh trùng trên tay của họ lên các bề mặt và các đồ dùng trong nhà vệ sinh, từ đó vô tình sẽ lây lan sang người khác. Vì vậy, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là chìa khóa để phòng ngừa các loại kí sinh trùng có hại này.

Ngồi xổm trên toilet rất nguy hiểm. Nhiều phụ nữ sợ bị lây nhiễm vi trùng trên bệ toilet trong nhà vệ sinh công cộng nên đã nghĩ ra cách đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm trên toilet hoặc đứng lửng lơ không tiếp xúc trực tiếp xuống bề mặt toilet. Nhưng hình thức vệ sinh này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì nó cản trở việc bài tiết hết nước tiểu từ trong bàng quang, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và gây đau đớn.
Hơn nữa, ngoài bệ toilet, bất kì bề mặt nào trong phòng này cũng có khả năng lây vi trùng. Nếu thực sự lo lắng đến vậy thì bạn có thể dùng giấy lau sạch chỗ ngồi và phủ giấy lên bề mặt toilet để ngồi sẽ tốt hơn là đi vệ sinh theo cách lửng lơ. Đó là chưa kể việc ngồi xổm trên toilet có thể gây tai nạn thương tích nếu bạn bất cẩn té ngã hoặc thói quen ngồi xổm trên toilet như vậy cũng khiến cho bệ chóng hỏng.

Cẩn thận với giỏ đựng hàng ở siêu thị

Theo nghiên cứu từ Trường Đại học Arizona (Mỹ), tay cầm trên xe đẩy chứa hàng khi đi mua sắm ở các siêu thị chứa nhiều nước bọt, vi khuẩn thậm chí là cả chất bẩn trong phân, đó là nơi sinh sống của nhiều vi trùng hơn cả trạm điện thoại hay nhà vệ sinh công cộng.
banlamviec1.jpg
Bàn làm việc của văn phòng bẩn gấp 400 lần bồn cầu. (Ảnh minh họa)
Bàn làm việc của văn phòng là nơi chứa tới 10 triệu vi khuẩn, gấp 400 lần vi khuẩn tồn tại trong nhà vệ sinh. Với con số này điện thoại trên bàn làm việc cũng chứa rất nhiều vi trùng, sau đó là máy tính để bàn. Để có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách không đặt đồ ăn vặt trên bàn của mình. Ngoài ra, chú ý vệ sinh không gian làm việc cá nhân của mình một lần/ một ngày cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Có một nơi mà ít ai ngờ đến là các thiết bị trong phòng tập thể dục ở các trung tâm cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi ABC News, thiết bị phòng tập thể dục được phát hiện chứa nhiều vi khuẩn như nút chuông, chỗ ngồi, thanh cầm…
Sự tiếp xúc của da với các thiết bị và vi khuẩn tồn tại trong mồ hôi là yếu tố duy trì môi trường sống cho các mầm bệnh. Các bệnh truyền nhiễm lây lan dễ dàng qua sự tiếp xúc bình thường. Vì vậy sau khi tập thể dục bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.
Theo Tri Thường
GĐ&XH

Đăng nhận xét