Những triệu chứng bệnh tiểu đường và điều trị

Chú ý nếu có 10 triệu chứng sau, đi khám tiểu đường ngay kẻo muộn

soha.vn - 19/05/2014 09:03

Sút cân đột ngột là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn không chú ý sớm bệnh tiểu đường sẽ ngày một nặng hơn đấy.

luu-1123-1400387742.jpg

theo Ione

 

5 dấu hiệu báo động bạn có nguy cơ tiểu đường rất cao

soha.vn - 13/06/2014 08:08

Bạn đã bao giờ ngẫm lại để đánh giá liệu mình có các yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường hay không? Làm sao để biết mình có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay không?

Trong khi bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng đối tượng bị bệnh thì việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tiểu đường là điều hết sức cần thiết, nhưng phát hiện sớm những yếu tố có nguy cơ phát triển bệnh còn quan trọng hơn. Vì nó cảnh báo dấu hiệu bệnh tật tiềm ẩn mà bạn có thể khó tránh.

Vậy làm sao để biết mình có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay không? Hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây:

1. Bạn đang thừa cân và lười vận động

Trong tất cả người được chẩn đoán với bệnh tiểu đường loại 2, hơn 85% trong số đó là thừa cân. Béo phì bụng (mỡ bụng) đặc biệt có liên quan cao với nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tăng trọng lượng làm tăng sức đề kháng của cơ thể với insulin. Và điều đó gây ra lượng đường trong máu cao.

Nếu bạn ít vận động - có nghĩa là, bạn không tham gia nhiều các hoạt động thể chất hàng ngày. Yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên gấp đôi.

Chỉ cần bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất trong cuộc sống cũng là làm giảm hai yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường. Tập thể dục không chỉ giảm đề kháng insulin của bạn, mà còn giúp bạn giảm cân. Nghiên cứu cho thấy rằng dù chỉ giảm vài kg thôi cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 ở bất cứ đối tượng nào.

2. Bạn ăn tất cả các loại thực phẩm bị cảnh báo là nên tránh
 
Nếu bạn là một người rất thích đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn có đường và thưởng thức chúng thường xuyên, thì chính bạn đang tạo cho mình một thực đơn cho bệnh tiểu đường.
 
"Mọi người không nghĩ rằng chế độ ăn uống của họ, các loại thực phẩm họ vẫn thường ăn hoặc ăn thoải mái chính là lại đặt họ vào nguy cơ tiểu đường" - theo quan điểm của Tiến sĩ Stewart Harris, một bác sĩ gia đình chuyên về bệnh tiểu đường và là chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Canada, Đại học Western Ontario.
 
Nhưng nếu bạn giữ thói quen ăn các loại thực phẩm chiên, uống nước có ga, có đường hoặc ăn nhiều bánh ngọt sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ tăng trọng lượng, do đó làm tăng sức đề kháng insulin và đặt bạn vào nguy cơ bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể phát triển cholesterol cao và huyết áp cao, các vấn đề thường được tìm thấy ở những người bị bệnh tiểu đường và có liên quan với bệnh tim.

Để giảm nguy cơ này, hãy ăn những món ăn ưa thích của mình với lượng ít hơn, hoặc càng hạn chế càng tốt.

3. Bạn có nguy cơ từ gia đình

Nếu đã được chẩn đoán đái tháo đường loại 2 trong chính gia đình bạn - cha mẹ, anh em mình... thì nguy cơ bạn bị tiểu đường cũng cao hơn.

Bạn không có thể thay đổi gen, nhưng bạn có thể thay đổi mức độ rủi ro của mình. Tinh thần này cần được phát huy trong cả gia đình. Nếu tất cả mọi người trong gia đình của bạn lựa chọn thực phẩm tốt hơn và tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn thì bạn dễ có khả năng để thành công hơn.

4. Bạn có một số "vấn đề phụ nữ"

Một số phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn những người khác, đó là những chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một sự mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể gây kinh nguyệt không đều. Các bà mẹ sinh con hơn kg cũng có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Những phụ nữ gặp phải chứng tiểu đường thai kì - bệnh tiểu đường chỉ được tìm thấy trong thời kỳ mang thai, thì sẽ có nguy cơ bị tiểu đường về sau này cao hơn 7 lần so với các bà mẹ bình thường khác.

Tuy nhiên, giống như những người trong các nhóm nguy cơ cao khác, bạn có thể giảm nguy cơ phát bệnh của mình bằng cách xem xét chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Nếu bạn đã được chẩn đoán là tiền tiểu đường, một loại thuốc để hạ thấp lượng đường trong máu của bạn cũng có thể mang lại các lợi ích.

5. Trên 40 tuổi

Mặc dù sự thật là đái tháo đường loại 2 được chẩn đoán ở những người trẻ nhiều hơn, nhưng bệnh vẫn thường gặp nhất ở những người có độ tuổi ngoài 40. Đó là lý do tại sao chúng ta nên đi kiểm tra bệnh thường xuyên thường xuyên bắt đầu từ tuổi 40 trở đi.

Mọi người đều cần được kiểm tra bệnh tiểu đường sau 40, nhưng với những người có nguy cơ cao thì nên kiểm tra sớm hơn. Đừng đặt cược sức khỏe của mình vào nguy cơ tiềm ẩn của bệnh này.

theo AFamily

 
 

Có 8 triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường rồi đấy

soha.vn - 16/03/2014 13:51

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém, thừa cân, ít vận động đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Dù bệnh tiểu đường thường gắn với người lớn tuổi, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2:

• Khát nước và tiểu nhiều lần bất thường.

• Sụt cân nhanh chóng.

• Không ngừng thèm ngọt

• Vết thương, viêm nhiễm, bầm tím lâu lành

• Nhiễm trùng nấm men

• Mệt mỏi và hay cáu gắt

• Nhìn mờ

• Tay chân có cảm giác nhột nhạt như kiến bò hoặc tê cứng

Để giảm nguy cơ bị tiểu đường hoặc đảo ngược tình thế của giai đoạn tiền tiểu đường, hãy thực hiện 4 biện pháp đơn giản sau:

1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, tích cực sẽ giúp duy trì và phát triển khối cơ. Khối cơ có khả năng dự trữ lượng đường thừa trong máu dưới dạng glycogen. Ngoài ra, nếu bạn càng vận động, lượng đường cơ thể cần để sản sinh năng lượng càng tăng và cơ thể càng có khả năng đáp ứng insulin đúng yêu cầu. Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt, dù là tập gym, làm vườn hay đi bộ. Hãy tập 5 lần/tuần, 30 phút/lần hoặc chia thành nhiều lần tập ngắn hơn.

2. Kiểm soát cân nặng

Tiểu đường tuýp 2 liên quan đến thừa cân, béo phì. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm một nửa.

Có 8 triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường rồi đấy

3. Dinh dưỡng

Có thể bạn đang có trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng nếu bạn ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Chế độ ăn ít đường và ngũ cốc tinh chế có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám. Chúng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, bởi loại thực phẩm này cần thời gian tiêu hoá và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.

Hãy uống nước lọc thay vì soda, hay thức uống có đường khác. Bổ sung thực phẩm giàu magiê vào bữa ăn hàng ngày vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Những thực phẩm giàu magiê gồm gạo lức, hạt hạnh nhân, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu Hà Lan, đậu bắp…Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng đừng chọn những loại có hàm lượng đường cao như nhãn, sầu riêng…

4. Giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng (cảm xúc, thể chất hay tinh thần) đều khiến nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 tăng. Vì tâm trạng căng thẳng làm tăng nồng độ chất cortisol trong cơ thể, gây ra mất cân bằng insulin. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.

theo Vietnamnet

 
 

Đậu xanh - thuốc trị tiểu đường ít người biết

soha.vn - 06/12/2013 06:00

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, tính mát với công năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Đậu xanh là vị thuốc giải độc tố vô cùng hiệu quả mà bạn nên ăn thường ngày.

Đậu xanh có tên khoa học là vigna gadiata, là một loại ngũ cốc thường được dùng để nấu xôi, làm bánh, nấu chè, làm giá ăn... Mùa hè nắng nóng, đậu xanh thường dùng nhiều để nấu cháo, nấu chè ăn giải nhiệt.

Đậu xanh - vị thuốc giải độc dân dã

Cháo đậu xanh nấu với thịt ếch băm là món ăn thơm ngon, bỗ dưỡng, giải nhiệt mùa hè

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm, vị, với công năng thanh nhiệt, tiêu thử, lợi thủy, giải độc, mát gan, thường được người dân sử dụng điều trị một số chứng bệnh thường gặp trong mùa hè như mụn trứng cá, ung nhọt…Vỏ đậu xanh có tác dụng trị sốt cao, phiền khát, hôn mê, co giật. Giá đậu xanh hỗ trợ trị viêm niêm mạc miệng, táo bón, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt dắt, nước tiểu nóng đỏ, viêm niêm mạc lưỡi, miệng, táo bón, hoặc đi ngoài ra máu…

Dưới đây là một số tác dụng của đậu xanh:

- Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu đau rát bỏng ở đường niệu, có thể dùng 500 g giá đậu xanh giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.

- Chữa dị ứng sơn (phù do mủ cây sơn): Đậu xanh sống 100 g, rửa sạch, ngâm vào nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30 g nhãn đông đằng (thuốc Bắc) đã nghiền nát, trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn.

- Chữa rôm sảy, ngứa ngáy: Lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy thay cho phấn rôm.
 
- Giải độc một số vị thuốc hoặc giải độc rượu: Dùng khoảng 20 - 30g đậu xanh sống, nghiền nhỏ, hòa vào nước sôi để nguội cho uống để người bệnh nôn chất độc ra. Đồng thời nấu cháo đậu xanh cho người bệnh ăn, vừa để giải độc, vừa để phục hồi tân dịch.
 
- Trị sốt cao, phiền khát, hôn mê, co giật: Vỏ đậu xanh phối hợp với sinh địa, thạch cao, huyền sâm mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Say nắng (xáp nắng): Người bệnh có biểu hiện nôn nao, chóng mặt và bị choáng, ngã, đôi khi bất tỉnh. Sau khi sơ cứu, lấy 30g đậu xanh sắc nước cho uống. Người bệnh sẽ mau chóng hồi phục trở lại.

- Trị sỏi đường tiết niệu: Đậu xanh 25g, kê nội kim, kim tiền thảo, hải kim sa, ngưu tất mỗi vị 6g. Tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.

- Trị tiểu đường: Đậu xanh, đậu đỏ, ý dĩ mỗi thứ 40g nấu cháo ăn hằng ngày. Hoặc đậu xanh, tiểu mạch, gạo tẻ lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g.

- Trị ngộ độc (ăn dứa, ăn nấm...): Dùng 20 - 30g đậu xanh, phối hợp với cam thảo, kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 12g, sắc uống. Có thể uống nhiều lần tới khi hết các triệu chứng.

- Trị tăng huyết áp, tăng mỡ máu, giải độc gan: Hằng ngày ăn 20 - 30g cháo đậu xanh.

Để giúp phòng ngừa say nắng, giảm khát, phòng trị chứng cao mỡ máu, bỗ dưỡng…, mỗi ngày có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ với nếp hay thịt gà, thịt bò…hoặc nấu chè đậu xanh với đường để ăn phòng trị rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện không thông, da nổi mẩn ngứa, trẻ em chảy máu cam do nóng, nhiệt…Ngoài ra, về mùa hè nắng nóng, trong dân gian thường rang đậu xanh cho vàng rồi nấu nước uống ngừa say nắng, giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...), giải độc do ngộ độc thức ăn…

theo Nông nghiệp Việt Nam

 
 
 

Công dụng của lúa mạch: Chống ung thư, tiểu đường, cảm lạnh

soha.vn - 31/10/2013 13:53

Lúa mạch được coi là thực phẩm giàu năng lượng, cực kỳ bổ dưỡng, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể "chiến đấu" với bệnh ung thư, tiểu đường, cảm lạnh.

Đã từ rất lâu, tại nhiều nước trên thế giới, lúa mạch được coi là thực phẩm giàu năng lượng, cực kỳ bổ dưỡng và sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Lúa mạch như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể "chiến đấu" với bệnh ung thư, tiểu đường, cảm lạnh.

Trong lĩnh vực làm đẹp, lúa mạch chính là một nguồn cung cấp vitamin và chất sắt phong phú. Đặc biệt lúa mạch có hiệu quả với làn da lão hóa do môi trường và tuổi tác. Sử dụng lúa mạch mỗi ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

lua-mach-2-1377079738.jpg
 Lượng đường trong máu cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa glucose trong máu. Hàm lượng magnesium trong lúa mạch là khá cao. Khoáng chất này phản ứng với các enzyme có thể kiểm soát mức độ đường trong máu, giúp giữ tỷ lệ đường huyết của cơ thể ổn định. Bằng cách này, nó kiểm soát các nguy cơ của bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh liên quan đến xương. Hãy bổ sung lúa mạch vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Theo các nghiên cứu mới đây, lúa mạch có thể giảm cholesterol xuống 15% ở những người có hàm lượng cholesterol tăng cao. Lúa mạch có nguồn beta glucan phong phú, một dạng chất xơ giúp ruột trì hoãn hấp thu mỡ và cholesterol, giúp bảo vệ tim. Vitamin E, kẽm, sắt có trong lúa mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, ngăn chặn đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

3. Làm giảm huyết áp

Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch lên cao, khiến tim phải hoạt động nhiều và mạnh để bơm máu đến cơ quan trong cơ thể, dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận và hàng loạt tai biến về não như xuất huyết, thiếu máu não…

Trong lúa mạch chứa 13% chất xơ và các axit amin có tác dụng sản xuất axit propionic, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của enzyme HMG-CoA để làm giảm mức cholesterol có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, giúp chống lại bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

4. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Một trong những công dụng tuyệt vời của lúa mạch là giàu chất xơ. Đặc biệt khi bạn lớn tuổi thì hệ thống tiêu hóa bắt đầu suy giảm, việc sử dụng lúa mạch thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh đại tràng, táo bón.

lua-mach-1377079738.jpg
 

5. Làm giảm nguy cơ ung thư đường ruột

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Hoàng gia London và Hiệp hội Ung thư Đan Mạch cho biết: Chất xơ trong lúa mạch có tác dụng rất tốt cho cơ thể, làm giảm tới 1/5 nguy cơ mắc ung thư ruột. Chất này không hòa tan trong nước nên nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột già và giúp cơ thể chống chọi lại mầm bệnh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột.

6. Giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Phần vỏ lúa mạch rất giàu chất dinh dưỡng gồm các vitamin nhóm E, B có tác dụng duy trì vẻ đẹp từ bên trong. Phần phôi của hạt lúa mạch cũng chứa các vitamin E, xơ cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào da, làm da mịn màng và tóc mọc khỏe.

Trong lúa mạch còn có một chất tên là lignans, chống ôxy hóa và giàu chất dinh dưỡng, duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và đưa máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Sử dụng lúa mạch thường xuyên giúp kiểm soát và chống lại các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

theo Ngôi Sao

 
 

5 thảo dược dễ kiếm tốt cho người mắc tiểu đường

soha.vn - 09/02/2014 19:50

Người mắc bệnh tiểu đường ngoài việc dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ có thể dùng những thảo dược sau để ổn định đường huyết:

1. Cây thìa canh

Có tên là Gymnema Selvestre, có nhiều ở khu vực châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ trong tiếng Hindi, Gymnema Selvestre có nghĩa là hạ đường huyết hay giảm đường huyết. Ở Việt Nam gọi là cây thìa canh, thuộc họ thiên lý, hợp chất chính của cây này có tác dụng làm giảm đường là gymnemic acid, conduritol.

5 thảo dược dễ kiếm tốt cho người mắc tiểu đường 1

Ngoài ra nó còn có khả năng phát hiện vị ngọt thông qua cơ chế kích thích các hoạt động của enzyme, giúp tế bào sử dụng glucose hoặc kích thích cơ thể sản xuất insulin. Mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ song những người Ấn Độ thường dùng nó để trị bệnh đái đường mà không để lại các phản ứng phụ, liều dùng 200-250mg/ngày chia hai lần.

2. Mướp đắng

Mướp đắng (Bitter Melon) hay có tên khác là khổ qua là loại quả thường dùng làm thực phẩm nhưng kiêm cả chức năng thuốc chữa bệnh tiểu đường. Mướp đắng có tác dụng giúp tế bào sử dụng glucose hiệu quả và phong bế việc hấp thụ đường trong ruột.

5 thảo dược dễ kiếm tốt cho người mắc tiểu đường 2

Tại Philipin người ta đã nghiên cứu và cho bệnh nhân dùng con nhộng sản xuất từ mướp đắng trong vòng 3 tháng, lượng đường trong máu giảm mạnh, thấp hơn so với những người dùng giả dược. Liều dùng 5-10mg (khoảng 3 muỗng canh) nước ép của mướp đắng/ngày.

3. Xương rồng gai

Xương rồng gai (Prickly pear Cactus) được xem là nguồn dược thảo rất có tác dụng trong việc giảm đường huyết, đặc biệt là quả chín của loại cây này. Nó có ở nhiều nơi, kể cả trong các siêu thị, có thể ăn hoặc ép lấy nước.

Qua nghiên cứu cho thấy, loại quả này có chứa các thành phần dưỡng chất có tác dụng giống như insulin. Ngoài ra nó còn giàu chất xơ nên có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày có thể ăn nửa bát dưới dạng chế biến như thực phẩm, hoặc chế biến theo hướng dẫn kèm theo.

4. Cỏ cari

Cỏ cari (Fenugreek) là loại cỏ họ đậu có hạt thơm dùng để chế cari mà người Ấn Độ thường sử dụng. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết, tăng độ nhậy insulin, giảm mỡ máu. Ngoài ra do có hàm lượng chất xơ cao, hạt chứa nhiều axít amino nên có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết insulin.

5 thảo dược dễ kiếm tốt cho người mắc tiểu đường 3

 

Một nghiên cứu chuyên sâu ở cỏ cari do các nhà khoa học Ấn Độ thực hiện ở 60 người dùng 25 gam/ngày cho thấy lượng đường trong máu ổn định cả ngay sau khi đã ăn cơm xong. Liều dùng 5-30g cho mỗi bữa ăn hoặc 15-90 gam trong một bữa/ngày.

5. Nhân sâm

Tác dụng của nhân sâm là giảm đường huyết có thể dùng 1-3 gam/ngày dưới dạng viên nang hay viên thuốc bình thường, hoặc dùng 3-5ml dưới dạng dịch, chia 3 lần/ngày. Nhân sâm được xem là dược thảo quý trong y học cổ truyền của người Trung Quốc, nó không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Riêng ở nhóm tiểu đường nhân sâm có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ carbohydrate tăng cường khả năng sử dụng glucose của các tế bào, tăng tiết insulin của tuyến tuỵ và giảm đường huyết. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Đại học Toronto Canada thực hiện cho thấy, những người dùng viên nang nhân sâm giảm được 15-20% lượng đường huyết so với nhóm dùng giả dược.

theo Nông nghiệp Việt Nam

 
 

Tác dụng không ngờ của cây vối trong điều trị bệnh tiểu đường

soha.vn - 16/12/2013 11:08

Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy...

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng. Cây vối thường cao chừng 5 - 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 - 12 mm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Loài cây giàu dược tính

Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Tác dụng không ngờ của cây vối trong điều trị bệnh tiểu đường
 

Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+.

Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+,Gram-, vi trùng bạch hầu..., phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... và không gây độc hại đối với cơ thể.

Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao. Nhiều nghiên cứu về dược tính của cây vối trong những năm qua cho thấy thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol có tên là 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy-3',5'dimethylchalcone. Chính chất này đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc (Multidrug resistance).

Nụ vối hỗ trợ trị tiểu đường

Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Chính những tác dụng chữa bệnh đa dạng và hiệu quả của nụ vối, hiện nay các nhà sản xuất đã có nhiều sản phẩm về nụ vối như trà vối túi lọc, cao vối… Giá nụ vối cũng không cao, khoảng từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, có bán ở nhiều tỉnh phía Bắc. Tại TPHCM cũng có thể mua được nụ vối ở nhiều nơi, nhiều nhất là trên đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), nơi bán các đặc sản miền Bắc.

Một số phương thuốc trị liệu đơn giảm với cây vối:

Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho cơ thể.

Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.

Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 - 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.

Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.

Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

theo Người lao động

 
 
 

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng búp ổi, lá sa kê và đậu bắp

24/02/2014 14:30

Bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường dưới đây được đúc kết theo kinh nghiệm dân gian và được người dân sử dụng có hiệu quả.

Trong kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta có nhiều bài thuốc nam điều trị các bệnh lý nội khoa mãn tính có tác dụng tốt, lại tránh được những tác dụng phụ. Trong đó có bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường. Hiện ở Quy Nhơn (Bình Định) có nhiều bệnh nhân bệnh tiểu đường đang sử dụng có kết quả bài thuốc nam sau đây.

1. Lá sa kê úa vàng rụng xuống đất (không dùng lá sa kê tươi đang ở trên cành)

Lá sa kê có tên khoa học là Artocarpus incia L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae, cây thân gỗ cao 10-12m có thể cao 15m, tán lá rất đẹp, phiến lá to, dài 30-50cm, rộng 10-12cm. Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp giống như đuôi con sóc dài 20cm. Cụm hoa cái hình cầu hoặc hình ống.

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng búp ổi, lá sa kê và đậu bắp 1

Qủa sa kê rất to, giống như quả mít tố nữ, hình tròn hoặc hình trứng, đường kính 10-20cm, vỏ màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt, thịt quả rất nạc trắng và chứa nhiều bột. Qủa sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có quả có hạt chìm trong thịt quả. Cây sa kê chịu đất khô ẩm, các tỉnh phía Nam nước ta nhân dân trồng nhiều sa kê vừa thu quả để ăn vừa làm cây cảnh che mát trong vườn nhà.

Qủa sa kê thường chế biến các món ăn như thái lát nhỏ rán với mỡ, bơ ăn thom ngon như bánh mỳ, còn dùng hầm nấu ca ri, bột sa kê làm bánh pho mát, bánh ngọt, nấu với tôm cá, với gạo ăn có chất dinh dưỡng cao.

2. Quả đậu bắp còn có tên mướp tây

Tên khoa hoc là Abelmoschusesculentus, một loại cây thân mềm sống khoảng một năm, cao 1-2m, thân hình trụ có nhiều lông và nhám. Cây có nhiều cành vươn thẳng lên cao, không xòe ngang, lá mọc so le, hình chân vịt, chia 5 thùy hẹp, xẻ đến phần nửa. Hoa 5 cánh màu vàng mọc ở hai kẽ lá, có màu đỏ ở giữa quả hình thoi, dài 10-12cm, đầu quả vót nhọn.

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng búp ổi, lá sa kê và đậu bắp 2

Đậu bắp luộc chín vừa hoặc rửa sạch ngâm nước muối 09% ăn sống, nấu canh chua, xào nấu chung với giá đậu xanh, dưa leo …

3. Ổi, búp ổi

Còn có tên gọi là phan thạch lựu, có tên khoa học là Psidum guajava. L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi chịu đất khô, cát sỏi, đồi núi, ổi cũng thường mọc hoang ở triền đồi núi.

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng búp ổi, lá sa kê và đậu bắp 3

Trong điều trị thường dùng ổi còn xanh, chát tốt cho tiêu hóa thể lỏng, ổi chín có tác dụng nhuận trường, thịt quả ổi chứa nhiều vitamin có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, sốt siêu vi, cải thiện cấu trúc da tốt hơn...

Trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường dùng 3 thứ trên theo công thức:
 
- Lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 gam
 
- Đậu bắp 100 gam
 
- Búp ổi tươi 20 gam
 
Ba thứ trên cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày.
 
Ngoài ra, với bệnh tiểu đường phải thực hiện tốt chế độ ăn uống hàng ngày như mỗi bữa ăn chỉ cần một bát cơm và hai bát rau, phải kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai lang, khoai mỳ, nên ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt.

theo Nông nghiệp Việt Nam

 

 

Chữa bệnh tiểu đường theo cách dân gian bằng gạo nếp

soha.vn - 01/05/2014 10:25

Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng... và đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Gạo nếp là loại thực phẩm quá quen thuộc với mọi người dùng chế biến bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng...

Dân gian hay dùng cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...

Xin giới thiệu một số bài thuốc đã được ghi nhận công dụng trong điều trị bệnh để bạn đọc tuỳ điều kiện của mình mà chọn lựa thực hành:

Cháo gạo nếp đậu xanh: gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường. Cách khác, hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ), vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống.

Gạo nếp hấp rượu vang: gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

Gạo nếp mật ong: gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

Bao tử heo nhồi gạo nếp: cho gạo nếp lượng vừa đủ vào bao tử heo, nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hàng ngày. Cách khác, cho thêm vào gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thuỷ cho thật chín rồi chia ăn vài lần.

Cháo gạo nếp hạt sen: người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

Gạo nếp tán hoài sơn: gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi.

Cháo gạo nếp táo tàu: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cách khác, gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.

Cháo gạo nếp đậu đen: gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.

Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng: gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.

Cháo gạo nếp nấu suông: còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng. Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

theo Sài Gòn tiếp thị

Đăng nhận xét