Vào chiều cùng ngày bé ngồi bàn nhậu với ba mẹ. Được bóc tôm trong lẩu cho bé ăn, đầu và vỏ tôm còn lại để ngay trên bàn. Đến lúc người lớn mải trò chuyện, bé bốc tiếp phần vỏ tôm để ăn thì bị ho sặc sụa. Nghĩ là bé bị vướng vỏ tôm nên mẹ móc họng tìm lấy nhưng không được.
Tối về, thấy bé sốt cao lên, miệng cứ chảy nước miếng hòai, đồng thời quấy khóc nhiều nên người nhà đưa bé đến bệnh viện. Khám bệnh và cho chụp phim X quang các bác sĩ thấy có tình trạng sưng mô mềm vùng trước cổ nhưng không thấy được dị vật nào cả. Đến khi thực hiện soi đường ăn mới thấy gắp ra được phần đầu con tôm đang cắm vào thành sau họng, gây vết rách sâu dài khoảng 3cm ở thực quản. Phải tiếp tục dùng kháng sinh trị biến chứng nhiễm trùng và cho bé ăn qua ống thông. Trường hợp này đã bắt đầu tạo ổ mủ nên nếu điều trị không kịp thời thì nguy cơ tử vong khó tránh.
Đầu vỏ tôm là những phần sắc nhọn có trong thức ăn. Trẻ còn nhỏ chưa có đủ răng để nhai kỹ nên dễ trở thành nguy cơ gây đâm vướng vào miệng họng, thực quản khi ăn phải. Để phòng tránh tai nạn như trên cần lưu ý chỉ cho trẻ nhỏ ăn tôm đã lột sạch vỏ. Dọn bỏ ngay đầu vỏ tôm sau khi lột để tránh trẻ bốc ăn phải.
Theo BS Hải Thoa
Nhi đồng 1
Đăng nhận xét