Thảm họa ngành y

VTV

Thứ ba, 30/08/2011, 09:00 GMT+7



Ngày 29/8, một bệnh viện ở Đài Loan đã phải xin lỗi 5 bệnh nhân vì đã cấy ghép tạng của một người có HIV cho 5 người này. Đây là sự cố đáng tiếc nhất trong lịch sử ngành y và cũng là kỷ lục y tế tồi tệ nhất ở Đài Loan.
Thảm họa ngành y
Ảnh minh họa

Người hiến tạng là một nam giới 23 tuổi, được chuyển vào bệnh viện đa khoa thành phố Hsinchu trong tình trạng bị chấn thương đầu và hôn mê sâu. Gia đình không hề biết anh này nhiễm HIV và đã liên hệ với Bệnh viện Đại học Đài Loan để xin hiến tạng. 5 bệnh nhân đã nhận tim, gan, phổi và hai quả thận từ người này.

Các nhân viên y tế đã yêu cầu gia đình thực hiện xét nghiệm kiểm tra HIV cho người hiến tạng. Tuy nhiên, vì một nhầm lẫn tai hại, kết quả này lại bị ghi sai. Cho đến khi các ca cấy ghép đã hoàn thành, bệnh viện Đại học Y Đài Loan mới phát hiện dữ liệu trước đó là hoàn toàn sai và thông báo cho bệnh viện Đại học Cheng Kung biết để theo dõi bệnh nhân.

Đại diện bệnh viện Đại học Đài Loan đã thừa nhận thiếu sót đối với gia đình bệnh nhân và bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc này.

Ông Chang Shan Chwen - Phó Giám đốc Bệnh viện Đài Loan cho biết: “Chúng tôi rất xin lỗi và rất lấy làm tiếc. Chúng tôi đã báo tin cho bệnh nhân và người nhà của họ. Tất nhiên là họ không thể chấp nhận được sai sót này. Chúng tôi sẽ kiểm tra cả 5 bệnh nhân này”.

Hiện tại chưa thể biết được người nhận tạng có bị lây nhiễm HIV hay không. Theo các bác sĩ, cần làm thêm các xét nghiệm phân tử, mất 1-2 tháng và theo dõi tiếp 6 tháng sau nữa mới có câu trả lời. Tuy nhiên, ông cho rằng, khả năng người nhận nhiễm bệnh khá cao.

Bệnh viện sẽ tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân và có biện pháp kỷ luật thích đáng với các nhân viên cẩu thả gây sai sót.

Tác giả : Nguyệt Hà

Cảnh giác với bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em

Báo Bắc Ninh- BacNinh NewsPaper:

(29/08/2011)
Nốt phỏng ở chân trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng

Bộ Y tế nhận định năm 2011 là năm có số ca mắc Tay Chân Miệng cao nhất từ trước tới nay, tính đến hết tháng 8, cả nước ghi nhận hơn 32 nghìn ca mắc, 81 trường hợp tử vong.



Tại Bắc Ninh, đến thời điểm này, toàn tỉnh phát hiện 21 ca nghi mắc, trong đó 2 trẻ em dương tính với EV71. Ca nghi mắc đầu tiên khởi phát ngày 14/6 với với các biểu hiện sốt, có nốt phỏng toàn thân và lòng bàn tay, chân và miệng... Độ tuổi mắc đa số từ 5 đến 48 tháng tuổi.

Với đặc điểm là nơi sản xuất, trung chuyển hàng hoá của cả nước, tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số đông, nguồn nước sinh hoạt được Clo hoá chỉ bao phủ trên địa bàn thành phố và một số thị trấn thuộc các huyện. Khu vực nông thôn chủ yếu sinh hoạt bằng nguồn nước ngầm, nước mưa, vệ sinh môi trường kém, hố xí chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao, vẫn còn tình trạng sử dụng phân tươi trong sản xuất nông nghiệp... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan, phát triển.

Bác sỹ Nguyễn Chí Hành, Giám đốc TTYT Dự phòng tỉnh cho biết: “Điều tra dịch tễ đối với các ca bệnh xét nghiệm (+) với tác nhân gây bệnh Tay Chân Miệng (được coi là ổ dịch), không phát hiện các ca mắc tương tự. Những ca nghi mắc khác đều tản phát, rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Cán bộ y tế dự phòng đã tiến hành tẩy uế khu vực nhà bệnh nhân và lân cận bằng Cloramin, giám sát các ca sốt, phỏng nước ở trên da, tay chân miệng, đặc biệt là những người tiếp xúc với bệnh nhân. Tiên lượng dịch có nguy cơ bùng phát do đã có mầm bệnh tại cộng đồng, công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chưa tốt, giao lưu rộng giữa các địa phương tạo điều kiện cho mầm bệnh phát tán...”.

Trước tình hình trên, TTYT Dự phòng tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch: Tuyên truyền người dân tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm như rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi; Tăng cường giám sát bệnh Tay Chân Miệng, khi có bệnh nhân nghi ngờ cần điều trị cách ly, tiến hành điều tra, giám sát, lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán kịp thời; Khuyến cáo người dân, khi bị sốt và xuất hiện nốt phỏng trên da cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.

Hoạt động phòng chống dịch tại địa phương, khi phát hiện các trường hợp nghi Tay Chân Miệng cần tẩy uế môi trường nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh bằng Cloramin, dùng vôi bột, cloramin B khử trùng hố xí, cống rãnh nước thải, phối hợp với bệnh viện cùng cấp cách ly và điều trị tại chỗ, quản lý chất thải bệnh nhân theo phác đồ khi phát hiện trường hợp mắc mới. Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn giám sát dịch chặt chẽ, tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng tại cộng đồng, phối hợp với ngành giáo dục thực hiện thông khí tốt các lớp học, đặc biệt với các trường mẫu giáo, mầm non. Khi trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi phát hoặc hết vết loét miệng và phỏng nước, nếu có từ 2 trẻ mắc trở lên trong 1 lớp, trong vòng 7-10 ngày cần cho lớp nghỉ học, kể từ khi khởi bệnh của ca cuối cùng.

Bệnh tay chân miệng do virus Entero71 gây biến chứng rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não..., bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Những dấu hiệu cho biết trẻ mắc bệnh chân tay miệng có thể đã bị biến chứng như: khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình, nói nhảm, run chi, sốt cao, nôn ói nhiều, mạch nhanh, yếu tay chân, méo miệng... Ngành Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh, nếu thấy trẻ có một trong số những triệu trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện cấp cứu. Với đa số bệnh tay chân miệng thuộc các tuyp không nguy hiểm sẽ tự khỏi, có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kê đơn của bác sỹ, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, vệ sinh toàn diện cho trẻ...

Ngọc Duyệt

Hủ tíu Nam Vang giữa Sài Gòn

vietbao.vn

Thứ năm, 24 Tháng năm 2007, 23:03 GMT+7



Hu tiu Nam Vang giua Sai Gon
Ảnh: Flickr

Có một câu truyền miệng của khách sành ăn, sang tận Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) ăn hủ tíu không ngon bằng ăn hủ tíu Nam Vang ở Sài Gòn. Có thể là như vậy thật, vì cả trăm năm du nhập vào Việt Nam, món này đã thay đổi để phù hợp với khẩu vị địa phương...

Tô hủ tíu bắt mắt vì đủ thứ màu sắc từ lớp thức ăn giàu đạm: thịt nạc băm, tôm khô xào cải khô, tôm tươi luộc, trứng cút, tim, gan, cật, lưỡi..., bắt mũi vì mùi thơm hấp dẫn, bắt miệng vì vị ngọt thanh, nhưng không nặng mùi và gắt vị.

Mỗi tô hủ tíu trung bình cung cấp 24,3g chất đạm, 14,8g chất béo, 42,5g chất bột đường, 243,2 mg canxi, 368 mg phosphor, 5,5 mg sắt, 654,5 mg natri, 267,6 mg kali, 201 mcg vitamin A và khoảng 500-750k calo - một con số khá lớn chỉ thích hợp với những bữa ăn chính.

Cảnh giác với chất béo, cholesterol là không thừa, nên ngày càng nhiều thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ ra đời, như Enplus cho người cao tuổi, ăn uống kém hoặc có bệnh tim mạch, vì Enplus có thể thay thế bữa ăn, không có cholesterol, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Món ăn này dễ làm thực khách... mất cảnh giác vì từ thực phẩm đến nước dùng đều trong trẻo, ngọt, ít gợi ý đến chất béo. Thực ra lượng chất béo trong món ăn này khá cao, trên 30%, và lượng cholesterol từ tôm, lòng đỏ trứng, tim, gan, cật... đủ đáng e ngại với người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp hay thừa cân, béo phì. Các loại thực phẩm khô như tôm, mực, củ cải... để nấu nước dùng làm cho lượng natri trong thức ăn cũng cao, không tốt cho người cao huyết áp hay bệnh thận.

Vì vậy, với người đã có bệnh lý mãn tính không lây cần kiêng cữ trong dinh dưỡng, nên chú ý dặn người bán tránh cho thêm mỡ hành vào hủ tíu sau khi trụng bánh, giảm bớt lượng thực phẩm giàu cholesterol như tôm, gan, tim, lòng đỏ trứng, gia tăng lượng rau tươi như giá, hẹ, cần ta... Ăn thêm tỏi ngâm chua cũng là một phương pháp rất tốt để làm cân đối sự hấp thụ và chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, cần lưu ý chỉ nên coi đây là món ăn trong bữa chính. Nếu bạn dùng hủ tíu làm bữa phụ, chỉ nên gọi ít bánh và giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo.

Ths.Bs Đào Thị Yến Phi

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)




Yahoo!:

Hủ tíu Nam Vang: Món hủ tíu quốc tế

Nếu biết thủ đô Phnom Penh của Campuchia còn được gọi là Nam Vang, thì sẽ hiểu hủ tíu Nam Vang là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia. Nhưng chuyện quanh tô hủ tíu Nam Vang không chỉ có bấy nhiêu quốc gia…

>> Sài Gòn mùa mưa, 'nghiện' rau luộc chấm kho quẹt

>> Đi xa nhớ cách uống càphê Việt

Những năm 1970, những người Việt ở Campuchia hồi hương đem theo cách nấu món hủ tiếu ở Nam Vang về giới thiệu với dân Sài Gòn. Cái cụm từ "hủ tíu Nam Vang" bắt đầu xuất hiện trong danh mục món ăn của thành phố phương Nam này từ đó.



Một món ba xứ




Hủ tíu Nam Vang nguyên bản ở Campuchia nhưng lại do người Tiều, một tộc người di cư từ Trung Quốc sang nấu. Món này ở Nam Vang thì chỉ có thịt heo nạc và thịt bằm, rau ăn kèm chỉ có xà lách với giá. Sang đến Việt Nam, nguồn nguyên liệu đa dạng đã làm cho tô hủ tíu biến đổi thêm phần phong phú thấy rõ. Tùy ý thích, có nơi cho thêm vào tô hủ tíu con tôm, miếng gan heo, phèo heo, có nơi cho thêm cái trứng cút... Rau ăn kèm có thêm hẹ, rau cần, và tần ô.



Về căn bản hủ tíu Nam Vang quan trọng nhất là nước dùng được nấu thuần bằng xương ống, nên vị ngọt đậm mà thanh, màu phải hơi ánh vàng mà trong vắt. Hủ tíu Nam Vang ngon phải nấu bằng cọng hủ tíu nhỏ, mỏng, nhưng dai và hơi trong. Thứ hủ tíu này được chế biết từ những lò ở Củ Chi cũng do người từ Miên về mở.



Thành phố Hồ Chí Minh có các tiệm hủ tíu Nam Vang do người Việt từ Campuchia về Sài Gòn mở từ những năm 1970 rất nổi tiếng như tiệm Hồng Phát, Liến Húa trên đường Võ Văn Tần (Quận 3); Kim Tháp trên đường Bà Hạt (Quận 10), và Ty Lum trên đường Huỳnh Mẫn Đạt (Quận 5). Còn tiệm hủ tíu Nam Vang mới mở sau này thì nhiều không kể nổi, nhưng hương vị đã lai ít nhiều.



Ăn khô, ăn nước, và hũ đường




Ông Ty Lum kể tiệm hủ tíu Nam Vang chính gốc là thường phải có hủ đường đặt sẵn trên bàn, vì đa số người ăn hủ tíu bên Campuchia thường ưa ngọt nên hay nêm thêm đường vào tô hủ tíu. Nhưng sau này những quán kể trên cũng ít để sẵn hủ đường vì đa số người Sài Gòn không bỏ thêm đường. Dù vậy, có khách gọi đường thì cũng có mang ra ngay và nghe gọi thêm đường thì quán cũng biết chắc đây là khách gốc Campuchia, hoặc là dân sành ăn theo đúng bài bản của hủ tíu Nam Vang tại chính gốc.



Hủ tíu Nam Vang được dọn theo hai cách: khô hoặc nước. Nếu ăn hủ tíu khô, sau khi bánh hủ tíu trụng xong sẽ được rưới thêm nước xốt làm từ hắc xì dầu và mỡ tỏi. Cái mùi thơm của tỏi phi vàng rộm và vị mặn có hậu ngọt thanh của hắc xì dầu sẽ làm tăng sự đậm đà cho tô hủ tíu khô. Còn ăn nước thì nước lèo phải vừa trong vừa phải thật ngọt vị xương. Ăn hủ tíu nước có cái thú là nóng sốt, ăn tới đâu mồ hồi vã ra đến đó sảng khoái cả người.



Ăn hủ tíu Nam Vang còn cái thú vị nữa là gọi tô xí quách ăn kèm. Xí quách phải được ngâm trong nước lèo, khi cần vớt xương từ nồi nước dùng ra thì mới thơm, ngọt. Đây cũng là một bí quyết của các quán chuyên hủ tíu Nam Vang khi phải tính toán sao cho ninh xương trong nồi mà không bị rục thì mới ngon. Một số nơi thì vớt xương ra sẳn bên ngoài, ai gọi thì cho xương vào trụng trong nồi nước cho nóng là xong. Nhưng xí quách kiểu này khi ăn sẽ lộ ra ngay cái nhạt nhẽo không mùi vị như xí quách được nấu trong nồi nước lèo nóng hổi.



Hủ tíu Nam Vang quê ở Campuchia nhưng do người Tiều từ Trung Quốc sang nấu lại thành món đặc sản ở Sài Gòn, được người Việt ưa thích. Bở vậy, có người ví von hủ tíu Nam Vang là món ăn được quốc tế hóa ở Sài Gòn.



Quang Tâm

"Vùng kín" dễ bị chảy máu: bệnh gì? | Chuyên gia tư vấn

aFamily.vn - Chuyên trang Phụ nữ trẻ & Gia đình:

27-08-2011 15:01:03

Nhật Minh - Theo PLXH

Khi bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, dịch âm đạo chuyển sang vàng xanh hay lợn cợn… và đặc biệt có các triệu chứng khó chịu như là ngứa rát vùng âm hộ, tiểu đau, giao hợp đau…

Em năm nay 25 tuổi, chưa sinh con. Em có đi khám ở Hai Bà Trưng, bác sĩ nói em ko bị viêm nhiễm gì hết. Em thấy không đúng vì khí hư của em màu vàng đặc nên em biết mình đang bị viêm nặng. Sau đó, em có qua khám ở phòng khám khác, thì được kết luận là viêm lộ tuyến.

Em muốn hỏi là liệu kết luận đó có đúng không hay là em bị viêm cổ tử cung vì khi chạm vào "vùng kín" là bị chảy máu, có thể do bị loét, nhiễm nấm chlamydia, dịch cùng đồ (dịch dạng mủ trắng) hay không? Em chưa sinh con cũng chưa phá thai lần nào.

Hiện nay có biện pháp nào điều trị an toàn không và chữa tại địa chỉ nào thì uy tín? Em không làm ở Hà Nội và chỉ được nghỉ vào ngày chủ nhật. Tại phòng khám, họ tư vấn cho em thực hiện phẫu thuật cắt bỏ lớp viêm. Em không biết như vậy có sao không? Em xin chân thành cảm ơn! (thuy@...)


Trả lời:


Chào em!


Thông thường dịch âm đạo (thường gọi là khí hư hay huyết trắng) xuất hiện vào khoảng giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt (tức là khoảng thời gian rụng trứng), bao gồm các tế bào âm đạo bong ra, chất tiết từ tuyến Bartholin, tuyến Skène, dịch nhầy ở cổ tử cung, dịch tiết từ buồng tử cung và dịch thầm từ thành âm đạo. Bình thường, dịch âm đạo hơi trong, hơi quánh, không mùi, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và không ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ.

Khi bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, thường tình trạng dịch âm đạo sẽ thay đổi trở nên vàng xanh hay lợn cợn… và đặc biệt có các triệu chứng khó chịu đi kèm như là ngứa rát vùng âm hộ, tiểu đau, giao hợp đau…

Tuy nhiên có một số trường hợp có tình trạng viêm nhiễm nhưng không có triệu chứng như nhiễm Chlamydia trachomatis, Human papilloma virus… Những triệu chứng của em có thể cho thấy em đang bị viêm nhiễm nặng ở cổ tử cung, và khả năng viêm lộ tuyến là khá cao.

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng phần biểu mô chế tiết ra niêm dịch từ bên trong ống cổ tử cung lộn ra ngoài hoặc có sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa trưởng thành ở cổ tử cung. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dâu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.

Tuy chỉ là tổn thương lành tính ở cổ tử cung nhưng lộ tuyến khá nguy hại ở chỗ nó có thể đẩy nhanh sự phát triển việc nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công (trong khi âm đạo có thể không bị nhiễm) như vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp..., từ đó nhiễm khuẩn phát triển lên cao gây viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ và cuối cùng là viêm tiểu khung.

Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở một số trường hợp, lộ tuyến cổ tử cung có thể gây vô sinh. Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con.

Việc lựa chọn phòng khám hay bệnh viện cũng cần phải được khám và làm các xét nghiệm đầy đủ để có hướng điều trị tốt nhất cho em. Dù em làm ở đâu và bận rộn mấy cũng nên dành thời gian để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tình trạng viêm nhiễm đến mức độ bị chảy máu cổ tử cung là khá nặng và có thể gây những biến chứng khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này. Vì vậy, em không nên kéo dài thời gian, nên điều trị càng sớm càng tốt em nhé.

Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, em có thể trao đổi cùng các chuyên gia tư vấn của tổng đài. Chúc em mọi điều tốt lành trong cuộc sống.


Thân ái,
Tư vấn bởi:
Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 6801 hoặc 1900 6802

Ký sinh trùng ăn não người

Thanh Niên Online:

Một khi chui vào não thông qua đường mũi, ký sinh trùng có tên Naegleria fowleri sẽ nhanh chóng kết liễu nạn nhân trong thời gian ngắn nhất.

Naegleria fowleri, ký sinh có biệt danh ăn não người, đã giết chết nạn nhân mới tại Mỹ trong tháng này. Christian Strickland, cậu bé 9 tuổi đến từ hạt Henrico ở Virginia đã nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm trên trong một lần đi câu cá gần đây. Cậu đã thiệt mạng vì viêm não vào ngày 5.8, theo báo The Richmond Times-Dispatch dẫn lời bác sĩ Keri Hall của Sở Y tế. Cách đó vài ngày, một nạn nhân khác tên Courtney Nash cũng đã đầu hàng trước Naegleria fowleri sau khi tắm táp tại sông St.John ở Florida. Đài truyền hình địa phương WESH dẫn lời người mẹ Patricia Nash, trước lúc chết Courtney quyết định hiến xác.



Cơ chế tấn công não của ký sinh trùng Naegleria fowleri - Ảnh: Quỹ Mayo

Thường được tìm thấy trong những vũng nước tù như ao hồ sông suối, loại ký sinh trên sẽ chui vào đường mũi, len lỏi dần đến tế bào thần kinh khứu giác để tìm đường xâm nhập vào não bộ vật chủ, theo miêu tả của Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC). Nếu bị nhiễm Naegleria fowleri, nạn nhân hầu như chắc chắn sẽ bị viêm màng não. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn ói, cổ cứng và nhức đầu ở phần trán. Chỉ tính riêng ở Mỹ, tổng cộng có 32 ca nhiễm ký sinh trùng trên từ năm 2001 đến 2010, theo phát ngôn viên CDC là Christine Pearson nói với tờ The Lookout.



Tính ra mỗi năm có 3 người Mỹ thiệt mạng vì nhiễm ký sinh trùng ăn não. Hiện không có biện pháp điều trị.


Nhiệt độ cao là yếu tố chính gây nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, vì loại ký sinh trùng này hoạt động mạnh trong điều kiện ao hồ ấm áp.

Naegleria fowleri cũng có thể tìm thấy trong hồ bơi chưa được xử lý đúng cách hoặc nước máy nhiễm khuẩn. Cần ghi nhận là loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người, và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi lọt đến não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại.

Phi Yến

Chăm sóc miệng sau khi nhổ răng

Thanh Niên Online:

Việc chăm sóc răng miệng hợp lý sau khi nhổ răng có thể giúp giảm đau và giúp vết thương mau hồi phục.

Theo healthday.com, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nha khoa Mỹ đưa ra các lời khuyên sau: 1. Không hút thuốc; 2. Súc miệng cẩn thận, tránh súc miệng quá “bạo lực”; 3. Không uống nước bằng ống hút; 4. Giảm đau bằng cách dùng một miếng khăn lạnh hoặc túi nước đá chườm vào chỗ nhổ răng; 5. Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên, song chăm sóc răng nhớ tránh quá gần chỗ nhổ răng, vì có thể gây đau nhức.

Mai Duyên

Mù tạt trị bệnh

Thanh Niên Online:

Hạt mù tạt - Ảnh: shutterstock


Trong hạt mù tạt chứa nhiều vitamin, là nguồn dồi dào axít béo omega-3, canxi, chất xơ, sắt, mangan, magiê, nicain, protein, selen, kẽm và phốt pho.

Chất selen trong mù tạt có tác dụng giảm bệnh hen suyễn, viêm khớp và hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, làm giảm huyết áp cao và rất tốt cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Hạt mù tạt được xem có nhiều ích lợi cho sức khỏe vì chúng có hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao và nhiều đặc tính kháng khuẩn cũng như sát trùng.

Vân Di

Đã có thuốc trị bệnh tiểu dầm

Thanh Niên Online:

Bác sĩ Lê Khánh Diệu thăm khám tổng quát cho bệnh nhân tại khoa thận Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: T.Đạm


Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM là đơn vị đầu tiên tại phía Nam bắt đầu nhận điều trị trẻ em mắc bệnh tiểu dầm từ cuối tháng 7-2011.

Mới đây, một doanh nhân thành đạt ở TP.HCM đã đưa con gái 13 tuổi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh. Bé học rất giỏi nhưng lại mắc chứng luôn tiểu dầm. Từ lúc bé 4 tuổi, mẹ bé đã đưa bé đến nhiều bệnh viện trong TP.HCM điều trị nhưng bác sĩ nào cũng trả lời mắc bệnh tiểu dầm do tâm lý, khi lớn sẽ hết. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi này đã được các bác sĩ cho uống thuốc điều trị và hiện đã hết tiểu dầm sau hơn hai tuần thăm khám.

Điều trị khi trẻ hơn 6 tuổi

Sở dĩ đến nay Bệnh viện Nhi Đồng 1 mới nhận điều trị bệnh này vì trước đây phải lo điều trị nhiều bệnh nặng hơn và chưa thấy sự cần thiết trong việc tiếp nhận, điều trị căn bệnh này. Ngoài ra, đến nay Bệnh viện Nhi Đồng 1 mới có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán, điều trị hiệu quả chứng tiểu dầm của trẻ (máy niệu động học).

Phần lớn trẻ bị tiểu dầm sẽ hết khi trưởng thành (18 tuổi), tuy nhiên vẫn có khoảng 10% trẻ tiếp tục bị tiểu dầm đến lớn. Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, trẻ trên 6 tuổi mà vẫn tiểu dầm cần đưa trẻ đến khám, thực hiện một số xét nghiệm đơn giản và có thể tiến hành điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu dầm, trong đó một số ít trường hợp liên quan đến tâm lý, gỡ bỏ những nguyên nhân này trẻ sẽ hết tiểu dầm. Những trường hợp này cần được bác sĩ tâm lý khám và tiến hành điều trị.

Các nguyên nhân gây tiểu dầm khác là tình trạng đa niệu về đêm (thiếu hụt hormon kháng lợi niệu hoặc còn được xem là thiếu hormon làm cô đặc nước tiểu vào ban đêm); hoặc do trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, khó đánh thức, khả năng tự thức giấc khi bàng quang căng đầy vào đêm của trẻ còn rất hạn chế. Ngoài ra, trẻ tiểu dầm còn có yếu tố di truyền, trong trường hợp cả ba và mẹ trẻ đều tiểu dầm thì khả năng con bị tiểu dầm tăng lên đến hơn 70% so với những trẻ bình thường khác.

Một số trẻ bị tiểu dầm kèm theo những nguyên nhân khác rất ít gặp, như mắc bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt (tạo nước tiểu nhiều), có bất thường về hệ niệu (bị dị tật). Vì vậy, trẻ mắc bệnh tiểu dầm cần đi khám để có thể phát hiện một số bệnh như kể trên. Khi khám, các bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm đơn giản như tổng phân tích nước tiểu, có thể kèm siêu âm bụng, đo niệu động học để phân loại nguyên nhân tiểu dầm, từ đó có hướng điều trị thích hợp cho trẻ.

Theo bác sĩ Thoại Loan, trẻ trên 6 tuổi tiểu dầm không được điều trị sẽ khiến trẻ bối rối và không thích giao tiếp với bạn bè, không tự tin trong cuộc sống sau này, đặc biệt là khó hòa nhập cuộc sống xung quanh khi trẻ lớn lên.

Nhiều cách chữa

Bác sĩ Thoại Loan cho biết cách điều trị trước tiên là không cần dùng thuốc. Cách điều trị này cần đến sự nỗ lực của trẻ cũng như sự trợ giúp rất nhiều từ phía người nhà và cách này thường được ứng dụng trong giai đoạn đầu của việc điều trị.

Có hai cách điều trị không dùng đến thuốc, một là hạn chế cho trẻ uống nước hoặc ăn thức ăn lỏng hai giờ trước khi trẻ đi ngủ. Nhiều trẻ học bán trú, cha mẹ thường có suy nghĩ ở trường không uống nước nhiều nên lúc ở nhà thường ép trẻ uống nước.

Trong khi tỉ lệ nước ban ngày cần uống là 2/3 và đêm chỉ là 1/3. Hoặc là cần đánh thức trẻ vào ban đêm. Người mẹ tìm hiểu thời gian trẻ thường tiểu dầm để đánh thức trẻ dậy đi tiểu trước đó (trẻ thường tiểu dầm vào một thời gian cố định trong đêm, vào lúc nước tiểu đã đầy, bàng quang đủ mở, giấc ngủ đã sâu). Cách thứ hai điều trị không cần dùng thuốc là gắn một loại máy vào bụng trẻ để khi nào bàng quang đầy sẽ đánh thức trẻ dậy đi tiểu, tuy nhiên loại máy này chưa được nhập vào nước ta. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang tìm hiểu nguồn hàng để nhập loại máy này về.

Khi gia đình không đồng ý hoặc đã thất bại với cách điều trị trên hoặc trẻ được chẩn đoán là bị đa niệu, lúc này các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc điều trị bệnh tiểu dầm vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Loại thuốc này khá rẻ và được bảo hiểm y tế thanh toán. Sau 2-4 tuần uống thuốc, trẻ sẽ hết tiểu dầm và ngưng dùng thuốc. Còn với những trẻ lớn mới điều trị thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Dù có nhiều cách điều trị bệnh tiểu dầm, nhưng các bác sĩ vẫn nhấn mạnh một trong những yếu tố điều trị thành công bệnh tiểu dầm chính là sự quyết tâm điều trị của trẻ và sự hỗ trợ của cha mẹ, gia đình trẻ.

Theo Tuổi Trẻ

Thuoc khang sinh gay ra cac benh man tinh

BAODATVIET.VN

8:30 PM, 26/08/2011





Tiến sĩ Blaser đưa ra hồi chuông cảnh báo tới cộng đồng y tế về việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách phổ biến sẽ đe dọa tới sức khỏe con người hơn là tạo ra các “siêu” kháng – đã được sử dụng tối đa trong những năm qua.

Việc phát hiện và sử dụng kháng sinh giúp chúng ta tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh thường không phân biệt và tiêu diệt cả các chủng vi khuẩn tốt, xấu.

Thuốc kháng sinh gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh



Các nhà khoa học đã tìm thấy một số vi khuẩn có lợi có thể không bao giờ tái tạo được. Cho nên khi chúng bị tiêu diệt có thể dẫn đến việc tăng khả năng nhiễm trùng và bệnh tật.



Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng thuốc kháng sinh được sử dụng đang đóng góp cho việc tăng số lượng người bị các bệnh như: béo phì, dị ứng, hen suyễn, viêm ruột và tiểu đường giai đoạn 1 đang xảy ra trên toàn thế giới.

Một đứa trẻ trưởng thành trung bình phải sử dụng từ 10 đến 20 liều kháng sinh. Đặc biệt, ở phụ nữ thì lượng kháng sinh này còn nhiều hơn.

Tiến sĩ Blaser kêu gọi các bác sĩ cắt giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai.

San Thái ( Theo: Physorg)

Bé 9 tuổi bị cướp chém đứt tay tạm qua cơn nguy kịch

Dân trí:

Thứ Năm, 25/08/2011 - 16:58



Đến trưa 25/8, Bích đã tạm qua cơn nguy kịch nhưng tình trạng của cháu trông rất đau lòng...

>> Phẫu thuật nối tay bé 9 tuổi bị cướp chặt


Bé Bích đang được chăm sóc đặc biệt sau ca mổ kéo dài 12 tiếng


Như tin đã đưa, chiều 24/8, cháu Bích được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng hoảng loạn, đau đớn với bàn tay phải bị chém đứt lìa, hai vết chém vùng đầu, mặt, tay trái nên được chuyển vào phòng mổ cấp cứu.

Ngay sau khi tiếp nhận cháu Bích, các bác sĩ đã nhanh chóng phẫu thuật cứu cháu bé. Nhiều kíp mổ đã thay phiên nhau thực hiện các phẫu thuật từ 13h ngày 24/8 đến gần 1h sáng ngày 25/8. Do bàn tay bị chém đứt rời khá lâu (khoảng 7- 8 tiếng) mới được phẫu thuật nối liền nên tiên lượng ban đầu không mấy khả quan. Tuy nhiên, sau nhiều giờ, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công khâu nối vi phẫu các động mạch, tĩnh mạch thần kinh và các gân.

Đến thời điểm này, bàn tay của cháu bé đã ấm dần và có khả năng hồi phục tốt. Tuy nhiên, mặc dù đã phẫu thuật các chấn thương vùng đầu nhưng do ảnh hưởng đến não nên các bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm.

Sau 12 giờ mổ nối bàn tay, phẫu thuật chấn thương sọ não và khâu vá các vết thương khác, đến trưa 25/8, cháu Bích đã qua cơn nguy kịch.

Theo D.Thu

Người lao động

Sản phụ sinh cùng lúc 4 bé, bác sĩ "toát mồ hôi"

Dân trí:

Thứ Tư, 24/08/2011 - 18:17

TPHCM: Sản phụ sinh cùng lúc 4 bé, bác sĩ "toát mồ hôi"

(Dân trí) - Lập gia đình hơn 2 năm nhưng chưa có con, chị Việt Trinh đi điều trị vô sinh và sử dụng biện pháp “kích thích phóng noãn”. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy có 4 phôi thai hình thành, vì ham con chị đã “tặc lưỡi” cho ra đời cả 4 bé.

Ngày 24/8, lần đầu tiên bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một ca sinh cùng lúc 4 cháu bé. Sản phụ là chị Lê Thị Việt Trinh (21 tuổi, ngụ tại Long Xuyên, An Giang).

4 cháu bé chào đời đều khỏe mạnh.

Theo lời kể của gia đình chị Trinh, do lập gia đình đã hơn 2 năm nhưng “không thấy bầu bì gì” nên vợ chồng chị Trinh đã đến bệnh viện địa phương để điều trị hiếm muộn. Sau khi được bác sĩ sử dụng thuốc kích thích phóng noãn, chị Trinh đã mang thai. Tuy nhiên do điều kiện gia đình khó khăn và đường xá đi lại quá xa nên chị Trinh không đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên.

Đến tháng thứ 3, chị tái khám, kết quả kiểm tra cho thấy chị đã mang 3 thai, phần vì ham con, phần vì nếu bỏ 1 trong ba thai lúc này nguy hiểm đến mẹ và các còn lại nên chị tặc lưỡi làm liều để cả 3 phôi thai. Tuy nhiên, đến tháng thứ 6 khi đi kiểm tra lại các bác sĩ cho biết số trẻ mà chị đang mang không phải là 3 mà đã lên đến 4 cháu.

Với trọng lượng 1,75kg cậu anh đầu cũng là bé nặng ký nhất.

Bỏ không được, giữ cùng khó nên gia đình đã chuyển chị lên khám và theo dõi bào thai tại Viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em TPHCM. Ngày 22/8, chị Trinh có cảm giác đau bụng nên đến Từ Dũ thăm khám. Lúc này, tử cung đã bắt đầu mở theo chẩn đoán chị sẽ sinh non nên sau đó gia đình chuyển đến bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

BS Trần Việt Cường, Phó khoa Sản, cho biết: “Lần đầu tiên phải đối mặt với một ca sinh khó, cuộc hội chẩn của các bác sĩ đầu ngành trong bệnh viện ngay lập tức được tiến hành. Qua phân tích hình ảnh cho thấy, 4 cháu bé chỉ nằm trong 3 bọc ối cả 4 bé đều nằm ngược đầu, thai nhi mới được 7,5 tháng tuổi nhưng tử cung của thai phụ đã mở.”

Các cô em gái cũng hồng hào không kém.

Hai phương án can thiệp đã được đưa ra, một là để sản phụ sinh tự nhiên, hai là can thiệp bằng phẫu thuật để bắt con. Nếu để sinh tự nhiên, ca đỡ sẽ kéo dài nên khó tránh khỏi nguy cơ các bé ra sau bị ngợp, bên cạnh đó việc sinh thiếu tháng và “đẻ ngược” có thể sẽ khiến các bé bị gãy tay hoặc gãy chân, sản phụ khó có thể tránh khỏi băng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Trước tình hình trên, cuộc hội chẩn đi đến quyết định mổ để bắt con. Lúc 11h30, ca phẫu thuật được bắt đầu. Lần lượt 1 bé trai (nặng 1,75 kg) và 3 bé gái ( bé thứ nhất nặng 1,1kg, bé thứ hai nặng 1,7kg, bé thứ 3 nặng 1,6kg) đã chào đời “mẹ tròn con vuông” trong sự mừng vui pha lẫn lo âu của người mẹ trẻ.

Bà mẹ trẻ sinh cùng lúc 4 con "vừa mừng lại vừa lo".

Theo BS Trần Việt Cường: “Đây là một trường hợp hi hữu xảy ra nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết và quá ham con của người mẹ. Theo quy định điều trị vô sinh, khi đã thụ thai nếu thai phụ mang đa thai bác sĩ sẽ phải hủy bớt phôi thai nhưng sản phụ Trinh đã không biết nên dẫn đến chậm trễ.”

Qua trường hợp trên, BS khuyến cáo các bà mẹ điều trị hiếm muộn khi mang thai phải đi khám đều đặn, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị sinh non. Bên cạnh đó bác sĩ phải giám sát chặt chẽ tình hình của mẹ để phát hiện kịp thời các biến chứng về hình thái học khiến các bé bị dị tật.”

Vân Sơn

Tai biến mạch máu não ở bệnh nhân đái tháo đường

[123Suckhoe] - Tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đái tháo đường. Tăng đường huyết đã thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa nhanh hơn, nhiều hơn ở các bệnh nhân này. Việc phòng ngừa bệnh hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác của bệnh nhân với thầy thuốc.

Đái tháo đường thúc đẩy những yếu tố gây tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là sự rối loạn tuần hoàn não dưới dạng cấp tính, bệnh xuất hiện đột ngột trong vài giây hoặc có thể xuất hiện nhanh trong vài giờ với các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt chi, mất ngôn ngữ, mất phản xạ, xuất huyết não... người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời, nếu qua khỏi thì cũng giảm tuổi thọ nghiêm trọng và suy giảm nhiều chức năng của cơ thể, thậm chí tàn phế. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nhiều trường hợp tử vong do nhồi máu não, đặc biệt là nhồi máu ổ khuyết.
Đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim... Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm mỡ máu, có chỉ số cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân đái đường, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.


Bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị xơ vữa động mạch não (động mạch não bình thường (trên), động mạch não bị xơ vữa (dưới).
Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các biến chứng
Dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị đái tháo đường, phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg... cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ... cần phải đi khám bệnh ngay. Tại các cơ sở y tế, người ta sẽ tiến hành đo nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên (200mg/dl) hoặc nồng độ glucose huyết tương lúc đói (126mg/dl). Kết quả này được khẳng định lại bằng xét nghiệm lần thứ 2.
Xác định TBMMN dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phân biệt bệnh nhân TBMMN não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não...


Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Tăng huyết áp kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TBMMN. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 - 3 lần so với nhóm không bị đái tháo đường. Đối với đái tháo đường týp 1, tăng huyết áp xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.
Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp. Cụ thể: glucose lúc đói nhỏ hơn hoặc bằng 7mmol/lit (<126mg/dl);>
123SUCKHOE.COM - Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bệnh TCM: Sẽ diễn biến phức tạp cả tính chất và quy mô

LAODONG:

Thứ Tư, 24.8.2011 | 08:46 (GMT + 7)

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 23.8, cả nước đã ghi nhận 35.623 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM) tại 59 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 83 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố.

Rửa tay đúng cách phòng bệnh tay chân miệng

8 biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Công bố dịch tay chân miệng? Hôm nay có câu trả lời

Bộ Y tế quyết định chưa công bố dịch tay chân miệng

Một trường mầm non tạm nghỉ vì bệnh tay chân miệng

Số mắc gia tăng liên tục từ tháng 5.2011, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Đây là năm có số ca mắc, tử vong cao nhất từ trước tới nay. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh. Dự báo trong các tháng cuối năm 2011, tình hình bệnh TCM còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu các tỉnh, TP không thực hiện các biện pháp phòng, chống quyết liệt, triệt để.





Đánh giá về các biện pháp phòng, chống dịch TCM, Cục Y tế dự phòng cho biết, tình hình bệnh TCM vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh TCM trong thời gian qua còn hạn chế, thông điệp tuyên truyền chưa đến được tận các hộ gia đình về các biện pháp chống dịch có hiệu quả. Để ngăn ngừa diễn biến bệnh phức tạp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh TCM, coi đây là nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2011.



Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Do đó, để chủ động phòng bệnh cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp như: Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát; rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch; không để trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng.



Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ; thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc Cloramin B. Đặc biệt, khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

V.H

Sỏi Mật - Những điều cần biết

Thiên Nam - Nguồn sức khỏe của bạn:



Sỏi mật là gì ?

Sỏi mật là “ những hòn sỏi ” nằm bên trong túi mật. Túi mật là một túi có dạng hình lê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của mật sẽ hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy.

Có hai loại sỏi mật : sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol bao gồm ít nhất 60% là cholesterol và thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Sỏi sắc tố thì màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.

Sỏi mật là bệnh rất thường gặp. Ước đoán khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị sỏi mật trong cuộc đời của mình. Bệnh sỏi mật chiếm tỉ lệ cao nhất ở những quốc gia vùng Scandinavia và số người bị sỏi mật ở những quốc gia này ngày càng tăng.

Tại sao có sỏi mật ?

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.

Ai là người có nguy cơ bị sỏi mật ?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong việc hình thành nên sỏi cholesterol. Trước tuổi thanh thiếu niên sỏi mật rất ít gặp, còn sau tuổi 40 tỉ lệ này gia tăng rõ rệt. Những yếu tố nguy cơ khác để hình thành nên sỏi mật bao gồm : nữ , sanh đẻ nhiều, uống thuốc ngừa thai, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất sợi, béo bệu, sụt cân nhanh, một vài loại thuốc, bệnh đường ruột làm mất muối mật như là bệnh Crohn và do yếu tố di truyền nữa.

Nguy cơ sỏi cholesterol đặc biệt cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon estrogen của nữ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi mật. Tác dụng của estrogen cũng được chứng minh ở những người dùng thuốc ngừa thai và phụ nữ dùng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ sỏi mật gia tăng.

Vai trò của chế ăn trong việc hình thành nên sỏi mật thì không rõ ràng. Tuy nhiên, chế độ ăn có calorie cao, nhiều béo, ít sợi đã cho thấy có liên quan đến nguy cơ của sự hình thành nên sỏi cholesterol. Điều đáng chú ý là nồng độ cholesterol huyết thanh cao có thể không là nguy cơ cao của sỏi cholesterol nhưng trái lại nồng độ triglyceride cao lại có thể là yếu tố nguy cơ. Béo bệu thường kèm với sự gia tăng bài tiết cholesterol trong mật, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bị sỏi cholesterol. Khi người béo bệu trãi qua thời kỳ sụt cân nhanh chóng thì nguy cơ bị sỏi mật lại tăng hơn nữa. Điều này xảy ra là do hậu quả của sự gia tăng cholesterol và giảm muối mật ở những bệnh nhân có chương trình giảm cân nhanh.

Những bệnh có ảnh hưởng lên ruột có thể làm mất muối trong cơ thể và dẫn tới sự hình thành sỏi cholesterol. Đây là điều quan trọng cần để ý những bệnh nhân bị bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột non, nguy cơ cao bị sỏi mật hơn. Để biết thêm, xin vui lòng đọc phần bệnh Crohn.

Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏi mật .

Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Sỏi mật thường gặp ở nhiều thành viên trong gia đình. Một ví dụ khá rõ ràng cho vấn đề này là ở những người Pima Indian sống ở Tây Nam Mỹ, nơi bệnh sỏi mật ở phụ nữ trẻ có thể tới 80%.


Những yếu tố nguy cơ của sỏi sắc tố mật là vệ sinh ăn uống kém thường liên quan tới sự gia tăng sắc tố bilirubin trong mật. Điều này được thấy rõ ở những bệnh có sự phá hủy hồng cầu như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc trên nền bệnh gan như xơ gan.

Những triệu chứng của sỏi mật là gì ?

Đa số những người bị sỏi mật không có triệu chứng và họ cũng không biết mình bị bệnh. Trong những lần khám sức khỏe vì bệnh khác, qua những xét nghiệm như siêu âm hay X-quang bụng, tình cờ phát hiện ra sỏi mật. Tuy vậy, những triệu chứng có thể xuất hiện sau đó trong cuộc sống. Trãi qua khoảng 5 năm, khoảng 10% những người bị sỏi sẽ bắt đầu có triệu chứng và khi triệu chứng xuất hiện, diễn tiến sẽ tiếp tục và ngày càng nặng hơn. Điều trị thường cần thiết đối với những trường hợp khi có triệu chứng xảy ra.

Triệu chứng thường nhất của sỏi mật là cơn đau quặn mật. Cơn đau quặn mật là tình trạng đau ở phần bụng trên bên phải gây ra do sự tắc nghẽn tạm thời ống túi mật bởi sỏi. Cơn đau thì không thường xuyên và có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào. Trong đa số các trường hợp , cơn đau không có yếu tố khởi phát rõ ràng. Trên 40% trường hợp những người bị sỏi mật có cơn đau làm mất ngủ. Điển hình, bệnh nhân đau ở thượng vị hay phần bụng trên phía bên phải và có thể lan lên vai phải, lưng hoặc cổ. Cơn đau thường gia tăng cường độ nhanh chóng và sau đó giảm từ từ trong vài phút tới vài giờ. Lúc đó, cơn đau quặn mật có triệu chứng có thể giống với nhồi máu cơ tim. Thường thì đau dữ dội và đôi lúc có kèm buồn nôn và nôn ói.

Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu chứng có liên quan tới sỏi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.

Những biến chứng của sỏi mật là gì ?

Mặc dù cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp, nhưng những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Viêm túi mật cấp là biến chứng xảy ra do viêm nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho. Số lượng bạch cầu gia tăng nói lên sự hiện diện của viêm hoặc nhiễm trùng túi mật. Hiếm khi, viêm gây thủng hoặc vỡ túi mật.

Khi túi mật thủng sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non, sỏi mật có thể đi qua chỗ thủng để vào ruột non. Nếu viên sỏi lớn, nó có thể gây tắc ruột gọi là tắc ruột do sỏi. Sự tắc ruột làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.

Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Bệnh nhân bị sỏi trong đường mật có thể không có triệu chứng. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu chứng như : đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể viêm tụy cấp. Cùng với đau bụng và vàng da, nhiễm trùng đường mật có thể gây ra sốt cao lạnh run, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Viêm tụy có nghĩa là tình trạng viêm của tuyến tụy, đây là bệnh nội khoa nặng.
Theo Giaoducsuckhoe.net

Phòng ngừa rối loạn tiền liệt tuyến

Thiên Nam - Nguồn sức khỏe của bạn:
Rối loạn tiền liệt tuyến (RLTLT) là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà nam giới gặp phảo. Ban đầu với triệu chứng không đáng kể, hơi khó chịu, đến nghiêm trọng và đau đớn
Có ba rối loạn có thể ảnh hưởng đến tiền liệt tuyến (TLT): Viêm, phì đại lành tính và ung thư (UT). Chúng thường không phải luôn luôn xảy ra những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người đàn ông.
Viêm TLT
Với tình trạng này, TLT phồng lên hoặc trở nên nhạy cảm. Đôi khi nhiễm trùng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm. Nhưng nhiều lúc không tìm ra được nguyên nhân gây viêm TLT, thường xảy ra ở độ tuổi 25 - 45. Với các triệu chứng: đau ở lưng dưới và vùng sinh dục, rối loạn đi tiểu, xuất tinh đau đớn, khám vùng TLT to hơn bình thường và đau khi ấn. Điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và vật lý trị liệu.
Phì đại lành tính
Ở giai đoạn tuổi 45 trở đi, mô bên trong TLT thường bắt đầu lớn lên. Sự lớn lên này được gọi là phì đại TLT lành tính. Sự phì đại thường xảy ra ở phần giữa tuyến làm cho mô TLT chèn ép niệu quản và gây nên các vấn đề tiết niệu như: tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều về ban đêm và bí tiểu. Nhiều người trải qua các triệu chứng này ở độ tuổi từ 55 - 60 tuổi. Những người khác không có triệu chứng đó cho tới ngoài 70. Điều trị thuốc phong bế alpha, phẫu thuật, liệu pháp laser…
Ung thư
UT TLT phổ biến nhất ở tuổi 50, tăng lên theo tỷ lệ thuận với tuổi tác, là sự lớn lên bất thường và không kiểm soát được của các tế bào mô, xảy ra bên trong của TLT. Giai đoạn đầu, không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển, các triệu chứng giống như phì đại TLT. Với xét nghiệm PSA, và sinh thiết TLT có chẩn đoán xác định. Mặc dù phổ biến song các vấn đề RLTLT không phải không tránh khỏi. Có những điều nam giới có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ, hoặc giảm tốc độ phát triển của bệnh. Ba bước quan trọng nhất để duy trì sức khỏe TLT và sức khỏe nói chung là: ăn uống đầy đủ, thường xuyên vận động và kiểm tra sức khỏe đều đặn.
Ăn nhiều chất có khả năng chống UT TLT và giảm nguy cơ RLTLT
Thức ăn và thức uống có thể làm giảm thiểu nguy cơ RLTLT, đặc biệt là UT. Các nhà nghiên cứu cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật tỏ ra có lợi cho việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh UT TLT.
- Cà chua: có chứa chất lycopen, chất này làm cho cà chua có màu đỏ, có tác dụng oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào khỏi tác dụng của các gốc tự do, phân tử độc có thể làm tổn hại tế bào. Lycopen có trong sản phẩm cà chua nấu chín: xúp, nước sốt có khả năng chống ung thư tốt hơn lycopen trong sản phẩm tươi sống: cà chua tươi hoặc nước ép cà chua.
- Dưa hấu và bưởi đỏ ruột cũng chứa một lượng nhỏ lycopen.
- Đậu nành: một số hợp chất trong đậu nành giúp kích thích cơ thể tổng hợp globulin kiểm soát các nội tiết tố giới tính testosteron và estrogen. Khi được kiểm soát, các nội tiết tố này giảm tác dụng. Do đó, đậu nành ngoài tác dụng kiểm soát UT, còn có tác dụng ngăn ngừa chứng phì đại TLT, và hạ mức cholesterol.
- Trà xanh: có chứa hàm lượng chất kháng oxi hóa EGCG (epigallocatechin - 3 - gallate) cao, chất này giúp ngăn chặn các tế bào sống bị tổn thương và lão hóa sớm. Ức chế hoạt tính enzyme cần thiết cho sự phát triển của UT. Các nhà nghiên cứu đề nghị nam giới uống 3 tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng ngừa UT TLT và UT vú.
- Các loại rau họ bắp cải gồm: cải bắp, bông cải, củ cải trắng, các loại rau này chứa một số chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển UT TLT.
- Tỏi: giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tác động lan rộng của UT, tăng sự sản xuất enzyme, giúp loại bỏ những chất gây UT .
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất: giúp cho TLT khỏe mạnh, đặc biệt là các vitamin C, D, E và các muối khoáng như: selen, kẽm.
- Kiêng chất béo: các nhà nghiên cứu ở Đại học Harward thấy rằng, những người ăn nhiều chất béo có nguy cơ bị UT TLT cao hơn 80% với người ăn ít chất béo.
- Ăn nhiều ngũ cốc và rau quả: cách tốt nhất để giảm chất béo và calo. Thức ăn thực vật, trái cây, rau và các thực phẩm làm từ ngũ cốc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng ngăn ngừa UT, đồng thời có lợi cho sức khỏe.
Năng vận động thể lực
Tập thể dục đều đặn làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa, tất cả góp phần ngăn ngừa UT, giảm tình trạng béo phì, một tác nhân có khả năng dẫn đến UT.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và khi kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ngăn ngừa RLTLT.
Tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng quá trình hít thở và nhịp tim, cải thiện sức khỏe tuần hoàn, mỗi 30 phút/ngày.
Đi bộ là môn phổ biến nhất, dễ dàng và không tốn kém. Ngoài ra, kết hợp các loại thể dục thể thao khác như: chạy xe đạp, đánh gôn, quần vợt, bóng rổ… Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà ta chọn các loại hình thể dục với quan niệm tập thể dục thể thao là một niềm vui.
Kiểm tra sức khỏe đều đặn
Đây là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu RLTLT xuất hiện thì khám trực tràng và xét nghiệm PSA có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, lúc này bệnh dễ điều trị và chữa khỏi nhất.
Nếu không kiểm tra đều đặn thì nên sắp xếp cuộc hẹn khám sức khỏe, kể cả khám TLT và biến điều đó thành thói quen hàng năm.

Thiên Nam - Nguồn sức khỏe của bạn:
U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT
Theo một điều tra ở Mỹ (1991) thì cứ 7 người đàn ông trên 40 tuổi, có một người mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt (UXTTL). Tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi 60 là 50%, tuổi 70 là 70%. Một nghiên cứu của Viện quân y 108 cho thấy: 50 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh là 50%, 60 là 60%, 70 là 70% và từ 80 trở lên thì xấp xỉ 100%.


Tuyến tiền liệt nằm ngày dưới cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu niệu đạo, trên cân đáy chậu giữa, sau xương mu và trước trực tàng. Tuyến chỉ to bằng hạt dẻ nhưng tới tuổi dậy thì, tuyến bắt đầu phát triển to ra tăng dần theo tuổi. Ở người trưởng thành, tuyến nặng trung bình 20g, rộng 4cm, cao 3cm, dày 1,5cm; phần lớn có 3 thùy: 2 thùy bên bao quanh niệu đạo và tiếp nối với nhau ở phía trước bằng một rãnh nhỏ, thùy thứ ba (thùy giữa) nằm trên lưng 2 thùy bên. Thùy giữa hơi lồi vào trong cổ bàng quang nên mỗi lần xung huyết thường gây khó tiểu tiện.
Năm 1953, Gil Vernet chia tuyến tiền liệt thành 2 phần: phần trên ụ núi phát triển thành UXTTL, phần dưới ụ núi phát sinh ung thư TTL. Do đó 2 bệnh u xơ và ung thư tuyến tiền liệt hoàn toàn khác nhau.
Năm 1981 Mc Neal chia tuyến tiền liệt thành 5 phần:
1. Tuyến tiền liệt trung tâm chiếm 20% khối lượng tuyến, bọc lấy ống phóng tinh nửa sau niệu đạo, phía trên ụ núi.
2. TTL ngoại vi, chiếm 70-75% khối lượng tuyến, có nhiều tổ chức biểu mô và rất ít tổ chức đệm. Vùng này là nơi phát sinh ung thư.
3. Phần quanh niệu đạo, ôm sát và bọc lấy 2/3 phía sau niệu đạo, chỉ chiếm 1% khối lượng tuyến.
4. Vùng chuyển tiếp gồm một số nhu mô tuyến và một ít chất đệm. Chính vùng này là nơi phát sinh và phát triển UXTTL.
5. Phần nằm trước niệu đạo là một giải cơ và xơ không có tổ chức tuyến.
Như vậy trong khối u tuyến tiền liệt có cả tổ chức tuyến, tổ chức cơ và tổ chức xơ nên danh từ "u xơ tuyến tiền liệt" ta thường gọi là không đúng. Hiện nay các nhà tiết niệu thống nhất danh từ: "U phì đại lành tính tuyến tiền liệt" (Benign prostatic hyperplasia) hoặc "adenom tuyến tiền liệt" (Prostatic adenom).
Bệnh gây ra 2 hội chứng chính là "bít tắc" và "kích thích".
1. U phát triển làm cho niệu đạo bị kéo dài ra, thành bàng quang dày lên gấp 2-3 lần so với bình thường. Khi tiểu tiện áp lực trong bàng quang tăng lên từ 30cm nước lên đến 50-60cm hoặc hơn do bị bít tắc phía dưới. Thành bàng quang hình thành các cột và hang. Vùng tam giác bàng quang cũng phì đại cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống. "Van" lỗ niệu quản mất khả năng bù trừ làm nước tiểu trào ngược gây giãn niệu quả và đài - bể - thận. Nhiễm khuẩn phát triển gây viêm bể thận - thận dẫu tới suy thận.
Hội chứng kích thích: bệnh nhân luôn buồn tiểu cả ngày lẫn đêm nhất là nửa đêm về sáng. Cả 2 hội chứng trên làm người bệnh rất khổ sở vì tình trạng phải rặn tiểu, tiểu rỏ giọt, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu xong không thoải mái...
Phương pháp điều trị:
Tùy theo mức độ bệnh mà quyết định:
Chăm sóc và theo dõi: Không phải ca nào cũng phải mổ nên việc chăm sóc và theo dõi là rất quan trọng. Craigen theo dõi 251 bệnh nhân trong 6 năm thì 35% có thời kỳ bị bí tiểu cấp, 39% phải phẫu thuật còn 12% hết triệu chứng trở lại bình thường. Việc chăm sóc bao gồm: động viên bệnh nhân khám định kỳ kịp thời phát hiện biến chứng.
Ăn uống điều độ, không bia, rượu, thuốc lá, không ăn các gia vị nóng, không ngồi xe đạp, xe máy đường xa, vận động hợp lý, chống táo bón, uống đủ nước từ sáng tới trưa, chiều và tối giảm lượng nước.
Điều trị nội khoa
Các thuốc thường dùng:
- Thuốc ức chế enzym 5anpha eductase: Finasteride (proscar).
- Kháng androgen: Flutamide, cyproteron acetar.
- Các hormon nam và nữ.
- Các thuốc chiết xuất từ thảo mộc như trinh nữ hoàng cung, mận châu Phi (pygeum africanum) như tadenau và các thuốc lợi niệu như bông mã đề, nhục quế, rễ cỏ tranh...Điển hình như sản phẩm HOÀNG LIỆT TUYẾN.
Điều trị bằng phẫu thuật: dùng cho những trường hợp bí đái hay tái diễn, bí đái hòan tòan, nhiễm khuẩn kéo dài, đái máu tái diễn, có sỏi, túi thừa bàng quang, những trường hợp đã ảnh hưởng chức năng thận.
Có hai phương pháp thường dùng là mổ banh và cắt nội soi qua niệu đạo.
Một số phương pháp khác:
- Sử dụng sóng cao tần qua nội soi làm bốc hơi khối u.
- Đặng nong niệu đạo cài thiện cung lượng nước tiểu nhưng còn nhiều rối lọan tiểu tiện.
- Xẻ cổ bàng quang - tuyến tiền liệt: kết quả hạn chế
- Dùng bóng nong: ít hiệu quả.
- Bơm cồn ethanol vào tuyến gây hoại tử.
- Dùng tia laser triệt phá u.
- Cắt nội soi bằng dao lưỡng cực cho phép dùng nước muối trong mổ giúp giảm Na trong máu. Kỹ thuật đang trong giai đoạn thử nghiệm.
- Phương pháp áp lạnh làm hoại tử khối u nhưng có nguy cơ ảnh hưởng tới các tạng lân cận.
U xơ tuyến tiền liệt hay đúng hơn là u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi. Bệnh gây nhiều biến chứng như viêm, tắc đường niệu ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống nhưng nhờ siêu âm nên việc chẩn đoán dễ dàng và nhờ các kết quả nghiên cứu mới nhất nên việc đánh giá tốt hơn và chỉ định điều trị hợp lý nên mang lại nhiều thành công rất đáng khích lệ.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Sỏi Calcium Oxalate và sỏi Sỏi Struvite - Hội Tiết niệu - Thận học TP. HCM

Hội Tiết niệu - Thận học TP. HCM:

Sỏi Calcium Oxalate

27-01-2009 09:55:24 GMT +7

Dự phòng sỏi Calcium Oxalate

THS. BS. Lê Anh Tuấn

Ðại thể

Vi thể

Làm thế nào để bạn có thể dự phòng sự hình thành sỏi calcium oxalate?

Vài người bị hình thành sỏi oxalate calcium do có bệnh lý nhất định nào đó. Nó thường phổ biến và dễ dàng bị khống chế bởi bác sĩ niệu khoa của bạn. Trong trường hợp không có những vấn đề về chuyển hóa cần điều trị, bạn còn vô số việc phải làm.

Những loại này thường có cấu tạo bằng calcium và oxalate. Do vậy nó thường có liên quan đến sự quá dư thừa trong chế độ ăn uống, chẳng may là điều này chẳng đơn giản chút nào.

Tiết chế calcium: Ðó thường là lời khuyên cho bệnh nhân bị sỏi từ trước đến nay. Nhưng đến nay gần như không còn giá trị nữa vì những lý do sau:

  1. Cắt nguồn calcium sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

  • Hầu hết calcium trong thức ăn tồn tại ở ruột non nơi nó sẽ kết hợp với oxalate từ thức ăn và trong gan. Phức hợp oxalate này không thể được hấp thu và nó sẽ được tống ra bằng đường phân.

  • Ðiều đó có nghĩa là nó không bao giờ vào dòng máu hay thận và không bao giờ gây nên sỏi.

  1. Calcium là nguồn thức ăn cần thiết:

Chế độ ăn thiếu calcium ? thể dẫn đến loãng xương và gây biến dạng xương ở người lớn tuổi. Loãng xương có thể được dự phòng trước bằng chế độ ăn giàu calcium.

Thực phẩm tốt giàu calcium

  • Phômai ít béo - Thụy sĩ, Ricotta (Ý), Parmasan, Feta, mozzarella, romano, cottage.
  • Ya-ourt.
  • Cá mòi
  • Ðậu hũ.
  • Cá hồi đóng hộp có xương
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Kem ít béo

Tiết chế oxalate

Oxalate có nhiều trong thức ăn, không khó lắm trong việc tập trung nhiều oxalate có trong thực phẩm, điều này càng làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Danh sách dưới dây liệt kê các thực phẩm chứa nhiều oxalate, Không may, chúng đều là những món khoái khẩu của chúng ta.

Thực phẩm giàu oxalate

  • Chocolate

  • Trà - bao gồm cả các lọai trà dược thảo

  • Nước sốt Worchestershire

  • Cây đại hoàng (Rhubarb)

  • Quả mâm xôi (Raspberry)

  • Dâu tây.

  • Nước tương

  • Ðậu nướng

  • Ðậu phụng; Quả hồ đào (Pecans)

  • Bia

  • Nước ép trái cây

Danh sách còn rất dài, nhưng bạn còn phải nhớ bạn cần phải ăn để sống. Bạn sẽ không bao giờ tìm được thực phẩm lý tưởng để không hình thành sỏi. Một vài người có lượng thức ăn vào quá mức sẽ sinh vấn đề tạo sỏi.

Tiết chế sodium

Ăn mặn là một trong những con đường hình thành sỏi nhanh nhất ở những quốc gia phương tây. Muối làm thay đổi calcium trong thận. Chế độ natri cao trong thức ăn sẽ đẩy calcium ra nước tiểu nhiều hơn.

Tiết chế đạm

Các bữa ăn ở các nước phương tây có chế độ đạm cao. Nó tạo ra một lượng lớn acid trong cơ thể và nó đòi hỏi thận phải bài tiết ra. Kết quả sau một thời gian dài đã thải ra quá nhiều calcium trong nước tiểu và làm giảm lượng calcium trong xương, nó sẽ gây ra lõang xương.

Thức ăn giàu đạm bao gồm: thịt, nước tương, các chế phẩm từ sữa.

Bạn có thể thay thế bằng mì ống chay, mì pizza với phômai ít béo thay cho các thực phẩm thịt kinh điển và dùng ba bữa trái cây.

Nước:

Không có gì còn nghi ngờ về vai trò của vai trò củ nước đưa vào cơ thể trong việc hình thành sỏi. Sỏi có thể hình thành chỉ trong vài phút trong phòng xét nghiệm nếu các thành phần được thấy ở nồng độ đủ cao. Trong cơ thể sỏi có thể hình thành và phát triển từ từ trong những thời điểm thích hợp nghĩa là sau một đợt tăng oxalate/đạm trong một ngày nắng nóng.

Nếu bạn vẫn giữ một chế độ nước đủ sao cho nước tiểu co màu hơi nhạt thì vẫn có khả năng giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Acid uric: Vài bệnh nhân hình thành sỏi calcium vẫn có thể thấy có thành phần sỏi khá có nồng độ cao trong máu và nước tiểu như acid uric. Bản thân acid uric tự thân nó có thể tạo thành sỏi. Nhưng thúc đẩy hình thành sỏi calcium do chi phối chất ức chế hiện diện trong nước tiểu.

Vitamine C

Vitamine là thức uống bổ thông dụng. Nó thường được dùng liều cao hơn so với các thành phần khác. Vitamine C bị bẻ gãy trong gan và phóng thích oxalatate. 40% lượng oxalate trong cơ thể có nguồn gốc từ những nguồn khác. Ðánh giá ngẫu nhiên độc lập giữa vitamine C và oxalate trong nước tiểu. Hầu hết vitamine C hình thành sodium ascorbate ở những người dùng lượng muối lớn. Trong khi đó vitamine C ở nồng độ an toàn vẫn có thể tạo sỏi ở vài bệnh nhân khi dùng nồng độ muối cao.

Có thuốc nào thích hợp cho điều trị không?

Nó tùy thuộc vào việc có tìm thấy yếu tố gây vấn đề đặc biệt nào không và yếu tố đó có thể điều trị được không? Ở những người có nồng độ calcium cao trong nước tiểu và nồng độ citrate thấp thị việc điều trị sau đây là thích hợp.

  • Lợi niệu

Lợi tiểu thiazide và các lọai lợi tiểu khác có góp phần làm giảm nồng độ calcium trong nước tiểu. Nó làm cho bạn tiểu nhiều hơn. Thiazide có khuynh hương làm giảm Natri, citrate và magiê. Mặc dù không lý tưởng lắm, nhưng nó cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị sỏi.

  • Citrate

Citrate là một chất kết hợp với calcium. Có nghĩa là nó có thể kết hợp với calcium trong nước tiểu giúp cho nó dễ hòa tan hơn. Nồng độ citrate thấp thường thấy ở những bệnh nhân có tái phát sỏi. (15-63%) Nồng độ citrate thấp gây nên do dùng thuốc (thiazide), chế độ ăn có lượng magnê thấp, nhiều đạm và muối. Bổ chất citrate có thể được hoàn lại đầy đủ trong nước tiểu. Sự xuất hiện Natri- magie- citrate cũng có hiệu quả như citrate. Nghiên cứu mù đôi có kiểm trong 64 bệnh nhân trong 3 năm cho thấy citrate- magiê- natri làm giảm nguy cơ tái phát 85% so với 63.3% giả dược trong hình thành sỏi mới chỉ còn 12.9% so với nhóm có điều trị.

Theo Ettinger B, Pak, CY, Citron JT và cộng sự Natri-magiê-citrate thì hiệu quả trong điều trị dự phòng chống lại sự tái phát sỏi sau tán sỏi thận có thành phần calcium oxalate (Journal urology 150(6):2069-73, 1997)

Citrate co mặt trong nước chanh, cam. Nước cam - chanh pha trong nước có tỷ lệ 1:20 tỏ ra có hiệu quả làm gia tăng lượng citrate đáng kể trong nước tiểu.

Theo Seltzer MA, Low RK, Mc Donald M và cộng sự viết trong sổ tay điều trị bằng nước chanh để điều trị hạ citrate trong bệnh tán sỏi thận có thành phần calcium. (Journal of urology 156(3):907-9, Sep 1996)

Vậy tôi phải làm gì?

Uống thật nhiều nước

Hạn chế ăn mặn

Hạn chế thực phẩm có oxalate

Giảm thức ăn đạm

Uống nhiều nước chanh - cam

Vẫn ăn chất có calcium

Phản hồi Gửi cho bạn bè In ra giấy


Các tin khác:



Sỏi Struvite

27-01-2009 09:42:49 GMT +7

SỎI STRUVITE

Hướng dẫn điều trị và dự phòng tái phát

THS. BS. Lê Anh Tuấn

  1. Ðiều gì tạo nên sỏi struvite?
  • Sỏi struvite được gọi là sỏi nhiễm trùng.

  • Ðược hình thành trong tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium.

  • Ðiều này cho phép kết hợp giữa amonium và magiê, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi đó vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi.

  • Một điều chắc chắn rằng, khi amonium càng bám nhiều sỏi sẽ lớn dần. Nó tiếp tục lớn lên và quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy bởi sỏi. Lúc đó nó được gọi là sỏi sừng nai - sỏi san hô (staghorn calculus) khi ấy trên x quang có hình ảnh như gạc của con nai.

  • Với thời gian nhiễm trùng như thế có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư.

  1. Sỏi struvite phân biệt với sỏi khác như thế nào?

Sỏi struvite khác biệt về cách hình thành và cách điều trị.

Về lâm sàng:

  • Sỏi struvite ít khi gây nên cơn đau quặn thận do kích thước của nó. Ngay cả khi nó đi kèm với nhiễm trùng có thể tạo ra triệu chứng, nó cũng có thể không có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu nóng, tiểu nhiều lần.

  • Phổ biến hơn thường là cảm giác mệt mỏi, sút cân, chán ăn và đi tiểu sậm màu.

  • Ðôi khi có thể gây ra nhiễm trùng thận với triệu chứng đau lưng, sốt cao và bắt đầu tiểu đục.

Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ đươc phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc X quang vì một vấn đề khác.

Về điều trị:

  • Khi vi khuẩn tạo nên một phần của viên sỏi, nhất thiết viên sỏi sẽ được lấy đi, ngay cả khi chỉ còn một mảnh vỡ nó cũng có thể tự hình thành trở lại.

  • Phương pháp chọn lựa tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận trước đó. Nếu thận bị hủy hầu như hoàn toàn, nó sẽ được lấy ra cùng với thận qua phẫu thuật cắt bỏ thận là cách lựa chọn tốt nhất.

  • Nếu thận còn có giá trị bảo tồn nên lấy sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể làm sạch sỏi. Ðôi khi có thể kết hợp cả hai phương pháp.

  1. Làm sao dự phòng sỏi tái phát?
  • Một khi sỏi đã được lấy ra hết, việc làm sạch nước tiểu và giữ cho nước tiểu vô trùng là điều cần thiết nhất. Nếu làm được điều đó sỏi sẽ không tái phát.

  • Bạn nên dùng kháng sinh trong 1 tháng sau khi thực hiện thủ thuật để giữ cho nước tiểu vô trùng. Vẫn còn rất nhiều điều chú ý trong dự phòng sỏi tái phát.