Chữa trị sỏi niệu quản



thuocbietduoc.com.vn - Tiết niệu  Chủ nhật, ngày 5/7/2009







Sỏi từ thận rớt xuống niệu quản rồi nằm kẹt lại ở đó gọi là “sỏi niệu quản”, tình trạng này thường gây đau dữ dội, nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến thận vì ứ nước.
Đau lưng, đau hông dữ dội
Hôm 20.6 vừa qua, Bệnh viện Triều An, TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân Trần Thúy H. (30 tuổi, nhà ở tỉnh Đồng Tháp). Chị H. vào viện từ 3 ngày trước vì bị đau lưng dữ dội ở phía hông bên trái. Qua siêu âm, bác sĩ thấy thận của bệnh nhân bị ứ nước độ 3, kết quả chụp X-quang cho thấy có sỏi niệu quản lưng nằm gần bể thận, kích thước 1,2 cm x 1 cm. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp tán laser (loại phẫu thuật không xâm lấn, tiếp cận sỏi qua đường niệu quản, rồi dùng laser để làm sỏi rã ra) – bác sĩ dùng ống đưa laser qua lỗ tự nhiên (đường tiểu) của người bệnh, chứ không mổ, hay khoang vùng nào của cơ thể, đưa ống đến niệu quản, tới vị trí sỏi nằm, rồi điều chỉnh tần sóng laser để làm tan sỏi. Ca mổ được tiến hành trong thời gian 30 phút, với sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM.
Sỏi niệu quản hay gặp
Theo các bác sĩ, trong những loại sỏi ở đường tiết niệu, sỏi niệu quản vừa hay gặp, vừa nguy hiểm nhất. Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu đường này bị tắc nghẽn do sỏi thì thận sẽ bị ứ nước, gây nhiễm trùng, làm viêm nhiễm thận, hư thận. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, làm hư cả hai quả thận.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng, nhưng hai nguyên nhân thường gặp là: tăng bất thường can-xi trong máu (do can-xi huyết tăng cao khiến can-xi niệu cũng tăng; hoặc u bướu ở tuyến giáp làm rối loạn tuyến chuyển hóa can-xi; hay có thể do viêm nhiễm mãn tính…); và chế độ ăn uống. Thông thường các thành phần của sỏi sẽ hòa tan trong nước tiểu, nhưng do những yếu tố kết tinh, các tinh thể ngưng kết lại tạo thành một khối. Tình trạng đường tiểu bị bế tắc cũng gây ra sỏi niệu quản. Thói quen uống ít nước, cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu; những người làm nghề thợ hồ… có nguy cơ cao mắc sỏi niệu. 

Việc chữa trị sỏi thận, sỏi niệu quản lâu nay có những phương pháp như: mổ hở, mổ nội soi, tán sỏi (bằng siêu âm, xung hơi, tán laser). Trong thực tế các bác sĩ cũng ghi nhận, một số trường hợp sỏi niệu quản còn nhỏ (khoảng bằng hạt đậu đen), bề mặt sỏi trơn láng thì phương pháp uống nhiều nước, vận động (chơi bóng bàn, chạy nhảy, đạp xe đạp…) cũng có thể làm cho sỏi thoát ra ngoài.

+ Sỏi niệu quản thường gặp ở người 40-45 tuổi; đau lưng, đau hông dữ dội là triệu chứng cần lưu ý đi kiểm tra.
+ Phòng ngừa sỏi niệu nói chung cần uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày); điều trị sớm các nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiểu, ứ đọng nước tiểu…
 (Theo TNO)





raovat.sile.vn

Nhiều vị thuốc quý từ củ cải

Ngày đăng Post Date: 19/11/2009 19:16 (2 năm trước) 
Củ cải không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý. Theo bác sĩ Phó Đức Thuần, loại củ này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và các bệnh tiểu đường, huyết áp cao...
Ngoài ra, củ cải còn có công dụng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu, trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: hơi khói than, rượu, cà, hàn the...
080530085502-194-169.jpg
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc dễ chế biếntừ củ cải:
- Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: Củ cải tươi 200 g, hành tây 100 g, gạo tẻ 50 g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói.
- Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150 g, cà rốt 150 g, xương sườn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
- Chữa tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.
- Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng
250 g, thịt heo nạc 100 g, bột gạo hoặc mì 250 g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt heo (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
- Chữa lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200 g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút chặt thành miếng vuông cạnh 2 cm. Củ cải thái miếng dài 4 cm, rộng 2 cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.
- Trừ đàm tích, giúp tiêu hóa tốt: Ăn dưa cải củ muối. Thường dùng lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn.
- Tiểu đường: Củ cải tươi 200 g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50 g, gạo nếp 50 g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.
- Để chữa hen, có thể lấy củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, ngào với đường mía rồi làm thành viên bằng hạt bắp, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40-50 viên với nước ấm.
Theo Tịnh Minh

(Theo http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/khoe/203952/ )



Đăng nhận xét