dantri.com.vn
1 loại đường hóa học thông dụng, được người làm hàng ưa chuộng
Loại đường giống B1 được ưa chuộng dùng cho vào phở
Vị ngọt lợ sau khi ăn xong, đặc biệt là khi uống nước, khiến nhiều người nghi rằng ô mai có nước ngọt
Toàn bộ các túi sữa đậu nành này đã bị thiêu hủy do chứa đường hóa học và không đảm bảo vệ sinh
Kẹo hết đát cùng đường hóa học được chuyển hóa thành... thạch
Cà phê cũng cho hóa chất để thêm đậm đà
dantri.com.vn
Thứ Ba, 09/08/2011 - 15:10
Mặc dù bị cấm sử dụng trong nhiều thực phẩm nhưng hàng loạt kiểm tra các loại thực phẩm cần độ ngọt (phở, kem, sữa, thạch, mắm…) được khui ra, người tiêu dùng mới ngã ngửa hóa ra mình vẫn ăn chất độc hại này mà không biết.
1 loại đường hóa học thông dụng, được người làm hàng ưa chuộng
Trên thị trường xuất hiện khá phổ biến các loại đường hóa học bao bì chữ Trung Quốc có phiên âm La Tinh là Tang Jing (có nghĩa là đường tinh luyện). Loại đường này to bằng hạt đỗ, màu trắng. Tại các quầy đồ khô chợ Mỹ Đình, Đồng Xuân đều có loại đường này và quảng cáo là có độ ngọt gấp 200-400 lần so với đường cát bình thường mà giá chỉ từ 220-330.000 đồng/kg.
Trong khi đó, theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học Cyclamate và một số loại đường hóa học hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
30-35 viên đường cho 10 lít nước phở
Có mặt tại một quầy hàng ở ngã ba đường Nguyễn Thiện Thuật, Cao Thắng và Nguyễn Thiệp, PV nhận thấy, một khách hàng tên N.Hạnh đang lựa chọn đường hóa học để về nấu phở. Chị chủ quầy nhanh nhẹn giới thiệu về loại đường dạng viên B1: “Loại này, nước ngọt đậm mà nó còn có vị tổng hợp, có thể thay thế cho các loại gia vị khác. Với giá 120.000- 220.000 đồng/kg (tùy theo từng loại) mua về sẽ tiết kiệm được nhiều khoản”.
Chị chủ quầy cũng quảng cáo thêm: “Hiện nay, loại này được nhiều người lựa chọn hơn các dạng bột và loại viên nhỏ vì nó dễ chế biến”.
Ngay sau đó, chị N.Hạnh chọn 1 túi 500g dạng B1 và 100g loại hạt hình thoi màu trắng trong. Theo quan sát của PV, cả 2 loại đường chị N.Hạnh vừa chọn đều không có nhãn mác, địa chỉ cụ thể.
Khi PV hỏi thêm về chất lượng các loại đường này, chị chủ quầy cho biết: "Cứ yên tâm mà dùng. Nếu không hài lòng mang lại đây, tôi đền cho cái khác".
Loại đường giống B1 được ưa chuộng dùng cho vào phở
Trao đổi thêm với chị N.Hạnh, PV được chị tận tình hướng dẫn về công thức pha chế nước phở với loại đường hóa học: “Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt. Ngoài ra, loại đường này đã tổng hợp nhiều phụ gia khác nên cũng không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính”. “Khách ăn và khen ngon thế là đủ lượng”, chị Hạnh nói chắc như đinh đóng cột.
Phanh phui nhiều loại kem, sữa đậu nành, thạch, ô mai ngọt dởm
Chị T.M, tiểu thương chợ Mỹ Đình khẳng định, dùng đường hóa học một vốn bốn lời: “Hàm lượng ngọt của nó cao nên sẽ đỡ tốn tiền hơn so với loại đường mía. Chỉ cần mua 0,5g với giá 15.000 đồng là có một nồi chè to để bán. Tuy nhiên, khi chế biến không nên chỉ dùng đường hóa học vì nó sẽ tạo ra vị ngọt hắc, có vị hơi chát và hơi có vị đắng. Vì vậy, nên dùng thêm đường mía khi pha chế thêm để chè ngọt, ngon hơn”.
Vị ngọt lợ sau khi ăn xong, đặc biệt là khi uống nước, khiến nhiều người nghi rằng ô mai có nước ngọt
Đồng quan điểm với chị T.M, chị Thanh Tân (trú tại Hà Nội) cũng cho biết, khi ăn ô mai, chị cũng cảm nhận được vị ngọt hắc. “Nếu là đường mía thì không thể ngọt được như vậy", chị Tân nói.
Trên thực tế, ngày 17/5 vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau đã phát hiện kem tại điểm bán số 41, ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP Cà Mau (Cà Mau) sử dụng đường hóa học cyclamat (hiện cấm sử dụng tại Việt Nam). Chủ cửa hàng khai kem được mua từ một đại lý ở Tiền Giang và phân phối cho các người bán dạo trong tỉnh Cà Mau.
Toàn bộ các túi sữa đậu nành này đã bị thiêu hủy do chứa đường hóa học và không đảm bảo vệ sinh
Không chỉ kem, mà sữa đậu nành cũng bị phát hiện chứa đường hóa học cyclamate. Ngày 15/4, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (CSPCTP) về môi trường, Công an tỉnh Thái Bình, đã kiểm tra phát hiện bán 6 thùng sữa đậu nành (loại 40 gói/thùng, mỗi gói khoảng 200ml) thương hiệu 199 Hoàng Hà có chứa đường cyclamate tại cửa hàng của anh Đoàn Văn Thức ở thôn Mỹ Am, Vũ Hội, Vũ Thư. Mở rộng điều tra, Phòng CSPCTP về môi trường phát hiện tại kho hàng của anh Phạm Văn Long, 36 tuổi, trú tại 245, tổ 22, phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình cất giữ 563 thùng sữa đậu nành cùng loại như trên. Sữa đậu nành thương hiệu 199 Hoàng Hà là của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hoàng Hà ở Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Kẹo hết đát cùng đường hóa học được chuyển hóa thành... thạch
Trước đó, một vụ việc dùng đường hóa học cyclamate vào thạch cũng bị phanh phui. Tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hà Thành (109 phố Trường Lâm, quận Long Biên, Hà Nội), đoàn kiểm tra vệ sinh liên ngành đã niêm phong, thu giữ hơn 2 tấn thạch các loại cùng 12kg đường. Công ty có dấu hiệu đã sử dụng đường cyclamate. Đoàn đã lấy mẫu gửi cơ quan chức năng giám định.
Đến mắm và cà phê cũng dùng cyclamate
Cà phê cũng cho hóa chất để thêm đậm đà
Cơ sở chuyên rang cà phê Thái Dương (khu vực 4, phường An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) đã sử dụng đường hoá học cyclamate để chế biến cà phê. Chủ cơ sở thừa nhận, đã sử dụng đường cyclamate để chế biến cà phê với tỷ lệ 1 kg đường cyclamate pha chế, chế biến với 600 kg cà phê. Điều này khiến nhiều người thích uống cà phê thấy lo lắng, bởi đây là loại đường đã từng được cảnh báo tiềm ẩn nhiều độc hại cho sức khoẻ. Đoàn kiểm tra đã đề nghị tiêu huỷ toàn bộ 198 kg đường cyclamate và 6 kg đường viên không rõ nguồn gốc phát hiện tại cơ sở này vào ngày 9/5.
Một sản phẩm mà không ai nghĩ dùng đường hóa học, hóa ra lại bị “nhồi” cyclamate là nước mắm. Cách đây ít lâu, cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm sở Y tế TPHCM đã thanh tra một cơ sở sản xuất nước mắm ở quận Bình Tân. Đoàn thanh tra phát hiện 120 chai nước mắm loại 20ml; 168 chai siêu hạng loại 350ml; sáu chai loại 720ml... đều được chế biến bằng đường hóa học cyclamate.
Cơ quan chức năng đã niêm phong, yêu cầu cơ sở vi phạm tiến hành thu hồi sản phẩm cùng loại ngoài thị trường, tiêu huỷ toàn bộ.
Kỳ 2: Đường cyclamate độc đến đâu?
Theo Thái Vy
VTC
dantri.com.vn
Thứ Tư, 10/08/2011 - 07:08
Khi bị cấm, tức là cyclamate không tốt cho sức khỏe con người. Và mặc dù hầu hết người bán lẫn người mua đều biết tác hại của các loại đường hóa học nhưng vì mục đích kinh doanh, họ vẫn sử dụng.
>> Nhiều món ăn ngọt ngon nhờ đường… hóa học độc
>> Nhiều món ăn ngọt ngon nhờ đường… hóa học độc
Biết có hại nhưng vẫn bán
Biết có hại nhưng vì lợi trước mắt, chủ cửa hàng vẫn bán và sẵn sàng tư vấn tận tình cách sử dụng
Trong quá trình tìm hiểu, PV phát hiện rằng, hầu hết người bán lẫn người mua đều biết tác hại của các loại đường hóa học nhưng vì mục đích kinh doanh nên họ vẫn sử dụng.
Chị N.Hạnh, vị khách hàng tìm mua đường hóa học về nấu phở mà PV đã có dịp trao đổi ở bài trước cho biết: "Tôi cũng nghe nói sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì loại đường này rất tiện lại rẻ nên mình cứ mua về chế biến thôi. Chắc dùng ở mức độ cho phép sẽ không sao cả".
Còn chị chủ quầy đường H.C trong chợ Đồng Xuân chia sẻ: “Loại đường phổ biến nhất hiện nay là viên loại to bằng hạt đỗ. Loại này có độ ngọt cao nên được sử dụng đa dạng trong chế biến. Mình bán thật nhưng nhiều khi mua đồ về ăn có cảm giác hơi sợ. Bởi, thực tế loại đường này được sử dụng khá rộng rãi trong các món ăn, đồ giải khát…. mà nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.
Nguy cơ gây ung thư bàng quang
Dù dạng viên thuốc hay dạng hạt đỗ cũng đều là đường độc
GS.TS Lưu Duẫn, trưởng khoa công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn cho biết ông đã có quá trình nghiên cứu kỹ về đường cyclamate. Theo đó, sodium cyclamate, tên gọi tắt cyclamate, là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần đường sucrose (đường mía).
Năm 1969, chất này đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng trên toàn quốc, sau khi có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nhiều tác dụng phụ có hại.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn cyclamate với liều lượng từ 500mg đến 2.500mg (500mg tương đương với 30 lon nước ngọt). Sau hai năm, 12/70 con chuột thí nghiệm bắt đầu bị ung thư bàng quang. Tuy nhiên, chất này hiện vẫn được một số nước sử dụng để làm chất tạo ngọt, đánh lừa cảm giác thèm ngọt của bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu trên cơ thể người ở những nước còn sử dụng cyclamate chưa thấy công bố tác dụng xấu nào. Tuy nhiên đa số chỉ dùng ở lượng nhỏ hơn nhiều lần lượng đã dùng trong thí nghiệm trên chuột. “Tóm lại, đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào được công nhận về khả năng gây ung thư của sodium cyclamate trên con người. Nhưng không nên vì thế mà thiếu thận trọng với loại phụ gia đã gây nhiều tranh cãi ở Mỹ này”, GS.TS Lưu Duẫn nói.
Trên thế giới, xung quanh việc sử dụng đường hóa học cyclamate có hại như thế nào đến sức khỏe con người hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Đường cyclamate có thành phần chính là aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, bị Bộ Y tế Việt Nam cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm do ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bộ Y tế khuyến cáo, cyclamate có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư và tiểu đường.
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM, tại Việt Nam, chất cyclamate hiện không có mặt trong danh sách những phụ gia thực phẩm an toàn của bộ Y tế.
Một bác sĩ, nguyên là cán bộ viện Vệ sinh y tế công cộng, TP.HCM chia sẻ thêm, chất cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi… dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật.
Hơn nữa, ngay cả ăn nhiều đường mía cũng không tốt cho sức khoẻ, huống gì đường hoá học. Khi vào cơ thể, các chất tạo ngọt không sinh năng lượng, không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể tích luỹ gây độc cho gan, thận...
BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết chất này còn thường thấy dùng trong các túi đường cát lọc, ở các quán cà phê. “Việc sử dụng vì bất cứ mục đích nào, có liên quan đến sức khoẻ con người, đều cần có sự cho phép của cơ quan quản lý”, BS Mai nói.
Theo Thái Vy
VTC
vtc.vn
Đường hóa học Cyclamate gây ung thư, teo tinh hoàn?
10/08/2011 06:24
(VTC News) - Chất làm ngọt Cyclamate đã bị cấm ở Hoa Kỳ sau hàng loạt những nghiên cứu cho thấy nó có hại đối với cơ thể động vật. Thậm chí, chất hóa học này còn là "tội đồ" gây ra những tiềm ẩn nguy hại với sức khỏe con người.
LTS: Đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm để tạo độ ngọt như nước phở, mắm, thạch, chè…
Trong bài 1 của loạt bài về đường hóa học, chúng tôi đã đề cập đến việc đường hóa học đường bán rộng rãi, người bán phở mua về để cho vào nước dùng thế nào.
Bài 2 viết về những vụ việc bị cơ quan chức năng phanh phui vì sử dụng đường hóa học cyclamate trong thực phẩm.
Trong bài 3 này, VTC News gửi đến độc giả thông tin các nước trên thế giới nhìn nhận thế nào về đường hóa học cyclamate, liệu chất này có gây ung thư cho con người hay không?
Cyclamate - kẻ "tội đồ"
LTS: Đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm để tạo độ ngọt như nước phở, mắm, thạch, chè…
Trong bài 1 của loạt bài về đường hóa học, chúng tôi đã đề cập đến việc đường hóa học đường bán rộng rãi, người bán phở mua về để cho vào nước dùng thế nào.
Bài 2 viết về những vụ việc bị cơ quan chức năng phanh phui vì sử dụng đường hóa học cyclamate trong thực phẩm.
Trong bài 3 này, VTC News gửi đến độc giả thông tin các nước trên thế giới nhìn nhận thế nào về đường hóa học cyclamate, liệu chất này có gây ung thư cho con người hay không?
Tin liên quan |
Cyclamate - kẻ "tội đồ"
Sodium Cyclamate, gọi tắt Cyclamate, là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước, có thể tạo vị ngọt gấp 30 - 50 lần đường mía.
Chất này được nghiên cứu sinh Michael Sveda ở trường Đại học Illinois (Hoa Kỳ) phát hiện vào năm 1937. Bằng sáng chế Cyclamate đã được công ty DuPont mua lại, nhưng sau đó được bán cho Abbott để hãng này tiến hành các nghiên cứu.
Chính Abbott đã báo cáo về tác dụng an thần và kháng khuẩn của Cyclamate. Hãng này sau đó, có ý định sử dụng Cyclamate để giảm vị đắng trong một số loại thuốc như thuốc kháng sinh và Pentobarbital.
Tại Mỹ vào năm 1958, Cyclamate được được bán trên thị trường ở dạng viên hoặc dạng lỏng để sử dụng cho các các bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được dùng như một sản phẩm thay thế đường mía và được gọi với cái tên là "Sucaryl".
Tranh cãi nảy sinh từ năm 1966, khi có báo cáo rằng, một số khuẩn đường ruột dưới tác động của Cyclamate sẽ làm sản sinh chất độc Cyclohexylamine, một hợp chất bị nghi ngờ có một số độc tính với động vật. Thậm chí, một số thông tin còn cho biết, qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy Cyclohexylamine làm phì đại tinh hoàn của chuột nhắt trắng.
Chất Cyclamate do một công ty Trung Quốc rao bán trên mạng |
Trong một bài viết có tên “Giới thiệu về kỹ thuật thí nghiệm hữu cơ” của tác giả Donald L.Pavia và một số nhà nghiên cứu khác cho biết, trong những năm 1970, một chất chuyển hóa của Cyclamate là Cyclohexylamine gây ra một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư.
Thậm chí theo trang web "Cameochemistry" chuyên về nghiên cứu hóa chất ở Anh cho biết, chất Cyclamate là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ hội chứng đao ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng hành vi của trẻ em khi phụ nữ có thai tiếp xúc với Cyclamate. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây tiêu chảy, kích thích da, mắt và đường hô hấp.
Năm 1969, các nhà nghiên cứu ở Mỹ tiếp tục thực hiện trộn Cyclamate với Sarcharin tỷ lệ 10:1 cho chuột ăn thì thấy chuột trong thí nghiệm có dấu hiệu ung thư bàng quang. Kết quả cho thấy, 8 trong số 240 con chuột ăn hỗn hợp này (tương đương với một người uống 350 lon nước ngọt ăn kiêng/ngày) làm phát triển ung thư bàng quang.
Cyclamate của 1 công ty ở Thượng Hải dùng cho vào bánh bao bị phát hiện trong đợt kiểm tra của cơ quan chức năng |
Theo kết quả kiểm tra hồi năm 2010 của cơ quan y tế Thành phố Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), gần 30% hoa quả được kiểm tra không đạt yêu cầu chất lượng, hầu hết chứa Cyclamate, thậm chí có những loại vượt ngưỡng cho phép 20 lần.
Tháng 4/2011, Công ty Sheng Lu Foods ở Thượng Hải đã bị phát hiện tái chế bánh bao cũ thành bánh bao mới. Đặc biêt, quá trình kiểm tra phát hiện việc công nhân sử dụng chất Cyclamate, Potassium Sorbate để thay cho vitamin C và đường ghi trên bao bì.
Mỹ tiên phong cấm sử dụng Cyclamate
Ngày 18/10/1969, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra lệnh cấm sử dụng chất Cyclamate. Từ năm 1973 đến nay, Công ty Abbott (Hoa Kỳ) đã liên tục đệ trình lên FDA để xin thông qua việc sử dụng chất này trong thực phẩm, kèm theo 75 bản kết quả thử nghiệm chứng minh Cyclamate không có khả năng gây các dạng ung thư trên con người.
(Ảnh minh họa) |
Năm 1973, hãng Abbott yêu cầu FDA cho phép Cyclamate được sử dụng nhưng sau khi xem xét, cơ quan này nhận thấy, Abbott không đưa ra được những cơ sở chắc chắn chứng tỏ Cyclamate không có hại cho con người.
Năm 1982, Abbott tiếp tục kêu gọi FDA cho phép Cyclamate được trở lại thị trường và cho phép Ủy ban Thẩm định Ung thư Quốc gia (CAC) đánh giá các số liệu liên quan.
Năm 1984, CAC đưa ra kết luận về việc Cyclamate an toàn. Tuy nhiên, năm 1985, Viện Hàn lâm và Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận, Cyclamate thúc đẩy sự phát triển các khối u khi nó kết hợp với các chất gây ung thư.
Hiện nay, Abbott vẫn đang trong quá trình tiếp tục cố gắng để FDA chấp nhận Cyclamate.
Ở châu Á, Nhật Bản và Malaysia đã nghiêm cấm dùng chất Cyclamate. Philippines cũng đã cấm loại đường có tên tiếng Anh là "Magic" thuộc nhánh của Cyclamate.
Theo quy định được Ủy ban về phụ gia thực phẩm (JEFCA) thuộc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đưa ra, lượng Cyclamate được ăn hàng ngày là 0-11mg/kg thể trọng, nhưng tới năm 2001, mức này được điều chỉnh thành 0-7mg/kg thể trọng.
Mức sử dụng Cyclamate lớn nhất trong đồ uống của châu Âu là 250mg/l. Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu (SCF) khuyến nghị, liều sử dụng hàng ngày trên cơ thể người là dưới 7mg/kg thể trọng. Chất này cũng được khuyến cáo sử dụng trong giới hạn cho phép ở Anh theo quy định sử dụng chất tạo ngọt của Liên minh Châu Âu năm 1991.
Hiện nay, có khoảng 55 nước đang cho phép sử dụng Cyclamate. Mời độc giả đón đọc bài 4 của loạt bài này với nội dung: Các nhà khoa học Việt Nam, cơ quan chức năng đánh giá thế nào về đường hóa học Cyclamate?
Gia Bảo
Đăng nhận xét