Chủ nhật, 13/11/2011, 14:5 (GMT+7)
suckhoedoisong.vn
Đau bụng tiêu chảy, Đông y gọi là “hắc loạn”, có triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc do chức năng của lục phủ ngũ tạng không ổn định, suy quá hoặc thịnh quá gây ra sinh - khắc không bình thường, dẫn đến rối loạn ở bộ máy tiêu hóa. Chứng trạng thường gặp là đau đầu phát sốt, toàn thân đau mỏi, bụng đầy trướng, đau từng cơn, ợ hơi ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy. Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu chảy theo từng thể lâm sàng.
Sa nhân là vị thuốc trị tiêu chảy do ăn phải đồ sống lạnh. |
Bài 1: hoắc hương 10g, thương truật 12g, bán hạ 10g, búp ổi 12g, tất bát 10g, củ riềng 10g, chích thảo 12g, hoài sơn 12g, quế 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, phòng sâm 12g, gừng khô 8g, tất bát 12g, lương khương 12g, chích thảo 12g, trần bì 10g, thủ ô 12g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy thể thử thấp: Biểu hiện thượng vị đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, phân màu vàng nâu, mùi hôi khắm, hậu môn nóng, tâm bứt rứt, miệng khát, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng… Phép trị là giải thử trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: hoàng cầm 12g, ngân hoa 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, nam hoàng bá 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch linh 10g, cam thảo 10g, mã đề thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, ngân hoa 12g, liên kiều 10g, tang diệp 16g, chi tử 10g, rau má 20g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, phòng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy thể tích trệ: Biểu hiện nôn mửa ra thức ăn chua hôi, ợ hơi liên tục, vùng thượng vị đầy trướng, chán ăn, đau bụng tiêu chảy, phân chua khắm, rêu lưỡi dày nhớt… Phép trị là tiêu thực, hòa vị, khai trệ, thông khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: trần bì 10g, hương phụ 10g, thần khúc 12g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, sinh khương 8g, cam thảo 10g, hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, mộc hương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: bán hạ 16g, hậu phác 12g, trần bì 10g, sơn tra 12g, sinh khương 8g, lá đắng 16g, chỉ xác 8g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, mộc hương 4g, ngấy hương 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do mệnh môn hỏa hư suy: biểu hiện phân sống, bụng sôi cuộn lên từng đợt, đại tiện lỏng nhiều lần. Phép trị là bổ hỏa sinh thổ, nâng đỡ ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: cẩu tích 12g, khiếm thực 12g, tần giao 10g, cố chỉ 10g, gừng khô 8g, thỏ ty tử 12g, phụ tử 6g, nhân sâm 12g, quế 4g, thiên niên kiện 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đinh lăng 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: dâm dương hoắc 12g, nhục thung dung 10g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, phụ tử 6g, gừng khô 8g, hoàng kỳ 16g, chích thảo 12g, đại táo 5 quả, bạch truật 16g, sa nhân 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do can mộc vượng quá làm hại đến tỳ thổ (mộc khắc thổ): Biểu hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh ăn ít, dạ dày đau, chức năng tiêu hóa bị trở trệ. Phép trị là bổ thổ bình can (ức can, dưỡng tỳ vị). Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: đan bì 10g, chi tử 10g, cỏ mực 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, bạch truật 16g, sa nhân 10g, cam thảo 10g, đại táo 5 quả, đinh lăng 16g, ngấy hương 16g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hạ liên châu 16g, cỏ mần trầu 16g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, nhân trần 10g, đan bì 10g, bạch truật 12g, sinh khương 6g, hậu phác 10g, trần bì 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: Biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Bài 2: hoàng liên 12g, hoàng bá 10g, quế 10g, cây cứt lợn (sao vàng hạ thổ) 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, sinh khương 10g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: trong thời gian điều trị, cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
Đăng nhận xét