Lời khuyên hữu ích cho những người hay gặp chứng đau tim

 
    Bạn có cảm giác khó thở khi làm việc gắng sức hay không? Hoặc khi đi lên tầng lầu, thấy ngợp thở dù chỉ thoáng qua rồi hết? Sáng sớm ngủ dậy, bạn có nhìn thấy mí mắt hơi sưng lên, thỉnh thoảng thấy nặng ở chân, ấn mạnh ngón tay lên vùng mắt cá chân thấy để lại dấu vân tay lâu mà không thấy tan đi? Thỉnh thoảng bạn có nghe được tiếng đập "thình thịnh" của tim hay thấy nhói đau ở trước ngực...?
    altKhi có một vài biểu hiện trên, bạn cần nghĩ đến bệnh liên quan đến tim mạch. Điều quan trọng là nếu nghi ngờ, bạn nên tìm đến bác sĩ ngay, không nên coi thường bỏ qua dù chỉ là những triệu chứng nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng không nên hốt hoảng quá mức và nghĩ ngay mình bị đau tim.
    Điều cần quan tâm:
   - Phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh và chữa trị.
   - Phòng và điều trị các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.
   - Chống xơ vữa động mạch bằng cách tránh ăn nhiều chất béo.
   - Dự phòng bệnh thấp khớp (hay bệnh thấp tim) ở trẻ em.
   - Điều trị triệt để các bệnh phổi mạn tính.
   - Tránh các bệnh nhiễm trùng.
   - Dự phòng và điều trị các bệnh về tim mạch.
   - Chữa trị một số bệnh khác có thể gây đau tim như bệnh bướu cổ, bệnh thiếu máu.
   Lưu ý: Những người có thói quen sinh hoạt bất thường dễ mắc bệnh tim hơn người khác. Do đó, sự chăm chú về sinh hoạt rất có lợi cho bạn.
   Một số điều nên thực hiện để phòng bệnh đau tim:
  
1. Nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Đi bộ hay xe đạp cũng là một cách tăng cường sức khỏe.

   2. Bỏ thói quen hút thuốc lá.
   3. Ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều chất béo và các sản phẩm làm từ chất béo, hạn chế ăn muối (ăn lạt) và tránh uống nhiều rượu (không quá 20 ml trong một ngày).
   4. Nên có thói quen đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan gây đau tim, cũng như kịp thời chữa trị, cần thiết kiểm tra lượng mỡ trong máu.
   5. Không được sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi, vì có nhiều loại thuốc gây độc cho cơ thể, nhất là phụ nữ có thai. Đặc biệt, khi được bác sĩ cho sử dụng thuốc để chữa bệnh, cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn.
   6. Nên tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh những stress. Cần điều độ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày về thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
                                                     DS. PHÙNG HƯNG

Đăng nhận xét