Siêu chất chống oxy, tổn thương DNA - thủ phạm gây viêm phổi ở người cao tuổi, hay liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật lâm sàng giúp "bình ổn" tâm tính người già... là những khám phá rất mới liên quan đến sức khỏe người cao tuổi vừa được các nhà khoa học công bố.
1. Người già không hề nuối tiếc quá khứ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, phần lớn người già không hề nối tiếc những gì đã qua, kể cả những người không may mắn có được cuộc sống hạnh phúc. Nhiều người cho rằng, khi về già nếu nuối tiếc, đau buồn thì chính bản thân họ tự chuốc lấy đau buồn, bởi vậy cách tốt nhất là hãy để nó trôi đi theo thời gian, duy trì cuộc sống lạc quan, sống vui sống khỏe sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân lẫn gia đình, người thân.
2. Siêu chất chống oxy hóa giúp người già tăng cường hệ miễn dịch
Cộng đồng các nhà khoa học hiện đang tiếp tục tìm hiểu về glutathione, phân tử nhỏ do cơ thể sản xuất và có trong trong mỗi tế bào. Quá trình này diễn ra trong tự nhiên được xem như một chất siêu chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giải độc và điều chỉnh chu kỳ hoạt hóa của tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể sửa chữa những thiệt hại gây nên bởi nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng và thậm chí cả lão hóa.
Cà chua rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Theo tạp chí y học MedicineNet.com, qua nghiên cứu động vật quy mô phòng thí nghiệm và tại thực địa cho thấy, glutathione có khả năng "kháng lại" hầu hết các loại bệnh, nhất là các loại bệnh liên quan đến lão hóa do các gốc tự do gây. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp cho cơ thể sản xuất nhiều glutathione hơn. Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có bơ, hành tây, tỏi, nghệ, rau bina và rau họ cải bắp. Ngoài vitamin D, người già nên bổ sung vitamin E qua thức ăn hay kem dưỡng da. Ví dụ như ăn hành tỏi, duy trì thực đơn cân bằng, năng vận động và tiếp xúc cộng đồng.
3. Tổn thương DNA là thủ phạm gây viêm phổi ở người cao tuổi
Nhóm chuyên gia ở Đại học Texas Mỹ (UOT) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ, phát hiện thấy tổn thương DNA ở người cao tuổi chính là thủ phạm làm gia tăng bệnh viêm phổi hay còn gọi là bệnh viêm phổi cộng đồng do nhiễm trùng phổi. Triệu chứng dễ nhận biết như khó thở, đau ngực, sốt và ho. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 1 tỉ người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao, trong số này có chừng 800 triệu người ở độ tuổi trên 65 và 210 triệu đang bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Theo giới chuyên môn, cả hai yếu tố, tuổi cao và bệnh COPD liên kết với các tế bào lão hóa, làm cho sức khỏe suy giảm, ngăn cản tế bào thực hiện các chức năng vốn có. Đặc biệt, làm cho các tế bào này mang theo protein nồng độ cao, cuốn nhiều khuẩn cuốn vào dòng máu, gia tăng quá trình viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Theo tiến sĩ Carlos Orihuela, người chủ trì nhóm nghiên cứu thì một khi kiểm soát được quá trình bài tiết phân tử sẽ làm giảm nguy cơ viêm phổi ở người già.
4. Liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật lâm sàng giúp "bình ổn" tâm tính người già
Liệu pháp âm nhạc lâm sàng hay trị liệu âm nhạc được xem là tia hy vọng trong việc điều trị chứng rối loạn nhân cách và nhiều dạng bệnh rối loạn thường gặp khác ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể còn phụ thuộc vào sự hưởng ứng âm nhạc của từng cá thể. Nếu điều trị kết hợp tâm lý học, y học tâm thần và tư vấn với âm nhạc sẽ mang lại nhiều kết quả cao trong việc điều trị một số dạng bệnh tâm thần ở người cao tuổi như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn tâm tính, nhân cách, thậm chí cả các loại bệnh nan y như như: HIV và ung thư. Tại Ấn Độ, từ lâu âm nhạc đã được ứng dụng như một liệu pháp chữa bệnh đích thực bởi nó có chứa các thành phần trị liệu rất hữu ích.
Tại Mỹ, liệu pháp nghệ thuật trị bệnh đang được áp dụng rộng rãi cho mọi nhóm người, nhất là nhóm trung cao tuổi. Ví dụ, tại CLB khiêu vũ Dance Exchange (DCC), Washington DC có rất nhiều thành viên từ trên 65 tuổi trở ra tham gia liệu pháp chữa bệnh này. Theo bà Shula Strassfeld, người thực hiện nghiên cứu và cũng là thành viên của DCC, nếu kết hợp âm nhạc với khiêu vũ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người cao niên. Một khi vừa khiêu vũ vừa nghe nhạc, thậm chí cả những người ngồi trên xe lăn tham dự, thì tất cả đều vui vẻ, phấn chấn, nét mặt tươi tắn, rạng ngời, niềm hạnh phúc hiện rõ trên mặt, giây phút hiếm thấy ở nhóm người cao niên. Theo bà Shula Strassfeld, nếu liệu pháp này được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp não bộ hoạt hóa. Đặc biệt, khi di chuyển theo điệu nhạc sẽ làm tăng kỹ năng nhận thức, nhất là ở nhóm người mà chức năng bộ não bộ đang trì trệ do mắc bệnh thần kinh, sa sút trí nhớ và mắc các chứng rối loạn về nhân cách. Với kết quả này, Viện Nghiên cứu người cao tuổi quốc gia Mỹ (NIA) cho rằng liệu pháp âm nhạc và khiêu vũ cần được đẩy mạnh hơn để giúp cải thiện đời sống tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm người cao niên và giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chương trình chăm sóc người già phù hợp hơn với thực tế.
5. Tẩy tế bào giúp làm chậm quá trình lão hóa
Bệnh viện Mayo Clinic (MC), Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu, cho biết, tẩy tế bào tích tụ theo tuổi tác có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các dạng bệnh về rối loạn và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh nan y. Nghiên cứu của MC được thực hiện ở loài gậm nhấm và mang lại kết quả hết sức khả thi, cung cấp bằng chứng đầu tiên, chứng minh cho cái gọi là các tế bào "quỵt nợ" có thể làm gia tăng quá trình lão hóa cho con người.
Để làm chậm quá trình lão hóa, các nhà khoa học đã tiến hành tẩy bỏ các tế bào cũ bằng cách tấn công hoặc phong bế cơ chế mà tế bào này sản xuất ra những hợp chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, tìm cách phá vỡ mối liên kết giữa cơ chế lão hóa và tiên lượng các loại bệnh nan y ở con người như tim mạch, đột quỵ, ung thư và bệnh mất trí nhớ ở nhóm người trung cao tuổi.
6. Thực phẩm và dưỡng chất đối với sức khỏe người cao tuổi
Cà chua rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi: nhóm chuyên gia ở Đại học Adelaide, Australia do hai giáo sư Karin Ried và Peter Fakler vừa công bố một nghiên cứu dài kỳ về cà chua và phát hiện thấy hợp chất lycopene có trong cà chua có tác dụng tốt trong việc làm giảm mỡ máu (cholesterol) và huyết áp ở người cao tuổi.
Theo 14 nghiên cứu được thực hiện trong vòng 55 năm qua thì cà chua có thể thay thế cho các loại thuốc giảm cholesterol và huyết áp cũng như trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Lycopene là một sắc tố có màu đỏ, không chỉ có trong cà chua mà còn có trong dưa hấu, ổi, đu đủ, bưởi hồng, tuy nhiên hàm lượng thấp hơn ở cà chua, song đều có đặc tính chống oxy hóa rất tuyệt với nên có lợi cho sức khỏe.
Nho, táo giúp giảm bệnh đái tháo đường, tim mạch: đơn giản, nho giàu flavonoid, aglycones limonoid, glucosides, furanocoumarins, vitamin C, acid folic, carotenoids, pectin và kali. Ngoài ra, mỗi ngày ăn một quả táo sẽ giúp giảm được nhiều bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.
Theo nghiên cứu của Đại học Chinesse ở Hong Kong thì ruồi giấm nếu được ăn các chất chiết xuất từ táo thì tuổi thọ của chúng sẽ dài thêm tới 10% so với đồng loại. Đây là côn trùng có nhiều đặc tính gen giống người mặc dù kích thước bé tẹo.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện thấy phụ nữ cao niên nếu ăn táo thường xuyên thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ giảm tới 20% so với nhóm không ăn hoặc ít ăn loại quả này.
KHẮC NAM
Theo Common Diseases in Old Age
Ngày 24 tháng 9, 2014 | 11:00
SKĐS - Quá trình lão hóa khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tình trạng suy giảm thính lực.
Quá trình lão hóa khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tình trạng suy giảm thính lực. Nếu không sớm điều trị, suy giảm thính lực sẽ gây ra chứng lãng tai hoặc dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Lãng tai là sự giảm hoặc mất cảm giác ở cơ quan thính giác, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi bước vào tuổi 50, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương nằm trong tai giữa bị canxi hóa, trở nên xốp, khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực và không thể phục hồi.
Lãng tai ở người cao tuổi thường không được điều trị sớm (Ảnh minh họa).
Người già thường gặp khó khăn trong giao tiếp do thính lực bị suy giảm. Theo thống kê của nhiều viện lão khoa trên thế giới, khoảng 30-50% số người trên 65 tuổi bị giảm sức nghe tới mức ảnh hưởng xấu đến giao tiếp và chất lượng sống. Lãng tai thường chưa được chú trọng quan tâm và đánh giá đúng mức vì nhiều người cho rằng, đây là bệnh của tuổi già. Những người đối thoại với họ phải nhắc đi nhắc lại khi giao tiếp nên dễ nản lòng, ít muốn trò chuyện, do đó, bệnh nhân có cảm giác bị cô lập, dẫn đến trầm cảm, bi quan, xa lánh mọi người. Vì vậy, việc cải thiện khả năng nghe cho người cao tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của họ.
Trong điều trị, các bác sĩ có thể dùng corticoid tiêm xuyên nhĩ cho người mới bị suy giảm thính lực. Đối với những trường hợp lão thính đã kéo dài, sử dụng máy trợ thính vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, để lựa chọn một máy trợ thính thích hợp, bệnh nhân cần được khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm đo sức nghe. Ngoài ra, việc vệ sinh và sử dụng những công cụ máy móc phức tạp vẫn khiến người cao tuổi cảm thấy phiền toái. Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể chọn phương pháp phẫu thuật. Tuy vậy, chứng lãng tai liên quan tới cả bộ máy thính giác và với người cao tuổi, việc đụng dao kéo cũng không hề dễ dàng.
Cây cối xay là vị thuốc quý của Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh về tai.
Ngày nay, một giải pháp giúp tăng cường thính lực an toàn và dễ sử dụng là rất cần thiết đối với người bị lãng tai. Bởi vậy, tại hội thảo khoa học chủ đề "Thông tin cập nhật về giải pháp mới giúp tăng cường thính lực" ở Hà Nội, các chuyên gia đã thảo luận về một sản phẩm có tên Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực, phòng ngừa chứng lãng tai, nghe kém ở người cao tuổi; giúp bảo vệ đôi tai cho người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.
Năm 2014, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức và giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Bên cạnh việc sử dụng Kim Thính, người cao tuổi nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường âm thanh quá lớn để đôi tai được khỏe mạnh.
Một số điều cần biết cho bệnh nhân suy giảm thính lực:
1. Nguyên nhân: Do tuổi cao, viêm nhiễm ở tai, tiếng ồn, sau sử dụng một số thuốc độc với thính giác (salicylat, quinine, kháng sinh nhóm aminosid), di truyền, sau chấn thương vật lý, dị vật, dị tật…
2. Hậu quả: Khó khăn trong giao tiếp vì không nghe được; rối loạn về tâm lý, trầm cảm, cảm giác bị cô lập, tính khí thất thường; với trẻ em hậu quả còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tới học tập và tương lai của trẻ.
3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, dùng thuốc:
Ăn uống đủ dưỡng chất, ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin D, hạn chế rượu bia, thuốc lá; tránh chấn thương ở vùng đầu, tai; không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai hoặc đưa vật lạ vào tai; tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; tránh nơi có tiếng ồn lớn; tránh dùng những thuốc có nguy cơ độc với thính giác…
Bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Kim Thính:
Hỗ trợ điều trị: 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.
Phòng ngừa: 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày.
Dùng theo từng đợt từ 3 -6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Truy cập trang web: http://suygiamthinhluc.vn để biết thêm thông tin.
Thúy Hiền
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ngày 1 tháng 10, 2014 | 08:00
SKĐS - Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh, chỉ trong mấy giây đồng hồ để rồi xuất hiện trở lại. Bệnh có thể gặp ở người từ 20 - 80 tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 50 - 60. Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
Chấn thương và bệnh lý gây chóng mặt
Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, chủ yếu là chấn thương và một số bệnh lý. Nhiều bệnh nhân sau khi bị chấn thương do va chạm, ngã, đụng đập, tai nạn giao thông... bị chấn động tai trong gây chóng mặt. Người bị nhiễm độc do uống rượu, do hít phải thán khí của máy nổ, xe máy, xe hơi, ngửi phải hơi than, khói có oxyt cacbon...Bệnh nhân mắc các bệnh viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm màng não, nhiễm virut, rối loạn tuần hoàn ở trong tai, huyết áp dao động. Do tổn thương trong não. Do ống tai ngoài bị bít như dị vật, ráy tai. Do dùng một số thuốc có ảnh hưởng đến tiền đình tai trong. Tuy vậy, cũng chỉ có 30% các trường hợp biết rõ nguyên nhân, còn lại là chóng mặt không rõ nguyên nhân.
Bài tập cơ bản giúp bệnh
nhân cải thiện chứng chóng mặt.
Các loại chóng mặt tư thế
Ở người cao tuổi, thường gặp nhất loại chóng mặt kịch phát theo tư thế. Bệnh xảy ra đột ngột, trước đó không có bệnh gì rõ rệt, thường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối lúc đi ngủ. Khi người bệnh đang nằm, đầu nghiêng trên gối quay sang phải hoặc trái, hay quay cả người, hoặc đang ngồi mà nghiêng đột ngột sang một bên, người bệnh thấy chóng mặt dữ dội. Thường cơn chóng mặt xuất hiện theo một tư thế nhất định hoặc theo một bên nhất định, chẳng hạn bên phải hay bên trái. Hầu hết người bệnh tự mình xác định được tư thế nào gây cơn chóng mặt, do đó tự tìm được cách tránh tư thế đó, hoặc chuyển sang tư thế đó một cách từ từ, nhẹ nhàng. Cơn chóng mặt thường xuất hiện bất ngờ, có cơn rất mạnh trong vài ba ngày. Sau đó, cơn chóng mặt kịch phát theo tư thế thưa dần trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, các cơn nhẹ dần, ngắn dần, rồi hết hẳn. Trong các năm sau, cơn chóng mặt có thể tái phát, nhưng nhẹ hơn. Ở một số người cao tuổi, bị cơn trở đi trở lại trong nhiều năm, bệnh trở thành mạn tính.
Chóng mặt trong hội chứng Menière: người bệnh đồng thời bị chóng mặt, ù tai, điếc, do tổn thương tai trong. Hội chứng này làm cho người bệnh rất khó chịu, nhưng nó có xu hướng tự khỏi. Bệnh nhân có thể hết chóng mặt, song vẫn còn ù tai kéo dài và nghe kém.
Chóng mặt xuất hiện từ từ, ở bất kỳ tư thế nào, không dữ dội nhưng kéo dài trong nhiều ngày, có thể kèm theo rung giật nhãn cầu, thường là biểu hiện một tổn thương trong não. Bệnh nhân cảm thấy mọi vật quanh mình quay tít, hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn lốc, có khi cảm thấy bồng bềnh như đi thuyền trên sông hoặc bước hẫng, đi lại không vững hoặc đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc bệnh nhân thấy nhà cửa đu đưa, giường chao đảo, mặt đất dập dềnh. Một số bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, sợ hãi. Trường hợp này, bệnh nhân cần được các chuyên khoa phối hợp khám kỹ mới xác định được nguyên nhân và đề ra cách điều trị thích hợp.
Người cao tuổi thường bị chóng mặt ở một tư thế nhất định.
Điều trị và tập luyện
Điều trị các loại chóng mặt kịch phát theo tư thế như trên, có thể chữa bệnh qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1, chữa triệu chứng, từ 2 - 3 ngày, làm giảm các triệu chứng khó chịu. Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân cần nằm yên ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía không gây cơn. Dùng thuốc an thần nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân nên ăn thức ăn dễ tiêu. Giai đoạn 2: nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày - 2 tuần.
Bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng, nhưng cần tránh đi lại trên cao, tránh đến gần các vật chuyển động nhanh như xe cộ, quạt điện...; Có thể uống tiếp 7 ngày thuốc chống chóng mặt. Giai đoạn 3: tập luyện, đây là phương pháp điều trị cơ bản, kéo dài trong nhiều tháng. Các bài tập nhằm rèn luyện cho tiền đình chịu đựng các thay đổi tư thế để dần phục hồi hoàn toàn. Bài tập cơ bản: bệnh nhân ngồi trên giường, thả chân dưới sàn nhà, nhắm mắt thư giãn rồi dần dần nghiêng đầu về một bên cho đến khi đầu nằm ngang trên giường, giữ tư thế này ít nhất 30 giây, trở lại tư thế ban đầu, ngồi yên trong 30 giây, tiếp tục làm động tác nghiêng đầu về bên đối diện. Lần đầu tập chỉ làm 3 - 4 lần nghiêng đầu về mỗi bên. Những lần sau, mỗi buổi tập nghiêng đầu về mỗi bên 5 - 7 lần. Mỗi ngày tập 2 buổi vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Bệnh nhân cần tập kiên trì trong 1 - 2 tháng.
Cách tập luyện nêu trên đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại kết quả tốt trong 80% số bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng cần tránh các yếu tố gây kích động tâm thần, tâm lý, thần kinh. Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc, nước chè đặc.
Phòng bệnh cách gì?
Chóng mặt ảnh hưởng lớn đến đời sống bệnh nhân. Bệnh lại do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, phòng tránh chóng mặt có ý nghĩa quan trọng. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là: đề phòng chấn thương do ngã, tai nạn giao thông...; hạn chế uống rượu, bia; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có thán khí của xe, máy, khói...; khám và điều trị tích cực các tai mũi họng, nhiễm khuẩn...
ThS. Phạm Thanh Xuân
Ngày 7 tháng 10, 2014 | 07:36
SKĐS - Ở người cao tuổi các cơ quan tiêu hóa yếu đi, khả năng nhai nghiền thức ăn và quá trình tiêu hóa xảy ra chậm hơn, tiêu hóa kém hơn, nhất là về đêm.
Ở người cao tuổi các cơ quan tiêu hóa yếu đi, khả năng nhai nghiền thức ăn và quá trình tiêu hóa xảy ra chậm hơn, tiêu hóa kém hơn, nhất là về đêm. Vì thế, người cao tuổi nói chung mỗi bữa nên ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày và cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là những trường hợp mắc bệnh mạn tính.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín: Người cao tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá: Ở người cao tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm, do đó người cao tuổi cần bổ sung thêm chất đạm có trong đậu, lạc, vừng và cá đều có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành… Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá, nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương có thêm canxi để phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi.
Lạc, vừng, trái cây tốt cho người cao tuổi.
Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. Ðậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư. Ðó là hai bệnh chính thường gây tử vong ở người cao tuổi.
Cần giảm mức ăn: Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên người già thường ăn giảm đi. Tuy nhiên, có một số người tuổi cao nhưng ăn vẫn ngon miệng, nên ăn nhiều, dẫn đến béo phì, thừa cân là nguy cơ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Bởi vậy, người nhiều tuổi cần chủ động giảm mức ăn: Trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai hoặc một bát.
Bên cạnh đó, người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước, nhưng không phải vì thế mà hạn chế uống nước trong ngày, gia đình nên chú ý chăm sóc cho người già uống nước đầy đủ, khoảng 1,5- 2 lít nước/ngày sẽ giúp thận hoạt động tốt, bài tiết chắt lọc các chất cặn bã tốt hơn đồng thời làm giảm nguy cơ táo bón ở người già. Ở người già cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác vì thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh ung thư phổi, gan… rất nguy hiểm nhưng mọi người lại thường chủ quan không quan tâm tới nó, tới khi mắc bệnh mới biết.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu