Ngày 30 tháng 12, 2014 | 09:52
SKĐS - Bệnh túi mật có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng Ở người cao tuổi (NCT) bệnh thường dễ gặp hơn, đặc biệt là nữ giới. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
-
Sỏi túi mật – phẫu thuật hay chung sống hòa bình
-
Bí quyết tránh các bệnh về túi mật
-
Biến chứng do viêm túi mật cấp
-
Mối nguy tiềm ẩn từ polyp túi mật
-
Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân viêm túi mật mạn tính
-
Polyp túi mật có nên mổ?
Túi mật tuy là một cơ quan chủ yếu là chứa đựng dịch mật do gan bài tiết và xuất tiết dần dần xuống ruột giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn hàng ngày của con người, nhưng rất có thể bị lâm bệnh.
Túi mật thường lâm bệnh gì?
Bệnh túi mật thường gặp nhất là sỏi túi mật.
Sỏi túi mật là một bệnh hay gặp nhất, đặc biệt là nữ giới, cao tuổi. Sỏi túi mật là sự kết tụ các thành phần có trong dịch mật mà chủ yếu là cholesterol, bilirubin (sắc tố mật), canxi. Nhiễm trùng túi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc do sỏi hoặc do giun chui vào túi mật mang theo vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu sỏi ở cổ túi mật kích thước đủ lớn sẽ cản trở sự lưu thông của dịch mật, gây viêm, tắc đường mật và có thể gây ra viêm túi mật cấp. Thống kê cho thấy có tới 90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra.
Bệnh của túi mật phải kể đến polyp túi mật là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, đó là kết quả của sự tích tụ cholesterol, thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị.
Túi mật có thể mắc bệnh rối loạn vận động nên làm suy giảm chức năng túi mật mà không phải do sỏi gây nên. Nguyên nhân của rối loạn vận động túi mật có thể là do viêm mãn tính, căng thẳng, do cơ trơn của túi mật hoặc cơ vòng Ốt đi (Oddi) quá chặt. Ngoài ra có thể do suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây nên tình trạng rối loạn vận động túi mật. Có thể gặp u túi mật (u lành hoặc u ác tính). Ung thư túi mật thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì cảnh báo trước. Bệnh có thể gặp ở NCT.
Biểu hiện bệnh của túi mật như thế nào?
Tùy theo từng thể bệnh của túi mật mà có các triệu chứng đặc thù, nhưng bệnh của túi mật thường có đau bụng ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị (dễ nhầm với đau dạ dày, tụy tạng). Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Tiếp đến là sốt cao, rét run, đặc biệt trong trong hợp viêm nhiễm hoặc do sỏi túi mật (hoặc có cả sỏi đường dẫn mật). Với người tuổi cao, sức yếu thì đôi khi không sốt do phản xạ của cơ thể đã kém. Triệu chứng vàng da, nước tiểu vàng xuất hiện mỗi khi có viêm nặng hoặc sỏi đường dẫn mật, túi mật (hoặc cả hai). Các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trướng bụng, chán ăn có thể xuất hiện trong bệnh của túi mật. Đặc biệt, bệnh của túi mật có cơn đau quặn gan do rối loạn vận động của túi mật, làm túi mật tăng co bóp khiến dịch mật trong túi mật không ra được và không xuống được tá tràng, làm tăng áp lực trong túi mật.
90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra
Để chẩn đoán bệnh của túi mật, sau khi thăm khám, cần xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, chụp đường mật có cản quang, siêu âm gan - mật, chụp gan - mật bằng kỹ thuật cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh của túi mật có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt ở NCT, trong đó biến chứng rất nguy hiểm là thủng túi mật gây viêm phúc mạc. Nếu viêm túi mật mãn tính có thể gây thấm mật gây viêm phúc mạc - mật. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Viêm túi mật, thấm mật phúc mạc có thể đưa đến sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết là những biến chứng hết sức nguy hiểm. Viêm túi mật cấp có thể dẫn đến suy tuần hoàn, chảy máu các tạng, lỗ rò vào đường tiêu hóa...
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh là gì?
Khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh ở túi mật, đặc biệt là NCT, nhất là nữ giới, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm tránh xảy ra biến chứng.
Để phòng bệnh, NCT cần có chế độ ăn uống hợp lý, do đó, nên hạn chế ăn mỡ, thịt đỏ (thịt bò, trâu, chó), lòng đỏ trứng và các loại thức ăn gây táo bón (thức ăn, nước uống có nhiều chất tanin), đặc biệt người đã có bệnh của túi mật (sỏi, viêm, polyp). Bởi vì, táo bón sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển, dẫn đến viêm túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng đọng thành sỏi. Tăng cường ăn đạm thực vật (đỗ, đậu phụ…), rau, trái cây. Với người có bệnh túi mật thì mỗi ngày chỉ nên ăn một lần thịt, dùng loại thịt trắng và nạc, không có mỡ. Cần tẩy giun theo định kỳ mà bác sĩ khám bệnh tư vấn, kê đơn (không tự động mua thuốc tẩy giun). Bởi vì, nếu có giun, chúng có thể chui lên ống mật gây viêm túi mật và sau khi chết sẽ tạo thành sỏi mật.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
Mối nguy tiềm ẩn từ polyp túi mật
Ngày 10 tháng 10, 2014 | 07:00
SKĐS - Một polyp túi mật là bất kỳ tổn thương nào nhô cao từ bề mặt niêm mạc túi mật, bao gồm cả tổn thương lành tính và ác tính.
Một polyp túi mật là bất kỳ tổn thương nào nhô cao từ bề mặt niêm mạc túi mật, bao gồm cả tổn thương lành tính và ác tính. Tuy đa số polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn có một số trường hợp là ung thư, đây là mối nguy tiềm ẩn cho tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý polyp ác tính có ý nghĩa cứu sống bệnh nhân.
Có nhiều dạng polyp túi mật
Polyp túi mật là một bệnh thường gặp với tỉ lệ khoảng 5% dân số. Trong đó 95% là lành tính và phần lớn là những polyp cholesterol. Một vài nghiên cứu cho thấy: các polyp cholesterol thường gặp ở những bệnh nhân từ 40-50 tuổi, phổ biến là ở phụ nữ; polyp cholesterol chiếm trên 50% các trường hợp polyp túi mật, chúng thường nhiều và có cuống, có kích thước từ 2-10mm; adenomyomas là loại phổ biến thứ hai của polyp túi mật, chiếm khoảng 30% trường hợp polyp túi mật, thường đơn độc, kích thước từ 10-20mm, thường thấy ở đáy của túi mật; các polyp ác tính chiếm khoảng 5%; những polyp ít gặp là ung thư nơi khác di căn đến túi mật, carcinoma tế bào vảy và angiosarcoma.
Sơ đồ mô tả một trường hợp polyp ung thư túi mật.
Hầu hết các polyp nhỏ không phải là tổn thương ung thư và có thể không thay đổi trong nhiều năm. Nhưng nếu polyp nhỏ đi kèm các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm đường mật xơ dính nguyên phát, thì chúng lại có khả năng là ác tính.
Các nghiên cứu cho biết có nhiều yếu tố liên quan đế việc hình thành polyp túi mật như: rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường trong máu cao; nồng độ mỡ trong máu tăng; người béo phì, nhiễm virut viêm gan... Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng cho mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ với sự tạo ra polyp túi mật.
Rất khó phát hiện bệnh
Trên thực tế, polyp túi mật thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra vùng bụng bằng siêu âm hoặc có biểu hiện đau bụng. Có khoảng 6-7% bệnh nhân bị polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn hay nôn thật sự, ăn chậm tiêu, thấy co cứng nhẹ vùng da bụng ở dưới sườn phải.
Với triệu chứng đau ở dưới sườn tuy giống bệnh sỏi túi mật, nhưng khác với sỏi túi mật ở chỗ, polyp túi mật ít khi có biểu hiện cấp tính do viêm hay những biến chứng của sỏi gây ra như viêm đường mật, tắc mật.
Siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh tăng âm bám trên bề mặt túi mật, không có bóng cản và không thay đổi theo tư thế người bệnh, đây là dấu hiệu để phân biệt với sỏi túi mật. Tuy nhiên, siêu âm không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính để có chỉ định phẫu thuật. Thông thường siêu âm có thể thấy hình ảnh chung của polyp túi mật là một bóng giống polyp mọc vào trong lòng túi mật, thường là bất động, trừ khi là polyp có cuống dài; các hình ảnh polypcholesterol thường có kích thước nhỏ với tỉ lệ trên 90% là dưới 10mm, hầu hết nhỏ hơn 5mm. Nếu là adenoma thì có kích thước lớn hơn, đơn độc, không cuống với mạch máu bên dưới và độ phản âm trung bình. Nếu polyp có đường kính trên 10mm thì tỷ lệ ác tính là 37-88%.
Điều trị và theo dõi
Trên thực tế hầu hết các polyp lành tính nên không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp polyp xảy ra ở những người trên 50 tuổi, kích thước polyp lớn hơn 1cm mà có kèm theo sỏi mật, khi đó cần phẫu thuật cắt bỏ luôn cả túi mật. Đặc biệt đối với các polyp có nguy cơ ác tính thì bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi là một lựa chọn cho polyp nhỏ hoặc đơn độc dạng này.
Khi nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm nhưng bệnh nhân không có triệu chứng như đau, sốt... trường hợp này bệnh nhân cần được theo dõi, kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để xác định thái độ điều trị: nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trái lại, khi hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau, sốt tái phát thì cần phải phẫu thuật sớm. Phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.
Lời khuyên của bác sĩ
Do polyp túi mật không có triệu chứng và có thể là ung thư nên mọi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Cần hạn chế các yếu tố liên quan đến sự hình thành polyp túi mật như chẩn đoán và điều trị tích cực các rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường, mỡ trong máu cao, viêm gan do virut...
Bs. Bùi Thị Thu Hương
Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân viêm túi mật mạn tính
Ngày 7 tháng 8, 2014 | 11:28
SKĐS - BVĐK Nghi Xuân đã triển khai thành công phẫu thuật nội soi tiêu hóa cho 3 bệnh nhân sỏi túi mật và viêm túi mật mạn tính.
Bác sĩ Hà Thanh Sơn – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết: Được sự hướng dẫn kỹ thuật của bác sĩ Hoàng Anh Dũng – Chuyên gia phẫu thuật nội soi ghép tạng của Vương quốc Bỉ, ngày 6/8 Bệnh viện này đã triển khai thành công phẫu thuật nội soi tiêu hóa cho 3 bệnh nhân sỏi túi mật và viêm túi mật mạn tính.
Sau 3 tiếng đồng hồ bóc tách sỏi, kíp mổ đã thực hiện thành công và lấy sỏi ra ngoài.
Bệnh nhân đầu tiên được bác sĩ Hoàng Anh Dũng trực tiếp phẫu thuật là ông Nguyễn Hải Ngọc, 60 tuổi, quê ở Xuân Hội (Nghi Xuân). Bệnh nhân Ngọc được chẩn đoán viêm túi mật do sỏi mạn tính nhiều năm nay. Túi mật viêm dính vào mặt dưới gan thành một khối nên phẫu thuật bóc tách rất phức tạp, nguy cơ phải mở ổ bụng để cắt túi mật. Nhưng với trình độ tay nghề cao của BS Dũng sau 3 giờ đồng hồ ê kíp mổ đã lấy thành công túi mật ra ngoài.
Bác sĩ Sơn cho biết, thông thường một ca mổ nội soi cắt túi mật chỉ mất 30-40 phút, nhưng do bệnh nhân Ngọc bị sỏi mật lâu năm, viêm tái phát nhiều lần nên rất khó thực hiện. Sau mổ 2 giờ ông Ngọc tỉnh táo, da dẻ hồng hào, các chỉ số sức khỏe ổn định. Sau khi mổ thành công cho bệnh nhân Ngọc, dưới sự hướng dẫn tận tình của BS Dũng, các bác sĩ bệnh viện đa khoa Nghi Xuân đã mổ thành công cho 2 bệnh nhân sỏi túi mật. Với kỹ thuật này, bệnh nhân sau mổ sẽ ít đau, an toàn, thời gian nằm viện ngắn, tiết kiệm chi phí điều trị.
Được biết, để triển khai được phẫu thuật nội soi tại đơn vị, ngoài hỗ trợ hệ thống mổ nội soi của Dự án hỗ trợ y tế Bắc Trung, bệnh viện đã đầu tư trên 600 triệu đồng để mua máy gây mê kèm thở và một số thiết bị khác. Đây là bệnh viện huyện thứ 4 trong tỉnh triển khai thành công phẫu thuật nội soi. Thời gian này, bác sĩ Hoàng Anh Dũng sẽ thường xuyên ở Nghi Xuân để trực tiếp điều trị cho nhân dân và hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện đa khoa huyện.
Chấn Phon
Polyp túi mật có nên mổ?
Ngày 31 tháng 7, 2014 | 08:00
SKĐS - Tháng 10/2013 tình cờ trong đợt khám sức khỏe, bác sĩ phát hiện em có sỏi túi mật
Tháng 10/2013 tình cờ trong đợt khám sức khỏe, bác sĩ phát hiện em có sỏi túi mật. Tháng 7/2014 em đi khám lại, bác sĩ cho biết em bị polyp túi mật 10mm, bác sĩ khuyên phẫu thuật cắt túi mật. Em có tìm hiểu về căn bệnh này qua mạng internet và hiểu được chức năng quan trọng của túi mật. Em phân vân quá, không biết nên quyết định như thế nào, để lại thì lo mà cắt đi thì không tốt, vì từ khi phát hiện bệnh đến giờ em không có biểu hiện gì khác thường, mong bác sĩ cho em lời khuyên.
vuxuantu@gmail.com
Polyp túi mật là một bệnh thường gặp với tỉ lệ khoảng 5% dân số. Trên thực tế, hầu hết các polyp lành tính nên không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp polyp xảy ra ở những người trên 50 tuổi, kích thước polyp lớn hơn 1cm có kèm theo sỏi mật thì cần phẫu thuật cắt bỏ luôn cả túi mật. Đặc biệt, đối với các polyp có nguy cơ ác tính, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tuy nhiên, polyp túi mật và sỏi túi mật là 2 bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nếu vô tình phát hiện qua siêu âm. Vì vậy, để xác định chính xác cần dùng thêm các phương tiện chẩn đoán khác.
Trường hợp của em nếu không có triệu chứng như đau, sốt... thì cần được theo dõi, kiểm tra lại sau 6 tháng hay 1 năm để biết mức độ tiến triển. Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trái lại khi hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau, sốt tái phát thì cần phải phẫu thuật sớm. Rất may em đã tham khảo kỹ qua sách báo về bệnh này rồi và điều băn khoăn của em là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên phải nhắc lại đa số polyp túi mật là lành tính nhưng nếu là ác tính thì càng phẫu thuật sớm càng tốt. Vì vậy, em nên đi khám định kỳ để theo dõi nếu có bất thường sẽ được xử lý sớm. Hiện nay phẫu thuật nội soi cắt túi mật rất đơn giản, vì vậy không nên quá lo lắng. Hơn nữa, túi mật bình thường có chức năng chứa mật cũng rất quan trọng, khi nó đổ bệnh mà không cắt bỏ, có khi lại nguy hiểm tính mạng.
BS. Trần Quang Nhật
Sỏi túi mật – phẫu thuật hay chung sống hòa bình
Ngày 16 tháng 12, 2014 | 08:00
SKĐS - Nhiều nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng cắt bỏ túi mật khi có sỏi - cho dù chức năng túi mật vẫn còn, có thể gây nhiều rối loạn trên đường tiêu hoá và các biến chứng trầm trọng như tổn thương ống mật chủ, rò vết mổ…
Sỏi túi mật hình thành do quá trình lắng đọng các thành phần của dịch mật, liên quan đến sự suy giảm chức năng gan, tăng cholesterol máu, nhiễm khuẩn, giảm vận động đường mật, tác dụng phụ của một số thuốc. Sỏi ảnh hưởng đến sự lưu thông dịch mật và tiêu hóa chất béo ở ruột non, gây khó tiêu, đầy trướng, ợ hơi. Giai đoạn chưa sinh biến chứng, các dấu hiệu thường mơ hồ. Chị T – Q. Bình Chánh khi gặp các triệu chứng này, ngỡ bị viêm dạ dày, nội soi không thấy bệnh, siêu âm mới phát hiện có sỏi túi mật 9mm.
Phẫu thuật hay chung sống hòa bình với sỏi mật?
Đây là băn khoăn của hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng trong điều trị là khơi thông đường mật, giúp dịch mật lưu thông nhằm làm giảm các triệu chứng, biến chứng do sỏi gây ra. Cắt bỏ túi mật là giải pháp cho các trường hợp sỏi gây biến chứng nặng, viêm tái đi, tái lại hoặc sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật làm mất khả năng co bóp, tống xuất dịch mật. Bên cạnh lợi ích thì phẫu thuật cũng gây nên không ít bất lợi như: đi lỏng thường xuyên, đau do giãn ống mật chủ, chậm tiêu khi ăn chất béo...
Vì thế, Sau khi khám, chị T rất băn khoăn vì được tư vấn sống chung với sỏi chỉ quay lại phẫu thuật khi biến chứng, bởi hiện tại kích thước sỏi lớn, thuốc hóa dược kém hiệu quả và dễ gặp phản ứng phụ trên đường tiêu hóa.
Vai trò tích cực của đông dược?
Chi T tuy được khuyên chung sống hòa bình với sỏi nhưng luôn bất an vì sỏi có thể gây biến chứng bất cứ khi nào. Khi biết đến một sản phẩm có 8 vị dược liệu được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, chị T mua về dùng, mới sau tuần đầu, các biểu hiện đầy trướng, chậm tiêu, ợ hơi, buồn nôn đỡ hẳn. Sau 6 tháng dùng liên tục sỏi từ 9mm còn 5mm; uống thêm 6 tháng thì sỏi đã không còn.
Kết quả chị T có được là nhờ lợi thế của đông dược đối với các bệnh gan mật, bởi tác động toàn diện trên hệ thống, hướng tới cân bằng chức năng để cơ thể tự điều chỉnh các rối loạn. Trong đó, sự kết hợp Uất kim, Chi tử với Kim tiền thảo, Nhân trần bắc,… từ xưa tới nay luôn là giải pháp hữu hiệu cho bệnh sỏi mật.
Lê Giang
Đăng nhận xét