7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả

alobacsi.com - Chủ nhật, 26/10/2014 20:42

Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế.

Đau lưng là chứng bệnh thường gặp ở người già và kể cả những bạn trẻ lao động quá nhiều hoặc ngồi không đúng cách. Đau lưng sẽ làm trì trệ mọi hoạt động trong công việc và khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Điều trị đau lưng bằng những cây cỏ thiên nhiên dường như đang được nhiều người áp dụng rất hiệu quả.

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, đau lưng, bài thuốc dân gian, gia đình
7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả.

Đau lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: tư thế làm việc, ngủ nghỉ không đúng gây chèn ép cơ xương, do thời tiết thay đổi, do mang thai, tuổi tác... Trong một vài trường hợp đau lưng lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp...

Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả.

Lá tướng quân

Dùng Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh đem giả nhỏ với ít muối. Xong trộn với ít rượu trắng cao độ (khoảng 40 độ rượu trở lên) xào nóng lên đem đắp vào vùng cột sống bị đau.

Lá lốt

Lá lốt thường được dùng trong các món ăn hàng ngày nhưng theo y học cổ truyền lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm được dùng chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay rất hiệu quả. Lá lốt và lá ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm ngày 2 lần để giảm đau lưng.

Cây xấu hổ

Trong y học cổ truyền cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm. Nó được coi là cây thuốc nam chữa đau lưng nhức mỏi xương. Mỗi ngày dùng từ 15-20 rễ cây xấu hổ đã sao vàng uống thay nước sẽ trị được bệnh đau lưng.

Ớt

Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng quảớt có chứa chất capsicain có tác dụng kích thích não tiết ra hóc môn endorphin, có khả năng gây tê và giảm đau. Trong y học cổ truyền ớt cũng được dùng để chữa trị đau lưng. Dùng 10-15 quả ớt chín, lá đu đủ, rễ cây ớt giã nhỏ có thể cho thêm một chút rượu sau đó xoa bóp chỗ đau.

Gừng tươi

Chất cay trong gừng tươi đã được chứng minh có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng. Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng rồi đáp nên chỗ đau.

Ngải cứu

Ngải cứu có chứa tinh dầu cineol, tricosanol, archly… có khả năng xoa dịu dây thần kinh và thấp khớp và được dùng chữa đau lưng rất tốt. Ngải cứu rửa sạch sao nóng đắp lên chỗ đau.

Rễ cây đinh lăng

Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như "sâm nam" vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.

AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ today/ Khỏe và Đẹp
 
 

alobacsi.com - Thứ ba, 05/08/2014 12:16

6 loại cây chữa đau lưng hiệu quả cho dân văn phòng

Rất nhiều dân văn phòng hiện nay đang gặp rắc rối với chứng đau lưng do các tư thế ngồi làm việc không đúng cách, lười vận động….

5 loại cây dưới đây sẽ giúp cải thiện chứng đau lưng khó chịu đó:

dau-lung1. Ớt

1. Ớt

Ớt được biết đến là một loại gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó nó còn được biết đến với các công dụng như giảm cân, chống ung thư. Nhưng ít ai biết, nó cũng có công dụng giảm đau lưng.

Trong ớt có chất gọi là capsicain, có tác dụng kích thích não, tiết ra hormon endorphin, có khả năng gây tê và giảm đau.

Cách dùng: 10-15 quả ớt chín, lá đu đủ, rễ cây ớt giã nhỏ có thể cho thêm chút rượu sau đó trộn hỗn hợp vào dùng để xoa bóp chỗ đau.

2. Lá lốt

Lá lốt nổi tiếng bởi món chả lá lốt. Người Việt rất ưa chuộng món này. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng là thức ăn, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm. Chính vì thế, nó thường được dụng để chữa đau lưng, những mỏi chân tay.

Cách dùng: Lá lốt kết hợp với lá ngải cứu theo tỉ lệ 1:1, sau đó giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng lên. Sau đó đắp và chườm ngày 2 lần. Giảm đau rất hiệu quả.

3. Gừng tươi

Chất cay trong gừng tươi đã được chứng minh có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng.

Cách dùng: Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng rồi đáp nên chỗ đau.

4. Rễ cây đinh lăng

Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như "sâm nam" vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot.

Cách dùng: Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.

5. Cây xấu hổ

Trong Y học cổ truyền cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm. Nó được coi là cây thuốc nam chữa đau lưng nhức mỏi xương.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng từ 15-20 rễ cây xấu hổ đã sao vàng uống thay nước sẽ trị được bệnh đau lưng.

6. Ngải cứu

Theo Dân Việt, ngải cứu có chứa tinh dầu cineol, tricosanol, archly… có khả năng xoa dịu dây thần kinh và thấp khớp và được dùng chữa đau lưng rất tốt.

Cách dùng: Lấy ngải cứu rửa sạch sao nóng đắp lên chỗ đau.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe gia đình

 
 

Cách trị đau lưng sau "động phòng"

(Kiến Thức) - Đau lưng sau "yêu" không chỉ gặp ở tuổi trung niên, người già mà cả ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần biết cách phòng, chữa.

Nguyên nhân
Không hiếm người, kể cả những đấng "mày râu" còn trẻ tuổi, sau khi quan hệ tình dục bị lâm vào tình trạng đau lưng rất khó tả mà y học cổ truyền gọi là chứng "phòng sự yêu thống". Theo y học hiện đại, nguyên nhân có thể là do tư thế sinh hoạt không hợp lý, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh chứng đau lưng. Điều này càng dễ xảy ra ở vào lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên con đường của quá trình thoái hóa.
Theo y học cổ truyền, lưng là phủ của thận (tất nhiên là tạng thận theo quan niệm của Đông y), tất cả các bệnh của thận đều được phản ánh bởi các triệu chứng ở vùng lưng. Nếu thận khí hư suy, khi phòng sự hàn thấp thừa cơ xâm nhập; nếu phòng sự quá độ hoặc sinh hoạt tình dục khi cơ thể mệt mỏi quá mức vì các nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho thận tinh hao tán, tinh khí bất túc từ đó mà dẫn đến chứng yêu thống.
Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng.
Cách xử lý
Khi lâm vào tình tràng này, trước hết, cần phải nằm nghỉ trên giường, toàn thân và tâm trí thả lỏng. Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống theo chiều lên xuống trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa day ấn các mỏm gai đốt sống thắt lưng với một lực tương đối mạnh trong 1 phút.
Ngồi dậy ở tư thế thẳng lưng, cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng các ngón tay day nhẹ vùng thắt lưng để tìm điểm đau nhất rồi dùng ngón tay giữa day ấn trong 1 phút với một lực tương đối mạnh. Tiếp đó, đặt hai bàn tay ôm lấy eo lưng, ngón cái ở phía lưng, các ngón còn lại ở phía bụng (tư thế chống nạnh) rồi dùng hai ngón tay cái day bấm mạnh vào khối cơ lưng trong 1 phút, vừa day vừa nhẹ nhàng cúi ngửa cột sống thắt lưng với biên độ tăng dần.
Dùng thuốc và thực phẩm
Có thể dùng một trong những chế phẩm tự chế như ngũ gia bì và đỗ trọng lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g với rượu nhạt hâm nóng. Hoặc tiểu hồi hương 9g, đậu đen 500g, hai thứ sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 9g với rượu nhạt. Hay lấy bồ dục lợn 1 đôi làm sạch, thái miếng đem hầm với đỗ trọng 20g, hạt tiêu 14 hạt, ăn nóng. Cũng có thể sử dụng các Đông dược thành phẩm có nguồn gốc từ cổ phương Độc hoạt tang ký sinh thang hoặc Tam thánh thang hoặc Khinh yêu thang.
Để dự phòng tình trạng này cần chú ý phòng dục điều độ, không sinh hoạt trong trạng thái quá mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần, say rượu, bia... Khi sinh hoạt cần lựa chọn tư thế, cường độ và thời gian thích hợp. Nếu tình trạng đau lưng tái diễn nhiều lần, nhất thiết phải đi khám bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc cũng như những lời khuyên của chuyên gia y tế.
 
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Đăng nhận xét