Tất cả những điều bạn cần biết về răng khôn

afamily.vn - 29-12-2014 00:01:06

Các vấn đề về nướu và sâu răng do vị trí trong miệng… là những điều bạn cần biết về răng khôn.

Răng khôn bắt đầu hình thành từ sinh nhật thứ 10 của bạn và mọc lên khi bạn 17-25 tuổi. Hầu hết người lớn có 4 răng khôn, tuy nhiên, răng khôn lại dễ bị nhiễm trùng, viêm… Các vấn đề về nướu và sâu răng do vị trí trong miệng… là những điều bạn cần biết về răng khôn.
 
Răng khôn là gì?
 
Răng khôn là răng mọc cuối cùng. Răng khôn xuất hiện ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi hai mươi. Răng khôn đóng vai trò quan trọng trong sự gắn kết hoàn hảo của nướu răng. Tuy nhiên, răng khôn mọc lệch có thể gây tổn thương đáng kể cho các răng bên cạnh, cho dây thần kinh hoặc xương hàm và trong trường hợp đe dọa sức khỏe thì cần phải nhổ bỏ. Hầu hết người lớn có 4 răng khôn nhưng cũng có người có ít hoặc nhiều hơn, được gọi là răng dư (răng thừa).
 
Tất cả những điều bạn cần biết về răng khôn 1
Ảnh minh họa
 
Tại sao bạn cần răng khôn?
 
Răng khôn mọc lên để đáp ứng nhu cầu từ chế độ ăn uống của tổ tiên chúng ta – những người từng ăn các loại thức ăn cứng và thô như: thực phẩm tươi sống, các loại hạt, thịt và rễ. Những loại thực phẩm này cần nhai nhiều hơn và có xu hướng làm mòn răng. Các chế độ ăn uống hiện đại với thức ăn mềm hơn cùng với sự kỳ diệu của công nghệ hiện đại đã khiến cho nhu cầu đối với răng khôn gần như không đáng kể như trước kia.
 
Tại sao mọc răng khôn lại đau?
 
Việc giảm kích thước trung bình của mặt cũng như hàm răng của con người trong nhiều năm qua dẫn đến ít chỗ hoặc không có chỗ cho răng khôn mọc lên. Đôi khi, nếu răng hàm quá lớn hoặc không vừa khớp cắn cũng sẽ không có chỗ cho răng khôn mọc vì những chiếc răng hàm này sẽ ngăn không cho răng khôn mọc, từ đó gây đau đớn, thậm chí sưng.
 
Chườm nước đá, muối, đinh hương, bạc hà, dầu ô liu, súc miệng xylitol và dầu quế có thể được sử dụng để làm giảm đau trong khi mọc răng khôn.
 
Tại sao răng khôn mang theo rất nhiều vấn đề?
 
Răng khôn mọc trong vị trí khó để làm sạch và vi trùng gây ra do thức ăn thường bị mắc kẹt trong đó. Do vậy, nó rất dễ bị nhiễm trùng, viêm, các vấn đề về nướu và sâu răng.
 
Tất cả những điều bạn cần biết về răng khôn 2
Ảnh minh họa
 
Bạn có nhất thiết phải nhổ bỏ răng khôn?
 
Nhổ bỏ răng khôn là không cần thiết nếu chúng vẫn khỏe mạnh và hữu ích. Răng khôn thường liên quan tới một số vấn đề về răng nên điều quan trọng là bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt. Bạn nên chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và đi khám sức khỏe thường xuyên.Vệ sinh răng miệng không tốt có thể dẫn đến mảng bám, sâu răng và các bệnh về lợi.
 
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, làm ảnh hưởng đến cơ hàm hoặc các răng khác thì việc nhổ bỏ là cần thiết.
 
Nhổ răng khôn khi nào và bằng cách nào?
 
Nếu răng khôn của bạn đang có dấu hiệu biến chứng, bạn nên tham khảo ý kiến một bác sĩ nha khoa, những người sẽ cho bạn biết nếu chúng có thể được điều trị hoặc cần được loại bỏ. Một tiểu phẫu răng miệng là cách nhanh nhất và dễ nhất để nhổ bỏ chúng. Nếu bạn đang có kế hoạch về việc nhổ chúng, bạn nên nhổ lúc còn trẻ tuổi để tránh các biến chứng trong tương lai. Nhổ bỏ răng khôn sau 35 tuổi được cho là khó hơn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
(Nguồn: HealthUp)
 
Theo Quỳnh Trang / Trí Thức Trẻ
 

Lý do bạn không nên trì hoãn việc khám răng

afamily.vn - 29-10-2014 07:03:06

Các bệnh răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn tác động tới sức khỏe tổng thể. Vì vậy, việc khám răng là hết sức cần thiết.

Nhiều người rất quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân song họ lại bỏ qua sự cần thiết của việc khám nha khoa, do vậy, thói quen đi khám răng thường xuyên cũng bị bỏ qua. Thực tế, điều này có thể rất có hại cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
 
Nếu không đi khám răng thường xuyên, bạn sẽ không biết cách bảo vệ đúng răng miệng của mình, từ đó khó lường trước nguy cơ mình mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, cao răng, sâu răng... Các bệnh này thậm chí còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm hơn như bệnh tiểu đường, hô hấp...
 
Lý do bạn không nên trì hoãn việc khám răng 1
 
(Nguồn: Infographic)
 
Theo T.L / MASK Online
 

5 bệnh tiềm ẩn có thể được phát hiện thông qua tình trạng răng miệng

afamily.vn - 20-12-2014 11:03:06

Bằng cách quan sát tình trạng răng miệng, bạn có thể nhận ra mối tiềm ẩn của nhiều căn bệnh trong cơ thể.

Sức khỏe răng miệng có thể cho thấy điều gì đang xảy ra với toàn bộ cơ thể của bạn. Bằng cách quan sát tình trạng răng miệng, bạn có thể nhận ra mối tiềm ẩn của nhiều căn bệnh trong cơ thể. 
 
1. Tiểu đường 
 
Trong một nghiên cứu năm 2014 của Mỹ, gần 2/3 các nha sĩ cho biết họ có bệnh nhân bị viêm nha chu (viêm quanh nướu) trong một đánh giá về bệnh tiểu đường. Tiểu đường không chỉ là vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng lại khó chẩn đoán. Nhiều người bị tiểu đường nhưng lại không biết, điều đó có nghĩa là việc phát hiện ra những vấn đề bất thường về răng chính có thể là một dấu hiệu cho biết bạn có bị tiểu đường hay không.
 
Vậy tiểu đường – răng liên quan đến nhau như thế nào? Đường huyết cao sẽ phá hủy sức khỏe răng miệng của bạn cũng như những chất ngọt có trong một lon soda. Nó làm bạn có cảm giác khô miệng, nó làm tăng các mảng bám tịch tụ. Những người bị tiểu đường dễ bị các vấn đề về răng lợi hơn.
 
Hai dấu hiệu phổ biến về răng miệng của người mắc bệnh tiểu đường là: có nhiều ổ áp xe trên nướu răng và hơi thở có mùi. Đó là xeton – sản phẩm của quá trình trao đổi chất liên quan đến việc kiểm soát đường huyết kém – mà bạn ngửi thấy có vị chua.
 
5 bệnh tiềm ẩn có thể được phát hiện thông qua tình trạng răng miệng 1
Ảnh minh họa
 
2. Bệnh tim
 
Răng của bạn cũng có thể tiết lộ những gì đang xảy ra với sức khỏe tim mạch của bạn, những người bị bệnh nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người có sức khỏe răng miệng tốt.
 
Trong số những người mắc cả hai bệnh này thì "nếu bệnh nha chu được điều trị, thì bệnh tim mạch được cải thiện rõ rệt." – Tiến sĩ Marjorie Jeffcoat tại Đại học Pennsylvania cho biết.
Đe dọa phổ biến là gì? Đó chính là tình trạng viêm. "Khi bạn nhìn vào miệng của bệnh nhân, bạn sẽ nhìn thấy nhiều nốt viêm ở nướu, bạn biết rằng điều đó đang tạo ra một sự căng thẳng theo hệ thống".
 
Bệnh viêm nha chu có liên quan chặt chẽ tới nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các dấu hiệu bao gồm: sưng lợi, viêm chân răng, răng không chắc.
 
3. Mất trí nhớ
 
Mất răng có thể khiến bạn mất trí nhớ. Trong một nghiên cứu gần đây của Anh cho biết thiếu răng có liên quan đến suy giảm tinh thần, trong khi một nghiên cứu năm 2012 cho biết những người lớn tuổi, vệ sinh răng miệng kém thì có đến 76% là mắc bệnh mất trí nhớ.
 
Liên kết này chưa được chỉ ra rõ ràng, vì đây là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra Porphyromonas gingivalis – một loại vi khuẩn liên quan đến bệnh nướu răng – có trong não bộ của những người bị giảm sút trí nhớ. Điều này cho thấy vi khuẩn đó đóng vai trò trong việc làm viêm răng lợi có liên quan đến sự suy giảm nhận thức.
 
5 bệnh tiềm ẩn có thể được phát hiện thông qua tình trạng răng miệng 2
Ảnh minh họa
 
4. Loãng xương
 
Loãng xương không làm cho răng của bạn bị hư hỏng - nhưng nha sĩ có thể có nhận ra nhữngvấn đề về xương trong các cấu trúc xung quanh răng, như xương hàm bằng cách chụp X-quang. Bình thường, xương khỏe mạnh thì mật độ xương ở trong và ngoài các cấu trúc xung quanh răng đều bình thường,nhưngkhi mật độ xương giảm thì các bệnh nhân có nhiều khả năng bị loãng xương.
 
Một nghiên cứu năm 2013 công bố trênTạp chí Nghiên cứu Khoa học Y tế Thế giới cho biết độ dày của xương hàm của phụ nữ mãn kinh - được đo  bằng kĩ thuật chụp X- quang - tương quan với mật độ xương cột sống của họ. Điều này có nghĩa là các nha sĩ có khả năng chẩn đoán bệnh loãng xương - thường không được phát hiện cho đến khi bị gãy xương -ở giai đoạn đầu, qua việc nhận biết các bệnh về răng.
 
5. Trào ngược
 
Bạn có thể cảm thấy ợ nóng rất nhiều lần trong ngày và miệng bạn cảm nhận điều này rất rõ. Nếu bạn bị bệnh trào ngược axit, thì axit từ dạ dày có thể liên tục tấn công đến men răng của bạn. Vì thế, bạn sẽ thấy răng bị xói mòn và miệng cảm nhận rõ vị chua.
 
Trong một nghiên cứu năm 2008 của Anh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng một phần người lớn bị xói mòn răng đều mắc vấn đề về tiêu hóa như trào ngược thực quản. Điều này có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp bạn không bị đau ngực - có nghĩa là, bạn có thể bị trào ngược mà không biết, cho đến khi nha sĩ chỉ ra những tổn hại trên răng của bạn.
 
(Nguồn: Y.Health)

6 phát hiện mới về sức khỏe người cao tuổi

Ngày 9 tháng 10, 2014 | 14:29

SKĐS - Những khám phá rất mới liên quan đến sức khỏe người cao tuổi vừa được các nhà khoa học công bố

Siêu chất chống oxy, tổn thương DNA - thủ phạm gây viêm phổingười cao tuổi, hay liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật lâm sàng giúp "bình ổn" tâm tính người già... là những khám phá rất mới liên quan đến sức khỏe người cao tuổi vừa được các nhà khoa học công bố.

1. Người già không hề nuối tiếc quá khứ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, phần lớn người già không hề nối tiếc những gì đã qua, kể cả những người không may mắn có được cuộc sống hạnh phúc. Nhiều người cho rằng, khi về già nếu nuối tiếc, đau buồn thì chính bản thân họ tự chuốc lấy đau buồn, bởi vậy cách tốt nhất là hãy để nó trôi đi theo thời gian, duy trì cuộc sống lạc quan, sống vui sống khỏe sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân lẫn gia đình, người thân.

2. Siêu chất chống oxy hóa giúp người già tăng cường hệ miễn dịch

Cộng đồng các nhà khoa học hiện đang tiếp tục tìm hiểu về glutathione, phân tử nhỏ do cơ thể sản xuất và có trong trong mỗi tế bào. Quá trình này diễn ra trong tự nhiên được xem như một chất siêu chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giải độc và điều chỉnh chu kỳ hoạt hóa của tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể sửa chữa những thiệt hại gây nên bởi nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng và thậm chí cả lão hóa.

Cà chua rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Cà chua rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Theo tạp chí y học MedicineNet.com, qua nghiên cứu động vật quy mô phòng thí nghiệm và tại thực địa cho thấy, glutathione có khả năng "kháng lại" hầu hết các loại bệnh, nhất là các loại bệnh liên quan đến lão hóa do các gốc tự do gây. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp cho cơ thể sản xuất nhiều glutathione hơn. Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có bơ, hành tây, tỏi, nghệ, rau bina và rau họ cải bắp. Ngoài vitamin D, người già nên bổ sung vitamin E qua thức ăn hay kem dưỡng da. Ví dụ như ăn hành tỏi, duy trì thực đơn cân bằng, năng vận động và tiếp xúc cộng đồng.

3. Tổn thương DNA là thủ phạm gây viêm phổingười cao tuổi

Nhóm chuyên gia ở Đại học Texas Mỹ (UOT) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ, phát hiện thấy tổn thương DNA ở người cao tuổi chính là thủ phạm làm gia tăng bệnh viêm phổi hay còn gọi là bệnh viêm phổi cộng đồng do nhiễm trùng phổi. Triệu chứng dễ nhận biết như khó thở, đau ngực, sốt và ho. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 1 tỉ người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao, trong số này có chừng 800 triệu người ở độ tuổi trên 65 và 210 triệu đang bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Theo giới chuyên môn, cả hai yếu tố, tuổi cao và bệnh COPD liên kết với các tế bào lão hóa, làm cho sức khỏe suy giảm, ngăn cản tế bào thực hiện các chức năng vốn có. Đặc biệt, làm cho các tế bào này mang theo protein nồng độ cao, cuốn nhiều khuẩn cuốn vào dòng máu, gia tăng quá trình viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Theo tiến sĩ Carlos Orihuela, người chủ trì nhóm nghiên cứu thì một khi kiểm soát được quá trình bài tiết phân tử sẽ làm giảm nguy cơ viêm phổi ở người già.

4. Liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật lâm sàng giúp "bình ổn" tâm tính người già

Liệu pháp âm nhạc lâm sàng hay trị liệu âm nhạc được xem là tia hy vọng trong việc điều trị chứng rối loạn nhân cách và nhiều dạng bệnh rối loạn thường gặp khác ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể còn phụ thuộc vào sự hưởng ứng âm nhạc của từng cá thể. Nếu điều trị kết hợp tâm lý học, y học tâm thần và tư vấn với âm nhạc sẽ mang lại nhiều kết quả cao trong việc điều trị một số dạng bệnh tâm thần ở người cao tuổi như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn tâm tính, nhân cách, thậm chí cả các loại bệnh nan y như như: HIV và ung thư. Tại Ấn Độ, từ lâu âm nhạc đã được ứng dụng như một liệu pháp chữa bệnh đích thực bởi nó có chứa các thành phần trị liệu rất hữu ích.

Tại Mỹ, liệu pháp nghệ thuật trị bệnh đang được áp dụng rộng rãi cho mọi nhóm người, nhất là nhóm trung cao tuổi. Ví dụ, tại CLB khiêu vũ Dance Exchange (DCC), Washington DC có rất nhiều thành viên từ trên 65 tuổi trở ra tham gia liệu pháp chữa bệnh này. Theo bà Shula Strassfeld, người thực hiện nghiên cứu và cũng là thành viên của DCC, nếu kết hợp âm nhạc với khiêu vũ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người cao niên. Một khi vừa khiêu vũ vừa nghe nhạc, thậm chí cả những người ngồi trên xe lăn tham dự, thì tất cả đều vui vẻ, phấn chấn, nét mặt tươi tắn, rạng ngời, niềm hạnh phúc hiện rõ trên mặt, giây phút hiếm thấy ở nhóm người cao niên. Theo bà Shula Strassfeld, nếu liệu pháp này được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp não bộ hoạt hóa. Đặc biệt, khi di chuyển theo điệu nhạc sẽ làm tăng kỹ năng nhận thức, nhất là ở nhóm người mà chức năng bộ não bộ đang trì trệ do mắc bệnh thần kinh, sa sút trí nhớ và mắc các chứng rối loạn về nhân cách. Với kết quả này, Viện Nghiên cứu người cao tuổi quốc gia Mỹ (NIA) cho rằng liệu pháp âm nhạc và khiêu vũ cần được đẩy mạnh hơn để giúp cải thiện đời sống tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm người cao niên và giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chương trình chăm sóc người già phù hợp hơn với thực tế.

5. Tẩy tế bào giúp làm chậm quá trình lão hóa

Bệnh viện Mayo Clinic (MC), Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu, cho biết, tẩy tế bào tích tụ theo tuổi tác có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các dạng bệnh về rối loạn và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh nan y. Nghiên cứu của MC được thực hiện ở loài gậm nhấm và mang lại kết quả hết sức khả thi, cung cấp bằng chứng đầu tiên, chứng minh cho cái gọi là các tế bào "quỵt nợ" có thể làm gia tăng quá trình lão hóa cho con người.

Để làm chậm quá trình lão hóa, các nhà khoa học đã tiến hành tẩy bỏ các tế bào cũ bằng cách tấn công hoặc phong bế cơ chế mà tế bào này sản xuất ra những hợp chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, tìm cách phá vỡ mối liên kết giữa cơ chế lão hóa và tiên lượng các loại bệnh nan y ở con người như tim mạch, đột quỵ, ung thư và bệnh mất trí nhớ ở nhóm người trung cao tuổi.

6. Thực phẩm và dưỡng chất đối với sức khỏe người cao tuổi

Cà chua rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi: nhóm chuyên gia ở Đại học Adelaide, Australia do hai giáo sư Karin Ried và Peter Fakler vừa công bố một nghiên cứu dài kỳ về cà chua và phát hiện thấy hợp chất lycopene có trong cà chua có tác dụng tốt trong việc làm giảm mỡ máu (cholesterol) và huyết áp ở người cao tuổi.

Theo 14 nghiên cứu được thực hiện trong vòng 55 năm qua thì cà chua có thể thay thế cho các loại thuốc giảm cholesterol và huyết áp cũng như trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Lycopene là một sắc tố có màu đỏ, không chỉ có trong cà chua mà còn có trong dưa hấu, ổi, đu đủ, bưởi hồng, tuy nhiên hàm lượng thấp hơn ở cà chua, song đều có đặc tính chống oxy hóa rất tuyệt với nên có lợi cho sức khỏe.

Nho, táo giúp giảm bệnh đái tháo đường, tim mạch: đơn giản, nho giàu flavonoid, aglycones limonoid, glucosides, furanocoumarins, vitamin C, acid folic, carotenoids, pectin và kali. Ngoài ra, mỗi ngày ăn một quả táo sẽ giúp giảm được nhiều bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.

Theo nghiên cứu của Đại học Chinesse ở Hong Kong thì ruồi giấm nếu được ăn các chất chiết xuất từ táo thì tuổi thọ của chúng sẽ dài thêm tới 10% so với đồng loại. Đây là côn trùng có nhiều đặc tính gen giống người mặc dù kích thước bé tẹo.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện thấy phụ nữ cao niên nếu ăn táo thường xuyên thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ giảm tới 20% so với nhóm không ăn hoặc ít ăn loại quả này.

KHẮC NAM

Theo Common Diseases in Old Age

Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi

Ngày 24 tháng 9, 2014 | 11:00

SKĐS - Quá trình lão hóa khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tình trạng suy giảm thính lực.

Quá trình lão hóa khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tình trạng suy giảm thính lực. Nếu không sớm điều trị, suy giảm thính lực sẽ gây ra chứng lãng tai hoặc dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

Lãng tai là sự giảm hoặc mất cảm giác ở cơ quan thính giác, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi bước vào tuổi 50, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương nằm trong tai giữa bị canxi hóa, trở nên xốp, khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực và không thể phục hồi.

Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi
Lãng tai ở người cao tuổi thường không được điều trị sớm (Ảnh minh họa).

Người già thường gặp khó khăn trong giao tiếp do thính lực bị suy giảm. Theo thống kê của nhiều viện lão khoa trên thế giới, khoảng 30-50% số người trên 65 tuổi bị giảm sức nghe tới mức ảnh hưởng xấu đến giao tiếp và chất lượng sống. Lãng tai thường chưa được chú trọng quan tâm và đánh giá đúng mức vì nhiều người cho rằng, đây là bệnh của tuổi già. Những người đối thoại với họ phải nhắc đi nhắc lại khi giao tiếp nên dễ nản lòng, ít muốn trò chuyện, do đó, bệnh nhân có cảm giác bị cô lập, dẫn đến trầm cảm, bi quan, xa lánh mọi người. Vì vậy, việc cải thiện khả năng nghe cho người cao tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của họ.

Trong điều trị, các bác sĩ có thể dùng corticoid tiêm xuyên nhĩ cho người mới bị suy giảm thính lực. Đối với những trường hợp lão thính đã kéo dài, sử dụng máy trợ thính vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, để lựa chọn một máy trợ thính thích hợp, bệnh nhân cần được khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm đo sức nghe. Ngoài ra, việc vệ sinh và sử dụng những công cụ máy móc phức tạp vẫn khiến người cao tuổi cảm thấy phiền toái. Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể chọn phương pháp phẫu thuật. Tuy vậy, chứng lãng tai liên quan tới cả bộ máy thính giác và với người cao tuổi, việc đụng dao kéo cũng không hề dễ dàng.

Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi
Cây cối xay là vị thuốc quý của Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh về tai.

Ngày nay, một giải pháp giúp tăng cường thính lực an toàn và dễ sử dụng là rất cần thiết đối với người bị lãng tai. Bởi vậy, tại hội thảo khoa học chủ đề "Thông tin cập nhật về giải pháp mới giúp tăng cường thính lực" ở Hà Nội, các chuyên gia đã thảo luận về một sản phẩm có tên Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực, phòng ngừa chứng lãng tai, nghe kém ở người cao tuổi; giúp bảo vệ đôi tai cho người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.

Năm 2014, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức và giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.

Bên cạnh việc sử dụng Kim Thính, người cao tuổi nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường âm thanh quá lớn để đôi tai được khỏe mạnh.

Một số điều cần biết cho bệnh nhân suy giảm thính lực:

1. Nguyên nhân: Do tuổi cao, viêm nhiễm ở tai, tiếng ồn, sau sử dụng một số thuốc độc với thính giác (salicylat, quinine, kháng sinh nhóm aminosid), di truyền, sau chấn thương vật lý, dị vật, dị tật…

2. Hậu quả: Khó khăn trong giao tiếp vì không nghe được; rối loạn về tâm lý, trầm cảm, cảm giác bị cô lập, tính khí thất thường; với trẻ em hậu quả còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tới học tập và tương lai của trẻ.

3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, dùng thuốc:

Ăn uống đủ dưỡng chất, ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin D, hạn chế rượu bia, thuốc lá; tránh chấn thương ở vùng đầu, tai; không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai hoặc đưa vật lạ vào tai; tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; tránh nơi có tiếng ồn lớn; tránh dùng những thuốc có nguy cơ độc với thính giác…

Bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Kim Thính:

Hỗ trợ điều trị:  2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.

Phòng ngừa: 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày.

Dùng theo từng đợt từ 3 -6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Truy cập trang web: http://suygiamthinhluc.vn để biết thêm thông tin.

Thúy Hiền

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Cải thiện chứng chóng mặt ở người cao tuổi

Ngày 1 tháng 10, 2014 | 08:00

SKĐS - Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh

Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh, chỉ trong mấy giây đồng hồ để rồi xuất hiện trở lại. Bệnh có thể gặp ở người từ 20 - 80 tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 50 - 60. Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

Chấn thương và bệnh lý gây chóng mặt

Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, chủ yếu là chấn thương và một số bệnh lý. Nhiều bệnh nhân sau khi bị chấn thương do va chạm, ngã, đụng đập, tai nạn giao thông... bị chấn động tai trong gây chóng mặt. Người bị nhiễm độc do uống rượu, do hít phải thán khí của máy nổ, xe máy, xe hơi, ngửi phải hơi than, khói có oxyt cacbon...Bệnh nhân mắc các bệnh viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm màng não, nhiễm virut, rối loạn tuần hoàn ở trong tai, huyết áp dao động. Do tổn thương trong não. Do ống tai ngoài bị bít như dị vật, ráy tai. Do dùng một số thuốc có ảnh hưởng đến tiền đình tai trong. Tuy vậy, cũng chỉ có 30% các trường hợp biết rõ nguyên nhân, còn lại là chóng mặt không rõ nguyên nhân.

Bài tập cơ bản giúp bệnh nhân cải thiện chứng chóng mặt.

Bài tập cơ bản giúp bệnh
nhân cải thiện chứng chóng mặt.

Các loại chóng mặt tư thế

Ở người cao tuổi, thường gặp nhất loại chóng mặt kịch phát theo tư thế. Bệnh xảy ra đột ngột, trước đó không có bệnh gì rõ rệt, thường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối lúc đi ngủ. Khi người bệnh đang nằm, đầu nghiêng trên gối quay sang phải hoặc trái, hay quay cả người, hoặc đang ngồi mà nghiêng đột ngột sang một bên, người bệnh thấy chóng mặt dữ dội. Thường cơn chóng mặt xuất hiện theo một tư thế nhất định hoặc theo một bên nhất định, chẳng hạn bên phải hay bên trái. Hầu hết người bệnh tự mình xác định được tư thế nào gây cơn chóng mặt, do đó tự tìm được cách tránh tư thế đó, hoặc chuyển sang tư thế đó một cách từ từ, nhẹ nhàng. Cơn chóng mặt thường xuất hiện bất ngờ, có cơn rất mạnh trong vài ba ngày. Sau đó, cơn chóng mặt kịch phát theo tư thế thưa dần trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, các cơn nhẹ dần, ngắn dần, rồi hết hẳn. Trong các năm sau, cơn chóng mặt có thể tái phát, nhưng nhẹ hơn. Ở một số người cao tuổi, bị cơn trở đi trở lại trong nhiều năm, bệnh trở thành mạn tính.

Chóng mặt trong hội chứng Menière: người bệnh đồng thời bị chóng mặt, ù tai, điếc, do tổn thương tai trong. Hội chứng này làm cho người bệnh rất khó chịu, nhưng nó có xu hướng tự khỏi. Bệnh nhân có thể hết chóng mặt, song vẫn còn ù tai kéo dài và nghe kém.

Chóng mặt xuất hiện từ từ, ở bất kỳ tư thế nào, không dữ dội nhưng kéo dài trong nhiều ngày, có thể kèm theo rung giật nhãn cầu, thường là biểu hiện một tổn thương trong não. Bệnh nhân cảm thấy mọi vật quanh mình quay tít, hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn lốc, có khi cảm thấy bồng bềnh như đi thuyền trên sông hoặc bước hẫng, đi lại không vững hoặc đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc bệnh nhân thấy nhà cửa đu đưa, giường chao đảo, mặt đất dập dềnh. Một số bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, sợ hãi. Trường hợp này, bệnh nhân cần được các chuyên khoa phối hợp khám kỹ mới xác định được nguyên nhân và đề ra cách điều trị thích hợp.

Người cao tuổi thường bị chóng mặt ở một tư thế nhất định.

Người cao tuổi thường bị chóng mặt ở một tư thế nhất định.

Điều trị và tập luyện

Điều trị các loại chóng mặt kịch phát theo tư thế như trên, có thể chữa bệnh qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1, chữa triệu chứng, từ 2 - 3 ngày, làm giảm các triệu chứng khó chịu. Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân cần nằm yên ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía không gây cơn. Dùng thuốc an thần nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân nên ăn thức ăn dễ tiêu. Giai đoạn 2: nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày - 2 tuần.

Bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng, nhưng cần tránh đi lại trên cao, tránh đến gần các vật chuyển động nhanh như xe cộ, quạt điện...; Có thể uống tiếp 7 ngày thuốc chống chóng mặt. Giai đoạn 3: tập luyện, đây là phương pháp điều trị cơ bản, kéo dài trong nhiều tháng. Các bài tập nhằm rèn luyện cho tiền đình chịu đựng các thay đổi tư thế để dần phục hồi hoàn toàn. Bài tập cơ bản: bệnh nhân ngồi trên giường, thả chân dưới sàn nhà, nhắm mắt thư giãn rồi dần dần nghiêng đầu về một bên cho đến khi đầu nằm ngang trên giường, giữ tư thế này ít nhất 30 giây, trở lại tư thế ban đầu, ngồi yên trong 30 giây, tiếp tục làm động tác nghiêng đầu về bên đối diện. Lần đầu tập chỉ làm 3 - 4 lần nghiêng đầu về mỗi bên. Những lần sau, mỗi buổi tập nghiêng đầu về mỗi bên 5 - 7 lần. Mỗi ngày tập 2 buổi vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Bệnh nhân cần tập kiên trì trong 1 - 2 tháng.

Cách tập luyện nêu trên đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại kết quả tốt trong 80% số bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng cần tránh các yếu tố gây kích động tâm thần, tâm lý, thần kinh. Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc, nước chè đặc.

Phòng bệnh cách gì?

Chóng mặt ảnh hưởng lớn đến đời sống bệnh nhân. Bệnh lại do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, phòng tránh chóng mặt có ý nghĩa quan trọng. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là: đề phòng chấn thương do ngã, tai nạn giao thông...; hạn chế uống rượu, bia; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có thán khí của xe, máy, khói...; khám và điều trị tích cực các tai mũi họng, nhiễm khuẩn...

ThS. Phạm Thanh Xuân

 

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Ngày 7 tháng 10, 2014 | 07:36

SKĐS - Ở người cao tuổi các cơ quan tiêu hóa yếu đi, khả năng nhai nghiền thức ăn và quá trình tiêu hóa xảy ra chậm hơn, tiêu hóa kém hơn, nhất là về đêm.

Ở người cao tuổi các cơ quan tiêu hóa yếu đi, khả năng nhai nghiền thức ăn và quá trình tiêu hóa xảy ra chậm hơn, tiêu hóa kém hơn, nhất là về đêm. Vì thế, người cao tuổi nói chung mỗi bữa nên ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày và cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là những trường hợp mắc bệnh mạn tính.

Ăn nhiều rau tươi, quả chín: Người cao tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.

Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá: Ở người cao tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm, do đó người cao tuổi cần bổ sung thêm chất đạm có trong đậu, lạc, vừng và cá đều có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành… Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá, nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương có thêm canxi để phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi.

Lạc, vừng, trái cây tốt cho người cao tuổi.

Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. Ðậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư. Ðó là hai bệnh chính thường gây tử vong ở người cao tuổi.

Cần giảm mức ăn: Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên người già thường ăn giảm đi. Tuy nhiên, có một số người tuổi cao nhưng ăn vẫn ngon miệng, nên ăn nhiều, dẫn đến béo phì, thừa cân là nguy cơ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Bởi vậy, người nhiều tuổi cần chủ động giảm mức ăn: Trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai hoặc một bát.

Bên cạnh đó, người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước, nhưng không phải vì thế mà hạn chế uống nước trong ngày, gia đình nên chú ý chăm sóc cho người già uống nước đầy đủ, khoảng 1,5- 2 lít nước/ngày sẽ giúp thận hoạt động tốt, bài tiết chắt lọc các chất cặn bã tốt hơn đồng thời làm giảm nguy cơ táo bón ở người già. Ở người già cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác vì thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh ung thư phổi, gan… rất nguy hiểm nhưng mọi người lại thường chủ quan không quan tâm tới nó, tới khi mắc bệnh mới biết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu

Biểu hiện thường gặp của suy tim

Ngày 9 tháng 10, 2014 | 15:00

SKĐS - Suy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo nhu cầu của cơ thể.

Suy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo nhu cầu của cơ thể. Đây là một bệnh khá phổ biến và rất nguy hiểm. Cần đi khám ngay nếu có các biểu hiện nghi ngờ, bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và có hiệu quả cao.

Suy tim là gì?

Thuật ngữ "Suy tim" nhằm để chỉ tình trạng co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo nhu cầu của cơ thể. Bản thân suy tim không phải là một bệnh mà là hậu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đại đa số các trường hợp, suy tim là tình trạng giảm khả năng co bóp của quả tim dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, đồng thời gây ứ trệ nước tại các cơ quan, nên được gọi là suy tim ứ huyết (ứ máu).

Nguyên nhân gây suy tim

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, do: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, tăng huyết áp mạn tính, loạn nhịp tim, hay suy tim do bệnh phổi mạn tính… Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như suy tim do thừa dịch, chẳng hạn trong một số trường hợp lượng dịch bị ứ lại trong hệ thống tuần hoàn quá nhiều làm tim quá tải gây suy tim hay do thiếu vitamin B1, người nghiện rượu, người suy dinh dưỡng… cũng có nguy cơ bị suy tim. Tuy nhiên trong thực tế tại các nơi khám bệnh, khoảng 40% các trường hợp suy tim không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào.

Biểu hiện thường gặp của suy tim

Các biểu hiện thường gặp

Các biểu hiện của suy tim mà bệnh nhân có thể nhận biết được.

Khó thở: cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở. Đây triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Trong suy tim cấp thì khó thở xuất hiện đột ngột và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Còn trong suy tim mạn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của suy tim. Ban đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về sau khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho người bệnh phải ngồi dậy để thở.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khó thở không phải là triệu chứng chỉ có khi bị suy tim, mà còn là biểu hiện trong nhiều bệnh khác. Bởi vậy, trên thực tế nhiều khi rất khó phân biệt được chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng bệnh lý khác.

Triệu chứng phù

Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ nước trong cơ thể. Do khi tim suy, sức co bóp của cơ tim giảm, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đầy đủ như lúc bình thường cũng như không lưu chuyển lại tim và dẫn tới ứ dịch ở các mô mềm gây ra phù. Bên cạnh đó, khi lượng máu đến thận không đủ, cơ quan này sẽ tiết ra các chất gây giữ lại nước và muối trong cơ thể.

Ban đầu, phù thường kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, với đặc điểm là mềm ấn ngón tay sẽ lõm và khi bỏ ngón tay ra vết lõm tồn tại lâu mới hồi phục, phù rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm (khác với phù do bệnh thận là phù rõ vào buổi sáng). Khi bệnh tiến triển mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, phù sẽ tăng dần và rất dễ nhận biết.Phù thường đi kèm với khó thở.

Các biểu hiện khác:

Mệt mỏi, làm việc gắng sức rất dễ mệt cũng thường gặp (có thể lẫn với các bệnh khác) do suy tim dẫn tới không cung cấp đủ ôxy nuôi dưỡng cơ thể; Hay khó ngủ về đêm vì khó thở, ho kéo dài không có đờm, đi tiểu nhiều về đêm, chướng bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ… cũng có thể là các dấu hiệu của suy tim.

Điều trị

Ban đầu điều trị suy tim nhằm mục đích giảm triệu chứng của suy tim (chủ yếu là khó thở và phù). Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của suy tim, các bác sỹ sẽ chỉ dùng thuốc hoặc có thêm các biện pháp hỗ trợ tích cực như thở ôxy, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.

Điều trị căn nguyên gây suy tim, cùng với việc điều trị triệu chứng. Việc điều trị nguyên nhân rất quan trọng, có thể tiến hành ngay nếu có thể (suy tim do truyền nhiều dịch, do tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim cấp, thiếu vitamin B1, suy hoặc cường chức năng tuyến giáp…), hoặc sau khi triệu chứng suy tim đã ổn định và tình trạng bệnh nhân cho phép. Ví dụ: nếu do hở hay hẹp van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim…

Lời khuyên đối với bệnh nhân bị suy tim

Về chế độ ăn: Cần giảm muối (giảm mặn, không mì chính...) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt (là một dạng muối), các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam; Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng; Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì; Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu; Không hút thuốc lá.

Về tập luyện, hoạt động thể lực phải phù hợp, tránh gây quá tải cho tim, nên theo lời khuyên của bác sỹ. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khoẻ hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sỹ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần.Dừng ngay các hoạt động thể lực như bơi, đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

Theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

Uống thuốc đều theo đơn: Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Đi khám ngay: Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Ngày 10 tháng 12, 2014 | 10:07

SKĐS - Túi mật là một cơ quan rất nhỏ bé trong cơ thể nhưng nó lại góp phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Dưới đây là những cách thức không thể bỏ qua để bảo vệ túi mật trước các bệnh trọng của hệ tiêu hóa.

Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm ở phía sau gan, nó có nhiệm vụ lưu trữ các dịch mật. Dịch mật do gan tiết ra kể cả khi con người ăn hay không, mật giúp hệ tiêu hóa tiêu hóa các thức ăn, giúp phân hủy chất béo, để các chất này có thể đi qua thành ruột. Mật được lưu trữ trong một túi nhỏ gọi là túi mật. Chế độ ăn quá nhiều chất béo, ít vận động sẽ sinh ra bệnh sỏi mật.

Túi mật và vấn đề liên quan

Nhiều người, đặc biệt là người già và phụ nữ thường gặp phải vấn đề về túi mật như sỏi mật, viêm túi mật, thậm chí là ung thư.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Sỏi mật là sự kết tinh thành các khối rắn các thành phần có trong dịch mật, thường hình thành từ cholesterol và sắc tố mật. Sau khi hình thành, sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, gây nhiễm trùng, đau, viêm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có bất cứ các dấu hiệu  như vàng da, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, sốt, cần nghĩ ngay đến các vấn đề về túi mật và phải đi khám ngay.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của sỏi mật. Một chế độ ăn uống nhiều chất xơ hòa tan, ít chất béo, năng vận động, uống nhiều nước sẽ giúp ích rất nhiều cho những người gặp vấn đề về túi mật. Hay chúng ta có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để bảo vệ túi mật của mình từ chính những thực phẩm có trong bếp của mỗi nhà.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Cà phê

Nghiên cứu đã cho thấy rằng uống một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm bớt những vấn đề về túi mật, nó giúp ngăn ngừa hình thành sỏi mật. Nhóm nghiên cứu đã kết luận, những người đàn ông uống 2-3 ly cà phê mỗi ngày khả năng bị sỏi mật thấp hơn 40% so với những người đàn ông không uống cà phê. Tuy nhiên những đồ uống có chứa caffeine khác như nước ngọt hay trà không mang đến lợi ích tương tự.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Chế độ ăn giàu ngũ cốc

Đối với những người ung thư túi mật, thường phải cắt túi mật, nhưng họ vẫn sống bình thường bởi túi mật là nơi chứa các dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Dịch mật lại tiết ra kể cả lúc đang ăn hay lúc không ăn. Nếu bị cắt túi mật, dịch mật từ gan sẽ trực tiếp tiêu hóa thức ăn, những dịch mật thừa đáng ra về túi mật sẽ chảy thẳng vào ruột non. Mật thường có chức năng phá vỡ chất béo, biến đổi nó thành chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho cơ thể. Nếu người bệnh gặp vấn đề về túi mật, nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, ngũ cốc, tránh đồ ăn nhiều đường và chất béo. Ngũ cốc là dạng thực phẩm được khuyến cáo nên dùng để tránh gặp phải các trục trặc về túi mật.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Đậu lăng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn đậu lăng có khả năng miễn dịch với các bệnh về túi mật hơn so với những người ít ăn loại quả này. Một thực đơn theo kiểu Ấn Độ thường sử dụng các loại đậu lăng có thể giúp chữa trị các vấn đề về túi mật.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Ớt chuông đỏ

Một quả ớt chuông đỏ có tới 95mg vitamin C và nhiều vitamin thiết yếu cần thiết để tránh mắc bệnh sỏi mật. Nên bổ sung ớt chuông đỏ vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có được các chất dinh dưỡng cần thiết, Ớt chuông đỏ còn được biết đến là thực phẩm giúp con người  tránh được các bệnh liên quan đến bàng quang.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Nước chanh

Các loại quả có hàm lượng vitamin C cao đều rất tốt cho hoạt động của túi mật, đặc biệt với quả chanh. Có hai cách để bổ sung vitamin C cho cơ thể như uống nhiều nước chanh, nó có thể làm dịu cơn đau do túi mật. Thậm chí có thể tăng cường uống nước cũng có tác dụng giảm đau nhưng nên bổ sung chanh vào nước tốt cho người bị sỏi mật.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Các loại rau

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh ăn chay ít bị sỏi mật hơn người ăn mặn. Bổ sung rau quả vào thực đơn hàng ngày sẽ làm giảm cholesterol, thủ phạm hủy hoại túi mật của bạn. Các loại rau nhất là những loại rau họ cải, giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và nhiều nước giúp hỗ trợ hoạt động của túi mật.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Rượu vang đỏ

Các nhà khoa học khuyên mọi người nên uống nửa ly rượu vang mỗi ngày, nhất là các loại rượu vang đỏ được làm từ nho hay quả việt quất. Đây là các loại rượu lên men có khả năng giúp con người giảm nguy cơ bị các bệnh sỏi mật tới 40%.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Cỏ linh lăng

Cỏ linh lăng không chỉ là một thực phẩm mà còn là một phương thuốc tốt cho các vấn đề túi mật. Ngoài ra loại cỏ này còn có tác dụng làm sạch gan. Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Theo Viện nông nghiệp Mỹ, cỏ linh lăng chứa protein nhiều hơn 1,5 lần so với lúa mì, nó chứa các protein quan trọng cung cấp cho cơ thể, vì thế nó được coi là thực phẩm rất tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, hợp chất beta carotene, chất xơ, còn giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn, đây chính là công dụng mà loại thảo dược hỗ trợ tiêu hóa cần có. Những người bị các bệnh về túi mật có thể bổ sung thuốc từ cỏ linh lăng để hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Giấm táo

Để giảm các triệu chứng khó chịu ngay lập tức vì gặp vấn đề của túi mật hãy pha 1 muỗng canh giấm táo với nước để uống. Tốt nhất nên uống thường xuyên hàng ngày giấm táo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt với các bệnh về túi mật. Acid malic trong giấm táo giúp làm mềm sỏi mật. Dùng giấm táo hàng ngày không chỉ giúp hòa tan sỏi mật, mà còn giúp ngăn ngừa sỏi mật tái phát.

Bí quyết tránh các bệnh về túi mật

Cây bạc hà

Tại các nước châu Âu, cây bạc hà thường được sử dụng để giải độc gan và "làm sạch" túi mật. Cây bạc hà chứa terpene - hợp chất tự nhiên có tác dụng hòa tan sỏi mật. Có thể sử dụng trà từ lá bạc hà. Trà bạc hà rất hữu ích với các biến chứng của sỏi trên túi mật, nó giúp làm giảm co thắt và giúp bạn thoát khỏi cơn đau cấp tính. Chúng ta nên sử dụng trà lá bạc hà tươi thêm chút mật ong trong bữa ăn.

Hà Nguyễn (theo stylecraze)

Biến chứng do viêm túi mật cấp

suckhoedoisong.vn - Ngày 19 tháng 10, 2014 | 08:33

Viêm túi mật cấp là một bệnh cấp cứu. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng có thể xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Viêm túi mật cấp là một bệnh cấp cứu. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng có thể xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Nữ giới bị sỏi túi mật cao hơn nam giới gấp từ 2 - 3 lần, cho nên viêm túi mật cấp ở nữ giới cũng có tỉ lệ cao hơn nam giới. Tỉ lệ viêm túi mật cấp cũng tăng theo lứa tuổi. Vì vậy, trên những người tiền sử hoặc đang có sỏi túi mật mà càng nhiều tuổi thì tỉ lệ viêm túi mật càng tăng cao. Viêm túi mật cấp dễ xảy ra sau bữa ăn, nhất là các bữa ăn thịnh soạn.

Nguyên nhân

Túi mật nằm sát dưới gan, vùng bụng bên phải, dưới bờ sườn, có chiều dài khoảng 80 - 100mm, chiều ngang khoảng 30 - 40mm. Túi mật bao gồm thân, ống và cổ túi mật. Túi mật và ống túi mật là cơ quan chứa đựng dịch mật do gan tổng hợp, bài tiết ra. Khi ăn, dịch mật được bài tiết nhiều hơn, túi mật sẽ co lại và tống dịch mật vào ống mật chủ đổ vào tá tràng (chỗ bóng Vater) để xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó còn có vai trò của cơ Oddi hoạt động như một cái van điều phối việc dẫn mật vào tá tràng để xuống ruột non một cách nhịp nhàng. Khi túi mật bị viêm sẽ làm tắc nghẽn đường dẫn mật xuống ruột.

Nguyên nhân hàng đầu của viêm túi mật là do sỏi đường dẫn mật và sỏi túi mật (chiếm một tỉ lệ khoảng 90%). Sỏi mật có khi chỉ gặp một loại như sỏi cholesterol với một viên sỏi to, nhưng nhiều khi là sỏi nhỏ chiếm toàn bộ túi mật. Sỏi mật sẽ gây ứ mật, dịch mật sẽ kích thích làm tổn thương thành túi mật và gây nhiễm khuẩn dẫn đến viêm túi mật cấp, nếu qua khỏi cơn cấp tính thì sẽ trở thành viêm túi mật mãn tính và gây xơ teo thành túi mật làm cho túi mật dính chặt vào viên sỏi. Nếu không bị nhiễm khuẩn thì có thể tồn tại trong nhiều năm nhưng nếu bị cọ xt gây loét niêm mạc và bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn thì sẽ gây viêm túi mật hoặc viêm mủ túi mật. Viêm túi mật cấp do vi sinh vật tuy chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 10% nhưng đó là một nguyên nhân rất quan trọng. Thực ra, trong viêm túi mật cấp phân biệt là do sỏi hay do kết hợp giữa sỏi với vi sinh vật cũng khó chi tiết, bởi vì chúng có liên quan rất mật thiết với nhau. Các loại vi sinh vật gặp trong gây viêm túi mật phải kể đến là vi khuẩn và một số giun chui ống mật (giun đũa). Giun chui lên ống mật mang theo vô số vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm túi mật cấp là E.coli, Proteus và có thể là vi khuẩn thương hàn (Salmonella) hoặc vi khuẩn kỵ khí... Viêm túi mật còn có thể do rối loạn đông máu hoặc biến chứng của phẫu thuật cắt dây thần kinh số X (mười) chọn lọc gây rối loạn co bóp của túi mật và làm ứ mật hoặc do chấn thương...

Biểu hiện

Biểu hiện của viêm túi mật cấp tính chủ yếu dựa vào 3 triệu chứng rất điển hình mà Charot đã nêu ra là đau bụng, sốt và vàng da.

Đau bụng hay xảy ra sau bữa ăn no (do đường dẫn mật bị kích thích), thường đau ở vùng gan, hạ sườn phải, xuyên ra sau lưng hoặc lan lên vai phải. Đôi khi người bệnh đau ở vùng thượng vị (trên rốn) rất dễ nhầm với hội chứng dạ dày hoặc viêm tuỵ. Sau đau bụng khoảng vài giờ hoặc lâu hơn( từ 6 - 12 giờ) sẽ xuất hiện sốt. Sốt có khi rất cao (trên 39oC) kèm theo rét run, vã mồ hôi, sau một thời gian thì thân nhiệt có thể trở lại bình thường hoặc hơi sốt nhẹ. Trong các trường hợp viêm túi mật do sỏi thì có vàng da, vàng niêm mạc (mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay) bởi sỏi sẽ làm tắc nghẽn đường dẫn mật làm tích tụ sắc tố mật. Đối với người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có sức khỏe yếu thì những triệu chứng đau hoặc sốt thường không điển hình. Ngoài tam chứng Charot thì người bệnh có thể có buồn nôn, nôn, đầy hơi, trướng bụng. Viêm túi mật cấp thường túi mật căng to, nếu bác sĩ khám bệnh có kinh nghiệm có thể sờ thấy sự căng phồng của túi mật ngay dưới hạ sườn phải và những người gầy khi bị viêm túi mật cấp có thể nhìn thấy túi mật căng phồng to dưới da vùng hạ sườn phải hơi lệch sang trái. Khám bụng có thể thấy gan to, thường to đều cả hai thùy.

Để chẩn đoán viêm túi mật cấp ở cơ ở y tế có điều kiện, có thể xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng (có thể tăng từ 10.000 - 20.000), sắc tố mật tăng, nhất là loại bilirubin trực tiếp và các loại men gan, phosphatase kiềm đều tăng cao (SGOT và SGPT có thể tăng gấp đôi). Men amylase thông thường không thay đổi, nếu tăng cao có thể là viêm tuỵ. Có thể làm xét nghiệm vi sinh như cấy máu, nuôi cấy dịch mật tìm vi khuẩn. Bên cạnh đó cho chụp X-quang bụng không chuẩn bị xem có sỏi mật hay không. Nếu có đủ điều kiện thì chụp đường mật có thuốc cản quang, nếu có sỏi thì chắc chắn sẽ phát hiện được, còn khi túi mật bị viêm không do sỏi thì sẽ thấy ống mật chủ ngấm thuốc còn túi mật thì không quan sát được. Siêu âm là một kỹ thuật hiện nay đang được ứng dụng khá phổ biến, tuy vậy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ của bác sĩ siêu âm đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra ở cơ sở y tế có chuyên môn tốt và có đủ điều kiện, trong các trường hợp nghi viêm túi mật cấp có thể soi ổ bụng thấy túi mật căng to, sung huyết mạnh, phù nề… Viêm túi mật cấp có thể nhầm với một số bệnh khác mà cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm dạ dày- tá tràng cấp, thủng dạ dày, ngộ độc thức ăn, viêm tuỵ cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính (những trường hợp vị trí ruột thừa không bình thường), áp-xe gan, viêm màng phổi phải có dịch hoặc không, áp-xe cơ hoành…

Các biến chứng

Trong viêm túi mật cấp nếu không phát hiện sớm và xử trí không kịp thời có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: hoại tử túi mật, thủng túi mật. Thủng túi mật là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm vì sẽ gây nên viêm phúc mạc, gây viêm dính các tạng khác có trong ổ bụng (dạ dày - tá tràng, tụy tạng, đại tràng, mạc nối lớn), áp-xe khu trú trong ổ bụng. Viêm túi mật cấp có thể chưa gây thủng túi mật nhưng làm cho túi mật căng phồng, thành túi mật giãn nở, yếu và gây thấm mật vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (viêm phúc mạc mật). Viêm túi mật cấp cũng có thể gây nên áp-xe đường dẫn mật, viêm mủ đường dẫn mật. Viêm đường mật cấp tính do nhiễm khuẩn cũng có thể gây bệnh nhiễm khuẩn huyết là một bệnh rất nguy hiểm cho người bệnh.

Vì vậy, khi bị đau bụng, nhất là đau sau khi ăn có nhiều chất béo, đặc biệt ở một người bệnh có mang sẵn bệnh sỏi mật hoặc viêm đường mật mãn tính thì cần đi khám ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt không nên chần chừ.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Suýt mất mạng chỉ vì mò đốt

Ngày 9 tháng 10, 2014 | 16:37

SKĐS - Người bị ấu trùng mò đốt ban đầu có thể không thấy biểu hiện rõ ràng. Chỉ tới khi ấu trùng mò gây viêm hạch tại chỗ, gây sưng, đau hạch, tổn thương ở các phủ tạng thì người bệnh mới biết.

Sau 5 ngày cho con đi nghỉ ở khu sinh thái du lịch về, bé Nguyễn D. con chị Thuy L. (Hà Nội) không hiểu tại sao bỗng đổ bệnh, sốt hầm hập. Từ trước tới nay, chị Thuy L cho biết, con chị chẳng mấy khi bị ốm. Nghĩ rằng con bị viêm họng hay cảm cúm, chị cho con tới khám bác sĩ nhưng qua thăm khám, bác sĩ cho biết, cháu Nguyễn D. không phải nhiễm các chứng bệnh này. Một chứng bệnh khiến chị Thuy L. không thể ngờ tới, con chị bị nhiễm phải đó là nhiễm ấu trùng .

Sốt mò thâm nhập cơ thể lặng lẽ

Suýt mất mạng chỉ vì mò đốt

Mò thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, phía trên là các vòm cây cao

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương, người bị ấu trùng mò tấn công ban đầu có thể không thấy biểu hiện rõ ràng. Chỉ tới khi ấu trùng mò gây viêm hạch tại chỗ, gây sưng, đau hạch, tổn thương ở các phủ tạng thì người bệnh mới biết.

Mò thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, phía trên là các vòm cây cao hoặc trong các hang đá có các loài gậm nhấm sống. Người dân thường bị mò đốt khi đi làm đồng hoặc đi dã ngoại, những nơi có cây cỏ. Ban đầu, tại nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt. Song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, rát hay ngứa.

Bác sĩ Nguyễn Văn Châu lưu ý điều nguy hiểm là sau khi bị mò đốt, mọi người không cảm nhận được những dấu hiệu rõ ràng và thường xem nhẹ việc này.

Bệnh sốt mò Scrub typhus (hay sốt bụi rậm, sốt triền sông Nhật Bản, sốt Rickettsia) là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C. Mò vừa là vật chủ, vừa là trung gian truyền bệnh. Quá trình nhiễm trùng được duy trì trong tự nhiên giữa mò và các loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột, thỏ, lợn và các loài chim, hoặc gia súc ...

Từ vết loét do mò đốt sẽ đột nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi tiến tới gây viêm hạch toàn thân, gây sưng, đau hạch. Đồng thời chúng đột nhập vào máu gây viêm nội mạc huyết quản toàn thân gây tổn thương viêm nhiễm ở các phủ tạng.

Suýt mất mạng chỉ vì mò đốt

Bệnh sốt mò có thể dẫn tới tổn thương hệ tim mạch, hô hấp

Với thể thông thường điển hình, thời kỳ nung bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm là 6 ngày, dài là 21 ngày. Ban đầu, tại nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt. Song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, rát hay ngứa. Trường hợp cháu Nguyễn D. kể trên là trường hợp ủ bệnh kéo dài.

Sau đó, người bệnh bị nhiễm trùng nhiễm độc thường khá nặng với những triệu chứng sốt nhẹ 1đến 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục. Cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39 - 40°c trong ngày đầu giống như sốt rét.

Tình trạng nhiễm độc thần kinh ở bệnh nhân thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, có thể nhức cả 2 hố mắt, mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi.

Xuất hiện các vết loét khắp cơ thể như bộ phận sinh dục, nách, bẹn rồi đến hậu môn, háng, thắt lưng sau mới tới chân tay, lưng, ngực, bụng, cổ, đôi khi vết loét ở vị trí khá bất ngờ như vành tai, rốn, mi mắt. Ngoài ra, hạch to xuất hiện cùng các vết ban mọc toàn thân. Bệnh nhân có thể bị tổn thương tim mạch cũng như các triệu chứng hô hấp.

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, để tránh bị nhiễm bệnh cần phát quang bụi rậm quanh nhà, phun thuốc diệt mò, bẫy diệt chuột. Khi đi vào vùng rừng núi hoặc vùng cây cối rậm rạp cần mặc quần áo dài tay có tất tay, tất chân che kín cơ thể. Không để quần áo hay nằm trên cỏ tránh ấu trùng mò bám vào.

Box: Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái, tính từ đầu tháng 4/2014 đến ngày 13/ 9/2014 đã có 78 bệnh nhân sốt mò đến điều trị tại bệnh viện huyện và thị xã của tỉnh Yên Bái.

Bệnh nhân sốt mò tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Chấn (54%), thị trấn Nghĩa Lộ (21%), huyện Trạm Tấu (15%) và huyện Mù Cang Chải (10%). Tuổi của bệnh nhân từ 1 đến 52 tuổi, phụ nữ mắc nhiều hơn nam.

Ở Việt Nam sốt mò đã được phát hiện tại Sài Gòn vào năm 1915. Từ đó đến nay, bệnh tiếp tục xảy ra ở vùng trung du và rừng núi của Việt Nam. Đặc biệt sau năm 1990, bệnh sốt mò có xu hướng quay trở lại và mở rộng vùng phân bố.

Thanh Loan