Tiêm chủng phòng ngừa bệnh dại & Phác đồ tiêm

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/

BS Châu Hoàng Sơn
Viện Pasteur TP.HCM

1 Vaccine phòng bệnh dại

Từ năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, các nước dần thay thế vaccin phòng bệnh dại có nguồn gốc từ não động vật bằng các vaccine có nguồn gốc từ tế bào. Vaccine Verorab là vaccine an toàn không có tai biến thần kinh, đáp ứng miễn dịch nhanh, nồng động kháng thể cao và thời gian bảo vệ dài.

Chỉ định: Những người có tiếp xúc với súc vật dại; Những người bị súc vật dại cắn .

Các phản ứng phụ sau tiêm vaccine Verorab:

Các phản ứng phụ tại chỗ tiêm trong da, được đánh giá tại vị trí tiêm vaccin bao gồm đau, quầng đỏ, sưng/tụ máu, phù nề/nốt sẩn cứng vàng da.  Nghiên cứu cho thấy tất cả các phản ứng phụ tự hết không phải điều trị thuốc gì.

LỊCH TIÊM VÀ LIỀU LƯỢNG TIÊM VACCINE VERORAB:

Tiêm ngừa dự phòng trước khi phơi nhiễm virus dại:

Tiêm bắp ở cơ Delta cánh tay

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N0

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N7

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N28

Tiêm ngừa dự phòng sau khi bị súc vật cắn:

Tiêm bắp ở cơ Delta cánh tay: Phác đồ tiêm 1 1 1 1 1:

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N0

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N3

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N7

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N14

·   1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N28

Tiêm trong da ở cơ Delta cánh tay: Phác đồ tiêm 2 2 2 0 1 1:

(Phác đồ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng)

·   2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N0

·   2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N3

·   2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N7

·   1 liều 0,1 ml, tại vị trí ở cánh tay, vào ngày N28

·   1 liều 0,1 ml, tại vị trí ở cánh tay, vào ngày N90

Lưu Ý: Không được tiêm trong da (I.D) trong những trường hợp sau:

-    Những người đang điều trị dài ngày bằng corticosteroid, hay các thuốc ức chế miễn dịch khác, hoặc Chloroquin.

-    Những người, đặc biệt là trẻ em bị những vết cắn nặng, nhất là ở vùng đầu và cổ, hay đến khán trễ sau khi bị vết thương.

-    Những người bị khiếm khuyết miễn dịch.

2 Huyết thanh kháng dại:

Huyết thanh kháng Dại được tinh chế từ huyết thanh ngựa sau khi đã được gây miễn dịch bằng virus Dại cố định CVS.Dùng huyết thanh kháng Dại để trung hòa virus. Trong trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn thì huyết thanh kháng Dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh của virus.

Chỉ định:

Tất cả các trường hợp có nhiều vết cắn; Vết cắn sâu; Vết cắn gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ), đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục.

Tiêm huyết thanh kháng Dại càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu chậm quá 7 ngày sau khi bị cắn thì không nên dùng.

                     Tóm tắc cách xử lý khi bị súc vật nghi Dại cắn:

TÌNH TRẠNG VẾT CẮN

TÌNH TRẠNG SÚC VẬT

(kể cả chó đã được tiêm phòng)

ĐIỀU TRỊ

 

Lúc cắn

Trong vòng 15 ngày

 

Da lành

 

 

Không điều trị

Da bị xước xa thần kinh rung ương

Bình thường

Ốm có xuất hiện triệu chứng dại

Tiêm vaccine ngay nếu xuất hiện triệu chứng dại ở súc vật.

Vết cắn nhẹ

- Có triệu chứng dại.

- Mất  tích; không theo dõi được chó

 

Tiêm vaccine ngay.

Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật có dính nước dãi

- Nghi dại

 

Tiêm vaccine ngay

Da bị xước ở gần thần kinh trung ương

- Bình thường

 

- Tiêm huyết thanh kháng dại vàTiêm vaccine ngay

- Vết cắn sâu

- Nhiều vết

- cắn Vết cắn gần não

- Bình thường

- Nghi dại

 

- Tiêm huyết thanh kháng dại và tiêm vaccine phòng dại đủ liều.

- Vết cắn ở nơi có nhiều dây thần kinh (đầu chi, bộ phận sinh dục...)

 

- Dại

- Đã bán

- Mất tích

- Giết chết

- Tiêm huyết thanh kháng dại và tiêm vaccine phòng dại đủ liều.

 

-  Dại

-  Mất tích

-  Giết chết

-  Đã bán

 

- Tiêm huyết thanh kháng dại và tiêm vaccine phòng dại đủ liều.

Chúý: Trong thời gian tiêm vaccine và 6 tháng sau khi tiêm vaccine Dại không dược dùng thuốc ACTH, Corticoide, không được uống rượu, không được làm việc quá sức.

 

Nên chích ngừa dại khi bị chó cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì o Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

(Trần Thị Hồng Nhung)

Trả lời:
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
 
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.
 
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
 
- Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
 
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
 
- Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
 
- Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
 
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
 
- Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
 
Phác đồ tiêm phòng dại:
 
1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).
 
Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
 
Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
 
2. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).
 
Chích từ 4 - 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 - 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da.
 
Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.
 
Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.
 
SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.
 
Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại.
 
Chúc bạn sức khoẻ!

 

Tiêm phòng dại thế nào để an toàn?

25/06/2007 07:28 (GMT + 7) - tuoitre.vn/
TT - Bình quân mỗi ngày riêng ở khu vực phía Nam có trên 1.000 người bị chó, mèo, dơi, chuột, khỉ... cắn phải đi tiêm phòng. Vậy tiêm phòng bệnh dại như thế nào để an toàn? Tại sao đã tiêm 6-8 mũi rồi mà vẫn có trường hợp bị chết?... BS Châu Hoàng Sơn (ảnh) - khoa y tế công cộng Viện Pasteur TP.HCM - cho biết:
Ảnh: Kim Sơn

- Hiện các cơ sở y tế đang sử dụng hai loại văcxin: Fuenzalida tiêm trong da giá 12.000 -15.000 đồng/mũi x 6-8 mũi; văcxin Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 - 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da để giảm giá thành: 35.000 đồng/mũi x 8 mũi). Khi đi tiêm phòng, người dân được tư vấn để chọn lựa. Có một số người dù đã tiêm 6-7 mũi nhưng không đạt được hiệu quả bảo vệ nên chó cắn, chích ngừa mà vẫn chết.

* Bác sĩ có thể nói rõ hơn về các dạng tai biến sau khi tiêm phòng dại. Tại sao thường đến mũi thứ ba mới bộc phát?

- Các triệu chứng thần kinh thường xảy ra từ mũi tiêm thứ ba trở đi và ngày càng nặng hơn qua các mũi tiêm tiếp theo, do cơ thể một số người nhạy cảm với văcxin làm từ protein mô não chuột. Khi tiêm mũi 1 - kháng thể chưa có, đến mũi thứ  hai, thứ ba thì bắt đầu có kháng thể - mà kháng thể này lại kháng với protein não động vật nên nếu càng tiêm tiếp sẽ gây tai biến. Vì vậy, khi đến tiêm các mũi kế tiếp, chỉ cần thấy mệt mỏi, sốt, khó chịu... bệnh nhân cần thông báo rõ tình trạng sức khỏe của mình. Và trên nguyên tắc BS trước khi tiêm mũi thứ hai phải khám, hỏi kỹ xem bệnh nhân có sốt, nhức đầu, tê nhẹ chân tay hay không... Nếu cần phải ngưng 1-2 ngày.

* Nếu đang tiêm ngừa văcxin Fuenzalida, muốn thay và tiêm các mũi kế tiếp bằng loại văcxin ngừa dại khác được không?

- Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là cấm tuyệt đối, không được quyền hoán chuyển do qui trình sản xuất hai loại văcxin khác nhau hoàn toàn. Khi tiêm văcxin mới phải coi như trở lại từ đầu (mũi 1).  

* Chó đã tiêm phòng dại, người bị nó cắn có phải đi tiêm phòng?

- Khi bị chó, mèo... cắn, cào xước không chảy máu hoặc chảy máu ít, ở vị trí xa thần kinh trung ương nhưng chó đã được chích ngừa, chó bình thường thì theo dõi con vật trong vòng 15 ngày, không cần tiêm. Cũng với vết xước đó nhưng ở trên mặt, gần thần kinh trung ương, nếu chó vẫn bình thường thì chỉ cần tiêm văcxin phòng dại, chưa cần thiết tiêm huyết thanh kháng dại. Còn nếu vết cắn nhẹ, dù xa thần kinh trung ương mà chó có triệu chứng dại thì phải tiêm cả huyết thanh kháng dại và văcxin phòng dại.

Khi bị chó, mèo hoặc súc vật khác cắn thì phải rửa vết thương bằng nước và xà phòng nhiều lần.Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ làm dập mô và đi chủng ngừa ngay tại cơ sở y tế nhà nước. Bệnh dại chưa có thuốc chữa, khi lên cơn dại coi như chết 100%, vì vậy bà con không nên theo các biện pháp dân gian như đi thầy "phán", "rút nọc", đắp các loại lá cây.

* Trong thời gian tiêm phòng có phải kiêng cữ ăn, uống gì?

- Không phải kiêng cữ ăn, chỉ kiêng uống rượu bia. Không làm việc nặng quá sức. Không dùng các thuốc dạng corticoid, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại sáu tháng. 

* Có thể tiêm phòng dại đề phòng bị chó cắn?

- Tiêm dự phòng trước khi bị súc vật dại cắn có phác đồ tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, gồm ba mũi vào các ngày 0, 7, 28. Một năm sau tiêm nhắc lại một mũi và tiêm nhắc lại sau đó mỗi năm năm.     

KIM SƠN

Trên cả nước mỗi năm có hơn 600.000 người phải tiêm phòng dại, trong đó khu vực phía Nam chiếm trên 400.000 người. Tuần cuối tháng 5-2007 đến nay lại có hai ca phản ứng nặng từ tiêm văcxin ngừa dại Rabivax-II (Fuenzalida) do Viện Văcxin và sinh phẩm II Nha Trang sản xuất.

Từ năm 2001, Hội nghị quốc tế về kiểm soát bệnh dại ở châu Á lần thứ 4 tại Hà Nội do WHO và Hiệp hội Merieux đồng tổ chức đã đưa ra nghị quyết kêu gọi các nước châu Á đang sản xuất văcxin từ mô não ngừng sản xuất đến năm 2006. Thế nhưng tại VN đến thời điểm này, Viện Văcxin và sinh phẩm Nha Trang II còn sản xuất và cần có lộ trình đến tháng 1-2008 mới ngừng sử dụng!

 
 
Verorab
Phòng bệnh dại
Giá : Liên hệ

Sanofi Pasteur
bột pha tiêm : hộp 1 lọ bột đông khô + ống tiêm chứa dung môi 0,5 ml hoặc ốngchứa dung môi 0,5 ml

THÀNH PHẦN

cho 1 đơn vị

Virus bệnh dại (chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503-3 M)

1 liều miễn dịch*

Maltose

vừa đủ 1 liều miễn dịch

Albumin huyết thanh người

vừa đủ 1 liều miễn dịch

ống dung môi : dung dịch NaCl 0,4% vừa đủ 0,5 ml

* Khả năng bảo vệ ≥ 2,5 IU trước và sau khi làm nóng ở +37°C trong 1 tháng

CHỈ ĐỊNH

Trước phơi nhiễm:

Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đốitượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhưnhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liênquan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên cónguy cơ nhiễm bệnh dại:

- Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợsăn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú...

- Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn vànhững người du lịch đến những vùng này.

Sau phơi nhiễm:

Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hànhtiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêmvaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.

Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tìnhtrạng con vật.

Bảng 1:

Trường hợp

Diễn tiến

Lưu ý

Súc vật

Bệnh nhân

Con vật không thể theo dõi

Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ

Điều trị tại Trung tâm điều trị Dại

Điều trị** phải được hoàn tất

Con vật bị chết

Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ

Gởi não con vật đến phòng xét nghiệm chuyên môn để phân tích

Điều trị tại Trung tâm điều trị bệnh Dại

Ngưng điều trị nếu kết quả xét nghiệm mô não âm tính, nếu ngược lại thì phải tiếp tục điều trị

Con vật còn sống

Tình huống không nghi ngờ

Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi*

Quyết định hoãn điều trị dại

Tiếp tục điều trị** tùy theo bác sĩ thú y theo dõi con vật

Tình huống nghi ngờ

Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi*

Điều trị tại Trung tâm điều trị dại

Ngưng điều trị** nếu việc theo dõi cho thấy nghi ngờ ban đầu không có giá trị, nếu ngược lại, tiếp tục điều trị

* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.

** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2.

Bảng 2:

Mức độ nặng

Loại tiếp xúc

Điều trị nên áp dụng

I

Sờ hay cho súc vật ăn

Không điều trị, nếu có được bệnh sử đáng tin cậy

Liếm trên da lành

II

Gặm vùng da trần

Tiêm ngay vaccine

Những vết cào, sướt nhẹ không chảy máu

Liếm trên da có trầy

Tiêm Immunoglobulins kháng dại và vaccine dại ngay lập tức

III

Một hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da

Niêm mạc bị nhiễm nước dãi (liếm)

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trước phơi nhiễm:

-Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.

Sau khi phơi nhiễm:

Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG VÀ THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Sử dụng thận trọng ở người biết bị dị ứng với neomycin (hiệndiện vết trong vaccine).

Không tiêm mạch máu: phải chắc chắn rằng mũi kim không đâmvào mạch máu.

Immunoglobulins và vaccine dại không được sử dụng cùng mộtbơm tiêm hay tiêm cùng một vị trí.

Xét nghiệm huyết thanh học (thử nghiệm trung hòa kháng thể bằngkỹ thuật RFFIT (Rapid Fluorescent Focus Inhibition Test) phải được thực hiện ởnhững người tiếp tục có nguy cơ nhiễm virus dại (mỗi 6 tháng) và có thể thực hiệnmỗi 2 đến 3 năm sau mũi tiêm nhắc lúc 1 năm sau và lúc 5 năm sau ở những ngườicó nguy cơ không thường xuyên tùy theo sự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.

Ở những người suy giảm miễn dịch, có thể thực hiện xét nghiệmnày lúc 2 đến 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin.

Nếu kết quả xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dưới 0,5 IU/ml, ởnhững người suy giảm miễn dịch, cần thiết phải tiêm mũi nhắc hay mũi bổ sung.

Vaccine này không được tiêm vào mạch máu.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Vaccine này không phải là mục tiêu nghiên cứu của các nghiêncứu sinh quái thai ở súc vật.

Trong khi số liệu ở người chưa đầy đủ, nên hoãn việc tiêmvaccine trong trường hợp tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.

Tiêm vaccine cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dạicao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.

Ở những trường hợp tiêm ngừa sau phơi nhiễm, do bệnh dại códiễn tiến nguy hiểm, nên thai kỳ không phải là chống chỉ định tiêm.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Corticosteroids và các điều trị ức chế miễn dịch có thể làmgiảm sản xuất kháng thể và việc tiêm vaccine sẽ không hiệu quả. Do đó, tốt nhất2 đến 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine cuối nên làm xét nghiệm đo độ trung hòakháng thể.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Giống như các hoạt chất khác, ở một số người dược phẩm nàycó thể gây ra những tác dụng không mong đợi ở nhiều mức độ khác nhau:

- Các phản ứng tại chỗ nhẹ: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốtcứng tại nơi tiêm.

- Các phản ứng toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược,đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày-ruột (buồn nôn, đau bụng).

- Ngoại lệ, sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách tiêm và đường tiêm:

Hoàn nguyên vaccine bằng cách bơm chất pha loãng vào lọ bộtvà lắc thật kỹ đến khi bột trong lọ tan hoàn toàn thành huyền dịch. Dung dịch đồngnhất, trong suốt và không có cặn. Rút dung dịch này vào bơm tiêm.

Phải tiêm vaccine ngay sau khi hoàn nguyên và phải hủy bơmkim tiêm sau khi sử dụng.

Đường tiêm:

Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻem tiêm ở mặt trước-bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.

Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID)(xem đoạn dưới), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Liều dùng:

Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5 ml vaccine đã hoàn nguyên.

Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1 ml vaccine đã hoànnguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.

Phác đồ tiêm vaccine nên được áp dụng theo tình huống tiêmvaccine và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

- Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5 ml/liều) vào Ngày0, Ngày 7, Ngày 28.

- Tiêm nhắc: 1 năm sau.

- Các mũi tiêm nhắc sau đó: mỗi 5 năm.

Lịch tiêm vào Ngày 28 có thể tiêm vào Ngày 21.

Tiêm vaccine "điều trị" (dự phòng bệnh dại sau khixác định hay theo dõi phơi nhiễm):

Điều trị sơ cấp cứu:

Việc điều trị vết thương rất quan trọng và phải được thực hiệnngay sau khi bị cắn. Đầu tiên, phải rửa vết thương với thật nhiều nước và xàphòng hay thuốc làm sạch vết thương, sau đó bôi cồn 70°, cồn iod hay dung dịchdẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0.1/100 (chú ý là phải rửa sạch xà phòng ở vếtthương vì hai chất này trung hòa lẫn nhau).

Vaccine điều trị phải được thực hiện dưới sự giám sát y khoavà chỉ tiêm tại Trung Tâm Điều Trị Bệnh Dại.

Phác đồ tiêm bắp:

Tiêm vaccine ở người chưa tiêm dự phòng:

Người lớn và trẻ em dùng cùng một liều: tiêm 5 mũi, mỗi mũi0.5 ml vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 14, Ngày 28.

Trong trường hợp phơi nhiễm độ III (xem Chỉ định - Bảng 2),phải tiêm Immunoglobulins dại kết hợp với vaccine. Tạo miễn dịch thụ động bổsung vào Ngày 0 được yêu cầu với:

- Immunoglobulins dại có nguồn gốc từ người (HRI): 20 IU/kgcân nặng cơ thể.

- Immunoglobulins dại có nguồn gốc từ ngựa: 40 IU/kg cân nặngcơ thể.

Nếu có thể được, nên tiêm vaccine bên đối diện với vị trítiêm Immunoglobulins.

Trong vùng có dịch bệnh ở súc vật, độ nặng của một vài trườnghợp phơi nhiễm tùy thuộc vào độ nặng của vết thương và/hoặc vị trí vết thương(gần hệ thần kinh trung ương), đến khám trễ hay tình trạng suy giảm miễn dịch củacá nhân, mà có thể thay đổi, tùy trường hợp, tiêm 2 mũi vào Ngày 0. Tiêmvaccine ở người đã tiêm dự phòng (và có sổ tiêm ngừa để biết chắc chắn lịchtiêm ngừa trước đây): Tiêm vaccine trong vòng 5 năm trở lại đây (vaccine dạiloại nuôi cấy trên tế bào): 2 mũi tiêm và Ngày 0 và Ngày 3.

Tiêm vaccine đã hơn 5 năm hay tiêm không đầy đủ: tiêm 5 mũivào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 14 và Ngày 28, tiêm immunoglobulins dại nếu cần.

Thực tế, nếu thời gian từ lúc tiêm mũi nhắc đến nay quá 5năm hay tiêm vaccine không đầy đủ, bệnh nhân được xem như trường hợp không chắcchắn có chủng ngừa. Phác đồ tiêm trong da: Đối với tiêm ngừa sau phơinhiễm, Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận hiệu lực của việc tiêm vaccine dại bằngđường tiêm trong da (ID). Nếu Verorab được tiêm trong da, các hướng dẫn và thậntrọng sau cần được tôn trọng triệt để.

Một liều tiêm trong da là 0.1 ml vaccine hoàn nguyên, nghĩalà bằng 1/5 liều tiêm bắp. Tiêm vaccine ở người chưa tiêm dự phòng:Phác đồ"2-2-2-0-1-1" được khuyên dùng:

- Hai mũi tiêm trong da, mỗi mũi 0,1 ml tại hai vị trí khácnhau vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7.

- Một mũi tiêm trong da 0,1 ml tại một vị trí vào ngày 28(hoặc Ngày 30) và Ngày 90. Tiêm vaccine ở người đã tiêm dự phòng (xem địnhnghĩa ở phần trên): Tiêm nhắc khẩn cấp: 0,1 ml vào Ngày 0 và Ngày 3.

Thận trọng đặc biệt khi tiêm trong da:

Điều cơ bản là việc tiêm Verorab bằng đường tiêm trong da chỉđược phép thực hiện bởi nhân viên y tế đã được huấn luyện về kỹ thuật này để đảmbảo rằng vaccine được tiêm trong da chứ không phải là tiêm dưới da.

Khi tiêm trong da, thích hợp nhất là dùng bơm tiêm tiệttrùng có sẵn kim tiêm (loại bơm kim tiêm insulin).

Mỗi người phải được dùng bơm và kim tiêm tiệt trùng để rútvà tiêm từng liều vaccine nhằm tránh lây nhiễm qua lại. Tiêm trong da đúng kỹthuật sẽ tạo nên một "nốt phồng da cam". Nếu vaccine được tiêm sâuquá thì sẽ không thấy nốt sần này, phải rút kim ra và tiêm lại ở một vị trí gầnđó.

Verorab không chứa chất bảo quản, do đó, vaccine đã hoànnguyên cần được bảo quản cẩn thận để tránh lây nhiễm.

Bất kỳ lọ vaccine đã hoàn nguyên nào cũng phải đuợc dùngngay càng sớm càng tốt. Nó phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +2 đến+8°C và phải được sử dụng trong ngày sau khi hoàn nguyên hoặc hủy phần còn thừa.

Không được tiêm trong da (ID) trong những trường hợpsau:

- Những người đang điều trị dài ngày bằng corticosteroid haycác thuốc ức chế miễn dịch khác hay chloroquin,

- Những người bị khiếm khuyết miễn dịch,

- Những người, đặc biệt là trẻ em, bị những vết cắn nặng, đặcbiệt là ở vùng đầu và cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh).

Nguồn Mims.com

 

Đăng nhận xét