Khám phá công dụng của mướp
(Sức khỏe) - Mướp có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...
Theo y học hiện đại, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Và điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mướp:
Chữa kinh nguyệt không thông, không đều
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Mướp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Giảm nếp nhăn
Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Lao Động
Mướp
Mướp bao gồm Mướp hương (Luffa cylinodrica L Roem) và Mướp khía (Luffa acutangula L Roxb), cả hai đều thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae
Mướp bao gồm Mướp hương (Luffa cylinodrica L Roem) và Mướp khía (Luffa acutangula L Roxb), cả hai đều thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae
Tính vị và công dụng chủ trị
Quả mướp: Vị ngọt tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm nhiệt, mát máu, giải độc. Trị khát nước, trĩ, ho do nhiệt, ung nhọt, tắc sữa, đới hạ, tiểu tiện ra máu.
Lá mướp: Tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị ung nhọt, rắn cắn, bỏng.
Hạt mướp: Tác dụng lợi tiểu trừ nhiệt, trị phù thũng, trĩ, sỏi tiết niệu, đại tiện ra máu (tràng phong hạ huyết).
Hoa mướp: Vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị đau họng, ho do nhiệt, trĩ, sang lở.
Xơ mướp: Vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, tiêu đàm, trị đau sườn ngực, đau lưng, đau bụng, sưng cao hoàn, phổi nóng ho, bế kinh, tắc tia sữa, băng huyết, đại tiện ra máu, trĩ.
Rễ mướp: Vị ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết thông kinh lạc, tiêu sưng giảm đau, tiêu viêm, trị đau một bên đầu (thiên đầu thống), đau lưng, viêm vú, đau họng, đại tiện ra máu.
Thân mướp: Vị đắng, hơi lạnh, hơi độc, tác dụng thông kinh lạc, tiêu viêm sát trùng, kiện tỳ, trị tay chân tê cứng, kinh nguyệt không đều, đau răng, thuỷ thũng viêm xoang, giải cảm nắng.
Trị đại tiện ra máu: Quả Mướp phơi khô đốt cháy tồn tính rồi uống với rượu, mỗi lần 4 – 8g.
Trị trĩ lậu, thoát giang: Quả Mướp đốt cháy, vôi lâu năm, Hùng hoàng, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn Mật lợn, Lòng trắng Trứng gà, Dầu mè bôi chỗ bệnh.
Trị phong nhiệt sưng má: Quả Mướp đốt cháy tồn tính, hòa nước bôi.
Trị ngọc hành lở loét: Quả Mướp và hạt giã lấy nước trộn bột Ngũ bội tử, bôi chỗ bệnh.
Trị bệnh lỵ do nhiễm độc rượu, đại tiện ra máu hoặc như não cá: Mướp cả vỏ đốt cháy, tán bột, uống lúc đói với rượu hoặc nướng chín ăn hàng ngày.
Trị tắc sữa: Quả Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột, uống mỗi lần 4 – 8g cho ra mồ hôi.
Trị sâu răng: Mướp đốt cháy tồn tính bôi lên chỗ bệnh.
Trị đau lưng: Nhân hạt Mướp sao cháy, ngâm rượu uống, bã đắp chỗ đau.
Trị giun đũa: Ăn nhân hạt Mướp (dùng hạt màu đen, màu trắng không hiệu quả) lúc đói hoặc cho vào viên nang uống ngày một lần 40 – 50 nhân, trẻ em giảm bớt liều, liên tục trong hai ngày.
Trị nấm da: Buổi sáng lấy nước sương trên lá Mướp bôi chỗ bị bệnh.
Trị thiên truỵ: Lá Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột 12g, vỏ Trứng gà đốt cháy 12g, uống với rượu ấm.
Trị bìu dái phong nhiệt ngứa: Lá Mướp 20 – 40g, Ké đầu ngựa (toàn cây) 20 – 40g, Dã cúc hoa 40g, sắc uống và rửa chỗ bệnh.
Trị băng huyết: Lá Mướp sao cháy, mỗi lần uống 8 – 16g với rượu.
Trị viêm da thần kinh: Lá Mướp tươi rửa sạch, xát vào da cho hơi đỏ, 7 ngày một lần, một liệu trình là hai lần, thường làm 2 lần là lành bệnh.
Trị phổi nóng ho suyễn: Hoa Mướp sắc hoà đường hoặc Mật, mỗi lần uống 10 – 20g.
Trị thiên đầu thống: Rễ Mướp tươi 20 – 40g, Trứng vịt một quả, nấu chín, ăn trứng, uống nước thuốc.
Trị đau lưng: Rễ Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g.
Trị đau họng: Rễ Mướp sắc uống, mỗi lần 10 – 20g.
Trị nhọt lâu vỡ mủ: Rễ Mướp già nấu nước rửa sạch chỗ bệnh.
Trị mũi chảy nước vàng đau đầu: Thân, rễ Mướp sao cháy tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 2 – 8g
Trị chân răng lồi lên đau nhức: Dây Mướp sao cháy tồn tính, sát vào chỗ bệnh.
Trị viêm phế quản mạn tính: Thân Mướp sắc uống mỗi ngày 16 – 30g.
Trị viêm xoang mũi: Rễ và thân rễ hoặc dùng thân già gần gốc sắc uống, mỗi lần 8 – 12g, hoặc nấu thịt lợn nạc ăn thịt uống nước thuốc. Sau khi dùng thuốc 1 – 2 lần, dịch mũi ra nhiều, hơi chóng mặt, sau đó tự lành. Ngoài ra có thể dùng thân sao hơi cháy, tán bột, thổi vào mũi, ngày 2 - 3 lần.
Trị viêm xoang mũi: Thân Mướp 10 – 20g, thân cây Sim 8 – 12g, sắc uống. Nếu đại tiện khô cứng thêm Mè đen 30 – 40g, hai phương thuốc trị viêm xoang mũi hiệu quả đều rất tốt
DS. Phan Văn Chiêu - CTQ số 55
Cập nhật lúc 06h37" , ngày 19/11/2013 (VnMedia) - Bác sĩ Huỳnh Thanh Ân, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết, mướp là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp Minh Hải |
Thuốc từ cây mướp
Mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau.
Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu. Hằng ngày dùng 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau. Còn có tác dụng trừ phù thũng, trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú. Ngày 15-30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Sau khi thu hái, đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3-5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8-12g, có tác dụng thông mũi, trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm cuốn mũi.
Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng. Có thể lấy những quả mướp chín, già, khô trên giàn; hoặc hái các quả mướp già, phơi khô hoặc sấy khô, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt. Khi cần nhiều xơ mướp, có thể, sau khi thu hái các quả mướp già, bó lại thành bó, ngâm xuống nước vài ngày cho thịt mướp rữa ra, sau đó rửa sạch xơ, rồi đem phơi khô, sấy khô. Lấy xơ này, cắt thành từng đoạn 1 - 2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc. Dùng trong các trường hợp đau tức sườn ngực, đau cơ. Xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng, tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g, có tác dụng cầm máu, giảm đau. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung… Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùng xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón... Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Chữa kinh nguyệt không thông, không đều: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày. Lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày. Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình. Giải nhiệt: Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát. Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. rị nổi mề đay: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi. Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày. Giảm nếp nhăn: Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần. Trị đại tiện ra máu do trĩ: Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần. Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn. Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên. |
Đăng nhận xét