daibitamtu.com - Ngày tạo: 09/07/2011 - Tổng hợp kinh nghiệm dân gian – Đông y – Tây y ...
I/ DẤM TÁO :
Theo kinh nghiệm dân gian xứ Vermont, dấm táo chứa nhiều Kalium, là loại dấm tốt nhất. Khi ăn thức ăn không được tốt, chỉ cần uống 1 cốc nước nhỏ có pha 2 thìa nhỏ dấm táo sẽ không bị tháo dạ (không bị ỉa chảy).
Dấm Táo cho gà ăn thì gà chóng lớn, lông nhiều và thịt mềm, trở thành chất dinh dưỡng có lợi cho con người.
Cách làm Dấm táo - (mua tại cửa hàng - siêu thị - nếu không, thì tự làm dấm táo).
+ Lấy 1 cân táo (không chín quá) rửa sạch bằng nước muối hơi mặn nhằm diệt khuẩn, để ráo nước rồi bổ nhỏ ra, để cả hạt, ngâm với 3 lít nước sôi để nguội còn hơi ấm (mục đích là giúp táo chóng chua). Sau đó, cho vào 2 quả chuối tây (để táo chóng lên men), đựng trong lọ thủy tinh bịt kín bằng vải màn (giúp trao đổi khí). Sau 1 tháng thì lọc lấy nước giấm táo, dùng dần. Dấm có màng là tốt; còn thấy như có muỗi bay là hỏng, phải làm lại.
Lương y Minh Chánh, Sức Khoẻ & Đời Sống
+ Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước dấm táo dùng dần. Dấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là dấm hỏng, phải làm lại.
+1KG Táo : (Táo Tây, Táo Ta đều được, tốt nhất là Táo Mèo. Chỉ rửa sạch Táo, dùng cả vỏ và hột – chính ruột táo có những chất giúp cho mau chuyển hóa thành giấm), thái nhỏ, xay nát cả quả, cho vào bình thủy tinh với 2,5 lít nước đã đun sôi để nguội, trong vòng 1 tháng sẽ thành dấm.
II / MẬT ONG :
A/ Cách nhận biết mật ong Tốt – Xấu :
Mật ong tốt hay xấu? Mật ong giả là loại mật ong đã bị hoà lẫn với các loại: nước đường, muối ăn, đạm hoá học, tinh bột, đường mạch nha... Mật ong chính hiệu đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm, có các màu trắng, vàng nhạt hay hồng nhạt, trông rất trong. Dưới đây xin bày giúp bạn vài cách nhận biết:
· Bạn hãy múc một ly nước trong rồi lấy chiếc đũa nhúng vào chai mật ong, cho nhỏ một giọt vào ly nước, nếu giọt mật rơi ngay xuống đáy ly là thiệt.
· Bạn cũng có thể thử bằng cách khác: nhỏ một giọt lên tờ giấy trắng, rồi cầm nghiêng tờ giấy, nếu mật ong không chảy là thiệt. Mật ong chính hiệu sẽ thấm vào giấy rất chậm, còn loại giả thì chỉ vừa phết lên giấy là đã thấm ướt ngay.
· Bạn hãy dùng một que tre sạch khuấy đều lên. Nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đùng đục hiện lên, còn mật chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
· Bạn hãy dùng chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi, sợi kéo dài thì sẽ đứt, nếu bị đứt mà nó co lại thành hình cục tròn thì đấy là loại hảo hạng. Loại này, khi sợi kéo lên mà chảy xuống thì sẽ xếp nếp hình chóp.
· Mật ong nguyên chất thì khuấy thấy rất mềm, thò ngón tay vào không thấy cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thì thấy tan rất nhanh. Còn mật ong "chế biến ma" thì khi khuấy có cảm giác cưng cứng, đưa ngón tay vào day day thì thấy có cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thấy tan rất khó.
· Mật ong nguyên chất thì khi nhấm có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm, ngọt nhưng không ngấy. Còn mật ong giả thì độ ngọt và mùi thơm đều nhạt, có thể có mùi lạ, khi nuốt thấy có cảm giác vương vướng ở cổ.
B/ Lưu ý khi dùng mật ong :
- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.
- Không nên dùng mật ong cho các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa...
C/ Tác dụng của mật ong :
Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Nhờ thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này, người xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi... Là một chất dinh dưỡng, một vị thuốc tuyệt hảo, nhưng mật ong vẫn có thể trở thành chất độc nếu không biết bảo quản, sử dụng đúng cách.
Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc đặc biệt của Đông y.
Mật ong là thức ăn tôt nhất đối với hệ tim mạch.
Mật ong chứa rẩt nhiều vi lượng, muối khoáng của các loại nhị hoa. Mật ong có tác dụng sát trùng, nhuận tràng và giảm đau. Vì vậy mật ong rất tốt trong chữa bệnh đau khớp và đường ruột, giúp thần kinh thư giản, là thực phẩm rất tốt cho trẻ sơ sinh và người già.
* Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
* Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.
* Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.
* Nếu bị cảm cúm, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong.
* Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.
* Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.
* Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu.
* Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt.
* Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em.
* Mật ong là một chất kháng khuẩn rất mạnh nên từ thời Cổ đại nó được dùng như một chất sát trùng thiên nhiên để chữa các vết thương, apxe, các bệnh về da và đường hô hấp. Mật ong cũng rất tốt đối với hệ tim mạch vì glucozơ là một thành phần rất cần thiết cho các cơ tim. Mật ong củng cố hệ thần kinh và hệ miễn dịch, làm tăng lượng hồng cầu.
* Mật ong có giá trị đặc biệt đối với người già. Sản phẩm này không kích thích lớp màng nhầy trong các ống tiêu hóa nên được đồng hóa dễ dàng, giải phóng năng lượng và khôi phục sức lực đã mất. Mật ong là chất chống trầm cảm thiên nhiên, tác động đến tâm thần, giúp người ta giảm tính hung hăng, dễ bị kích động và stress.
* Để chữa bỏng, có thể lấy mật ong tốt 80 g; mỡ cá 20 g trộn đều, đánh cho lỏng, sánh rồi bôi vào các vết bỏng. Sau 10 - 12 ngày dùng thuốc, vết thương sẽ lên da non và thành sẹo.
* Chữa bệnh gan, thận, dạ dày: Mật ong 50 g; chè lá tầm xuân (15 g chè + 0,5 lít nước), nước ép củ cải 0,5 - 1 cốc. Tất cả trộn lẫn uống thay trà hằng ngày.
* Chữa sỏi thận: Uống dầu ô liu với nước ép chanh và mật ong.
* Chữa viêm gan mạn tính: Mật ong 50 g, sữa ong chúa 1 thìa cà phê, dùng sau bữa trưa. Cũng có thể dùng mật ong với phấn hoa hoặc sữa ong chúa với phấn hoa.
* Bồi bổ và làm cho da mặt đẹp: Dùng mật ong nguyên chất hay hỗn hợp mật ong với lòng đỏ trứng gà (lượng bằng nhau) đánh thành kem, ăn hàng ngày.
Người ta cũng làm cho da sáng tươi, mượt mà, làm mờ nếp nhăn bằng cách lấy mật ong và glyxerin mỗi thứ 1 thìa cà phê, lòng đỏ trứng gà 1 quả, nghiền thành chất sền sệt, bôi lên mặt
*Mật ong - thức ăn của vận động viên thể thao: Dùng mật ong vào bữa điểm tâm, cơ thể có ngay được một lượng dự trữ năng lượng từ sáng. Dùng 2 thìa canh mật ong trước thi đấu sẽ đạt thành tích cao hơn. Giữa các hiệp đấu bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền), vận động viên dùng mật ong vào giờ giải lao thì khi vào hiệp 2 họ thi đấu dễ dàng hơn vì chóng lại sức.
* Mật ong có rất nhiều công dụng, một trong số đó là kéo dài tuổi thọ nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách.
III/ Một số bệnh đã được điều trị bằng dấm táo + mật ong :
* Suy nhược mạn tính:
+ Dùng 3 thìa cà phê dấm táo và một tách mật ong, đổ tất cả vào chai cổ rộng, để ở đầu giường. Trước khi ngủ uống 2 thìa cà phê, nửa giờ sau sẽ ngủ được. Nếu chưa ngủ được, uống 2 thìa nữa. Cứ mỗi lần thức dậy, uống tiếp 2 thìa cà phê. Hiệu nghiệm hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
+ Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước fa sẵn 3 thìa nhỏ giấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau ½ giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được lại uông 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng tiếp mãi mãi.
* Làm hạ Cao huyết áp:
+ Trong bữa ăn, uống một cốc dấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để nguội.
+ Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo hay nho trong hay ngoài bửa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho bột mì và gạo. Kiêng ăn mặn.
+ Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.
* Hạ mức Cholesterol: Khuấy 3 muỗng canh mật ong, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.
* Trị đau tim: Dễ phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.
* Bao tử: Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu. Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.
* Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt:
+ Người già hay chảy nước mắt, viêm xoang chảy nước mũi: dùng 2 thìa cà phê dấm táo với một giọt dung dịch iốt lugol trong một cốc nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1 - 3 tuần. Sau đó chỉ uống một tuần 2 lần để phòng tái phát. Potassium có tính hút nước như bọt biển, còn nước chanh làm chảy nước mũi. Vì vậy khi chảy nước mắt, nước mũi không được uống nước chanh.
+ Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày uống vào bữa ăn một cốc nước có pha 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
* Bệnh zona:
+ Dùng dấm táo nguyên chất bôi ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Hết đau nhanh, chóng thành sẹo.
+ Bôi giấm táo nguyên chất lên chổ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non.
* Phồng, giãn tĩnh mạch:
+ Xát dấm táo vào nơi giãn, sáng và tối. Uống 2 thìa dấm táo với nước, ngày 2 lần.
+ Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy giấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa giấm táo.
* Bớt chàm ngoài da:
Lấy giẻ nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại.
* Chốc lở, nấm tóc:
+ Bôi dấm táo ngày 6 lần, cách đều nhau: ở nơi chốc lở, nơi có nấm. Dấm táo có tác dụng sát khuẩn mạnh.
+ Chốc lỡ đầu trẻ em: Bôi giấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2, 3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày.
* Bệnh nấm tóc (teigre): Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy, có khi có mủ. Dùng giấm táo xoa nơi có nấm ngày 6 lần cách đều nhau.
* Chốc lở, nấm tóc: Bôi giấm táo ngày 6 lần, cách đều nhau ở nơi chốc lở, nơi có nấm. Giấm táo có tác dụng sát khuẩn mạnh.
* Trị rụng tóc, tăng thính giác: Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.
* Đái dầm: Cho trẻ uống một thìa mật ong rừng trước khi đi ngủ có tác dụng an thần và giữ lại nước ở tế bào, giúp thận đỡ làm việc nhiều.
* Bệnh ho ở người lớn và trẻ em: 2 thìa dấm táo + 2 thìa mật ong + 2 thìa glycerin. Liều lượng nhiều ít tùy tình hình bệnh. Ho ban ngày thì uống ngày 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ho ban đêm thì uống trước khi đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống 6 lần một ngày, chia đều từ sáng đến tối.
* Bệnh chuột rút: Dùng 2 thìa cà phê mật ong trong mỗi bữa ăn. Sau một tuần thì khỏi.
* Đau họng, viêm amidan: Pha một thìa cà phê dấm táo vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít thì ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc miệng và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì 2 giờ làm một lần. Sau 24 giờ, bệnh sưng họng do vi khuẩn streptocoques sẽ khỏi. Nếu bị sưng amidan, sau 12 giờ cũng khỏi.
* Đau họng: Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có fa 1 thìa giấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẳn.
* Bị cảm lạnh, đau cổ họng: Uống hổn hợp gồm 1 muỗng canh dấm táo và 1 muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.
* Trị cúm: Các cuộc khảo cứu của y giới Đan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.
* Sưng loét miệng: Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.
* Viêm thận, bàng quang, đái rắt, đái buốt, nước tiểu có mủ: Cho 2 thìa cà phê dấm táo trong cốc nước, uống trong mỗi bữa ăn, dùng đều dặn hằng ngày. Những bệnh khác như suy nhược cơ thể, đau đầu mạn tính, chóng mặt, huyết áp cao hoặc thấp; béo bệu, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tim ngoại tâm thu... đều dùng giấm táo rất tốt.
* Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước có pha 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong thì nước tiểu sẽ rất tốt.
* Nhiễm trùng bọng đái: Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một mỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuản gây nhiễm trong bọng đái. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hổn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.
* Viêm thận: (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước co pha 2 thìa giấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẳn.
* Hay chóng mặt: Mỗi ngày 2, 3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có pha 2 thìa nhỏ giấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi.
* Viêm khớp: Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước pha 10 thìa nhỏ giấm táo và mật ong đủ ngọt:
- Sau 1 ngày khỏi 20 %
- Sau 4 ngày khỏi 50 %
- Sau 1 thang khỏi 70 %
Rồi sẽ khỏi hẳn kể cả đau đầu, đau gáy.
* Thấp Khớp: Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần – vào buổi sáng và buổi tối hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, cũng dung hổn hợp dấm táo - mật ong khuấy kỹ để thoa lên chỗ thấp khớp theo dung phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.
* Béo phì, thừa cân: Đều đặn hàng ngày : 2 thìa giấm tào + mật ong pha vào một cốc nước, uống sau mổi bửa ăn.
* Say rượu nặng: Cứ 20 phút uống 6 thìa nhỏ mật ong. Chỉ 3 lần là giã rượu.
* Bỏng: Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.
* Mồ hôi trộm: Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm táo.
* Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn giấm táo (thìa ăn xúp) và một thìa nhỏ tinh dầu thông (essence thérébenthine) bôi lên mặt da chỗ nhức và xoa mạnh.
* Nhức đầu kinh niên, mất ngủ:
+ Dùng giấm táo hằng ngày với liều lượng cần thiết. Lúc 20h, uống một tách mật ong hòa với nước và mỗi bữa ăn dùng 2 thìa cà phê mật ong.
+ Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong pha vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả.
* Ung Thư: Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống them dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dung phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.
* Mệt mỏi: Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.
* Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể: Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.
* Da mịn - Đau nhức bắp thịt - Đau bàn chân - Thân hình thon gọn - Cơ thể thêm năng lực
Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dung hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.
* Trị chứng VÔ SINH:Dấm táo + mật ong còn chữa được nhiều bệnh khác. Bác sĩ D.C. Javis đã thực tế chữa chứng vô sinh cho 23 con bó cái, 4 con chó cái, 5 chó cái Bõer (kể cả 5 con đực) bằng dấm táo và cả một căp đồng nghiệp của ông lấy nhau 7 năm chưa có con đã sinh được 1 chú bé xinh đẹp.
Xin đọc thêm cuốn: Y học dân gian xứ Vermont Hoa Kỳ do Nfguyeenx Dương dịch qua bản tiếng Pháp: La médecine populaire du Vermont USA do Paul Jamheau, dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Folk Medicine, Vermont USA by DR.D.C Javis – 1958..
*** Sống lâu trăm tuổi: Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.
Gàu: Gàu là một vấn đề rất thường gặp. Bạn có thể bị gàu dù bạn ở bất cứ lứa tuổi nào, và việc trị gàu nhiều khi khiến bạn tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc.
Cách xử lý chung nhất khi đầu bị gàu là dùng dầu gội trị gàu. Một chai dầu gội trị gàu thông thường cũng làm bạn tốn 30 - 50 ngàn đồng, trong khi dầu trị gàu loại tốt hoặc của ngoại nhập có thể lên tới cả trăm, thậm chí vài trăm ngàn đồng mà chưa chắc đã có thể giúp bạn thoát khỏi gàu.
Bạn sẽ không tốn nhiều như thế chỉ để trị gàu, nếu như bạn biết những công thức trị gàu rẻ tiền mà rất hiệu quả sau đây:
Cách 1: Thoa hỗn hợp dấm - nước lên da đầu. Hoà 2 thìa dấm và 6 thìa nước với nhau, thoa lên da đầu trước khi đi ngủ. Quần khăn lên tóc hoặc dùng mũ chụp rồi để tóc như vậy qua đêm. Xả lại bằng hỗn hợp dấm - nước vào sáng hôm sau rổi gội sạch bằng nước ấm. Bạn sẽ thấy gàu biến đi nhanh chóng.
Cách 2: Hoà 1 thìa nước chanh với 2 thìa dấm, thoa đều lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng. Sau khi mát xa, gội lại bằng dầu gội có tinh chất trứng.
Cách 3: Hoà 1 phần bột sulphur, 2 phần cồn y tế, 1 phần dầu hạnh và 4 phần nước hoa hồng hoặc nước cất thành một dung dịch hơi lỏng, dùng dung dịch này chải đều lên tóc.
Cách 4: Đun sôi hỗn hợp gồm 4 - 5 cây húng tây (còn gọi là cỏ xạ hương) đã phơi khô với 2 chén nước trong 10 phút rồi để nguội. Mát xa hỗn hợp này lên da đầu và để trong vòng nửa tiếng rồi gội sạch. Có thể giữ cho đầu bạn sạch gàu rất lâu nếu chịu khó làm thường xuyên.
Cách 5: Ngâm cỏ ca ri dạng bột vào nước qua đêm được một dung dịch sệt như hồ, dùng dung dịch này mát xa da đầu rồi ủ trong vài phút. Gội lại sau đó bằng đầu gội nhẹ.
Cách 6: Một cách đặc biệt hiệu quả nữa là dùng dấm táo. Dấm táo ấm dùng mát xa da đầu thật kỹ rồi ủ trong 30 - 40 phút không chỉ làm đầu bạn sạch gàu mà còn giúp tóc bóng hơn.
Cách 7: Hỗn hợp dầu ô liu và đầu hạnh cũng là một phương thuốc trị gàu tốt (cả dầu ô liu và dầu hạnh bạn đều có thể tìm mua ở các siêu thị). Thoa dung dịch này lên da đầu và giữ trong vòng 5 phút rồi gội sạch bằng nước ấm.
Cách 8: Cũng có thể dùng chất gel của cây lô hội thoa lên da đầu 10 - 15 phút trước khi gội sạch bằng nước. Dùng thường xuyên sẽ ngăn cản sự trở lại của gàu.
Cách 9: Ít ai biết viên aspirin ngoài tác dụng giảm đau còn có thể giúp bạn "xử lý" gàu. Tán 2 viên aspirin thành bột và hoà vào dầu gội của bạn.Giữ dung dịch này trong 2 phút rồi gội sạch Cách này ngăn gàu trở lại khá tốt.
Những bài thuốc trị gàu nói trên có thể không mang lại hiệu quả tức thì, nhưng lại rất tốt nếu dùng dài hạn và đều đặn. Hơn thế nữa, bạn có rất nhiều sự lựa chọn và có thể chọn một cách phù hợp nhất với mình.
Đăng nhận xét