Chứng rối loạn tiền đình theo đông y

Chữa trị bệnh rối loạn tiền đình theo đông y

roiloantiendinh.vn - (Cập nhật lúc 08:52 24/03/2014)

Đây là bệnh chứng thường gặp ở những người từ lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước.

Dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy, người bệnh đột ngột choáng váng mọi vật chao đảo, kèm theo rối loạn thần kinh thực vật làm cho toàn thân vã mồ hôi hoặc có thể da mặt bị tím tái, tim đập nhanh, buồn nôn hay nôn mửa liên tục…

Theo Đông y thường thấy biểu hiện bởi hai thể loại đó là "thực chứng" và "hư chứng".

Đối với thực chứng

Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Đây là trường hợp theo Đông y là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được khiến phát ra bệnh.Trong trường hợp thực chứng này người ta sử dụng phương "Thiên ma câu đằng ẩm" trích trong Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa.

Phương gồm các vị: Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Uống 3 – 5 thang liền.

Phương "Nhị căn thang" (Phúc kiến Trung y dược). Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình, gồm: Cát căn 20g, hải đới căn 30g, xuyên khung 12g, bán hạ 10g, thạch xương bồ 16g, đại giả thạch 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 6 thang liền.

Đối với hư chứng

Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Đây là bệnh chứng xảy ra chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh.

Với bệnh chứng này người ta thường sử dụng phương "Kỷ cúc địa hoàng hoàn" trích trong Y cấp. Gồm các vị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 – 16g, chiêu với nước muối nhạt.

Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm: Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g, thiên ma 16g, bán hạ 16g, đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g, long cốt 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.

Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn). Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, xa tiền tử 30g, trạch lan 16g, quế chi 16g, bạch truật 20g, hổ phách 6g, đan sâm 24g, phục linh 24g, mẫu lệ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 thang liền sẽ hiệu nghiệm.

 

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình

roiloantiendinh.vn - (Cập nhật lúc 08:50 24/03/2014)

Rối loạn tiền đình là bệnh chứng thường gặp nhiều ở những người thuộc lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước. Chứng rối loạn tiên đình, đông y gọi là "Huyễn Vựng". Là một chứng chứ không phải là một tên bệnh. Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra và biểu hiện của bệnh thường thấy là đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt, hoặc cảm thấy trong ngực muốn nôn, thậm chí tim đập nhanh, có cảm giác chóng mặt như người bị say sóng, nhìn mọi vật xung quanh bị chao đảo, có khi bị lộn ngược.

Phân loại

Dựa trên nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh mà chứng huyễn vựng được chia làm 2 loại chính là:

Thực chứng: Chứng huyễn vựng – rối loạn tiền đình là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được sinh ra bệnh. Một số biểu hiện của chứng này là nóng khát, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, đầu óc quay cuồng, buồn nôn, khi bắt mạch thấy có lực, và bệnh nhân nếu thuộc chứng này thì vẫn ăn uống được.

Hư chứng: Nếu huyễn vựng do nguyên nhân can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh. Bệnh nhân rối loạn tiền đình thuộc chứng hư thì ngoài biểu hiện đau đầu, mặt mày xây xẩm thì mỗi khi lao động thì lại bị hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, ăn kém, ngủ kém, mạch vô lực.

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Đối với mỗi chứng huyễn vựng khác nhau sẽ châm ở các huyệt vị khác nhau.

  1. 1. Huyễn vựng do đờm hỏa: Châm các huyệt: phong trì, thái dương, hợp cốc, phong long, thượng tinh, trung quản, túc tam lý.
  2. 2. Huyễn vựng do can phong hỏa động thì châm tả các huyệt: Can du, đởm du, hành gian, hiệp khê, thái dương (nặn máu độc), phong trì, ấn đường, hợp cốc, phong môn, thái xung.
  3. 3. Huyễn vựng do khí huyết hư. Châm bổ hoặc cứu bổ các huyệt: quan nguyên, khí hải, huyết hải, can du, bách hội, túc tam lý, trung quản, tỳ du, thiên trụ, ấn đường, hành gian, thái khê.
  4. 4. Huyễn vựng do can thận thiếu thốn cần tư bổ can thận cho nhẹ đầu sáng mắt. Các huyệt châm: Cứu bách hội, thần đình, thận du, can du, thái dương, ấn đường, túc tam lý, cứu bổ, quan nguyên, khí hải, huyết hải, tam âm giao, dũng tuyền
Châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Giải thích cách dùng huyệt

Bố thiên trụ cho nhẹ đầu sáng mắt, tả thiên trụ cho nhẹ đầu khỏi chóng mặt, ấn đường trừ hoa mắt. Các huyệt trên được sử dụng để trừ hoa mắt chóng mặt. Các huyệt như: hành gian bình can tức phong, trung quản phong long tiêu đờm. Bổ thái khê, Hành gian, can du, thận du đế tư bổ can thận. Cứu Dũng tuyền để giáng hỏa. Cứu quan nguyên khí hải, hoặc châm bổ để tăng cường sức khỏe, người xưa thường dùng đê chữa chân khí không đủ và chữa các chứn hư bị tổn hại. Châm bổ hoặc cứu tỳ du, Trung quan, Túc tam lý làm mạnh tỳ hòa… dễ tiêu hóa. Cứu hoặc châm bổ can du, huyết hải trị hoa mắt, chóng mặt, huyễn vựng bổ can tàng chữa huyết; cho máu vượng thịnh. Tả phong môn, phong trì để trừ phong, nhẹ đầu, sáng mắt.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

-       Môi trường sống, và thời tiết thay đổi liên tục, những người mà cơ thể bạc nhược cũng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình.

-       Tuổi tác: là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Người già do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.

-       Yếu tố cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Người béo phì thường thuộc thể chất đờm thấp, người gầy thường thuộc thể âm hư, cả hai thể này đều có thể gây rối loạn tiền đình.

-       Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do trấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng  có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.

-       Với đàn ông mà quan hệ tình dục không điều độ, quan hệ tình dục quá nhiều cũng làm thận hư, không nạp khí được, khiến khí chạy ngược lên trên, cũng là một nguyên nhân gây tính huyễn vựng.

-       Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng cũng khiến hệ thống thần kinh bị ức chế, gây rối loạn tiền đình.

-       Những người thường xuyên làm các công việc căng thẳng, phải ngồi lâu trước máy vi tính cũng có nguy cơ cao mắc chứng huyễn vựng.

-       Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

-       Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây chứng huyễn vựng.

-       Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Trên đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh huyễn vựng  (rối loạn tiền đình). Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì nó cũng thuộc một trong ba cơ chế phát sinh bệnh là: do khí hư, huyết hư hoặc khí huyết cùng hư, thứ hai là do vấn đề ở can và thận, thứ ba là do hư hỏa bốc lên và đàm ẩm gây bệnh.

 

Món ăn kỳ diệu Óc lợn chữa rối loạn tiền đình

songkhoe.net

Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Rối loạn tiền đình có thể chữa trị có hiệu quả và an toàn bằng các món ăn từ óc lợn.

- Óc lợn: Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày. Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu. Đặt óc lợn lên một đĩa cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.

- Óc lợn, trứng gà: Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày. Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g. Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

- Óc lợn, thiên ma, kỷ tử: Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

- Óc lợn, mộc nhĩ đen: Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.

- Óc lợn, đông trùng hạ thảo: Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.

- Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.

Tổng hợp vietpharm,suckhoegd.

Đăng nhận xét