suckhoedoisong.vn - Ngày 24 tháng 7, 2012 | 09:58
Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) sâu chi dưới và tắc mạch phổi huyết khối (TMPHK) là 2 yếu tố cấu thành của cùng một bệnh đó là bệnh HKTM.
KỲ 1: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc mạch phổi huyết khối
Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) sâu chi dưới và tắc mạch phổi huyết khối (TMPHK) là 2 yếu tố cấu thành của cùng một bệnh đó là bệnh HKTM. Gần 30% các trường hợp tắc mạch phổi được xác định là có nguyên nhân do HKTM sâu chi dưới, không có biểu hiện triệu chứng, di chuyển lên và ở các bệnh nhân HKTM sâu có triệu chứng, tần suất TMPHK không triệu chứng chiếm tới 40 - 50%. HKTM và các biến chứng của nó thì cao hơn rõ rệt ở thai phụ so với người không mang thai với tỉ lệ mắc vào khoảng 0,76 - 1,72 ca /1.000 thai phụ, tăng gấp 4 lần so với nhóm không có thai.
Các yếu tố nguy cơ của HKTM
Cục huyết khối hình thành trong lòng tĩnh mạch chi dưới. |
Biểu hiện của HKTM sâu chi dưới
TMPHK là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho thai phụ ở các nước phát triển. Thống kê cho thấy thai phụ tử vong do TMPHK chiếm từ 1,1 - 1,5 ca/ 100.000 thai phụ tại Mỹ và châu Âu. Tại Anh, HKTM sâu chi dưới chiếm 1/3 các ca tử vong ở thai phụ. Chẩn đoán muộn, điều trị, dự phòng chậm trễ và không đúng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một nghiên cứu đã cho thấy, 2/3 các ca HKTM sâu chi dưới xảy ra ở giai đoạn trước sinh và phân bố đều trong cả 9 tháng trong khi 43 - 60% các ca TMPHK do HKTM sâu chi dưới di chuyển lên lại gặp ở giai đoạn ngay trước, trong và sau đẻ. |
Các biện pháp cận lâm sàng nhằm hỗ trợ và xác định chẩn đoán là xét nghiệm nồng độ D-dimer trong máu, siêu âm hệ tĩnh mạch chi dưới, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp thông khí - tưới máu phổi hoặc chụp cắt lớp dựng hình mạch phổi...
Xử trí HKTM sâu chi dưới và TMPHK như thế nào?
Cục huyết khối ở phổi gây tắc mạch. |
Dự phòng HKTM sâu chi dưới và TMPHK được không?
Thời kỳ có thai và sinh nở có lẽ là thời kỳ mang nhiều rủi ro, mà nhiều trường hợp không thể lường hết được các nguy cơ cho thai phụ và thai nhi. Vì vậy, bản thân thai phụ nên đi kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế và các thầy thuốc cũng phải hết sức cảnh giác với những loại hình bệnh tật nguy hiểm như HKTM sâu chi dưới, TMPHK để có phương án xử trí kịp thời.
TS.BS. Vũ Đức Định(Bệnh viện E TW)
Ngày 26 tháng 7, 2012 | 10:26
Nếu như huyết khối tĩnh mạch chi dưới thường xuyên được chú ý đến trong thực tế lâm sàng thì huyết khối tĩnh mạch chi trên có vẻ như vẫn còn là một thuật ngữ nghe còn mới mẻ.
KỲ 2: Huyết khối tĩnh mạch chi trên - Bệnh lý dễ bị bỏ sót
(SKDS) - Nếu như huyết khối tĩnh mạch chi dưới thường xuyên được chú ý đến trong thực tế lâm sàng thì huyết khối tĩnh mạch chi trên có vẻ như vẫn còn là một thuật ngữ nghe còn mới mẻ. Vì vậy, vẫn còn những trường hợp huyết khối tĩnh mạch chi trên bị bỏ sót…
Ai dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên?
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) chi trên chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp HKTMS với tần suất mắc từ 0,4 - 1 trường hợp/ 10.000 dân/năm. Bệnh lý HKTMS chi trên ngày càng hay gặp do có liên quan đến việc tăng cường các thủ thuật như đặt catheter tĩnh mạch (TM) trung tâm, đặt máy tạo nhịp buồng tim hoặc máy phá rung tim. Bệnh nhân bị HKTMS chi trên thường trẻ hơn và gặp nhiều ở bệnh nhân ung thư hơn so với bệnh nhân bị HKTMS chi dưới.
Ở những bệnh nhân HKTMS chi trên tiên phát, những micro sang chấn liên tục của TM dưới đòn cũng như tổ chức xung quanh ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu vùng liên sườn - dưới đòn gây viêm, tăng sản, xơ hóa lớp nội mô lòng TM dẫn đến hội chứng "hẹp chỗ ra khỏi lồng ngực" của TM dưới đòn. Xấp xỉ một phần ba số bệnh nhân HKTMS chi trên tiên phát là nam hoặc nữ trẻ, xảy ra ở bên tay thuận do vận động nhiều. Đây cũng còn được gọi là hội chứng Paget - Schroetter.
Biến chứng của HKTMS chi trên ít gặp hơn so với HKTMS chi dưới. Các biến chứng thường là tắc mạch phổi (khoảng 6%), huyết khối tái diễn (khoảng 2 - 5%), hội chứng sau huyết khối (khoảng 5%).
Đặt catheter tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên. |
Nguyên nhân gây HKTMS chi trên
Các nguyên nhân tiên phát (chiếm 20% các trường hợp) bao gồm hội chứng hẹp chỗ ra khỏi lồng ngực của TM dưới đòn (do chèn ép TM dưới đòn như là hậu quả của các thương tổn cấu trúc phần liên sườn - xương đòn: xương sườn I, xương đòn, cơ dưới đòn, dây chằng liên sườn - xương đòn, cơ thang trước); hội chứng Paget - Schroetter (do các vi sang chấn tái diễn khi cử động cánh tay quá căng lặp đi lặp lại như chơi cầu lông, bơi, cử tạ... hoặc có sự bất thường giải phẫu của vùng liên sườn - dưới đòn) và HKTMS chi trên vô căn.
Chẩn đoán thế nào?
Điều trị HKTMS chi trên
Các biện pháp điều trị HKTMS chi trên bao gồm: loại bỏ những nguyên nhân có thể như rút catheter TM dưới đòn hoặc cảnh trong (sau khi đã cân nhắc tìm được đường truyền TM khác thay thế), điều trị tình trạng tăng đông do nhiễm khuẩn hoặc mất nước...; dùng các thuốc chống đông như heparin, kháng vitamin K; sử dụng thuốc tiêu huyết khối để làm tan cục máu đông nếu có chỉ định; lấy bỏ cục máu đông bằng can thiệp cơ học qua catheter; nong chỗ TM hẹp bằng bóng và cuối cùng, phẫu thuật cũng cần được xem xét cân nhắc nhằm lấy bỏ huyết khối, tạo hình đoạn TM bị hẹp, lấy bỏ khối u, giải phóng chỗ TM bị chèn ép.
TS.BS. Vũ Đức Định(Bệnh viện E TW)
Đăng nhận xét