|
- Mượn mác đặc sản Đà Lạt, nhiều loại rau, quả, mứt... Trung Quốc được tiểu thương tuồn vào Việt Nam nhằm bán với giá hời. Gần đây, nhiều vụ làm ăn gian dối, lừa người tiêu dùng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.
Mứt tết Trung Quốc giả đặc sản Đà Lạt
Nhiều năm qua, vì lợi nhuận nên không ít tiểu thương tại Đà Lạt đã nhập các mặt hàng từ Trung Quốc giá rẻ, không có chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thay đổi nhãn mác, bao bì, bán với giá cao dưới mác "đặc sản Đà Lạt".
Vừa qua, Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt quả tang Nguyễn Văn Toàn (P.3, TP. Đà Lạt) vận chuyển hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc để làm giả đặc sản. Số hàng Trung Quốc bị cơ quan chức năng thu giữ. |
Kiểm tra tại nhà riêng của Toàn, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng hơn 380kg gồm các loại mứt đặc sản hồng dẻo, đào sữa, hoa hồng, táo sấy, mận sấy, kiwi, ô liu... không có hóa đơn, chứng từ nhưng trên bao bì có gắn nhãn mác ghi bằng chữ Trung Quốc.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà LạtMột loại củ nổi tiếng của Đà Lạt là khoai tây - từ nhiều năm qua, vì lợi nhuận, đã bị một số đầu nậu ở Đà Lạt thường xuyên nhập khoai tây Trung Quốc về để "mông má" rồi sau đó tung ra thị trường bán kiếm lời dưới danh nghĩa nhập nhèm "khoai tây Đà Lạt". Hầu hết lượng khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt đều có đầy đủ các thứ giấy tờ hợp pháp nên rất khó xử lý.
Máy rửa và nhuộm khoai tây Trung Quốc thành khoai Đà Lạt |
Thậm chí, để tân trang hô biến thành khoai tây Đà Lạt, nhiều thương lái đã nhập cả máy rửa khoai từ Trung Quốc. Máy có thể rửa và nhuộm 150-200 kg khoai/mẻ/30 phút.
Dây tây Tàu trà trộn
Dâu "Đà Lạt" được bày bán ở đường phố Hà Nội. |
Một chủ vựa dâu tại Đà Lạt cho biết: ngay tại Đà Lạt còn có dâu tây từ Trung Quốc thì Hà Nội sao tránh khỏi. Dâu Trung Quốc vừa đẹp mắt, vừa để được lâu nên lái buôn thích. Thường thì dâu Đà Lạt chỉ để 2 ngày ở nhiệt độ 15 độ C nếu không nhẹ nhàng còn bị thâm, còn dâu tây Trung Quốc có chất bảo quản nên để cả tuần vẫn tươi roi rói.
Thủ phủ Đà Lạt ngập hành tây Trung Quốc
Vụ thu hoạch năm 2014, người dân tại Đà Lạt thu hoạch hành tây vào đúng đợt mưa trái mùa, vì thế hành tây bị hỏng nhiều. Thương lái lại không đến mua như mọi năm khiến cho vừa mất mùa lại bị giảm giá.
Một người dân ở Đà Lạt dùng hành tây làm phân bón cho cây. |
Theo các tiểu thương, nguyên nhân chính là do hành tây cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào, được bán với giá rẻ mạt nên sản phẩm của địa phương không cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, hàng trăm tấn hành tây Đà Lạt đã bị đổ bỏ trong sự xót xa của người nông dân.
Hồng Đà Lạt rớt giá vì hàng Trung Quốc
Mặc dù được công nhận là đặc sản của Đà Lạt, thế nhưng, vài năm nay, hồng liên tục bị rớt giá.
Hồng Đà Lạt rớt giá vì hàng Trung Quốc |
Theo một số tiểu thương, năm nay sản lượng hồng giảm nhiều nhưng giá lại thấp hơn so với các năm trước. Người tiêu dùng thấy giá "bèo" lại mặc định là hồng Trung Quốc nên không dám mua càng khiến giá cả loại trái cây này càng thấp hơn.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Đăng nhận xét